11 lâu đài có bề dày lịch sử nhất Nhật Bản

11 lâu đài có bề dày lịch sử nhất Nhật Bản

Khác với những lâu đài lộng lẫy ở châu Âu, lâu đài ở xứ Phù Tang lại nổi bật với vẻ đẹp huyền bí và tinh tế được bảo tồn tốt, có bề dày lịch sử lâu đời thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng mỗi năm. Bạn đã biết được những lâu đài nào ở Nhật Bản rồi? Cùng Air Go khám phá 11 lâu đài nổi tiếng bậc nhất xứ Phú Tang để hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước Mặt trời mọc nhé.

1. Lâu đài Shuri-jo

Tọa lạc tại thành phố Naha, thủ phủ tỉnh Okinawa, lâu đài Shuri-jo được bao quanh bởi những bức tường kiên cố và nổi bật nhờ màu sơn đỏ. Shuri-jo được xây dựng vào thế kỷ 14, dưới Vương triều Ryukyu, và UNESCO công nhận lâu đài là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.

Lâu đài Shuri-jo
Lâu đài Shuri-jo

Lâu đài bị phá hủy nặng nề vào năm 2019 vì hỏa hoạn. Chính phủ Nhật đang tiến hành phục hồi nguyên vẹn các tòa chính, dự kiến hoàn thành năm 2026.

2. Lâu đài Himeji

Lâu đài Himeji
Lâu đài Himeji

Thành Himeji là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở thành phố Himeji, tỉnh Hyōgo. Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản.

3. Lâu đài Nagoya (tỉnh Aichi)

Lâu đài Nagoya (tỉnh Aichi)
Lâu đài Nagoya (tỉnh Aichi)

Lâu đài Nagoya là một lâu đài Nhật Bản nằm ở Nagoya, Nhật Bản. Lâu đài Nagoya được lãnh thổ Owari xây dựng vào năm 1612 trong thời kỳ Edo trên địa điểm của một lâu đài trước đó của gia tộc Oda trong thời kỳ Sengoku. Tại đây còn có rất nhiều chương trình trải nghiệm giúp du khách vừa tham quan vừa tìm hiểu về lịch sử của thành Nagoya nói riêng và thành phố Nagoya nói chung như thử cảm giác sống bên trong và bên dưới thành, đi kiệu, trải nghiệm công việc vận chuyển đá,…

4. Lâu đài Edo

Thành Edo được xây dựng năm 1457, bao quanh bởi một con hào dài 15 km, với hơn 30 cổng và cây cầu bắc qua. Thành nằm trên khu đất bằng phẳng thuộc quận Chiyoda, Tokyo ngày nay. Trong hơn 260 năm thời Edo, đây là nơi ở của các vị tướng quân và từng là trung tâm chính trị của Nhật Bản.

Ngày nay, hoàng cung (nơi ở của Nhật Hoàng) được xây dựng trên đất của thành Edo. Một trong những tòa nhà lâu đời nhất còn sót lại từ thời Edo là tháp canh Fujimi-yagura (ảnh), được xây dựng vào năm 1659 để bảo vệ khu vực phía nam của khuôn viên thành. 

5. Lâu đài Kumamoto

Lâu đài Kumamoto
Lâu đài Kumamoto

Thành Kumamoto có tên khác là Thành Ginnan là một tòa thành Nhật Bản nằm ở Chūō-ku, thành phố Kumamoto. tỉnh Kumamoto. Đây là một thành lớn và kiên cố. Thành Kumamoto được coi là một trong ba tòa thành đầu tiên tại Nhật Bản, cùng với Thành Himeji và Thành Matsumoto. Công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ 15, là nơi ở của một số nhân vật lịch sử nổi tiếng và chứng kiến nhiều trận chiến trong lịch sử. Bức tường bên ngoài của lâu đài được xây dựng từ đá lửa có màu đen tương phản với sắc hồng của gần 1.000 cây hoa anh đào nở rộ xung quanh lâu đài mỗi mùa xuân. 

6. Lâu đài Bicchu Matsuyama

Lâu đài Bitchū Matsuyama, còn được gọi là Lâu đài Takahashi, là một lâu đài Nhật Bản nằm ở thành phố Takahashi, tỉnh Okayama, thuộc vùng San’yō của Nhật Bản. Đừng nhầm lẫn với Lâu đài Matsuyama ở Matsuyama, Tỉnh Ehime. Được xây dựng từ thế kỷ 13, lâu đài Bicchu Matsuyama đến nay vẫn còn giữ được nguyên bản. Lâu đài ở độ cao 430 m so với mực nước biển – vị trí cao nhất so với hầu hết lâu đài khác ở Nhật Bản. Mùa xuân và mùa thu là thời điểm thích hợp cho du khách tham quan địa danh này khi có thể chiêm ngưỡng biển mây từ tòa lâu đài.

7. Lâu đài Osaka

Thành Ōsaka là một tòa thành Nhật Bản, tọa lạc ở khu Chūō-ku, thành phố Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản. Tên gọi nguyên bản của nó là Ozaka-jo, nó là một trong những thành nổi tiếng nhất nước Nhật, và đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16 trong thời đại Azuchi-Momoyama.

Lâu đài Osaka
Lâu đài Osaka

Thành Edo được xây dựng năm 1457, bao quanh bởi một con hào dài 15 km, với hơn 30 cổng và cây cầu bắc qua. Thành nằm trên khu đất bằng phẳng thuộc quận Chiyoda, Tokyo ngày nay. Trong hơn 260 năm thời Edo, đây là nơi ở của các vị tướng quân và từng là trung tâm chính trị của Nhật Bản.

Ngày nay, hoàng cung (nơi ở của Nhật Hoàng) được xây dựng trên đất của thành Edo. Một trong những tòa nhà lâu đời nhất còn sót lại từ thời Edo là tháp canh Fujimi-yagura (ảnh), được xây dựng vào năm 1659 để bảo vệ khu vực phía nam của khuôn viên thành.

8. Lâu đài Matsue (tỉnh Shimane)

Lâu đài Matsue là một lâu đài của Nhật Bản nằm ở Matsue, tỉnh Shimane. Lâu đài Matsue được xây dựng từ năm 1607 đến năm 1611 bởi Horio Yoshiharu, daimyō đầu tiên của Miền Matsue, vào đầu thời kỳ Edo. Đây là trung tâm quyền lực của dòng họ Horio và là biểu tượng của thành phố Matsue trong suốt hơn 500 năm qua. Ngoài ra, khi đến đây, bạn cũng có thể ghé thăm Bảo tàng Lafcadio Hearn, một kiến trúc theo phong cách phương Tây được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.

9. Thành Hikone

Thành Hikone
Thành Hikone

Thành Hikone là một tòa thành thời Edo ở thành phố Hikone, tỉnh Shiga, Nhật Bản. Đây được xem là tòa nhà lịch sử quan trọng nhất ở Shiga. Hikone là một trong 12 tòa thành của Nhật Bản với di tích gốc, và một trong năm tòa thành được xếp hạng là “Bảo vật Quốc gia” của Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 1622 dưới thời Edo, nhiều công trình kiến trúc xung quanh lâu đài vẫn còn nguyên vẹn. Du khách có thể ghé thăm bảo tàng của Hikone, nơi trưng bày các hiện vật và tài liệu lịch sử của lâu đài hơn 400 năm tuổi. 

10. Thành Matsumoto

Thành Matsumoto là một trong 3 tòa thành nổi tiếng được xây dựng vào thế kỷ 16 theo lệnh của “người thống nhất vĩ đại” Nhật Bản. Các tòa thành khác là Thành Himeji và Thành Kumamoto .được xây dựng vào thế kỷ 16 theo lệnh của “người thống nhất vĩ đại” Nhật Bản – Toyotomi Hideyoshi. Matsumoto được bao quanh bởi bức tường đen kiên cố, đối diện dãy núi Alps phủ đầy tuyết. Phần lớn kiến trúc của lâu đài từ cầu thang gỗ, các tầng bí mật, chỗ bố trí cung thủ cho đến phòng ngắm trăng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Công trình này được coi là một trong những di tích lâu đời nhất còn tồn tại ở xứ sở hoa anh đào.

11. Lâu đài Takeda (tỉnh Hyogo)

Lâu đài Takeda là một lâu đài Nhật Bản thời Sengoku nằm ở khu phố Wadayama của thành phố Asago, phía bắc tỉnh Hyōgo, Nhật Bản. Nó nằm ở phía bắc của Himeji và phía tây bắc của Kyoto, và có độ cao khoảng 353 mét so với mực nước biển. Nó thường được người dân địa phương gọi là “Machu Picchu của Nhật Bản”. Takeda còn xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và các chương trình nổi tiếng, trở thành một điểm đến hấp dẫn của những tay leo núi, và những người lữ hành yêu nghệ thuật và khám phá. 

Lâu đài Takeda (tỉnh Hyogo)
Lâu đài Takeda (tỉnh Hyogo)

Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ XX lâu đài đã được khôi phục lại sau khi bị bỏ hoang sau trận chiến Sekigahara năm 1600, thời gian chiêm ngưỡng phong cảnh ở đây đẹp nhất là vào mùa thu và mùa đông, từ 7 – 8 giờ sáng.

Những tòa lâu đài ở Nhật Bản lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV (bắt đầu từ thời Chiến Quốc – thời kỳ Sengoku), và ước tính đến nay có khoảng trên 25.000 lâu đài được xây dựng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai và chiến tranh, các lâu đài đa phần đều đã bị phá hủy và chỉ còn lại một số tàn tích. Những lâu đài còn tồn tại đến ngày nay đều được phục dựng và tu chỉnh lại bản gốc, nhưng không vì thế mà đánh mất đi nét nguyên bản vốn dĩ của nó. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều lâu đài ở Nhật Bản vẫn đứng sừng sững và hiên ngang, thách thức cùng với dòng chảy thời gian như một minh chứng sắt đá cho nền văn hóa rực rỡ phát triển từ rất lâu đời của xứ sở hoa anh đào. Khi được tận mắt chiêm ngưỡng những công trình này khi du lịch Nhật Bản, bạn sẽ khám phá được rất nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật quân sự của Nhật Bản thời kỳ phong kiến.

Dịch vụ massage đặc biệt bởi mèo ở Nhật Bản

Dịch vụ massage đặc biệt bởi mèo ở Nhật Bản

Các hoạt động giải trí với ”boss” tại các quán coffee đã không còn quá xa lạ với nhiều du khách, nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ mới nâng tầm trải nghiệm với các “nhân viên xoa bóp” mèo điêu luyện tại một cơ sở massage chuyên giảm đau vai và thắt lưng tại Nhật Bản. Thì không thể bỏ qua các địa điểm được Air Go chia sẻ dưới đây. 

Kyuberei ở thành phố Azumino, tỉnh Nagano cung cấp một dịch vụ massage mèo hoàn chỉnh với 7 nhân viên: Shaa, Amuro, Azuki, Obeni, Mugicha, Toucha và Koucha. Điểm đặc biệt của các con mèo ở đây là thay vì chỉ đi lại thì chúng còn biết xoa bóp.

Profile từng chú mèo
Profile từng chú mèo

Các nhân viên mèo được huấn luyện và nằm dưới sự quản lý của Viện trưởng Nakano Hiroshi cùng Phó Viện trưởng. Thay vì làm việc hăng lái như người bình thường này thì những ”nhân viên mèo” sẽ làm việc tùy tâm trạng. Chính tính cách kiêu hãnh này của những chú mèo lại càng làm các vị khách say mê, thích thú.

Một liệu trình trị liệu với các nhân viên bốn chân tại Kyuberei sẽ bao gồm những bước sau:

“liệu pháp chườm nóng” giúp lưu thông máu huyết tại cơ sở được thực hiện bởi các nhân viên mèo
“Liệu pháp chườm nóng” giúp lưu thông máu huyết tại cơ sở được thực hiện bởi các nhân viên mèo

Phương pháp trị liệu đầu tiên mang tên chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương với mèo, bắt đầu trải nghiệm dịch vụ ”nhân viên mèo” tại cơ sở sẽ nhẹ nhàng trèo lên thắt lưng của khách để thực hiện “liệu pháp chườm nóng” giúp lưu thông máu huyết. Mỗi “boss” ở đây có cân nặng trung bình khoảng 4kg. 

Dịch vụ massage mèo tại cơ sở trị liệu Kyuberei.
Dịch vụ massage mèo tại cơ sở trị liệu Kyuberei.

Tiếp đến, ông Nakano Hiroshi, 49 tuổi sẽ thực hiện toàn bộ liệu trình xoa bóp cho khách, và cuối cùng một chú mèo sẽ tiếp tục massage để hoàn thiện liệu trình. Mèo sẽ tiếp tục nhảy lên lưng khách và dùng hai chân trước để xoa bóp lưng. Nếu nhận được sự yêu thích của các ”boss” ở đây thỉnh thoảng ”họ” sẽ trèo lên đùi và “sủng ái” bạn với tiếng kêu meo meo đáng yêu. 

“boss” Shaa tại cơ sở
“Boss” Shaa nằm êm ái trong vòng tay của khách.

Trên trang web của cơ sở Kyuberei, liệu pháp massage của các chú mèo được liệt kê trong liệu trình chính thức, đồng thời còn có một danh sách giới thiệu các “nhân viên mèo”. Dựa trên danh sách này, bạn có thể tùy chọn một trợ lý mèo riêng để trải nghiệm thật trọn vẹn và thú vị dịch vụ xoa bóp ở Kyuberei. 

“Massage không phải là một công việc vất vả. Trước tiên, tôi phải ôm chú mèo nặng 4kg ra khỏi người khách, nhưng khách lại bảo cứ để vậy. Rồi sau đó, tôi bắt đầu xoa bóp ở những nơi khác trừ chỗ chú mèo chiếm giữ”. viện trưởng Kyuberei hài hước chia sẻ.

Ông Hiroshi còn cho biết thêm: “Mèo là một sinh vật tâm linh và không đến gần những người chúng không thích. Tuy nhiên, những chú mèo ở đây dường như khá thích công việc này. Chúng rất ngoan ngoãn, có lẽ cuộc sống đường phố lang thang trước đây đã dạy cho chúng bài học trân trọng đời sống đầy đủ thức ăn và tình thương ở viện”. 

Cùng xem video ngắn với lời chào đáng yêu từ các “boss” ở Kyuberei và đừng quên ghé đến đây để thử trải nghiệm dịch vụ massage mèo độc nhất vô nhị này nhé! 

Những điều chưa biết về thành phố Nagoya Nhật Bản

Những điều chưa biết về thành phố Nagoya Nhật Bản

Nagoya Nhật Bản là vùng đất mang trong mình nét đẹp cổ kính, e ấp như thiếu nữ geisha Nhật Bản. Trái với những điều đồn đoán không hay về thành phố Nagoya, nơi đây thực sự thú vị với những ai đã biết đến với thắng cảnh cổ xưa, ẩm thực phong phú và đa dạng. Thu hút du khách quốc tế khám phá nhiều hơn về thành phố Nagoya nơi được mệnh danh là “thành phố nhàm chán nhất Nhật Bản”. 

Thành phố Nagoya
Thành phố Nagoya

 

1. Giới thiệu thành phố Nagoya

Nagoya là thành phố lớn thứ tư và là thành phố phồn vinh thứ ba ở Nhật Bản. Nằm ở miền duyên hải Thái Bình Dương, thuộc vùng Chubu trung tâm đảo Honshu, đây là trung tâm hành chính của tỉnh Aichi và là một trong 15 đô thị quốc gia của Nhật Bản. Với hơn 2,3 triệu người sinh sống và 10 triệu dân tại trung tâm thành phố lớn miền Trung Nhật Bản, giữa Tokyo và Osaka. Trái với điều không hay về thành phố Nagoya, có rất nhiều điều để bạn khám phá.

2. Thời điểm du lịch Nagoya 

Tất nhiên là bạn có thể du lịch Nagoya vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy vào hoạt động mà bạn muốn tham gia mà lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích du lịch của mình. Vào mỗi mùa sẽ có những nét đẹp khác nhau, nếu có cơ hội bạn nên trải nghiệm hết các mùa khi du lịch Nagoya Nhật Bản. Tháng 1 đến tháng 4 ở Nagoya sẽ có thời tiết mát mẻ không quá nóng thích hợp cho các chuyến cắm trại ngắm hoa anh đào hoặc dạo bộ ngắm phố.

Thời điểm du lịch Nagoya 
Thời điểm du lịch Nagoya

Nếu bạn yêu thích sự nắng ấm thì có thể lựa chọn mùa hè nhiệt độ ở đây có thể lên đến 30 độ C, thời điểm bạn có thể ngắm sắc vàng, đỏ của lá phong phủ khắp mọi con đường, ngõ phố. Trải nghiệm tản bộ hay đạp xe đạp dưới những hàng phong vàng thơ mộng là điều không hề tồi khi du lịch Nagoya, Nhật Bản.

3. Cách di chuyển đến Nagoya

Nagoya là một thành phố phát triển bật nhất của Nhật Bản vì vậy bạn không cần lo lắng các vấn đề di chuyển khi chọn du lịch tại Nagoya. Một vài phương tiện bạn có thể chọn để di chuyển ở quốc gia này như: xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện, tàu hỏa, taxi,… hãy cân nhắc ngân sách và lựa chọn cho mình một phương thức di chuyển hợp lý.

4. Thưởng thức ẩm thực địa phương của Nagoya

Cơm lươn
Cơm lươn – ẩm thực địa phương của Nagoya

Thành phố Nagoya vừa là hải cảng vừa là tuyến đường nốiTokaido nối cố đô Kyoto và Edo (tên cũ của Tokyo). Do đó, không có gì lạ khi là điểm cung cấp nhiều ẩm thực đa dạng và hấp dẫn mà du khách khi du lịch Nhật Bản không thể bỏ qua. Từ các món truyền thống như cơm lươn, ramen đến cánh gà, spaghetti hay sashimi gà sống hấp dẫn du khách ghé đến.

5. Điểm tham quan hấp dẫn tại thành phố Nagoya

5.1 Lâu đài Nagoya

Lâu đài Nagoya vào mùa xuân
Lâu đài Nagoya vào mùa xuân

Lâu đài Nagoya là lâu đài có kiến trúc tuyệt đẹp được xây dựng vào năm 1610 bằng bê tông, và được tu sửa vào năm 1959. Địa điểm thăm quan nổi tiếng nhất tại đây là cung điện Honmaru, bên trong cung điện được trang trí rất xa hoa, lộng lẫy, sử dụng kỹ thuật tối tân nhất lúc bấy giờ. Ngoài ra, các bạn cũng không nên bỏ qua khu vườn bên trong lâu đài Ninomaru với quy mô lớn bậc nhất tại Nhật Bản. Ngày nay nơi đây là một phần của khu phức hợp bảo tàng gồm bảo tàng Nishinomaru Okura mở cửa năm 2021. 

5.2 Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa

Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa lưu giữ một bộ sưu tập các hiện vật về samurai đồ sộ và có lẽ là không nơi nào sánh được của những người quyền lực nhất đứng đầu ba nhánh của gia tộc Mạc phủ Tokugawa. Đây là nơi không thể bỏ qua đối với những ai quan tâm đến lịch sử phong phú, lẫy lừng của Nhật Bản. Bảo tàng này nằm trong vườn Tokugawa-en Gardens, được phục chế vào năm 2004.

5.3 Chợ trung tâm Yanagibashi

Ở đây tập trung khoảng 300 cửa hàng bán các loại hải sản tươi ngon được đánh bắt ở bờ biển gần đó. Các bạn có thể thưởng thức các món ăn khác nhau như magurodon, katsudon, sushi, tempura. Thông thường, các cửa hàng thường rất đông thực khách và cũng đóng cửa khá sớm. Bạn nên hỏi thăm giờ mở cửa chính xác của các cửa hàng để không bỏ lỡ những món ăn hấp dẫn tại chợ Yanagibashi.

5.4 Trung tâm thủ công và bảo tàng Noritake Garden

Hoạt động giải trí dành cho trẻ em
Hoạt động giải trí dành cho trẻ em

Nằm trong khuôn viên của công ty gốm sứ Noritake, chỉ cách ga Nagoya 15 phút đi bộ. Tại đây, bạn có thể trải nghiệm vẽ đồ sứ, thưởng thức trà chiều tại một nhà hàng Pháp. 

5.5 Khu thể thao Vantelin Dome 

Những người hâm mộ thể thao, đặc biệt là bộ môn bóng chày, Chunichi Dragons, thi đấu thì Vantelin Dome chắc chắn là dành cho bạn. Việc đi xem bóng chày ở Nhật là một hành trình thú vị, ngay cả khi bạn không quá yêu thích thể thao.

Nagoya Nhật Bản hình thành nên thành phố với trung tâm là lâu đài Nagoya từ hơn 400 năm trước, là thành phố phát triển trong việc sản xuất sản phẩm thời gian gần đây, hỗ trợ cho phát triển của Nhật Bản. Những địa điểm được giới thiệu trong bài viết này đều là những địa điểm có thể cảm nhận lịch sử và văn hoá của một thành phố Nagoya như thế. Chắc chắn các bạn sẽ khám phá được rất nhiều điểm mới ở đây. Còn ngần ngại gì mà không liên hệ Air Go để cùng khám phá vùng đất này nhé.

5 lời khen thể hiện văn hóa tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật Bản

5 lời khen thể hiện văn hóa tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật Bản

Nếu bạn có một người bạn Nhật Bản thường khen rằng ”bạn có làn da trắng thật đấy” thì đừng lo lắng vì điều đó được xem là bình thường ở Nhật và họ chỉ đang khen bạn thôi nhé.

Đối với các quốc gia, sắc đẹp tự nhiên cũng được xem là tiêu chuẩn và được nhiều người coi trọng, đối với  người Nhật cũng vậy việc sở hữu nét đẹp tự nhiên như một chiếc cằm thon gọn, một đôi chân dài, hay cặp mắt to…, khiến họ tự tin hơn vì thế bạn đừng kiệm lời khen khi đứng trước một người phụ nữ Nhật nhé. Bên cạnh đó thì một người có vẻ ngoài phù hợp với tiêu chuẩn đó thường nhận được ”những cơn mưa lời khen”. Dưới đây là 5 lời khen phổ biến đánh giá về tiêu chuẩn sắc đẹp ở Nhật Bản.

1. Hana takai ne (Mũi của bạn cao quá)

Người Nhật cho rằng việc có dáng mũi cao quyết định 80% nét đẹp. Vì dáng mũi điển hình của người châu Á thường cón sụn thấp và nhỏ, do đó khi bắt gặp ai đó có dáng mũi cao họ thường dành lời khen hết lời bởi vẻ đẹp nổi bật và sự sang trọng này. 

Người Nhật thường rất ngưỡng mộ những người có chiếc mũi cao
Người Nhật thường rất ngưỡng mộ những người có chiếc mũi cao

Điều này cũng bắt nguồn từ sự khao khát có được chiếc mũi thon dài điều mà họ không có. Vì thế nếu nhận được lời khen này từ người Nhật nghĩa là họ thực sự đang ngưỡng mộ bạn. 

2. Ashi nagai ne (Bạn có đôi chân thật dài)

Có thể khi nghe lời khen rằng bạn có một đôi chân dài sẽ khiến bạn tưởng tượng ra hình ảnh của một con hươu cao cổ, nhưng đây đơn giản là câu chuyện về tỷ lệ chiều cao. Khi một người Nhật khen đôi chân dài của bạn, họ đang ám chỉ rằng đôi chân của bạn rất cân đối so với phần còn lại của cơ thể. Hãy nhớ về các nhân vật anime, đặc biệt là các nhân vật như Sailor Moon, đôi chân của họ dài hơn phần còn lại của cơ thể. Đây dường như là tỷ lệ cơ thể mong muốn ở Nhật Bản.

các nhân vật hoạt hình trong Thủy thủ Mặt trăng với đôi chân dài nổi bật
Các nhân vật hoạt hình trong Thủy thủ Mặt trăng với đôi chân dài nổi bật

Theo Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia của Nhật Bản, chiều cao trung bình của phụ nữ Nhật Bản trên 20 tuổi vào năm 2019 là 154,3 cm. Và mặc dù con số này đã tăng hơn 10 cm trong thế kỷ qua ở Nhật Bản, khi so sánh với số liệu thống kê từ các nước phương Tây và châu Âu, nhiều người Nhật Bản vẫn ngưỡng mộ chiều cao của các nước phương Tây.

3. Hada shiroi ne (Da bạn trắng quá)

Việc người Nhật khen làn da trắng của bạn có thể khá khó hiểu. Đặc biệt là khi người Nhật có làn da rất đẹp và trắng. Tất nhiên rồi, họ không nói rằng bạn trông ốm yếu hay khác thường. Tất cả điều này có nguyên nhân từ tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật từ xa xưa, càng trắng càng đẹp.

Làn da trắng đã được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.
Làn da trắng được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.

Trong lịch sử, kể từ thời Nara (710–784) và Heian (794–1185), làn da trắng được cho là biểu thị trình độ học vấn của một cá nhân cũng như tầng lớp xã hội và kinh tế của họ. Làn da đen hơn ám chỉ tầng lớp lao động ngoài trời, nơi họ sẽ phải làm việc dưới trời nắng, và da bị rám đen. Trong thời gian này, phụ nữ bắt đầu trang điểm khuôn mặt của họ bằng bột trắng để thể hiện địa vị của họ. Sau một thời gian, chính phủ Minh Trị (1868–1912) đã mở cửa biên giới của Nhật Bản với thế giới và ngay sau đó Nhật Bản đã bị ảnh hưởng bởi thời trang và vẻ đẹp phương Tây.

Các sản phẩm làm đẹp của Nhật Bản được phát hành dưới cái tên “美白 – bihaku” (vẻ đẹp trắng sáng) với lời quảng cáo hứa hẹn sẽ làm trắng cũng như loại bỏ các khuyết điểm trên da.

4. Me ga marui/ookii ne (Mắt bạn tròn/to quá)

Cũng tương tự ao ước có chiếc mũi cao, người Nhật đặc biệt yêu thích vẻ đẹp của đôi mắt to tròn, nhưng không phải đôi mắt lồi kỳ lạ như mắt cá nhé!

Tuy nhiên vì sở hữu những đặc điểm của người Á Đông, người Nhật thường có đôi mắt một mí, mắt không tròn và to. Vì vậy họ thường nhờ tới những thủ thuật trang điểm để “hô biến” cho đôi mắt trông to và cuốn hút hơn. 

Đôi mắt to tròn được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.
Đôi mắt to tròn được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.

Ở Nhật Bản, quốc gia sáng tạo và thống trị ngành sản xuất anime, bạn có thể dễ dàng thấy điều này phản ánh trong các nhân vật “dễ thương” và “xinh đẹp”. Các nhân vật đó đều có đôi mắt tròn và rất to. Vì vậy, khi nhìn thấy những người nước ngoài có những đặc điểm nổi bật này, họ không thể không thốt lên lời khen ngợi.

5. Kao chisai ne (Khuôn mặt của bạn thật nhỏ)

Việc nói rằng khuôn mặt của bạn nhỏ thực sự là một lời khen ngợi về tỷ lệ khuôn mặt của bạn. Đừng hiểu nhầm rằng họ đang chế giễu khuôn mặt của bạn không cân xứng, thực tế họ đang khen sự cân đối của khuôn mặt bạn đấy. Các lời nhận xét khác như “hosoi ne (bạn gầy quá)” và “ashi chisai ne (chân bạn nhỏ thế)” cũng tương tự trường hợp này. Họ thậm chí có thể nói rằng bạn có “phong cách tốt” nhưng họ không nói về phong cách thời trang của bạn, thay vào đó họ đang đề cập đến vóc dáng cân đối của bạn. 

Khuôn mặt nhỏ được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.
Khuôn mặt nhỏ được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp của người Nhật.

Nó cũng cho thấy tầm quan trọng của của tình yêu bản thân và sự chấp nhận những gì bản thân không có ở Nhật Bản. Những lời khen ngợi kiểu này thường xuất phát từ sự tự ti đối với các đặc điểm tự nhiên của Đông Á, điều này biến những gì họ không có thành sự khao khát và mong muốn. Có lẽ đôi lúc bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi nhận được những bình luận kiểu như vậy, nhưng hãy nghĩ đơn giản một chút, chỉ là bạn sở hữu những đặc điểm phù hợp với chuẩn mực vẻ đẹp được người Nhật ưa chuộng mà thôi!

Khám phá vẻ đẹp tự nhiên tại hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản

Khám phá vẻ đẹp tự nhiên tại hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản

Bên cạnh Hẻm núi Kurobe và Thung lũng Osugidani, Hẻm núi Kiyotsu là một trong ba hẻm núi lớn ở Nhật Bản. Vốn là một kho tàng tài nguyên có nhiều giá trị nghiên cứu, hẻm núi này đã được bao gồm vào Công viên quốc gia Joshin’etsu Kogen vào tháng 9 năm 1949. Nằm ẩn mình trong những ngọn núi giữa Shiozawa và Tokamachi.

1. Giới thiệu về hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản

Hẻm núi Kiyotsu nằm ở thành phố Tokamachi, tỉnh Niigata. Hẻm núi này là một phần của công viên Quốc gia Joshinetsu-kogen và được biết đến là một trong 3 hẻm núi lớn của Nhật Bản.

Hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản vào mùa thu
Hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản vào mùa thu

Hẻm núi Kiyotsu là một thung lũng xinh đẹp được công nhận là một trong những Danh lam thắng cảnh trên toàn quốc. Đây cũng là Di tích của Quốc gia. Không giống như hẻm núi Takachiho, hẻm núi Kiyotsu được biết đến với những đường hầm hơn là thác nước. Địa hình nơi đây có hình chữ V độc đáo với dòng sông Kiyotsu chảy qua. Vào mùa thu, những chiếc lá trong hẻm núi thay đổi màu sắc và tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Ngay cạnh hẻm núi, bạn có thể tìm thấy đường hầm dài 750 mét. Trong đường hầm có ba điểm với tầm nhìn tuyệt đẹp khác nhau ra hẻm núi. Từ trạm toàn cảnh bên trong đường hầm có một hồ nước suối trong lành. Khung cảnh của hẻm núi phản chiếu trên mặt nước và tạo ra một khung cảnh ngoạn mục. Trong tòa nhà bên đường hầm, bạn có thể tìm thấy một quán cà phê và một cơ sở ngâm chân. Hãy đến đây sau một ngày khám phá hẻm núi.

2. Di chuyển đến hẻm núi Kiyotsu

Để đến hẻm núi Kiyotsu bạn sẽ mất một khoảng thời gian nhưng cảnh sắc ở đây chắc chắn xứng đáng cho hành trình đó. Nếu xuất phát từ Tokyo thì hãy bắt tàu cao tốc Joetsu Shinkansen tại Ga Tokyo về phía Niigata và xuống tại Ga Echigo Yuzawa. Chuyến tàu mất khoảng 1,5 giờ. Từ đây, bạn có thể bắt xe buýt địa phương đến Morimiyanohara và xuống tại bến xe buýt Kiyotsukyo Iriguchi. Thời gian di chuyển bằng xe buýt mất khoảng 20 – 30 phút.

3. Vẻ đẹp của hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản

3.1 Những cột đá cao chót vót bao quanh thung lũng

Hẻm núi Kiyotsu có những vách đá hình khối độc đáo chạy dọc theo dòng suối chảy qua thung lũng, tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ. Thung lũng được hình thành sau khi một ngọn núi lửa phun trào cách đây 16 triệu năm và một dòng sông từ từ làm xói mòn những tảng đá trong hàng thiên niên kỷ.

Đường hầm nổi tiếng nhất tại hẻm núi Kiyotsu
Đường hầm nổi tiếng nhất tại hẻm núi Kiyotsu

Các bức tường đá của hẻm núi được tạo thành từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các khớp cột tạo nên kết cấu lởm chởm mà chúng ta thấy ngày nay. Hẻm núi Kiyotsu nổi tiếng nhất vào mùa thu, khi những tán lá màu vàng đỏ tuyệt đẹp vẽ nên một kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, bất kể mùa nào, hẻm núi đều có sức hút riêng.

3.2 Những điểm chụp ảnh tuyệt đẹp trong đường hầm

Các đường hầm chính là điểm thu hút du khách nhất tại hẻm núi Kiyotsu bởi chúng sẽ cung cấp những background chụp hình siêu đỉnh. Địa điểm chụp ảnh phổ biến nhất là cuối đường hầm, nơi có một hồ nước phản chiếu hẻm núi. Cảnh tượng đẹp đến nỗi sánh ngang với những bức ảnh chụp trong gương mà bạn có thể chụp ở bãi biển Chichibugahama.

Đường hầm nổi tiếng nhất tại hẻm núi Kiyotsu
Đường hầm nổi tiếng nhất tại hẻm núi Kiyotsu

Các đường hầm có nhiều triển lãm nhỏ, đồng thời cung cấp thông tin về lịch sử của hẻm núi, câu đố thú vị và hệ động thực vật cư trú ở đó.

3.3 Những đường hầm được chiếu sáng mang lại cảm giác kỳ lạ

Đường hầm được chiếu sáng bởi ánh đèn đỏ.
Đường hầm được chiếu sáng bởi ánh đèn đỏ.

Những người yêu thích các không gian huyền ảo, bí ẩn có lẽ sẽ bị kích thích bởi một số đường hầm tại hẻm núi Kiyotsu được chiếu sáng bằng những ngọn đèn xanh đỏ rùng rợn, trông có phần hơi kỳ quái và ma mị.

4. Những trải nghiệm thú vị gần hẻm núi Kiyotsu

4.1 Rừng Bijin-bayashi

Rừng Bijin-bayashi
Rừng Bijin-bayashi

Rừng Bijin-bayashi cũng là một địa điểm rất đáng ghé thăm ở Tokamachi, nằm gần hẻm núi Kiyotsu. Tên tiếng Nhật của khu rừng có nghĩa đen là “khu rừng của những mỹ nhân” và lý do nơi đây mang cái tên này cũng rất dễ hiểu. Trong khu rừng có vô số cây sồi cao và duyên dáng tựa như hình bóng của những người phụ nữ xinh đẹp. Dù màu sắc thay đổi liên tục qua các mùa nhưng khu rừng vẫn duy trì vẻ đẹp như cổ tích quanh năm.

4.2 Lễ hội Tuyết Tokamachi

Lễ hội Tuyết Tokamachi
Lễ hội Tuyết Tokamachi

Vào tháng 2 hằng năm, thành phố Tokamachi tổ chức lễ hội tuyết Tokamachi. Đó là dịp các nghệ sĩ địa phương thể hiện tài năng của mình bằng các tác phẩm điêu khắc tuyết với các hình thù như nhân vật hoạt hình, hình tượng văn hóa,… Bạn cũng có thể tìm thấy các trò chơi liên quan đến tuyết cùng với những món ăn nóng hổi ngon miệng trên khắp khu vực lễ hội.

4.3 Lễ hội nghệ thuật nổi tiếng thế giới

Ba năm một lần, Tokamachi tổ chức Echigo-Tsumari Art Triennale, một triển lãm nghệ thuật quốc tế lớn trưng bày khoảng 300 tác phẩm nghệ thuật nằm rải rác trong một khu vực có diện tích bằng 23 phường của Tokyo. Những tín đồ nghệ thuật và người hâm mộ phổ thông sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến sự kết hợp độc đáo giữa tác phẩm nghệ thuật và thiên nhiên. Lễ hội bao gồm các tác phẩm sắp đặt cố định của nghệ sĩ Yayoi Kusama, James Turrell và nhiều người khác.

Triễn lãm Echigo-Tsumari Art Triennale
Triễn lãm Echigo-Tsumari Art Triennale

Sự tương phản của những vách đá màu xám tại hẻm núi Kiyotsu Nhật Bản và dòng chảy xanh rờn của sông Kiyotsu đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách khi ghé thăm.

Bí ẩn “Búp bê bỗng nhiên mọc tóc dài” tại Nhật Bản

Bí ẩn “Búp bê bỗng nhiên mọc tóc dài” tại Nhật Bản

Trên thế giới, có vô số những câu chuyện kinh dị kể về Ma búp bê. Tuy nhiên, búp bê mọc tóc của Nhật Bản còn ghê rợn hơn khi mọi nỗ lực của khoa học đều không thể chứng minh được hiện tượng kỳ bí này.

Một loại búp bê truyền thống của Nhật có mái tóc ngang vai.
Một loại búp bê truyền thống của Nhật có mái tóc ngang vai. 

Câu chuyện của búp bê Okiku bắt đầu từ năm 1918, khi cậu bé 17 tuổi Eikichi Suzuki mua một con búp bê tặng cô em gái 2 tuổi Okiku (búp bê được đặt luôn theo tên của em gái) nhân chuyến du lịch tới Saporro, một thành phố trên hòn đảo Hokkaido. Con búp bê cao khoảng 40cm, có mái tóc ngang vai và mặc trang phục kimono truyền thống. 

Búp bê mọc tóc Okiku
Búp bê mọc tóc Okiku

Quả đúng vậy, cô bé Okiku rất yêu thích con búp bê mọc tóc này. Ba mẹ Okiku còn cho hay dường như cô bé và búp bê không rời nhau được một giây, dù đi bất cứ đâu cũng đều mang theo bên mình. Tuy nhiên, tai họa ập đến khi Okiku bị ốm nặng và không may qua đời. Sau cái chết của con gái, gia đình Suzuki đã đặt con búp bê lên một bàn thờ trang trọng để tưởng nhớ tới Okiku.

Một thời gian sau, gia đình Suzuki phát hiện ra những điều khác lạ trên mái tóc búp bê Okiku, ban đầu mái tóc chỉ ngắn ngang vai thế nhưng bỗng dưng mọc dài ra mỗi ngày với phần đuôi tóc lởm chởm, không được gọn gàng như ban đầu. Đến khi mái tóc mọc dài tới đầu gối, người trong nhà Suzuki mới nghi ngờ và tin rằng có mối liên hệ nào đó giữa cô con gái đã qua đời và con búp bê. Kể cả khi họ đem tóc của con búp bê đi cắt ngắn thì chẳng lâu sau, mái tóc lại dài ra đến tận đầu gối thì dừng. 

Người trong gia đình Suzuki bàng hoàng và kinh ngạc thật sự, họ không biết nên làm thế nào với con búp bê này vì họ tin linh hồn con gái mình đang ngự trị đâu đó trong búp bê mọc tóc. 

Búp bê Okiku được trưng bày trong ngôi đền Manneji.
Búp bê Okiku được trưng bày trong ngôi đền Manneji.

Cuối cùng năm 1938, gia đình này mang búp bê Okiku đặt tại chùa Mannenji thuộc thành phố Iwamizawa, Hokkaido và đem câu chuyện rùng rợn này kể với vị tu sĩ. Các tu sĩ trong chùa dành riêng một góc trang trọng tại đền Mannenji để thờ búp bê Okiku và cắt tóc định kỳ cho búp bê này, dần dần dây trở thành thông lệ của đền.  

Ngày nay, búp bê vẫn đang được trưng bày ở chùa Mannenji ở Iwamizawa Hokkaido cho mọi người tham quan. Mái tóc của nó vẫn phát triển dù được cắt tỉa hàng năm. Tuy nhiên, việc chụp ảnh là hoàn toàn tối kỵ. 

Câu chuyện về búp bê mọc tóc Okiku này vẫn luôn ám ảnh người dân về sự tồn tại của thế giới bên kia mà khoa học không cách nào lý giải được. Nhiều người cho rằng đây là một hiện tượng siêu nhiên. Những mẫu tóc của Okiku đã được đem đi phân tích và kết quả cho thấy đó là tóc người.

Hình ảnh búp bê Okiku xuất hiện trong truyện tranh và phim ảnh Nhật Bản.
Hình ảnh búp bê Okiku xuất hiện trong truyện tranh và phim ảnh Nhật Bản.

Câu chuyện về búp bê Okiku đã được chuyển thể thành phim, tiểu thuyết và xuất hiện trong các vở kịch Kabuki truyền thống của Nhật Bản. Còn bạn, bạn có tin về câu chuyện ma bí ẩn này tại Nhật Bản không? Cùng tham khảo những bài viết hay về văn hóa Nhật Bản tại đây nhé!

Nhật Bản dự định bỏ thẻ tên đồng phục để bảo vệ danh tính trẻ

Nhật Bản dự định bỏ thẻ tên đồng phục để bảo vệ danh tính trẻ

Những lo ngại về an ninh đã khiến ngày càng nhiều trường trung học cơ sở ở Nhật ngừng thêu tên hoặc may thẻ trên đồng phục học sinh để bảo vệ danh tính của học sinh.

Một chiếc áo khoác đồng phục học sinh có thêu tên trên nắp túi ngực
Một chiếc áo khoác đồng phục học sinh có thêu tên trên nắp túi ngực

Tuy nhiên, học sinh hiển thị tên của mình trên đồng phục học sinh của họ có nhiều lợi thế, chẳng hạn như giúp giáo viên và các học sinh khác dễ nhớ tên của họ hơn. Nhiều trường học ở Nhật Bản đang cố gắng tìm ra con đường tốt nhất phía trước. 

The Mainichi dẫn tuyên bố của Bộ Giáo dục Nhật Bản, quy định về thẻ tên may hoặc thêu trên đồng phục học sinh là tùy vào mỗi trường học, chính quyền địa phương và hội đồng giáo dục không can thiệp. 

Yohei Morikawa, phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở Kadoma, thành phố Daiyon, tỉnh Osaka, cho biết: “Câu hỏi đặt ra là liệu có nên loại bỏ những cái tên thêu dệt hay không. Trong khi đó, JBAH cũng phải xem xét những bất lợi khi loại bỏ chúng”.

Trường trung học cơ sở hiện thêu tên học sinh trên áo khoác và áo sơ mi đồng phục, nhưng đã bắt đầu xem xét bỏ phong tục này khi tham gia tái tổ chức các trường tiểu học và trung học cơ sở thành hệ thống trường học bắt buộc 9 năm vào năm học 2026.

Nhiều trường học trên khắp Nhật Bản đang có những động thái tương tự vì một loạt vụ việc liên quan đến quấy rối trẻ em. Vào năm 2021, ở tỉnh Saga, một người đàn ông đã chụp ảnh khuôn mặt và tên của một nữ học sinh rồi đăng lên mạng. Cảnh sát đã yêu cầu các hội đồng giáo dục và trường học tỉnh này xem xét lại quy định về bảng tên và họ tên thêu ở các vật dụng khác có thể để lộ danh tính học sinh trên đường đến trường. 

Một quan chức của công ty sản xuất đồng phục học sinh Takimoto có trụ sở tại Higashiosaka nói rằng: “Số lượng trường học yêu cầu thêu tên học sinh lên đồng phục đang giảm dần”.

“Ngừng thêu tên lên đồng phục có thể giúp tăng tính an toàn trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này dựa trên ý kiến của phụ huynh, học sinh và xu hướng xã hội”, phó hiệu trưởng trường Morikawa cho biết. 

Bên cạnh vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cho trẻ em, một số phụ huynh cũng yêu cầu trường học thay đổi quy định vì những lý do đời sống khác. Ví dụ như sau khi con lớn học xong, phụ huynh phải loại bỏ những đường thêu tên trên đồng phục để đưa lại cho con nhỏ, hay sự bất tiện khi cần lấy ra và khâu lại thẻ tên bằng nhựa mỗi lần đưa đồng phục đi giặt.

Thẻ tên của trường trung học cơ sở Takatsuki ở Nagahama, tỉnh Shiga Nhật Bản
Thẻ tên của trường trung học cơ sở Takatsuki ở Nagahama, tỉnh Shiga Nhật Bản

Tuy nhiên, theo các quan chức nhà trường, tên thường được khâu hoặc thêu ở các trường trung học cơ sở vì học sinh có xu hướng làm mất thẻ tên có thể tháo rời hoặc quên đeo chúng.

Một trường trung học cơ sở ở Shijonawate, Quận Osaka, nơi học sinh đeo thẻ tên có thể tháo rời, đã đổi sang tên thêu vào khoảng năm 2015. Việc chuyển đổi phần lớn là do học sinh làm mất thẻ và lẫn lộn đồng phục khi ai đó quên đeo thẻ.

Nhà trường có kế hoạch thêu tên học sinh trên nắp túi ngực thay vì chỉ trên ngực áo khoác đồng phục vào năm học 2024, để học sinh bên ngoài trường học có thể nhét vạt áo vào túi ngực để giấu tên của mình. Điều này giúp bảo vệ danh tính của trẻ mà vẫn tận dụng được điểm cộng của tranh thêu.

Trường trung học cơ sở Takatsuki, Nagahama, tỉnh Shiga cũng đã thiết kế lại túi áo ngực của đồng phục để học sinh có thể dễ dàng lật thẻ tên ra hoặc giấu vào trong các tình huống phù hợp. 

Ngày càng có nhiều trường học ở Nhật chỉ yêu cầu học sinh đeo bảng tên tháo rời trong trường học và để lại nơi quy định trước khi rời khỏi trường. Ngoài ra, cũng có trường học bãi bỏ hoàn toàn việc đeo bảng tên. 

Những điều ít người biết về kỹ nữ cao cấp thời kỳ vàng son ở Nhật

Những điều ít người biết về kỹ nữ cao cấp thời kỳ vàng son ở Nhật

Có lẽ bạn đã từng nghe nói đến từ “Oiran” nhưng không mường tượng rõ đó là gì? Oiran thực chất là từ dùng để gọi những kỹ nữ hạng sang ở Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1600-1868). Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những câu chuyện hấp dẫn và thú vị về Oiran đã biến họ trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn xung quanh nhân vật này gây tò mò và thậm chí là hiểu lầm cho người nước ngoài. Dưới đây là những sự thật để giải thích về văn hóa độc đáo của Oiran mà có thể bạn sẽ muốn biết.

1. Oiran là kỹ nữ cao cấp nhất trong lầu xanh của Nhật Bản

Oiran là kỹ nữ cao cấp nhất trong lầu xanh của Nhật Bản
Oiran là kỹ nữ cao cấp nhất trong lầu xanh của Nhật Bản

Lầu xanh (trong tiếng Nhật gọi là “Yukaku”) là khu vực được chính phủ chấp nhận cho hành nghề kỹ nữ. Một trong những khu lầu xanh nổi tiếng nhất ở Nhật Bản thời đó là Yoshiwara gần Nihonbashi đã mở cửa hoạt động từ năm 1617 với mục đích để kiểm soát tình trạng mại dâm ở những khu vực nhất định của thành Edo, nay là Tokyo. Những kỹ nữ hành nghề ở đó được gọi chung là “yujo”, và “Oiran” là từ dùng để gọi những “yujo” được xếp hạng cao nhất. Lúc đầu chỉ có kỹ nữ cao cấp ở khu vực Yoshikawa mới được gọi là Oiran, nhưng về sau cụm từ này được sử dụng rộng rãi cho tất cả các kỹ nữ cao cấp ở tất cả các vùng.

2. Ý nghĩa của từ Oiran

“Oiran” được viết bằng chữ Hán “花魁”, trong Hán Việt có nghĩa là “Hoa khôi”. Tuy nhiên, ý nghĩa này hoàn toàn khác so với ý nghĩa thực sự của từ Oiran trong tiếng Nhật. 
Ngoài ra, có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ “oiran”, trong đó có một giả thuyết cho rằng từ này xuất phát từ câu nói “Oira no tokoro no nē-san” (おいらの所の姉さん) được nói bởi những cô gái làm việc cho Oiran. Nó có nghĩa là “các chị đại của nơi chúng ta.” Dần dần, từ này trở thành một từ cố định để chỉ những kỹ nữ được xếp hạng cao nhất ở Yoshiwara yukaku.

3. Nguồn gốc của Oiran thời kỳ cao cấp ở Nhật Bản

Thời kỳ Edo, hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, là một giai đoạn “vàng son” trong lịch sử phong kiến Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868. Thời kỳ này luôn được người Nhật đương đại kể lại qua lăng kính màu hồng bằng sách truyện hay các tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt là góc khuất của những người phụ nữ làm nghề mại dâm.

Tuy nhiên, câu chuyện về những cô “gái bán hoa” ở Nhật suốt chiều dài lịch sử chưa bao giờ là thứ tinh giản có thể nói được hết trong ngày một ngày hai. Đó là một vấn đề đa dạng, nhiều biến thể, có chiều sâu mà chỉ những cá nhân nghiên cứu lịch sử tâm huyết mới có thể tỏ tường.

Bằng chứng đến từ việc, nhắc đến tầng lớp “buôn hương bán phấn” ở Nhật, đại đa số chúng ta liên tưởng ngay đến Geisha và thường chỉ biết qua loa về những cô gái này. Trên thực tế, Geisha là một trong những hình ảnh nổi tiếng, là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản, để chỉ những cô gái bán nghệ chứ không bán thân với kỹ năng đàn múa, trò chuyện,… được đào tạo nghiêm khắc.

Trong khi đó, những người phụ nữ bán thân trong xã hội Edo ngày ấy lại có một tên gọi khác, cũng xinh đẹp, tài năng, thậm chí ăn mặc còn lộng lẫy hơn Geisha, được trọng vọng, có thu nhập cao nhưng cái giá mà họ phải trả cũng không phải nhỏ. Đó chính là Oiran.

4. Làm thế nào để gặp một Oiran

Oiran làm việc tại Yoshiwara yukaku, nhưng không ngồi trong Harimise
Oiran làm việc tại Yoshiwara yukaku, nhưng không ngồi trong Harimise

Những kỹ nữ sẽ xếp hàng ngồi sau khung cửa sổ gỗ·có chấn song. Những vị khách sẽ quan sát từ bên ngoài và chọn một kỹ nữ ngồi trong harimise mà mình thích. Tuy nhiên, Oiran là các kỹ nữ cao cấp nên không phải bất kỳ ai muốn cũng có thể gặp được họ. Để gặp được Oiran, các vị khách phải sử dụng một quán trà như một địa điểm hẹn gặp. Và không chỉ vậy, họ còn phải chi rất nhiều tiền trước đó để chứng minh rằng họ có đủ tài chính và quyền lực để có được sự phục vụ của Oiran. Sau đó, họ mới có quyền gọi một Oiran.

5. Khách hàng sẽ liên lạc qua người trung gian với Oiran 

Khách hàng không được phép liên hệ trực tiếp với Oiran cũng như các kỹ nữ nói chung mà phải liên hệ qua một người trung gian gọi là yarite (遣手). Họ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và giám sát toàn bộ kỹ nữ trong lầu xanh, đồng thời là trung gian giữa khách hàng, chủ gia đình và kỹ nữ. Nhiều người trong số họ từng là gái mại dâm, và đa số là người phụ nữ lớn tuổi nên họ còn được gọi là tú bà (遣手婆). Do chịu sự giám sát chặt chẽ nên các cô gái kỹ viện thường rất e dè và sợ sệt người này.

Với vai trò là trung gian giữa khách hàng và kỹ nữ, yarite có nhiệm vụ xếp lịch cho các vị khách đến chơi, thỏa thuận về giá cả và thời gian, đồng thời cũng chuẩn bị đồ ăn và các vật dụng khác. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng và có liên quan nhiều đến việc quản lý kinh doanh nên những người chủ lầu xanh phải cân nhắc và lựa chọn những người có mức độ tin cậy cao.

6. Kamuro và shinzo sẽ đi cùng Oiran khi được gọi để phục vụ

Kamuro (禿) thường là các bé gái khoảng 10 tuổi, làm những công việc vặt cho kỹ nữ mình phụ trách. Kamuro sát cánh bên Oiran, hỗ trợ họ mặc quần áo, trang điểm, cũng như giúp họ giữ thăng bằng khi đi trên đôi guốc cao. Khi đủ 12 tuổi, phần lớn kamuro sẽ thăng tiến thành shinzo (新造). Có 4 loại shinzo:

Khi một Oiran được gọi để phục vụ, cô ấy sẽ đi cùng với kamuro và shinzo
Khi một Oiran được gọi để phục vụ, cô ấy sẽ đi cùng với kamuro và shinzo

– Furisode shinzo là yujo thực tập khoảng 15-16 tuổi. Họ không tiếp khách. Furisode shinzo sẽ trở thành Oiran trong tương lai.

– Tomesode shinzo bằng tuổi với Furisode shinzo, nhưng sẽ không trở thành Oiran trong tương lai. Họ chỉ nhận khách hàng.

– Taiko shinzo là yujo không có nhiều khách hàng, nhưng rất giỏi trong việc giải trí cho khách hàng bằng tài năng của mình. Họ thể hiện tài năng của mình tại các bữa tiệc.

– Bando shinzo là những cô gái không quá hấp dẫn để trở thành yujo, hoặc là yujo đã quá tuổi để làm việc. Họ thường chăm sóc các Oiran.

7. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Oiran với Geisha

Về cơ bản, đó là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Geisha là công việc chiêu đãi khách trong các bữa tiệc với tiếng hát truyền thống của Nhật Bản, còn Oiran là một kỹ nữ có thứ hạng cao trong thời Edo.

Hằng ngày, những cô gái này xếp hàng sau song sắt để khách hàng lựa chọn. Phục trang của các Oiran thường sặc sỡ, lòe loẹt và phô trương. Kiểu tóc của họ cũng được trang trí cầu kỳ chứ không đơn giản như những Geisha thông thường. Cũng do quan điểm này mà không ít người cho rằng, Oiran thực chất là gái điếm hạng sang.

Geisha (trái) - Oiran (phải)
Geisha (trái) – Oiran (phải)

Tuy nhiên, Oiran không chỉ đơn thuần là kỹ nữ phục vụ nhu cầu hưởng lạc của khách chốn phòng the. Để trở thành Oiran, các cô gái làng chơi phải nỗ lực hết mình để luyện tập. Họ cũng phải học cầm kỳ thi họa, bình thơ, trà đạo, cắm hoa, thi pháp, nghệ thuật khiến khách phải thích… Bên cạnh đó, một Oiran cũng phải có nhan sắc, hấp dẫn đàn ông.

Ngày nay, Oiran không còn tồn tại trong xã hội Nhật Bản như một hình thức gái mại dâm, vì đây là hoạt động không hợp pháp. Các Oiran chỉ phục vụ dưới hình thức đàn hát, trò chuyện nhưng không bán thân. Số lượng Oiran ngày nay so với Geisha cũng còn rất ít.

8. Các Oiran thường có mức thu nhập khủng

Thời Edo có thể coi là thời đại hoàng kim của các kỹ nữ Nhật Bản vì trong thời đại này chính quyền cho phép mở lầu xanh ở ngoại ô các thành phố, và nhu cầu hưởng lạc của người dân Nhật trong giai đoạn này cũng rất cao. Chính vì thế, các lầu xanh phát triển cực mạnh và thu nhập của các kỹ nữ là vô cùng lớn.

Mức thu nhập hàng năm của Oiran khoảng 500 ryo (xấp xỉ 5000 man yên) – một con số cao đến ngỡ ngàng. Tuy nhiên, để có được mức thu nhập đáng mơ ước như vậy, Oiran cũng phải chi ra rất nhiều tiền, từ việc đào tạo từ khi còn nhỏ đến việc thuê giúp việc, mua những bộ đồ đắt tiền,…

9. Oiran có ngôn ngữ riêng

Vì các kỹ nữ đến từ khắp mọi miền ở Nhật Bản nên sẽ có những người nói giọng địa phương. Tại lầu xanh, có một luật ngầm là không được để lộ nơi xuất thân. Ngoài ra, vì giọng địa phương đem lại cảm giác quê mùa, thô kệch nên các Oiran càng phải cố gắng giữ bí mật. Chính vì thế, họ đã phát minh ra ngôn ngữ của riêng mình, được gọi là kuruwa kotoba. Thậm chí, ngôn ngữ này còn được gọi là “Kakkoi Kotoba” và chỉ người tài sắc vẹn toàn mới sử dụng.

Dưới đây là một số cách dùng từ của riêng Oiran:

– ~Desu (cụm từ khẳng định đứng cuối câu) → ~Arinsu, ~Gozarinsu

– ~Dewa arimasen (cụm từ phủ định đứng cuối câu) → ~Gozarinsen

– Watashi (tôi) → Achi, Wacchi

– Sayonara (tạm biệt) → Osarebae

– Nan desu ka? (cái gì?) → Nanzansu?

– Iwanaide kudasai (đừng nói nữa) → Iinasunna

10. Khách hàng phải gặp Oiran ít nhất 3 lần trước khi được phục vụ

Ở lần gặp đầu tiên và thứ hai, Oiran sẽ ngồi cách xa khách hàng và không ăn, không uống hay nói chuyện với anh ta. Tại thời điểm này, Oiran sẽ quyết định xem vị khách này có xứng đáng với sự phục vụ của cô không. Khách hàng sẽ gọi rất nhiều yujo (kỹ nữ cấp thấp hơn) và tổ chức buổi tiệc lớn để thể hiện sự giàu có của mình.

Lần gặp thứ ba, Oiran sẽ phục vụ. Tại lần gặp này, khách hàng sẽ trở thành najimi, nghĩa là một khách hàng quen thuộc. Khách hàng sẽ có một cái khay và đôi đũa có tên của mình trên đó. Họ sẽ phải trả tiền “najimikin” để trả cho những Oiran đã phục vụ mình.

Top 6 tòa nhà kỳ quặc nhất Nhật Bản

Top 6 tòa nhà kỳ quặc nhất Nhật Bản

Nhật Bản thường được biết đến là quốc gia của những ý tưởng độc lạ đến không ngờ. Sự phá cách, khác biệt ấy cũng được người Nhật đưa vào kiến trúc. 

Tại đất nước Mặt trời mọc, có những tòa nhà với kiến trúc cực ấn tượng mang hình thù độc đáo như chú chó lạp xưởng đáng yêu hay thỏi chocolate ngọt ngào. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá top 5 tòa nhà có hình thù độc đáo ở Nhật Bản.

1. DoggyMan Kansai Logistics Center

Ở thành phố Izumisano, Osaka có một tòa nhà mang dáng vẻ như một chú chó lạp xưởng vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Tòa nhà nói trên là DoggyMan Kansai Logistics Center, có chức năng là nhà kho và trung tâm phân phối của DoggyMan – thương hiệu sản phẩm dành cho thú cưng hàng đầu Nhật Bản.

Tòa nhà được thiết kế phỏng theo hình dáng một chú chó lạp xưởng
Tòa nhà được thiết kế phỏng theo hình dáng một chú chó lạp xưởng

Công trình kiến trúc độc đáo này do Nikken Sekkei – một công ty kiến trúc, quy hoạch và kỹ thuật có trụ sở chính tại Tokyo thiết kế và hoàn thành vào năm 2011. DoggyMan Kansai Logistics Center thật sự đã được các kiến trúc sư chăm chút đến từng chi tiết, chẳng hạn như phần mở rộng của tòa nhà đã được uốn cong nhẹ nhàng nhô ra khỏi bức tường để trông như phần đuôi. Vào ban đêm, đường viền dọc theo mái nhà được thắp sáng cho phép mọi người khi đi ngang qua có thể nhìn thấy dáng vẻ đáng yêu của chú chó lạp xưởng ngay cả khi trời tối.

2. Nhà máy bia Kirin ở Nagoya

Bên cạnh Sake, bia cũng là một loại đồ uống có cồn được yêu thích nhất tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng  văn hóa nomikai. Khi nói về bia Nhật, không thể không nhắc đến các tên Kirin Beverage. Hãng bia khá quen mặt với người dân xứ Phù Tang này sở hữu nhiều nhà máy trải dài khắp các tỉnh thành, một trong số đó là nhà máy bia ở Nagoya – tòa nhà có kiến trúc “cực độc”.

Nhà máy nổi bật với thiết kế như những ly bia.
Nhà máy nổi bật với thiết kế như những ly bia.

Nhà máy bia Kirin Nagoya tọa lạc ở tỉnh Aichi, nằm dọc theo tuyến Tokaido Shinkansen và có thể nhìn thấy ngay khi rời nhà ga Nagoya. Khi nhìn vào kiến trúc của nhà máy bạn sẽ đoán được ngay nơi đây sản xuất thứ gì. Công trình được xây dựng và sơn màu y hệt như một ly bia cao: đáy màu nâu vàng và bọt trắng ở trên cùng.

3. Nhà máy chocolate Meiji ở Osaka

Nhà máy chocolate Meiji ở Osaka không phải là trung tâm sản xuất duy nhất của công ty tại Nhật Bản, nhưng nó là trung tâm độc đáo nhất. Năm 2011, Meiji đã quyết định tân trang lại nhà máy đầu tiên được xây dựng vào năm 1955 của mình. Kể từ đó, nơi này đã trở thành một thế giới diệu kỳ dành cho trẻ em.

Để tạo nên điều kỳ diệu đó, Meiji đặc biệt chú trọng đến kiến trúc của nhà máy. Vì tuyến tàu JR Kyoto chạy thẳng về phía nam, công ty xây dựng Taisei Design đã đề xuất ý tưởng làm cho toàn bộ mặt tiền tòa nhà trông giống như một thanh chocolate và có thể quan sát từ trên tàu.

Mặt tiền tòa nhà trông giống như một thanh chocolate
Mặt tiền tòa nhà trông giống như một thanh chocolate

Cuối cùng công trình này đã được hoàn thành với chiều cao 28m, chiều dài 166m, kích cỡ tương đương với 380.000 thanh chocolate Meiji. Để mọi người có thể cảm nhận được sự thú vị, hấp dẫn và thơm ngon của thanh kẹo, đơn vị thiết kế đã lựa chọn cẩn thận vật liệu, loại bỏ triệt để các chi tiết kiến trúc và chế tác thủ công từng miếng với độ chính xác nghiêm ngặt.

Vật liệu này là nhựa gia cố sợi (FRP), có khả năng chống chịu thời tiết và khả năng chống nấm mốc cao, đồng thời có thể đạt được độ bóng, mịn như chocolate và bề mặt liền mạch. 

Vì nhà máy vẫn đang hoạt động nên có nhiều hạn chế đối với việc tham quan bên trong. Du khách chỉ có thể đến thăm vào những thời điểm nhất định trong ngày. Nhà máy thường chỉ tổ chức các chuyến tham quan cho nhóm trẻ em đi dã ngoại hoặc đặt chỗ từ 10 người trở lên.

4. Sweets Bank – trụ sở của công ty bánh kẹo Shunkado

Shunkado bắt đầu là một cửa hàng bánh kẹo nhỏ kiểu Nhật Bản vào năm 1887. Họ nổi tiếng với một số sáng tạo đặc trưng bao gồm chiếc bánh ngọt Unagi Pie biểu tượng được làm từ lươn. Để đánh dấu kỷ niệm 130 năm thành lập công ty, Shunkado đã làm mới trụ sở của mình với ý tưởng thiết kế đặc biệt.

Trụ sở chính của Shunkado được bao quanh bởi những chiếc bàn ghế khổng lồ
Trụ sở chính của Shunkado được bao quanh bởi những chiếc bàn ghế khổng lồ

Tọa lạc tại thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, Sweets Bank – trụ sở chính của Shunkado do Nikken Sekkei thiết kế là một khối kính hai tầng, bao quanh bởi những chiếc bàn ghế ngoại cỡ có kích thước lớn gấp 13 lần phiên bản được đặt tại quán cà phê của Shunkado. Những chiếc bàn ghế khổng lồ này được làm bằng gỗ sáng màu, thiết kế tối giản với các đường cong và một số chi tiết được sắp xếp hợp lý.

Bên trong tòa nhà cũng được trang trí bởi ấm tách ngoại cỡ.
Bên trong tòa nhà cũng được trang trí bởi ấm tách ngoại cỡ.

Kiến trúc đặc biệt của Sweets Bank dễ khiến nhiều người liên tưởng đây là một cửa hàng bán đồ nội thất. Tuy nhiên ý tưởng thiết kế này xuất phát từ khẩu hiệu của Shunkado “Chúng tôi muốn mọi người dành thời gian cho gia đình bên bàn ăn với đồ ngọt”. 

5. Quán ăn Taru Tonneau ở Okinawa

Tòa nhà có hình dáng thùng rượu khổng lồ
Tòa nhà có hình dáng thùng rượu khổng lồ

Ở thành phố Okinawa, tỉnh Okinawa có một Barrel Restaurant – mô hình quán bar kết hợp quán ăn tên là Taru Tonneau. Taru (樽) trong tiếng Nhật có nghĩa là cái thùng, và đúng như tên gọi, quán có hình dáng của một thùng rượu whisky khổng lồ.

6. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) 

Tòa nhà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) được thiết kế vào năm 1896 theo phong cách Tân Baroque (Ba Rốc)* bởi Tatsuno Kingo – kiến trúc sư cũng đã thiết kế Ga Tokyo.

Tòa nhà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Tòa nhà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

* Kiến trúc Tân Baroque là một phong cách kiến trúc vào cuối thế kỷ 19. Thuật ngữ này mô tả những kiến trúc trình bày các khía cạnh của phong cách Baroque, nhưng không phải xây dựng trong thời kỳ Baroque, Ý (cuối thế kỷ 16).Dưới góc nhìn bình thường từ đường phố, bạn không thể phát hiện ra sự đặc biệt của tòa nhà này. Tuy nhiên, ở góc nhìn toàn cảnh từ trên cao thông qua Google Earth, chúng ta có thể thấy tòa nhà ngân hàng trông giống Hán tự “円” – nghĩa là đồng yên trong tiếng Nhật.

Nhìn từ trên cao, tòa nhà trông giống như chữ 円.
Nhìn từ trên cao, tòa nhà trông giống như chữ 円.

Tuy nhiên, có thể đây chỉ là sự tình cờ chứ không phải dụng ý trong thiết kế ban đầu. Bởi vào thời điểm tòa nhà được xây dựng, chữ kanji chính thức được sử dụng để chỉ yên – đơn vị tiền tệ của nước Nhật là “圓” và mãi đến năm 1946 mới được giản lược thành “円” như ngày nay.

Nhưng cũng có một số nghiên cứu nhỏ cho thấy, chính quyền Minh Trị điều hành nước Nhật sau sự sụp đồ của Mạc phủ Edo từng thiết lập một loại tiền tệ chính thức vào năm 1871, 25 năm trước khi Kingo thiết kế BOJ. Và vào thời điểm đó, chính quyền cũng chỉ định “円” là chữ Hán biểu trưng cho tiền tệ.

Tác phẩm điêu khắc "nhỏ mà có võ" của người Nhật Bản

Tác phẩm điêu khắc “nhỏ mà có võ” của người Nhật Bản

Phát triển từ chiếc nút buộc, khóa đầu dây để gắn các vật dụng như ví tiền lên thắt lưng Kimono xưa, Netsuke ngày nay trở thành tác phẩm chạm khắc vô cùng công phu, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân Nhật Bản.

1. Giới thiệu về Netsuke?

Netsuke ( 根付) là những đồ vật chạm khắc nhỏ được phát minh ở Nhật Bản thế kỷ 17 để phục vụ một nhu cầu thiết thực (hai ký tự tiếng Nhật ne+tsuke’ có nghĩa là “rễ” và “gắn vào”). Những trang phục áo thụng truyền thống Nhật Bản là kosode và kimono không có túi; tuy nhiên người mặc chúng vẫn cần mang theo vật dụng cá nhân của họ ví dụ như tẩu thuốc; thuốc lá; tiền; con dấu;…

Giải pháp của người Nhật là để những vật dụng đó trong một đồ chứa (gọi là “sagemono”) rồi treo đồ chứa đấy vào dải khăn thắt lưng của áo thụng (obi) bằng một cái dây thừng nhỏ. Đồ chứa có thể là một cái túi hoặc một cái giỏ nhỏ nhưng phổ biến nhất là một cái hộp thủ công mỹ nghệ.

Netsuke - những tác phẩm điêu khắc nhỏ phải mất nhiều tháng liền để hoàn thiện.
Netsuke – những tác phẩm điêu khắc nhỏ phải mất nhiều tháng liền để hoàn thiện.

Netsuke được các nghệ nhân chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, công phu, có chiều dài khoảng từ 3-5cm. Bởi vì quá tinh vi mà chúng còn được miêu tả là “vũ trụ thu nhỏ trong lòng bàn tay”. 

Ngày nay, Netsuke được chạm khắc, trang trí với đa dạng thiết kế và dần trở nên phổ biến trong các tầng lớp của xã hội Nhật Bản. Vào đầu thời Minh Trị (1868-1912), chúng được xem là tác phẩm nghệ thuật và được xuất khẩu ra nước ngoài, thu hút sự yêu thích từ những nhà sưu tập quốc tế.

2. Phụ kiện mang phong cách thời trang của Samurai 

Được cho là bắt nguồn từ thành phố Kyoto, thủ phủ của phủ Kyōto, Nhật Bản, Netsuke đời đầu được thiết kế vô cùng đơn giản là chiếc móc có hình nhẫn hoặc vòng tròn. Đến cuối thế kỷ 16, trong thời kỳ các lãnh chúa tranh giành quyền lực, chiếc móc Netsuke đã xuất hiện trên trang phục của người dân chốn kinh đô. 

Theo thời gian, trang phục của người Nhật cũng dần được thay đổi để phù hợp hơn với sự phổ biến của Kosode (小袖) tiền thân của Kimono – một loại trang phục ngắn tay của Nhật Bản và là tiền thân của kimono. Mặc dù các bộ phận của nó thường song song với các bộ phận của kimono, song lại mang tỷ lệ khác nhau. Kosode thường có phần thân rộng hơn, cổ áo dài hơn và tay áo hẹp hơn.

Netsuke thường được gắn lên thắc lưng cửa trang phục Nhật Bản
Netsuke đời đầu được thiết kế vô cùng đơn giản là chiếc móc có hình nhẫn hoặc vòng tròn

Thay vì giữ các vật dụng cá nhân bên trong tay áo như bình thường, mọi người bắt đầu treo vật dụng cần thiết lên Obi bằng Netsuke. Một trong số những người tiên phong cho phong cách thời trang này là các Samurai cấp thấp thích trưng diện và những thương gia giàu có mới nổi.

Bước vào thời Edo (1603-1868), Netsuke trở thành phụ kiện không thể thiếu với Samurai. Nhờ sự tiện lợi và tính thẩm mỹ, chúng được dùng để treo mọi loại vật dụng. Cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, Netsuke được đón nhận nồng nhiệt bởi dân thường và trở thành phụ kiện không thể thiếu cho trang phục thường ngày. Cũng trong giai đoạn này, nó mới chính thức có tên là Netsuke. 

Netsuke hình Thần Hotei (trái) và đấu vật Sumo (phải).
Netsuke hình Thần Hotei (trái) và đấu vật Sumo (phải).

Nếu ban đầu, chức năng của Netsuke là để treo đồ vật với thiết kế khá đơn giản, thì nhu cầu tăng lên đã khiến cho ngày càng có nhiều nghệ nhân thử chế tác Netsuke. Lúc này, đa dạng vật liệu từ gỗ hoàng dương, gỗ mun đến sừng hươu, ngà voi được sử dụng, cùng với đó là nhiều phương pháp trang trí như tô màu, phủ sơn mài Makie, khảm hoặc xà cừ. 

Thế kỷ 19 là thời kỳ huy hoàng của Netsuke với nhiều nhà sưu tập lớn, một số thương gia giàu có còn thuê riêng các nghệ nhân để chế tác những tác phẩm cho riêng mình. Người dân thành thị lúc này “cạnh tranh” với nhau bằng những chiếc Netsuke sành điệu.

3. Trở thành di sản văn hóa quan trọng ở Nhật Bản

Vào thời Minh Trị, Netsuke dần bị lu mờ bởi sự du nhập rộng rãi của trang phục phương Tây mang đến sự tiện lợi và gọn gàng hơn đã khiến chúng không còn phổ biến. Từ đó, chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật được coi trọng ở phương Tây và nhiều nhà sản xuất Netsuke trong nước bắt đầu sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu ra các nước láng giềng, điều này cũng góp phần làm văn hóa Nhật Bản trở nên phong phú hơn và được nhiều người biết đến. 

Điều đó khuyến khích các nghệ nhận tạo ra nhiều tác phẩm Netsuke sáng tạo và tinh tế, đậm chất nghệ thuật hơn, nhưng cũng đồng nghĩa rằng nhiều tác phẩm Netsuke đình đám dần rời khỏi quê nhà Nhật Bản, bao gồm cả những tác phẩm có từ thời Edo. 

Bên trong bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.
Bên trong bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.

Qua năm tháng, các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác biệt cho Netsuke. Loại hữu dụng nhất là Manjuu Netsuke, được đặt tên theo chiếc bánh bao hấp vì tương đồng về hình dáng, chúng được trang trí bằng nghệ thuật sơn mài Makie với nhiều lỗ ở bên dưới để luồn dây qua. 

Phiên bản nâng cấp của Manjuu là Ryuusa được đặt tên theo nghệ nhân sáng tạo ra nó. Bên trong Ryuusa được khoét bỏ đi nhiều và để làm nên nó đòi hỏi phải có kỹ năng điêu luyện.

Ryuusa Netsuke.
Ryuusa Netsuke.

Netsuke phổ biến nhất là Katabori, tức dạng mô hình hay đồ vật 3D. Thông thường chúng mang hình dáng con người hoặc loài vật trong thần thoại, truyện kể hoặc kịch Kabuki. Chúng có thể đại diện cho sở thích hoặc niềm tin tôn giáo của chủ sở hữu, giữ vai trò như bùa hộ mệnh… Tương tự như Katabori là Men Netsuke, dùng để khắc họa mặt nạ Noh hay khuôn mặt của Thất Phúc Thần.

Để chế tác Netsuke, các nghệ nhân phải sử dụng khoảng 50 loại dao khác nhau để chạm khắc những thiết kế phức tạp lên mẫu vật chỉ dài khoảng vài centimet. Để hoàn thành tác phẩm, điều cần thiết là duy trì sự tập trung cao độ nên thông thường, nghệ nhân chỉ dành vài tiếng đồng hồ mỗi ngày để dồn hết sức lực điêu khắc. Cùng với đánh bóng, tô màu và các công việc khác được thực hiện song song, một tác phẩm Netsuke phải mất đến vài tháng mới có thể hoàn thiện.

4. Kyoto Seishuu Netsuke – bảo tàng lưu giữ lịch sử của Netsuke

Hiện nay, có nhiều bộ sưu tập Netsuke đồ sộ bên ngoài nước Nhật, đặc biệt còn có những tác phẩm được bán với giá hàng chục triệu yên ở các phiên đấu giá quốc tế. Xứ sở mặt trời mọc vẫn còn hơn 100 trăm nghệ nhân chạm khắc Netsuke, nhưng những tác phẩm này dường như lại không được đánh cao tại quê nhà như nó làm được ở nước ngoài. 

Vào năm 2007, Bảo tàng Nghệ thuật Kyoto Seishuu Netsuke được thành lập nhằm bảo tồn và trưng bày các tác phẩm Netsuke truyền thống được chế tác vô cùng tinh xảo. Được cải tạo từ một dinh thự của Samurai ở Mibu, Kyoto, đây là nơi duy nhất trưng bày Netsuke và tự hào sở hữu bộ sưu tập hơn 6.000 hiện vật, với khoảng 400 tác phẩm được trưng bày tại mỗi thời điểm. 

Lối vào Bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.
Lối vào Bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.

Bên ngoài lối vào bảo tàng là tấm bia kỷ niệm chuyến viếng thăm của Công chúa Hisako, vợ của em họ Nhật hoàng Akihito và cũng là nhà sưu tập Netsuke có tiếng. Còn không gian nội thất truyền thống bên trong bảo tàng thì mang lại cho du khách cảm giác như được vượt thời gian trở về quá khứ.

Ông Date sử dụng Netsuke để treo ví tiền vào thắt lưng.
Ông Date sử dụng Netsuke để treo ví tiền vào thắt lưng.

Ông Date Atsushi, quản lý của bảo tàng cho biết Netsuke có khá đông fan hâm mộ và nhà sưu tập khắp thế giới, đồng thời nhấn mạnh “đôi khi du khách Nhật còn nói họ được giới thiệu bởi bạn bè nước ngoài”.

Nội thất tối giản bên trong bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.
Nội thất tối giản bên trong bảo tàng Kyoto Seishuu Netsuke.

Dù ngày nay, Netsuke nổi tiếng chủ yếu vì độ tinh xảo nhưng ông Date cho biết chúng cũng rất hữu dụng để gắn vào các vật dụng khác như ví hay điện thoại thông minh. Ông Date đang sử dụng một Netsuke hình mèo cuộn tròn để treo ví bên mình, nhưng ông cũng cười và bảo rằng việc bị mất một chiếc Netsuke quý sẽ tiếc hơn cả khi mất đồ vật được gắn vào nó. 

Các bức ảnh chụp lễ trao giải Golden Netsuke Award trên bức tường ở phòng triển lãm tầng 2 của bảo tàng.
Các bức ảnh chụp lễ trao giải Golden Netsuke Award trên bức tường ở phòng triển lãm tầng 2 của bảo tàng.

Để khuyến khích các nghệ nhân mới, Bảo tàng Nghệ thuật Kyoto Seishuu Netsuke cũng đã khởi xướng Giải thưởng Goden Netsuke Award hằng năm. Công chúa Hisako, một trong những nhà sưu tập Netsuke hàng đầu cũng đến tham dự cuộc thi với tư cách khách mời danh dự, điều này đã thu hút sự chú ý của truyền thông và giúp lan tỏa những tác phẩm chạm khắc nhỏ này đến với nhiều người hơn.