Thị trấn Setenil de las Bodegas (Tây Ban Nha) nổi tiếng với những ngôi nhà xây dựng dưới khối đá khổng lồ. Nhờ vậy, nhiệt độ trong phòng mát mẻ vào hè và ấm áp mùa đông. Setenil de las Bodegas là thị trấn thuộc tỉnh Cádiz với 3.000 dân sinh sống, nằm ở tỉnh Cadiz, cách thành phố Seville khoảng 120 km về phía đông nam.
Toàn cảnh thị trấn.
Thị trấn nổi tiếng với khách du lịch nhờ vị trí khác thường: nhiều ngôi nhà được xây dựng dưới những vách đá nhô ra của hẻm núi nằm phía trên sông Rio Trejo. Ngày nay, các ngôi nhà này được tận dụng để làm nhà hàng, quán cà phê phục vụ khách du lịch và thị trấn nổi bật với những ngôi nhà tường trắng, bắt mắt. Bên trong nhà, tường và trần hoàn tòa từ đá núi. Nơi đây mang đến cho du khách cảm giác yên bình mỗi khi ghé thăm.
Phố chính Calle Cuevas del Sol
Nhiều du khách khi lần đầu đến đây họ đều thắc mắc và đặt câu hỏi rằng liệu họ thực sự sống ở đây “Bạn đang sống dưới một tảng đá sao” là câu hỏi mà 3.000 cư dân của thị trấn Setenil de las Bodegas, Tây Ban Nha nghe hàng trăm lần từ khách du lịch. Và tất nhiên, họ cũng hàng trăm lần trả lời: “Đúng thế”.
Các ngôi nhà xây dưới đá.
Cái tên “Setenil de las Bodegas” cũng đã phản ánh lên lịch sử phong phú của thị trấn này. “Setenil” dùng để chỉ 7 lần các nhà cai trị Công giáo giành lãnh thổ từ người Moor – cư dân Ả Rập. Chỉ trong lần thứ 7 cố gắng chinh phục, họ mới có được nơi này. Sau này, người dân sử dụng các khu vực mát mẻ dưới tảng đá để lưu trữ sản phẩm địa phương, tên thị trấn có thêm chữ “Bodegas”, nghĩa là “nhà kho” trong tiếng Tây Ban Nha.
Những con đường nhỏ bên trong thị trấn
Phố chính Calle Cuevas del Sol (phố mặt trời) là điểm đến thu hút nhiều du khách nhất. Con phố giống như tên gọi, luôn tràn ngập ánh nắng của miền nam Tây Ban Nha, nằm giữa những tảng đá và dòng sông chảy qua thị trấn. “Ăn một bát súp măng tây đặc sản tại một nhà hàng trên phố chính và phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật xung quanh” là trải nghiệm mà các chuyên gia du lịch đến từ tạp chí Mỹ CnTraveller gợi ý. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể ghé Cuevas de la Sombra (Phố Bóng râm) và các khu vực khác, không chỉ riêng phần nằm dưới tảng đá. Ngoài măng tây, nơi đây còn nổi tiếng với các sản phẩm thịt, đặc biệt là xúc xích chorizo và thịt lợn, bánh ngọt.
Không gian dưới tảng đá mát mẻ vào mùa hè và ấm áp khi đông đến
Theo đài 88FM, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều đồ tạo tác trong các hang động của tảng đá. Điều đó cho thấy con người đã sống ở đây ít nhất 5.000 năm. Các hang động có nhiệt độ mát mẻ, là khu vực có khí hậu Địa Trung Hải, tháng 6-8 là mùa hè khô nóng, mùa đông ôn hòa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Lễ hội Carnival (tháng 2-3) với các cuộc diễu hành đường phố, khiêu vũ và âm nhạc hấp dẫn du khách.
Ngày nay, thị trấn là một điểm du lịch hút khách. Nhiều blogger du lịch, tiktoker đã đến đây, quay lại khung cảnh ở thị trấn rồi đăng lên mạng, khiến nơi này càng trở nên nổi tiếng hơn. “Đáng sợ” và “tuyệt vời” là hai từ được nhiều du khách dùng nhất khi miêu tả về thị trấn này.
Sau 3 năm hạn chế vì đại dịch COVID-19, Tổng cục Du lịch Thái Lan dự kiến lễ hội Songkran năm nay sẽ quay trở lại với quy mô hoành tráng nhằm phục hồi thị trường du lịch. Ngày 26/3, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri dẫn nguồn tin từ TAT cho biết, các lễ hội lớn sẽ được tổ chức tại 5 vùng miền chính của đất nước.
Lễ hội té nước Songkran mừng năm mới của Thái Lan, ở Bangkok Thái Lan
TAT cũng tiến hành giai đoạn thứ 5 của chương trình “Rao Tiew Duay Kan” (Chúng ta du lịch cùng nhau) để thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói”.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan khẳng định, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo ban hành các hướng dẫn thúc đẩy du lịch Thái Lan và tin tưởng rằng các biện pháp này sẽ giúp hồi phục nhanh chóng ngành du lịch nước nhà.
Tết Songkran là kỳ nghỉ năm mới cổ truyền của Thái Lan. Ngày chính Tết là ngày 13/4 hàng năm nhưng kỳ nghỉ thường kéo dài đến ngày 15/4. Năm mới chính thức của Thái Lan được tính bắt đầu từ ngày 13/4 hàng năm cho đến năm 1888 khi Xứ sở chùa vàng chuyển Tết Nguyên đán sang ngày 1/4. Bắt đầu từ năm 1940, Thái Lan chuyển sang tính ngày đầu năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch.
Lễ hội té nước này được tổ chức với ý nghĩa té nước để gột rửa những điều xui xẻo, trút bỏ muộn phiền và mệt mỏi trong năm cũ, đồng thời đem lại sự may mắn và hạnh phúc vào năm mới cho những người dân và du khách tham gia. Hình ảnh té nước làm nhau ướt sũng chính là biểu tượng của lễ Songkran ở Thái Lan. Ý nghĩa đằng sau của việc té nước chính là mong muốn gột rửa đi những phiền muộn và điều xấu của năm cũ, đồng thời chào đón năm mới bằng những điều tốt lành nhất.
Khách du lịch và người dân địa phương vui chơi trong kỳ nghỉ Tết Songkran ở Bangkok (Thái Lan), ngày 13/4/2022
Ngày xưa, nước được sử dụng trong dịp này có mùi thơm và chỉ té vào các thành viên trong gia đình, bạn bè thân hữu. Ngày nay, hoạt động té nước được mở rộng thành lễ hội dành cho du khách trong và ngoài nước. Do vậy khi lễ hội bắt đầu, mọi người có thể dùng nước để té nước vào nhau. Ngay cả những chú voi cũng hòa mình vào lễ hội này.
Bắt đầu từ năm 1940, Thái Lan chuyển sang tính ngày đầu Năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Kể từ đầu năm đến ngày 18/3 vừa qua, Thái Lan đã đón 5,57 triệu lượt khách du lịch nước ngoài.
Ba Lan là một trong những quốc gia ở châu Âu, nơi đây hội tụ nhiều điều để khám phá. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến cho kỳ nghỉ hè giá rẻ ở châu Âu thì Krakow, Ba Lan có thể là câu trả lời dành cho bạn.
Warsaw là thủ đô, thành phố cổ ở Ba Lan và có diện tích đứng thứ 8 trong Liên minh châu Âu. Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, ngày nay, Warsaw được ví như chim phượng hoàng hồi sinh mạnh mẽ và phát triển năng động, hiện đại.
Krakow là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ba Lan.
Đến Warsaw, bạn được chiêm ngưỡng những kiến trúc đa phong cách và sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp thành phố. Những điểm đến Warsaw hút khách có thể kể tới như: Phố Cổ, nơi cư trú Hoàng gia Ba Lan, Cung Văn hóa & Khoa học, Bảo tàng Lịch sử Do Thái và các địa điểm liên quan đến nhà soạn nhạc tài hoa Fryderyk Chopin đã lọt vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO.
Ẩm thực tại Kraków cũng được đánh giá cao. Năm 2019, Kraków được Học viện Ẩm thực châu Âu trao tặng danh hiệu Thủ đô văn hóa ẩm thực châu Âu.
Ngoài ra, Kraków cũng nổi tiếng với mức giá phải chăng cho mọi dịch vụ, thu hút lượng lớn khách du lịch đến thăm hàng năm.
1. Thủ đô Kraków – Trung tâm kiến trúc đặc sắc & những điểm du lịch hút khách
1.1 Lâu đài Hoàng gia Wawel
Với 1.000 năm lịch sử kiến trúc, Kraków được mệnh danh là thành phố với những kiệt tác thiết kế. Phần lớn các điểm tham quan ở đây đều miễn phí, du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng thỏa thích hoàn toàn miễn phí.
Lâu đài Hoàng gia Wawel ở Ba Lan
Để khám phá Kraków, du khách có thể bắt đầu bằng cách đi bộ lên Lâu đài Hoàng gia Wawel tráng lệ được xây dựng vào thế kỷ 14. Tòa lâu đài được xây dựng trên đồi Wawel, có tầm nhìn xuống sông Wisla. Nơi đây tự hào là địa danh mang kiến trúc Gothic và Phục hưng sớm nhất Ba Lan.
1.2 Quảng trường Rynek Glowny
Rynek Glówny là quảng trường chính của thành phố Krakow. Nó nằm ở khu Phố Cũ của Krakow và nhìn ngắm những tượng đài chính của thành phố. Quảng trường nằm trong một khuôn viên vuông vắn, được bao quanh bởi các nhà phố cổ kính (kamienice) và nhà thờ. Tại đây, bạn có thể nhìn thấy thánh đường St. Mary bởi những ngọn tháp cao vút không đối xứng với sự kết hợp độc đáo của kiến trúc Gothic, Phục Hưng và Baroque.
Quảng trường Rynek Glowny
Bên cạnh đó, ở trung tâm quảng trường, bạn có thể chiêm ngưỡng Cloth Hall – hội trường dệt may huyền ảo xây dựng theo phong cách Phục hưng từ thế kỷ 16 – với hàng rào bao quanh và mặt tiền vòng cung.
Hội trường dệt may Cloth Hall được xây dựng từ thế kỷ 16.
1.3 Cung Văn hóa & Khoa học Warsaw
Cung Văn hóa & Khoa học Warsaw
Hoàn thành vào năm 1955, Cung Văn hóa & Khoa học Warsaw là một món quà từ người dân Liên Xô mang lối kiến trúc xã hội chủ nghĩa hiện thực điển hình. Đến nay, công trình này vẫn là tòa nhà cao nhất Ba Lan, nơi đảm đương tốt vai trò của một trung tâm văn hóa với bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim và một phòng hòa nhạc. Cung Văn hóa và Khoa học sở hữu đài quan sát cao nhất Warsaw ở tầng 30, đến đây, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố.
1.4 Bảo tàng Lịch sử Do Thái Ba Lan
Bảo tàng Lịch sử Do Thái Ba Lan (hay POLIN Museum of the History of Polish Jews) giới thiệu lịch sử 1000 năm người Do Thái ở Ba Lan. Bảo tàng này khiến du kháchmua vé máy bayđi Warsaw say đắm với kiến trúc độc đáo, mang tính biểu tượng và các triển lãm đặc biệt trưng bày vô số hiện vật.
Bảo tàng Lịch sử Do Thái Ba Lan
Tòa nhà được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Phần Lan – Rainer Mahlamaki, Ilmari Lahdelma và xây dựng theo lối kiến trúc hậu hiện đại. Ngoài trưng bày hiện vật, bảo tàng còn tường thuật đa phương tiện về cộng đồng người Do Thái. Triển lãm chiếm hơn 4000 m2 không gian bảo tàng, với 8 phòng trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm cộng đồng Do Thái ở Ba Lan – cộng đồng nười Do Thái lớn nhất trên thế giới.
2. Ẩm thực nổi trội ở Ba Lan
Ẩm thực Ba Lan có sự pha trộn giữa các nền ẩm thực khác như Pháp và Italy. Các món ăn được chế biến cầu kỳ và công phu. Nhắc đến ẩm thực Ba Lan, không thể bỏ qua món ăn đường phố cổ điển Zapiekanki, bao gồm nửa chiếc bánh mì baguette và có thể phủ lên trên bất cứ thứ gì bạn thích.
Món bánh mỳ Zapiekanki nổi tiếng của người Ba Lan.
Các nhà hàng ăn chay và đồ chay đang thịnh hành ở Kraków và có giá thành hợp lý. Theo khảo sát, Ba Lan là thành phố có các cửa hàng ăn chay rẻ nhất tại châu Âu.
Ngoài ra, còn nhiều điểm đến khác của đất nước Ba Lan đang chờ đón bạn, đừng ngần ngại chuẩn bị cho kế hoạch du lịch Ba Lan, khám phá thêm nhiều địa điểm nổi tiếng cũng như trải nghiệm các lễ hội Lajkonik, lễ hội của người Viking đặc sắc ở Ba Lan nhé.!
Nhật Bản nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú và đa dạng và làm gì cũng đều có những quy tắc riêng, ngay cả trong cách ăn uống hằng ngày. Đặc biệt, các nhà hàng ở đây cũng thường chú trọng đến văn hóa và có những quy tắc riêng mà thực khách nên chú ý. Dưới đây là một số quy tắc thú vị trong cách ăn uống có thể khiến du khách bất ngờ.
1. Người Nhật không có văn hóa nhận tiền tip
Người Nhật rất ít khi nhận tiền tip của thực khách
Văn hóa Nhật Bản nhấn mạnh sự chăm chỉ, tôn trọng và công bằng. Vì vậy, việc nhận tiền tip từ khách du lịch có thể được coi là một hành động thô lỗ vì bạn đang cho rằng các nhân viên không kiếm được mức lương công bằng. Một số nhà hàng có tính thêm phí dịch vụ bổ sung, khoảng 10-15% trên tổng hóa đơn nên bạn không cần phải gửi thêm tiền tip. Hầu hết nhân viên phục vụ sẽ từ chối nhận tiền tip một cách lịch sự nhưng cũng có một vài trường hợp họ chấp nhận tiền boa để tránh gây bối rối cho khách.
2. Tuyệt đối không mang dép vào quán ăn ở Nhật Bản
Để dép ở bên ngoài khi vào quán ăn
Những Izakaya thường có quy tắc không mang giày dép vào quán. Quán Izakayas chủ yếu là địa điểm được nhiều người lựa chọn sau một ngày dài ở văn phòng. Nơi đây phục vụ đồ uống có cồn và thức ăn nhẹ. Do truyền thống lâu đời, bạn sẽ được yêu cầu cởi bỏ giày dép và cất chúng vào trong tủ khóa ở lối vào.
3. Các món ăn sẽ không được lên cùng một lúc
Các món ăn sẽ không được lên cùng một lúc
Ở Nhật Bản, việc lên các món ăn cách nhau khoảng 10-20 phút là chuyện bình thường. Nếu bạn gọi món ăn nhẹ hoặc thứ gì đó có thể nấu nhanh, các món ăn ấy sẽ được phục vụ trước. Những món khó nấu hơn sẽ được lên sau ngay khi thức ăn được nấu chín. Nếu đi theo nhóm, việc những người khác hoàn thành món ăn của họ trước trong khi bạn mới bắt đầu ăn là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, cách phục vụ như vậy sẽ giúp món ăn của bạn luôn tươi ngon nhất có thể.
4. Các món ăn nhẹ không được miễn phí
Các món ăn nhẹ thường không được phục vụ miễn phí
Các món ăn nhẹ hay còn được gọi là Otoshi trong khi chờ thức ăn của bạn được mang lên. Món này sẽ được thêm vào hóa đơn bất cứ khi nào bạn gọi rượu, giá trung bình khoảng 400-700 yen (3-6 USD). Phong tục otoshi cho phép bạn ăn ngay lập tức lúc đói hoặc bạn có thể nhâm nhi một chút gì đó trong lúc chờ thức ăn chính được phục vụ. Điều đặc biệt là bạn sẽ không bao giờ biết món otoshi có gì vì mỗi nhà hàng sẽ khác nhau. Món otoshi điển hình có thể bao gồm thịt hấp, rau, dưa chuột muối, salad truyền thống, miếng cá nướng hoặc mì.
5. Không chừa lại thức ăn
Việc để lại thức ăn thừa được xem là điều thô lỗ và không tôn trọng người làm ra món ăn
Người Nhật cho rằng thật thô lỗ khi để thức ăn thừa trên đĩa. Điều này còn liên quan đến một trong những khái niệm cơ bản trong văn hóa Nhật Bản, mottainai, cảm giác hối tiếc vì đã lãng phí thứ gì đó. Đó là lý do tại sao hầu hết khẩu phần ăn của người Nhật khá nhỏ. Bạn sẽ không cảm thấy bị quá no và dẫn đến lãng phí thức ăn. Tất nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ như bạn dị ứng với thức ăn nên không thể hoàn thành phần ăn. Lúc này, bạn chỉ cần thông báo với nhân viên phục vụ.
6. Đồ ăn ở cửa hàng thức ăn nhanh thường nhỏ
Các cửa hàng thức ăn ở Nhật thường có các khẩu phần ăn nhỏ hơn ở các quốc gia khác
Khẩu phần ăn ở các cửa hàng thức ăn ở Nhật nhanh thường nhỏ hơn ở những quốc gia khác. Điều này cũng liên quan đến khái niệm mottainai được đề cập trước đó. Nếu bạn đang đói và cần một bữa ăn rẻ tiền, nhiều cửa hàng thức ăn nhanh ở Nhật Bản sẽ sẵn sàng phục vụ bạn.
7. Buffet và tabehoudai hoàn toàn khác nhau
Buffet và tabehoudai hoàn toàn khác nhau
Khác với tiệc buffet truyền thống, tabehoudai là một bữa ăn tự chọn có trong thực đơn. Bạn có thể ăn uống bao nhiêu tùy thích và sẽ chi trả cho một mức giá cố định. Tabehoudai còn cho bạn một khoảng thời gian 90-120 phút để thưởng thức món ăn. Tùy thuộc vào nhà hàng, bạn sẽ phải tự phục vụ hoặc gọi đồ ăn đến bàn của mình. Một số nhà hàng thậm chí sẽ cung cấp một vỉ nướng nhỏ để bạn nướng thịt.
8. Không ăn khi đang di chuyển
Ăn uống trong lúc di chuyển được xem là hành động hết sức thô lỗ ở Nhật Bản
Ăn uống trong lúc di chuyển được coi là một hành động thô lỗ ở hầu hết vùng Nhật Bản. Điều này đặc biệt đúng với những nơi công cộng như nơi thờ cúng bao gồm chùa hay đền thờ. Vì vậy, bạn nên tránh ăn uống xung quanh những khu vực này bằng mọi giá. Lý do là Nhật Bản tự hào về việc có một số con đường sạch nhất trên thế giới. Việc ăn uống ngoài trời có thể để lại nhiều rác hơn. Ngoại lệ chính là những băng ghế công cộng gần máy bán hàng tự động hay trong các lễ hội ẩm thực đường phố.
Văn hóa, truyền thống, con người Nhật Bản vẫn còn rất nhiều những điểm thú vị để chúng ta khám phá và tìm hiểu. Nếu có dịp tới đây này, đừng để cách trở văn hóa và ngôn ngữ làm những trải nghiệm của bạn trở nên kém trọn vẹn. Trên đây là 8 điều cần chú ý nếu bạn sắp tới Nhật Bản. Với những quy tắc đã được đề cập trong bài, Air Go tin rằng bạn đã có thể tự tin để bắt đầu những trải nghiệm thú vị trong văn hóa ẩm thực của mình ở đây.
Đối với nhiều tín ngưỡng, văn hoá khác nhau trên thế giới, một số hàng ghế như hàng số 4, 13, 14 hoặc 17 có thể không xuất hiện trên máy bay.
Một số hãng hàng không trên thế giới như Ryanair, Air France, Singapore Airlines, Cathay Pacific, Qatar Airlines, Emirates, KLM, Iberia và Lufthansa đều bỏ qua hàng ghế số 13 trên một số máy bay, theo Euronews. Điều này liên quan đến “triskaidekaphobia”, hay chứng sợ số 13.
Một số hãng bay cũng bỏ qua hàng ghế số 13 trên máy bay
Sự mê tín văn hóa về con số tồn tại trong cả Cơ đốc giáo và thần thoại Bắc Âu. Trong Kitô giáo, Judas, kẻ phản Chúa, là vị khách thứ 13 trong Bữa tiệc ly.
Tương tự, trong thần thoại Bắc Âu, Loki là người thứ 13 đến dự lễ hội Valhalla. Vào những năm 1700, truyền thuyết về “13 người cùng bàn” lần đầu tiên xuất hiện. Truyền thuyết này cho rằng nếu 13 người ngồi cùng bàn thì một người sẽ chết trong năm đó.
Trong khi đó, số 17 cũng bị bỏ trên một số hãng bay. Theo quan niệm, số 17 không may mắn đối với một số người bởi vì số XVII của La Mã, khi đảo chữ VIXI có nghĩa là “cuộc đời tôi đã kết thúc” trong tiếng Latinh.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội năm 2017, hãng hàng không Đức Lufthansa cho biết: “Hàng ghế 13 và 17 bị thiếu vì đây bị cho là những con số không may mắn”.
Hãng hàng không giải thích chi tiết hơn trên trang web của mình: “Ở một số nền văn hóa, số 13 được coi là không may mắn. Đó là lý do tại sao không có hàng 13 trên máy bay, bởi chúng tôi tôn trọng niềm tin này. Sẽ không ai nghĩ rằng mình phải ngồi ở hàng ghế số 13 xui xẻo”.
Ở một số quốc gia như Italy và Brazil, con số xui xẻo điển hình là 17 chứ không phải 13.
Các tòa nhà ở Trung Quốc thường không có tầng 4, 14
Các hãng hàng không Trung Quốc bỏ hàng số 4 trên máy bay của họ, vì từ số 4 trong tiếng Trung tương tự như từ chết (tử). Do đó, các tòa nhà ở Trung Quốc thường đi thẳng từ tầng 3 đến tầng 5, không có tầng thứ 4 ở giữa. Số 14 cũng bị một số hãng hàng không Trung Quốc bỏ qua bởi lý do tương tự. Trong tiếng Quan Thoại, số 14 phát âm tương tự “đã chết”.
Không chỉ các hãng hàng không tránh số 13, một số khách sạn và tàu du lịch cũng không có boong hoặc tầng 13.
Bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết và chính xác nhất về điều kiện visa Đài Loan để nhập cảnh vào nước này và cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất khi muốn xin visa du lịch, visa thăm thân hay visa công tác Đài Loan.
1. Những điều kiện trước khi xin visa Đài Loan
Trước tiên, để có thể xin visa du lịch Đài Loan (Trung Quốc) qua mạng, bạn hãy xem mình có các điều kiện sau đây hay không.
Hộ chiếu còn hạn 6 tháng trở lên tính từ ngày nhập cảnh vào Đài Loan (không phải ngày xin qua mạng).
Có vé máy bay khứ hồi đến Đài Loan hoặc vé máy bay từ Đài Loan đi tiếp một nước thứ 3.
Chưa từng đi lao động Đài Loan.
Có thẻ cư trú vĩnh viễn hoặc visa còn hiệu lực hoặc visa hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây của một trong các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, khối Schengen (châu Âu)
Lưu ý: Thời gian hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây là chỉ ngày hết hạn của thẻ tạm trú hoặc visa (nếu không có ngày hết hạn thì lấy ngày cấp), với ngày nhập cảnh Đài Loan cách nhau không quá 10 năm.
2. Các thủ tục xin visa Đài Loan online
Sau khi đã có các điều kiện kể trên, bạn có thể vào trang web sau để đăng ký visa Đài Loan qua mạng: https://niaspeedy.immigration.gov.tw/nia_southeast/
Vào trang này, làm theo các hướng dẫn (có hướng dẫn bằng tiếng Việt), điền vào thông tin tên, ngày sinh, hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu, số visa hoặc thẻ cư trú các nước/khối kể trên. Việc khai các thông tin này rất dễ, chỉ 1-2 phút.
Ở trang cuối cùng, sau khi thông tin của bạn được “Approved”, đến cuối trang bấm vào nút Print. Khi đó file PDF xác nhận visa hiện ra. Bạn có thể lưu lại vào máy tính hoặc in ra. Mình khuyên là nên in và lưu lại một bản trong máy tính. Việc xin visa qua mạng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và nhanh gọn chỉ trong 2 phút là có thể hoàn thành.
Thủ tục xin visa du lịch Đài Loan chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
3. Các thủ tục khi ra sân bay
Khi ra sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) làm thủ tục, bạn chỉ cần đưa hộ chiếu, tờ xác nhận visa đã in ra, vé khứ hồi và hộ chiếu cũ có visa Mỹ đã hết hạn chưa đến 10 năm cho nhân viên làm thủ tục hàng không.
Sau đó, khi xuống sân bay Đài Bắc (Đài Loan), bạn được đi thẳng đến quầy nhập cảnh (không cần qua quầy Visa On Arrival). Đến quầy nhập cảnh, bạn đưa hộ chiếu mới, tờ xác nhận visa, hộ chiếu cũ có visa Mỹ cho nhân viên Đài Loan.
Nhân viên xuất nhập cảnh sẽ cầm visa Mỹ lên soi bằng kính lúp và máy chiếu, yêu cầu lấy dấu vân tay, sau đó đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu. Tất cả quy trình này chỉ mất 1- 2 phút.
Lưu ý: Khi khai thông tin trên trang web để đăng ký visa, nên cẩn thận để không khai nhầm ngày tháng. Trang web của Đài Loan dùng định dạng năm / tháng / ngày. Ví dụ ngày 15/5/1981 thì phải điền vào là 1981/05/15.
Thủ tục xin visa Đài Loan online
Nếu visa hết hạn của các nước kể trên nằm trong hộ chiếu đang sử dụng cũng không có vấn đề gì. Nhưng nếu visa hết hạn của bạn nằm trong hộ chiếu cũ đã không còn sử dụng, cần đem theo hộ chiếu cũ đó để nhân viên xuất nhập cảnh xem và đối chiếu.
Tóm lại dù trước đây bạn đi du lịch tự túc hay đi theo tour khi đã có những visa kể trên (còn hạn hoặc hết hạn), kể cả đi Hàn Quốc, bạn hoàn toàn có thể tự đăng ký visa online, rất nhanh và đơn giản.
4. Thời hạn của visa Đài Loan là bao lâu?
Mỗi lần nhập cảnh vào Đài Loan bằng visa bạn được lưu trú đến 30 ngày. Và có hiệu lực là 90 ngày. Trong 90 ngày đó, bạn có thể nhập cảnh Đài Loan nhiều lần (visa dạng Multiple).
Trên trang web của Đài Loan ghi: “Trường hợp điền sai thông tin có thể lập tức đăng ký lại”. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để tránh điền sai thông tin.
Ngoài ra, cần lưu ý họ chỉ chấp nhận người có hộ chiếu thông thường, không chấp nhận hộ chiếu tạm thời, hộ chiếu khẩn cấp, hộ chiếu phi chính thức hoặc giấy tờ thông hành khác. Và chỉ chấp nhận người có visa chính thức, không chấp nhận giấy phép lao động hoặc giấy tờ tương tự khác.
Người có thẻ cư trú vĩnh viễn không ghi ngày hết hạn, khi nhập thời hạn của thẻ này xin nhập ngày 31 tháng 12 năm「9999」để thay thế.
Đài Loan là điểm du lịch hấp dẫn về sông núi, chùa chiền, khu chợ và các danh lam thắng cảnh thắng cảnh tuyệt vời.
Bạn đang có kế hoạch du lịch Đài Loan trong thời gian tới? Hãy tham khảo những chia sẻ giúp ích cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị hơn. Đài Loan là một sự lựa chọn tuyệt vời với những ai mong muốn trải nghiệm chuyến du lịch dài ngày ở hòn đảo xinh đẹp này.
Lịch trình: TP HCM – Đài Bắc – Đài Trung – Alishan – Cao Hùng – Hoa Liên – công viên quốc gia Taroko – Đài Bắc – TP HCM
Khách sạn: Đài Bắc (2 đêm); Đài Trung (1 đêm); Cao Hùng (1 đêm); Hoa Liên (2 đêm); sân bay Taoyuen (1 đêm).
1. Ngày 1 ở Đài Loan
Nếu bạn di chuyến chặng bay từ TP HCM đến sân bay Taoyuen (Đào Viên) ở thành phố Đài Bắc dự kiến sẽ mất 5 tiếng, khi đến nơi bạn có thể lựa chọn các phương tiện thông dụng ở đây như xe buýt, tàu điện ngầm để tiết kiệm chi phí đi lại. Tiếp đó là lựa chọn địa điểm dừng chân để nghỉ ngơi tại khách sạn như Taipei Discovery Hostel giá phòng ở đây khoảng 550 TWD/dorm (tỷ giá: 1 đô la Đài Loan bằng khoảng 700 đồng).
Sau khi gửi hành lý ở đây là bạn có thể di chuyển ra bên ngoài để tham quan Đài Bắc. Tất cả những ngày ở Đài Bắc, du khách đều có thể sử dụng hệ thống xe điện ngầm và xe bus công cộng khi cần thiết. Bạn có thể mua thẻ và nạp tiền ở các cửa hàng 7eleven, hoặc mua trực tiếp ở nhà ga xe điện ngầm để sử dụng hệ thống giao thông công cộng. Chi phí sử dụng bằng thẻ sẽ tiết kiệm hơn so với mua vé theo từng chuyến đi.
Chùa Xingtian Đài Loan
Nếu đây là đầu du lịch đến Đài Bắc bạn nên xin một tấm bản đồ được phát miễn phí ở các nhà ga xe điện ngầm để đi đến các điểm tham quan nổi tiếng ở thành phố Đài Bắc. Một số điểm tham quan nổi bật như quảng trường Chiang Kai-Shek, bảo tàng lịch sử quốc gia (Nation Musium of History), chùa Long Sơn, khu tưởng niệm Tôn Trung Sơn, bảo tàng Cố Cung (National Palace Musium), chùa Xingtian, đi cáp treo lên Maokong Gondola, sở thú Đài Bắc, chợ đêm Shilin…,
2. Ngày 2 ở Đài Loan
Lính canh đang làm nghi thức thay ca trang trọng ở đền tưởng niệm Tôn Trung Sơn.
Lộ trình tham quan thành phố Đài Bắc tiếp theo là khu tưởng niệm Tôn Trung Sơn, và chụp toàn cảnh tòa tháp 101 tại đây. Bạn có thể xem thủ tục lính canh thay ca gác tượng Tôn Trung Sơn được thực hiện theo nghi lễ trang trọng trong khu tưởng niệm chính.
Tòa tháp Taipei 101 cao hơn 509 m, có kiến trúc như một cây tre sừng sững.
Điểm đến tiếp theo là Tòa tháp 101 Taipei. Bạn đi vào tòa nhà shopping center nằm cạnh tòa tháp, lên tầng 5 mua vé, đi thang máy lên tầng 89 để ngắm toàn cảnh thành phố Đài Bắc từ trên cao. Giá vé là 450 TWD (khoảng 315.000 đồng). Thang máy lên độ cao trên 300 m trong vòng chưa tới 1 phút. Bạn có thể bị ù tai khi thay đổi độ cao một cách đột ngột.
Đến tầng 89, bạn có thể đi thang bộ lên tầng 91 để có thể ra khu vực bên ngoài, ngắm thành phố từ trên cao. Bạn xuống tầng 88 để đi thang máy xuống lại lầu 1 của khu mua sắm.
Sau đó, là đến Taipei Main Station để mua vé xe bus đi hồ Nhật Nguyệt(Sun Moon Lake) vào ngày hôm sau. Đài Bắc có nhiều hãng xe bus, nhưng chỉ có hãng Kuo-Kuang Bus là đi trực tiếp đến tận hồ Nhật Nguyệt. Bạn có thể lần theo hướng khu Z trong hệ thống xe điện ngầm ở Taipei Main Station, ra Exit 3 để đến thẳng trạm xe buýt Kuo-Kuang. Giá xe là 460 TWD. Chuyến xe số 1833 khởi hành từ 7h40-16h20 hàng ngày.
Bắt xe điện đến khu chợ đêm nổi tiếng Shilin vào buổi chiều. Bạn có thể bắt xe điện ngầm đến trạm Jiantan, ra cửa Exit 1, đi bộ 150 m là đến chợ đêm Shilin. Chợ hoạt động từ 17h đến quá nửa đêm.
Nơi đây nổi tiếng là khu ẩm thực về đêm, với những món ăn đường phố đặc sắc, giá cả hợp lý. Khu chợ còn nhộn nhịp bởi những khu quần áo, giày dép, những mặt hàng tiêu dùng nhanh, đa dạng, thu hút khách du lịch và người dân Đài Bắc. Xe điện ngầm sẽ hoạt động đến trước 24h vì thế bạn cần cân nhắc để không bỏ lỡ chuyến tàu cuối cùng về đêm để quay lại khách sạn, hoặc có thể di chuyển bằng taxi với giá khoảng 100-150 TWD
3. Ngày 3 ở Đài Loan
Địa điểm kế tiếp là hồ Nhật Nguyệt nơi đây thuộc miền trung Đài Loan, di chuyển bằng tàu điện ngầm để đến trạm xe bus Kuo-Kuang.
Nhật Nguyệt là hồ tự nhiên lớn nhất của Đài Loan, cũng là một trong những điểm đến nổi bật được giới thiệu cho khách du lịch trước tiên khi họ đến với hòn đảo hình chiếc lá phong này.
Toàn cảnh hồ Nhật Nguyệt phía bến cảng Syuanguang nằm trên độ cao 700 m so với mặt nước biển.
Nằm trên vùng cao nguyên, hồ Nhật Nguyệt cách mặt biển khoảng hơn 700m, thuộc quận Nantou, miền Trung Đài Loan. Phần phía đông của hồ tròn như mặt trời, còn phía tây lại cong bán nguyệt. Vì vậy nơi đây mới được gọi là hồ Nhật Nguyệt.
Xe bus thường đậu vào phía đông nam của hồ, nơi có bến tàu, khách sạn, nhà hàng và một số khu mua sắm. Khi đến trạm xe bus, bạn có thể sẽ được chào mời bởi một số người bán tour du thuyền trên hồ Nhật Nguyệt với giá 250 TWD. Tổng lộ trình tham quan khoảng 3 giờ đồng hồ, và tham quan 3 điểm chính ven hồ. Cũng có rất nhiều công ty du lịch bán vé tham quan du ngoạn bằng thuyền với mức giá tương đương.
Tàu sẽ chở bạn từ bến Yidashao, sau đó dừng lại ở Harbor Yacht. Bạn có thể dạo chơi ở khu vực này 40 phút. Tham quan ngôi chùa nằm trên đồi hướng xuống mặt hồ, xem những tiếc mục âm nhạc truyền thống của người địa phương… Sau đó, bạn xuống bến đợi tàu của hãng mình mua vé đến đón và tiếp tục tham quan ở điểm dừng thứ 2 là Syuanguang. Đây là thị trấn nhỏ có nhiều hàng quán bán trà, đồ lưu niệm, nhà nghỉ, khu ăn uống và cả hệ thống cáp treo để vượt núi giúp du khách nhìn toàn cảnh hồ Nhật Nguyệt từ trên cao.
Từ hồ Nhật Nguyệt có xe bus đến núi Alishan, khởi hành 2 chuyến/ngày vào lúc 9h và 10h sáng. Giá phòng để ngủ qua đêm ở khu vực hồ Nhật Nguyệt thường có giá đắt hơn ở một số địa điểm khác, vì thế bạn nên cân nhắc lựa chọn địa điểm đến này hoặc bắt xe bus về lại Đài Trung, để hôm sau sẽ có nhiều sự lựa chọn đi đến núi Alishan.
Giá vé xe bus để về Đài Trung có giá 189 TWD. Xe đến ngay nhà ga trung tâm của thành phố. Giá vé xe lửa từ Đài Trung đi Chiayi vào ngày hôm sau, với giá 144 TWD. Ở đây có một vài hostel gần đây để ngày mai đi cho tiện. Hostel 41 cách nhà ga khoảng 300 m, được khách du lịch đánh giá trên booking.com đến 8,3 điểm.
Sau khi nhận phòng, tôi tranh thủ đến khu vực chợ đêm Yi Zhong Jie của thành phố Đài Trung. Một khu chợ sôi động cách nhà ga trung tâm hơn 5 km. Đài Trung không có hệ thống xe điện ngầm, bạn có thể bắt xe bus số 34 hoặc 25 để đến khu chợ đêm nổi tiếng này nằm cạnh Đại học Quốc lập Khoa Học Kỹ Thuật Đài Trung.
Khu chợ trở nên cực kỳ náo nhiệt và sống động khi màn đêm buông xuống, khi hàng nghìn người tụ hội về đây, dạo quanh các cửa hiệu, quầy hàng, mua sắm và thưởng thức các món ăn yêu thích. Chợ đêm Yi Zhong Jie thường bắt đầu mở lúc 17h và kết thúc lúc 1hu, vì thế bạn sẽ rất thoải mái và làm chủ được thời gian khi muốn đến đây khám phá.
Sở hữu một ví trí rất lý tưởng và khuôn viên rộng rãi mang phong cách hiện đại, nơi đây thu hút rất nhiều tầng lớp người dân đến thăm quan và mua sắm, đặc biệt là giới trẻ.
Mơ ước ”vừa được du lịch vừa được tặng tiền” tưởng chừng là điều vô cùng xa vời đối với du khách thế nhưng điều này lại xảy ra ở Đài Loan, đây cũng là cách được áp dụng để kích cầu du lịch đối với quốc gia này.
Đài Loan chỉ đón 900.000 khách du lịch trong năm 2022, với phần lớn là du khách đến từ Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ (theo số liệu thống kê từ Cục Du lịch Đài Loan). Có thể thấy đây là một con số cách biệt rất lớn so với mức kỷ lục 11,8 triệu du khách quốc tế ghi nhận trong năm 2019.
1. Tặng tiền khách du lịch
Ngày 26/3, chính phủ Đài Loan đặt mục tiêu về ngành du lịch trong nước ít nhất 6 triệu khách du lịch ít nhất 6 triệu khách du lịch vào năm 2023 và hướng tới 10 triệu du khách vào năm 2025. Để đạt được điều này Đài Loan đã thực hiện chính sách tặng tiền đối với du khách quốc tế, 5.000 đài tệ (165 USD) cho khoảng 500.000 khách du lịch cá nhân, và 20.000 đài tệ (658 USD) cho 90.000 nhóm du lịch.
Khách du lịch sẽ chỉ nhận được ưu đãi tài chính sau khi họ đến Đài Loan tổng giám đốc Cục Du lịch Chang Shi-chung cho biết thêm, số tiền nhận được cũng sẽ được phân bổ đều vào các dịp khuyến mại du lịch trong năm, do đó, “không phải tất cả khách du lịch quốc tế đều nhận được”. Số tiền sẽ được chuyển qua phương thức thanh toán và trao cho du khách. Thẻ thanh toán này sẽ được dùng để thanh toán tiền ăn, ở và chi phí đi lại của khách du lịch trong thời gian lưu trú tại hòn đảo này.
Khách du lịch chụp ảnh tại Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan.
Bện cạnh đó, Đài Loan cũng sẽ đưa ra các chương trình ưu đãi đối với các đại lý trong nước và quốc tế nhằm kích cầu du lịch ”không khói”. Theo bộ trưởng Giao thông vận tải Wang Kuo-tsai cho biết các hoạt động này nhằm thu hút du khách tiềm năng của các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Hong Kong và Macao, cũng như châu Âu và châu Mỹ.
Chính sách mới của Đài Loan được đưa ra khi lượng du khách nước ngoài ghé đến nước này ngày càng giảm mạnh do biên giới cũng chỉ được mở mới đây vào tháng 10/2022. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Chất lượng cao, Ringo Lee, cho biết: “So với các quốc gia lân cận , chúng tôi mở cửa lại biên giới cho khách du lịch quốc tế tương đối muộn và có ít phương tiện hơn để tiến hành tiếp thị du lịch quốc tế”.
2. Gỡ bỏ hạn chế Covid-19
Vào ngày 13/10/2022 Đài Loan chính thức mở cửa biên giới chào đón khách du lịch. Du khách không còn phải cách ly ở khách sạn như trước đây, và chỉ test khi cảm thấy có các dấu hiệu của Covid-19. Trong trường hợp, du khách xét nghiệm bị dương tính với virus SARS-CoV-2, họ sẽ vẫn phải bị cách ly tại khách sạn hoặc nơi cư trú. Ngoài ra, du khách vẫn cần đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng.
Một ngôi đền ở Đài Loan
Bên cạnh các chính sách ưu đãi về tiền du khách còn được trải nghiệm nhiều nét đặc trưng riêng của người Đài Loan. Với diện tích ”khiêm tốn” chỉ bằng một nửa Scotland du khách sẽ không mất qua nhiều thời gian để di chuyển đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan như thủ đô Đài Bắc sôi động và các địa điểm khác, đặc biệt là khi có một hệ thống đường sắt cao tốc vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, với khí hậu cận nhiệt đới, du khách có thể tận hưởng thời tiết Đài Loan với nhiều mùa khác nhau. Du lịch từ tháng 3 đến tháng 4 du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc rực rỡ của hoa anh đào trải dài khắp các nẻo đường, nếu bạn yêu thích thời tiết khô ráo và dễ chịu thì mùa Thu là thời điểm không thể bỏ lỡ thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11.
Bên cạnh những thắng cảnh thiên nhiên, Đài Loan còn thu hút du khách nhờ hệ thống 15.000 ngôi đền để khám phá, cũng như hằng hà sa số những món ăn địa phương và các nhà hàng Michelin đẳng cấp. Đây cũng được coi là một trong những nơi an toàn nhất ở châu Á cho du lịch LGBTQ+, vì Đài Loan là vùng lãnh thổ đầu tiên trong khu vực hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2019.
Thủ đô của Thái Lan cùng Hàn Quốc, Nhật Bản là ba cái tên đứng đầu danh sách điểm đến quốc tế được khách Việt thích nhất dịp nghỉ lễ sắp tới. Dù muốn trải nghiệm những bãi biển đẹp nổi tiếng ở phía Nam, hay khám phá những ngôi làng miền núi ở phía bắc, Thái Lan đều sẽ không làm bạn thất vọng.
Có thể nói, Thái Lan là một trong những viên ngọc quý của Đông Nam Á. Nhờ có ngành du lịch thịnh vượng, Thái Lan vẫn đang ngày càng phát triển và cung cấp tất cả các tiện nghi hiện đại cho tín đồ du lịch, nhưng vẫn đủ hoang sơ để mang đến những chuyến phiêu lưu mạo hiểm và trải nghiệm du lịch chỉ có một lần trong đời. Du lịch Thái Lan đang trở thành xu hướng du lịch của nhiều du khách Việt trong 2023 đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 5 ngày 30/4 và 1/5 sắp tới.
Ngày 24/3, Booking, ứng dụng đặt phòng tại hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ, công bố 10 điểm đến được người Việt lựa chọn nhiều nhất khi du lịch nước ngoài dịp 30/4.
Đứng đầu là thủ đô Thái Lan – Bangkok. 9 thành phố còn lại gồm: Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Singapore, Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Sydney (Australia), Osaka (Nhật Bản), Paris (Pháp), Hong Kong (Trung Quốc) và Kyoto (Nhật Bản).
Đừng bỏ lỡ trải nghiệm tại Cung điện Hoàng gia – Bangkok
Phần lớn khách Việt chọn những điểm đến châu Á. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có nhiều thành phố được yêu thích nhất, với 3 cái tên vào danh sách. Số liệu thống kê từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản chỉ ra lượng khách Việt đến Nhật trong tháng 2 đạt mức cao nhất lịch sử. Đứng thứ hai là Trung Quốc với hai điểm đến.
Paris, thủ đô Pháp, là đại diện duy nhất đến từ châu Âu. Trong những lần khảo sát trước đây củaBooking về thói quen du lịch quốc tế của người Việt, Paris luôn là địa điểm châu Âu duy nhất xuất hiện trong danh sách. Điều này cho thấy sự yêu thích của khách Việt đối với thủ đô Pháp.
Khảo sát trước đó về 10 điểm đến trong nước được yêu thích dịp 30/4, Đà Lạt đứng đầu danh sách. Tiếp đến là các thành phố biển như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long.
Khảo sát trên được dựa trên lượng tìm kiếm nhiều nhất của người Việt trong vòng hai tháng, từ ngày 1/2 đến nay, với ngày nhận phòng từ 28/4 đến 7/5. Đối tượng tham gia khảo sát là nhóm người trưởng thành, có kế hoạch đi công tác hoặc du lịch.
Varun Grover, Giám đốc Quốc gia của Booking tại Việt Nam, chia sẻ: “Chúng ta đã tiến vào năm mới 2023 với sự tích cực về các kế hoạch du lịch. Thật đáng khích lệ khi thấy khách Việt tiếp tục thể hiện niềm yêu thích khám phá cho các điểm đến ngoài nước vào dịp lễ sắp tới”.
Nhật Bản là đất nước ưa chuộng các món ăn Sushi và các loại thịt cá sống vô cùng bổ dưỡng. Đây được cho là bí quyết giúp người Nhật nâng cao tuổi thọ. Thế nhưng, có một món thịt cá người Nhật ưa chuộng lại gây tranh cãi – thịt cá voi. Khi thị trường nội địa suy giảm trong thời gian dài, những người săn cá voi và nhà hàng đang làm việc với văn phòng du lịch Nhật Bản để cố gắng thu hút khách du lịch.
Tại Murasaki – nhà hàng ở Osaka, Nhật Bản nơi du khách có thể thưởng thức được đa dạng các món ăn sushi được chế biến từ loài cá voi như hàm, dạ dày, xương sườn, đuôi, má và lưng của động vật có vú này.
Những người có ảnh hưởng xã hội từ Pháp, Nga, Thái Lan và Hàn Quốc ăn thịt cá voi tại nhà hàng Osaka.
Mới đây, nhóm du khách gồm 6 người có ảnh hưởng xã hội được chọn lựa kỹ lưỡng từ Thái Lan, Pháp, Nga và Hàn Quốc tham gia thưởng thức loại cá voi giám đốc điều hành từ công ty săn cá voi lớn nhất đất nước và các quan chức từ ngành công nghiệp du lịch tổ chức nhằm hy vọng họ sẽ truyền tải thông điệp của ngành tới những người theo dõi – rằng sau nhiều thập kỷ ẩn mình trong góc khuất ẩm thực, thịt cá voi rất ngon và ăn thịt cá voi được xã hội chấp nhận trong hành trình du lịch.
1. Cố gắng thay đổi câu chuyện tiêu cực xung quanh thịt cá voi
Diễn ra tại buổi phát biểu ông Kyodo Senpaku giám đốc điều hành công ty săn cá voi lớn nhất Nhật Bản. Ông tuyên bố việc săn bắt cá voi – loài tiêu thụ lượng thức ăn tương đương 4% trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày – giúp bảo vệ chuỗi thức ăn biển.
Một biểu đồ tại nhà hàng cho thấy các phần thịt cá voi khác nhau.
“Chúng ta cần kiểm soát quần thể cá voi để bảo vệ hệ sinh thái”, ông Tokoro nói. “Đó là về việc trở thành người tiêu dùng có trách nhiệm”.
Dưới thời ông Tokoro, Kyodo Senpaku đang cố gắng thay đổi câu chuyện tiêu cực xung quanh thịt cá voi.
“Thời thế đã thay đổi và chúng tôi muốn hoàn toàn minh bạch… bao gồm cả việc nói chuyện cởi mở với giới truyền thông quốc tế”, Konomu Kubo, phát ngôn viên của công ty, nói với Guardian.
Ngành đánh bắt cá voi của Nhật Bản đã thất bại trong việc thuyết phục người tiêu dùng nội địa biến thịt cá voi thành một phần thường xuyên của chế độ ăn uống.
Mặc dù nó là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong thời kỳ thiếu lương thực sau Thế chiến II, lượng tiêu thụ đã giảm từ những năm 1970 do thịt lợn, thịt gà và thịt bò trở nên phù hợp túi tiền hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, người tiêu dùng nước này đã tiêu thụ 233.000 tấn thịt cá voi vào năm 1962, vượt xa con số thịt bò (157.000 tấn) và thịt gà (155.000 tấn).
Masa, người dẫn chương trình buổi tiệc ăn thịt cá voi ở Osaka, đã yêu cầu người tham gia “giữ thái độ cởi mở, không thành kiến”.
Từ xa xưa, ăn thịt cá voi đã được xem là một truyền thống văn hóa – ẩm thực của người Nhật.
Khi nhân viên mang ra những đĩa kushiage (món xiên que) chiên giòn với nước chấm, anh nói một cách hào hứng về lợi ích dinh dưỡng của thịt cá voi.
“Nó ít calo và giàu protein hơn thịt gà”, Masa cho biết, đồng thời thừa nhận có sự phản đối việc ăn các loại thực phẩm “bất thường” ở những quốc gia mà chúng không phải là một phần của chế độ ăn thông thường.
Đây là sự kiện trải nghiệm các món ăn từ thịt cá voi đầu tiên được tổ chức và là một phần của chiến dịch quan hệ công chúng chưa từng có của ngành công nghiệp săn bắt cá voi.
Nó diễn ra 4 năm sau khi những người đánh bắt cá voi Nhật Bản rời Nam Đại Dương để tập trung săn bắt động vật biển có vú ở vùng biển ven bờ – nơi Kyodo Senpaku bắt được 25 con cá voi Sei và 187 con cá voi Bryde một năm.
2. Gây tranh cãi đối với thịt cá voi
Trong nhiều thập kỷ, chương trình săn bắt cá voi “khoa học” của Nhật Bản đã bị phản đối gay gắt bởi các nhà hoạt động trên biển cùng Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC). Nó cũng chịu sự chỉ trích từ Australia và những quốc gia chống săn bắt cá voi khác.
Tuy nhiên, giờ đây, thịt cá voi đang được chào mời như một yếu tố thu hút khách du lịch. Các nhà cung cấp và nhà hàng hợp tác với cơ quan du lịch Nhật Bản để “thu phục” những du khách còn hoài nghi, với dự đoán lượng du khách nước ngoài sẽ tăng mạnh sau khi dỡ bỏ hạn chế đi lại do Covid-19.
Thịt cá voi được bán tại máy bán hàng tự động tại cửa hàng của Kyodo Senpaku ở Yokohama, Nhật Bản.
Đầu năm nay, Kyodo Senpaku đã khiến nhiều nhà vận động vì quyền động vật tức giận khi bắt đầu bán thịt cá voi từ máy bán hàng tự động nhằm thúc đẩy tiêu dùng.
Konomu Kubo, phát ngôn viên của Kyodo Senpaku, nói với AP rằng công ty đặt mục tiêu mở khoảng 100 điểm bán tự động trong 5 năm, đặc biệt ưu tiên những siêu thị không bán thịt cá voi.
Nhóm Bảo tồn Cá voi và Cá heo đã mô tả đây là một “động thái tiếp thị lạnh lùng” để “bảo vệ ngành công nghiệp đang lụi tàn” phải nhận hơn 5 tỷ yen (khoảng 38 triệu USD) trợ cấp từ chính phủ Nhật Bản vào năm 2020.
“Những nỗ lực trước đây nhằm tăng lượng tiêu thụ, bao gồm đưa thịt cá voi vào bữa trưa ở trường học, quảng bá công thức chế biến thịt cá voi và tạo trang web để giới thiệu địa điểm ăn thịt cá voi. Nhưng việc thiếu nhu cầu với loại thịt này đồng nghĩa kết thúc của nó là thức ăn cho chó”, nhóm này cho biết.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động chỉ trích máy bán hàng tự động là “âm mưu bán hàng gian dối”, Kyodo đưa tin
Tổ chức Bảo tồn Cá voi và Cá heo nhấn mạnh việc săn bắt cá voi rất tàn nhẫn, trong đó nhiều con cá voi chịu đau đớn dai dẳng sau khi “bị bắn bằng những chiếc lao gắn đầu lựu đạn thường được bắn không chính xác từ những con tàu di chuyển liên tục”.
Khi nghiên cứu món thứ hai – một lựa chọn theo phong cách kaiseki bao gồm thịt má cá voi trong rượu sake và vây đuôi trong nước sốt mận – Amine Habes, YouTuber người Pháp, thừa nhận không phải tất cả người dân ở nước anh đều có thể chấp nhận được ý nghĩ ăn thịt cá voi.
“Đó là một phần của văn hóa Nhật Bản, vì vậy tôi hiểu tại sao nó được ăn ở đây. Cá nhân tôi tôn trọng điều đó và muốn thử nó. Nhưng nó gây tranh cãi ở Pháp. Không phải ai cũng cởi mở về điều đó”, anh nói.
Vào năm 2014, tòa án công lý quốc tế đã yêu cầu dừng các cuộc thám hiểm ở Nam Đại Dương sau khi kết luận rằng việc săn bắt không như Nhật Bản tuyên bố là để nghiên cứu khoa học.
5 năm sau, Nhật Bản rút khỏi IWC và cho biết sẽ chấm dứt các cuộc săn bắt ở Nam Cực, nhưng nối lại hoạt động săn bắt cá voi thương mại ở vùng nước ven biển.
Giờ đây, những người săn cá voi Nhật Bản được phép đánh bắt khoảng 200 con cá voi trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một số người thừa nhận họ đang phải vật lộn để tồn tại, một phần do người tiêu dùng Nhật Bản thiếu nhu cầu.
Ngành công nghiệp này đang đối mặt với sự thay đổi thị hiếu, nhận thức ngày càng tăng về phúc lợi động vật và trợ cấp của chính phủ giảm dần.
Khi chuẩn bị rời đi, các thực khách trong sự kiện, được tặng những túi quà gồm thịt cá voi khô, thịt cá voi đóng hộp và thực phẩm bổ sung vitamin. Nhiều người tự hỏi họ sẽ mô tả cuộc phiêu lưu ẩm thực của mình như thế nào trên mạng.
“Thật khó… bất kể ý kiến của bạn là gì, bạn phải chia sẻ nó với khán giả của mình và nếu những gì bạn nói bị hiểu sai, điều đó có thể làm hỏng hình ảnh của bạn với tư cách là người có sức ảnh hưởng”, Mehdi Fliss, blogger du lịch đến từ Pháp, cho biết.
“Tôi đang cố gắng khách quan và muốn nói với những người theo dõi tôi rằng họ nên nhìn vấn đề qua con mắt của người khác… Nhưng tôi đã chuẩn bị cho một số phản hồi tiêu cực”, anh nói.