Vietjet - Khuyến mãi giá sốc chỉ từ 0 đồng bay Đông Bắc Á dịp lễ

Vietjet – Khuyến mãi giá sốc chỉ từ 0 đồng bay Đông Bắc Á dịp lễ

Hãng ưu đãi một loạt vé 0 đồng cho các đường bay thẳng Việt Nam đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc) để chào mừng đại lễ 30/4 – 1/5.

Máy bay trên bầu trời của Vietjet.
Máy bay trên bầu trời của Vietjet.

Theo cập nhật mới nhất của Vietjet , khách hàng thỏa sức săn vé chỉ từ 0 đồng (chưa tính thuế, phí) từ 0h00 ngày 19/4 đến 23h59 ngày 25/4,  khi mua tại Vietjet và ứng dụng điện thoại Vietjet Air, áp dụng cho tất cả đường bay giữa Việt Nam (TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc…) và Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukuoka), Đài Loan (Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng), Hàn Quốc (Seoul, Busan), Hong Kong. Thời gian bay áp dụng từ 7/5 – 30/11.

Hãng hiện sở hữu mạng bay dày đặc hơn 30 đường bay kết nối Việt Nam với Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, giờ bay linh hoạt, đa dạng dịch vụ, với các hạng vé Skyboss Business, SkyBoss, Deluxe, Eco.

Núi Phú Sĩ, Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ, Nhật Bản.

Ngoài ưu đãi vé 0 đồng đến các điểm tại Đông Bắc Á, Vietjet còn mang đến nhiều quà tặng cho khách hàng khi đăng ký trở thành hội viên của chương trình khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy. Theo đó, hội viên thân thiết có cơ hội nhận đến 3.000 điểm SkyPoint, mua vé bay cùng Vietjet và tích điểm để tận hưởng nhiều ưu đãi như đổi thưởng vé máy bay Vietjet và voucher của hơn 250 thương hiệu ẩm thực, mua sắm, du lịch được yêu thích tại Việt Nam và trên thế giới qua ứng dụng SkyJoy hay website Skyjoy.

Vietnam Airlines ưu đãi vé khứ hồi Hàn Quốc chỉ từ 700.000 đồng

Vietnam Airlines ưu đãi vé khứ hồi Hàn Quốc chỉ từ 700.000 đồng

Từ 10h đến 21h các ngày 18-19/3/2023, sự kiện Vietnam Airlines Festa do Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng UBND Thành phố Hà Nội tổ chức định kỳ sẽ trở lại với chủ đề “International Day” tại khu vực đường Đinh Tiên Hoàng – Phố đi bộ Hoàn Kiếm, Hà Nội với ưu đãi hàng loạt vé khứ hồi đi Hàn Quốc giá 30 USD (khoảng 700.000 đồng, chưa thuế, phí).

Tàu bay của Vietnam Airlines trên bầu trời
Tàu bay của Vietnam Airlines trên bầu trời

Với các chương trình ưu đãi vé máy bay, du lịch hấp dẫn cùng những hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực của các nước, sự kiện sẽ là điểm nhấn văn hóa đặc sắc dành cho người dân và du khách dịp cuối tuần này.

Phối hợp với các Trung tâm xúc tiến, du lịch các nước kết hợp quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các đường bay trọng điểm, Vietnam Airlines sẽ triển khai các mức giá vé ưu đãi đặc biệt cho khách tham dự sự kiện.

Theo đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm khai thác đường bay Việt Nam và Hàn Quốc (1993 – 2023), Vietnam Airlines mở bán vé ưu đãi đặc biệt chỉ có 30 USD (tương đương khoảng 700.000 đồng, chưa bao gồm thuế phí) cho các hành trình khứ hồi giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Ưu đãi áp dụng cho những khách hàng mua vé trực tiếp tại sự kiện với hành trình bay từ ngày 18/3 đến 30/9/2023.

Hãng còn giảm tới 50% giá vé đường bay giữa Việt Nam và các nước có kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, gồm: Pháp, Australia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Malaysia và Singapore. Ưu đãi áp dụng cho những khách hàng mua vé trực tiếp tại Vietnam Airlines Festa – International Day với các chuyến bay khởi hành từ 18/3 đến 30/9.  

Cùng dịp này Vietnam Airlines Festa mở bán sản phẩm thẻ quà tặng (giftcard) với mức giá đặc biệt giảm 5%, hứa hẹn sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm hàng không đột phá với đặc quyền ưu việt. Khách tham quan còn có cơ hội trúng nhiều phần quà hấp dẫn từ các quốc gia cũng như cơ hội trúng vé máy bay miễn phí. 

Khách tham quan một gian hàng tại Vietnam Airlines Festa tháng 4/2022.
Khách tham quan một gian hàng tại Vietnam Airlines Festa tháng 4/2022.

Vietnam Airlines Festa là hoạt động quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, văn hóa được hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng TP Hà Nội tổ chức tại phố đi bộ Hoàn Kiếm từ năm 2018. Sự kiện năm nay được ấn định tổ chức định kỳ hàng quý thay vì 2 tháng một lần như mọi năm nhằm kết hợp với các dịp kỷ niệm, các giai đoạn kích cầu du lịch và các dịp nghỉ lễ.

Với chủ đề “International Day”, Vietnam Airlines Festa lần này mang tới cho khách tham quan các hoạt động giao lưu, văn hóa nghệ thuật, giới thiệu điểm đến du lịch với các quốc gia nhân dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và đối tác chiến lược.

Sân bay được đánh giá tốt nhất thế giới trong năm 2023?

Sân bay được đánh giá tốt nhất thế giới trong năm 2023?

Sân bay Changi của Singapore lần thứ 12 được được vinh danh là sân bay tốt nhất thế giới, theo xếp hạng của công ty nghiên cứu Skytrax tại London. Sân bay này đã giành lại ngôi vị đứng đầu sau khi đánh mất vị trí này vào năm 2021 và năm 2022 do dịch Covid-19.

Sân bay Changi đã 12 lần được vinh danh là Sân bay tốt nhất thế giới.
Sân bay Changi đã 12 lần được vinh danh là Sân bay tốt nhất thế giới.

Straits Times đưa tin, tại lễ trao giải World Airport Award 2023 (Giải thưởng Sân bay thế giới) được tổ chức ở Amsterdam hôm 15/3, sân bay Changi cũng được vinh danh là tốt nhất châu Á và thế giới về tiện nghi giải trí. Sân bay này cũng đứng đầu thế giới về dịch vụ ăn uống.

Chia sẻ về sự trở lại ngôi vị đầu bảng của sân bay Changi trong năm 2023, Peter Miller (Skytrax) nhận định: “Phản hồi từ khách hàng cho thấy sân bay Changi cung cấp nhiều dịch vụ, trải nghiệm cho mọi đối tượng khách hàng, từ khách gia đình, doanh nhân đến khách du lịch”. 

Bên cạnh việc dẫn đầu bảng xếp hạng 20 sân bay tốt nhất thế giới, sân bay Changi cũng dành được nhiều giải thưởng khác như giả thưởng sân bay tốt nhất châu Á, giải nhà hàng sân bay tốt nhất thế giới và giải tiện nghi giải trí sân bay tốt nhất thế giới. Crowne Plaza Changi Airport, khách sạn ngay trong khuôn viên Changi cũng được vinh danh là khách sạn sân bay tốt nhất thế giới, như vậy, khách sạn đã giữ danh hiệu này trong 8 năm liên tiếp. Cùng đến với các vị trí tiếp theo trong top 10.

Những tiện ích tại Sân bay Changi có thể kể đến như thác nước trong nhà cao 40m, vườn bướm, rạp chiếu phim IMAX và đặc biệt là hơn 280 cửa hàng bán lẻ, dịch vụ ẩm thực. 

Hamad International Airport (sân bay quốc tế Hamad, Quatar) xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng năm nay của Skytrax trong bảng xếp hạng 20 sân bay tốt nhất thế giới năm 2023, cũng mang đến cho hành khách những lựa chọn tiện ích đa dạng như tour khám phá thành phố phục vụ đối tượng hành khách quá cảnh tại Doha hơn 8 giờ trong khi chờ lên chuyến bay nối tiếp. Và đạt các giải thưởng như giải sân bay mua sắm tốt nhất thế giới, sân bay tốt nhất ở Trung Đông và sân bay sạch nhất ở Trung Đông.

Sân bay quốc tế Hamad, Quatar
Sân bay quốc tế Hamad, Quatar

Tokyo International Airport (Haneda, Nhật Bản) ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng đồng thời đoạt giải sân bay sạch nhất thế giới.

Vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng 20 sân bay tốt nhất thế giới thuộc về Incheon International Airport (Hàn Quốc). Ngoài ra, sân bay này cũng nhận được giải sân bay có đội ngũ nhân viên và quy trình nhập cảnh tốt nhất.

Paris Charles de Gaulle Airport còn gọi là sân bay Roissy (Pháp) giành vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng. 

Istanbul Airport (Thổ Nhĩ Kỳ) giữ vị trí thứ sáu. Đồng thời, Skytrax cũng trao cho sân bay này 2 giải thưởng gồm sân bay thân thiện với gia đình nhất và sân bay có số lượng hành khách cao nhất. 

Sân bay Munich Airport(Đức) ở vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng. Sân bay này cũng nhận giải thưởng nhân viên sân bay tốt nhất châu Âu và giải thưởng sân bay tốt nhất ở Trung Âu. 

Sân bay Zurich Airport (Thụy Sĩ) ở vị trí thứ tám và là sân bay giành được giải quy trình an ninh sân bay tốt nhất thế giới.

Narita International Airport là 1 trong 2 sân bay quốc tế của Nhật Bản lọt vào top 10 của bảng xếp hạng 20 sân bay tốt nhất thế giới năm 2023.

Madrid-Barajas Airport (Tây Ban Nha) ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng. Sân bay này được đưa vào khai thác vào năm 1928 và là một trong những trung tâm hàng không quan trọng nhất châu Âu.  

Bảng xếp hạng năm nay của Skytrax bao gồm hạng mục mới về xếp hạng sân bay dựa trên tính nghệ thuật, thẩm mỹ do một ban giám khảo bầu chọn thay vì lấy ý kiến hành khách được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 2/2023. Theo đó, Hệ thống Sân bay Houston gồm Sân bay William P. Hobby và Sân bay Liên lục địa George Bush Houston – nơi trưng bày 1 trong những bộ sưu tập nghệ thuật công cộng lớn nhất tại bang Texas, được trao danh hiệu này.

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sân bay Changi là sân bay bận rộn thứ 7 thế giới về lưu lượng hành khách quốc tế, với kỷ lục đón và quản lý 68,3 triệu hành khách di chuyển vào năm 2019.

Quy định đeo khẩu trang không còn bắt buộc ở Nhật Bản

Quy định đeo khẩu trang không còn bắt buộc ở Nhật Bản

Hôm qua 13/4 theo thông báo mới nhất của Nhật Bản về việc nới lỏng quy định phòng chống Covid-19, người dân sẽ không phải bắt buộc mang khẩu trang và được thực hiện dựa trên cân nhắc của từng cá nhân cũng như tông trọng quyền độc lập của từng công dân. Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế – xã hội sau đại dịch.

Nhật Bản nới lỏng quy định đeo khẩu trang phòng dịch từ ngày 13/3
Nhật Bản nới lỏng quy định đeo khẩu trang phòng dịch từ ngày 13/3

Văn bản hướng dẫn mới do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) ban hành được áp dụng trước thời điểm dịch COVID-19 được hạ cấp xuống ngang bằng với dịch cúm mùa vào ngày 8/5 tới. 

Một số trường hợp vẫn được khuyến nghị đeo khẩu trang bao gồm những người có triệu chứng nhiễm bệnh, có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 hay sống cùng người mắc bệnh.

Ngoài ra, khi di chuyển trên các phương tiện công cộng đông người hoặc đến các cơ sở y tế, viện dưỡng lão, người dân cũng được khuyến nghị sử dụng khẩu trang. 

Mặt khác, mặc dù việc đeo khẩu trang là do cá nhân tự quyết định nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn được phép yêu cầu khách hàng hoặc nhân viên đeo khẩu trang vì lý do kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh hoặc vì lý do kinh doanh.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã bỏ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang ở ngoài trời. Tuy nhiên, phần lớn người dân Nhật Bản vẫn đeo khẩu trang cho dù họ ở văn phòng hay ở ngoài đường. 

Mặt khác, mặc dù việc đeo khẩu trang là do cá nhân tự quyết định nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn được phép yêu cầu khách hàng hoặc nhân viên đeo khẩu trang vì lý do kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh hoặc vì lý do kinh doanh.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản đã bỏ khuyến nghị người dân đeo khẩu trang ở ngoài trời. Tuy nhiên, phần lớn người dân Nhật Bản vẫn đeo khẩu trang cho dù họ ở văn phòng hay ở ngoài đường. 

Bên cạnh đó, về nguyên tắc, các học sinh và giáo viên cũng không phải đeo khẩu trang khi năm học mới bắt đầu vào ngày 1/4 tới. 

Mặc dù vậy, một số cơ sở dịch vụ như cắt tóc hay massage – nơi các nhân viên tiếp xúc gần với khách hàng – có thể vẫn yêu cầu khách hàng phải đeo khẩu trang.

Trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 đã lắng dịu tại Nhật Bản. Ngày 12/3, nước này chỉ ghi nhận thêm 6.985 ca mắc, giảm khoảng 1.700 ca so với một tuần trước đó và giảm mạnh so với mức đỉnh của làn sóng thứ tám hiện nay (gần 250.000 ca/ngày được ghi nhận vào đầu tháng 1/2023).

Du lịch Đức dự kiến phục hồi về mức cao kỷ lục trước COVID-19

Du lịch Đức dự kiến phục hồi về mức cao kỷ lục trước COVID-19

Liên đoàn Du lịch Đức (DRV) dự đoán năm 2021 doanh thu ngành du lịch của quốc gia này trong năm nay sẽ trở về mức cao như trước đại dịch Covid-19, với doanh thu lên tới 84 tỷ euro, gần gấp đôi của năm 2020. 

Khách hàng vẫn ưu tiên cho các kỳ nghỉ dưỡng
Khách hàng vẫn ưu tiên cho các kỳ nghỉ dưỡng

Xung đột ở Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có vẻ như không ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng Đức trong kỳ nghỉ.

Theo báo cáo công bố của Liên đoàn Du lịch Đức (DRV) ngày 6/3, năm 2023 khởi đầu thuận lợi với doanh thu tháng 1 của các đại lý du lịch và các nền tảng đặt phòng trực tuyến tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019.

Phát biểu khai mạc hội chợ du lịch ITB – một trong những hội chợ du lịch quốc tế lớn nhất thế giới – ở Berlin, Chủ tịch DRV Norbert Fiebig nhận định nhìn chung người tiêu dùng Đức vẫn ưu tiên cho các kỳ nghỉ.

Cổng Brandenburg - Brandenburger Tor - ở Tây Berlin, Đức
Cổng Brandenburg – Brandenburger Tor – ở Tây Berlin, Đức

Ông cho biết đây là tín hiệu khả quan cho thấy doanh thu ngành du lịch Đức năm 2023 có khả năng quay trở lại mức cao kỷ lục vào năm 2019, tức thời điểm người tiêu dùng chi khoảng 98 tỷ euro cho các kỳ nghỉ. Trong đó, họ dành khoảng 69,5 tỷ euro cho các dịch vụ đặt phòng, số còn lại cho những chi tiêu khác.

Theo dữ liệu của DRV, năm 2021, ngành du lịch Đức đã phục hồi về gần mức kỷ lục trước đại dịch COVID-19, với doanh thu lên tới 84 tỷ euro, gần gấp đôi của năm 2020.

Đến năm 2022, thủ đô Berlin của Đức lọt top 10 điểm đến phổ biến nhất thế giới theo xếp hạng của CNN. Đây cũng là năm chính phủ nước này gỡ bỏ hầu hết hạn chế nhập cảnh do đại dịch. Với đà tăng trưởng nhanh, khả năng cao ngành du lịch Đức sẽ sớm phục hồi về mức kỷ lục trong năm 2023.

Singapore Airlines dự kiến thay thế hộp đựng suất ăn bằng giấy

Singapore Airlines dự kiến thay thế hộp đựng suất ăn bằng giấy

Mới đây, Singapore Airlines (SIA) đã công bố thử nghiệm suất ăn đựng bằng hộp giấy thay vì từ tre, dao kéo kim loại ở hạng phổ thông và hạng phổ thông cao cấp trên các chuyến bay được chọn. Hãng nói rằng các hộp đựng mới có thể “giữ nhiệt và độ ẩm tốt hơn so với dụng cụ hiện tại”. Hãng cũng cho biết động thái này sẽ “giúp giảm lượng nhựa sử dụng một lần trên máy bay”.

Hộp thức ăn được đựng giấy của hãng hàng không Singapore Airlines
Hộp thức ăn được đựng giấy của hãng hàng không Singapore Airlines

Hãng hàng không Đông Nam Á giải thích rằng các hộp đựng mới có thể giữ nhiệt và độ ẩm tốt hơn so với dụng cụ hiện tại cho phép phục vụ hiệu quả các món chính có súp và nước thịt trên các tuyến bay dài hơn. Hãng cũng cho biết động thái này sẽ giúp giảm lượng nhựa sử dụng một lần trên máy bay.

Tuy nhiên, thông báo đã vấp phải một số chỉ trích trên phương tiện truyền thông xã hội. Một số người bình luận cho rằng động thái này khiến SIA có vẻ “rẻ tiền”, một khách hàng trên facebook nói rằng cách trình bày món ăn trong hộp giấy giống như bán hàng rong và đó là một biện pháp cắt giảm chi phí bất chấp lợi nhuận của hãng hàng không này gần đây đã tăng lên. SIA hôm thứ Năm cho biết họ sẽ xem xét phản hồi từ khách hàng trước khi đưa ra quyết định về việc thử nghiệm hộp đựng suất ăn bằng giấy trên các chuyến bay đường dài và trung bình. 

Nhiều ý kiến khác của người dùng trên facebook cũng cho hay ”Hạng phổ thông cao cấp được cho là cầu nối giữa hạng phổ thông và hạng thương gia. Ít nhất đồ phục vụ bữa ăn cho khách hàng phải làm bằng kim loại”,  ”thức ăn như được trộn vào với nhau, không được đẹp mắt” một hành khách đánh giá về chất lượng của vỏ hộp được dùng bằng giấy.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến tích cực cho rằng chúng thực sự hữu ích, giúp thân thiện với môi trường và giảm thiểu tình trạng thay thế. Người dùng này cho hay ” đây là một ý tưởng thay đổi tình thế, thật tuyệt vời khi có hãng bay thực hiện các bước tích cực, cam kết hướng tới tính sự bền vững”.

Nhiều người chỉ trích SIA rẻ tiền vì thử nghiệm đựng suất ăn bằng hộp giấy
Nhiều người chỉ trích SIA rẻ tiền vì thử nghiệm đựng suất ăn bằng hộp giấy

Singapore Airlines cho biết họ sẽ xem xét phản hồi từ khách hàng trước khi đưa ra quyết định về việc thử nghiệm hộp đựng suất ăn bằng giấy trên các chuyến bay đường dài và trung bình.

“SIA sẽ tiếp nhận phản hồi của khách hàng cũng như các cân nhắc về hoạt động trước khi quyết định liệu điều này có được mở rộng trên tất cả các chuyến bay đường dài và trung bình hay không. Hộp hộp đựng suất ăn bằng giấy đã được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền và sẽ thay thế các đồ bằng nhựa dùng một lần”, người phát ngôn của hãng hàng không Singapore Airlines cho biết thêm.

Vietjet mở bán hàng triệu vé chỉ từ 8.300 đồng dịp 8/3

Vietjet mở bán hàng triệu vé chỉ từ 8.300 đồng dịp 8/3

Chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Vietjet tung hàng triệu vé đồng giá chỉ từ 8.300 đồng cho toàn mạng bay.

Khuyến mại này của Vietjet nằm trong tuần lễ vàng “yêu không biên giới, năm châu đều tới” từ 3/3 đến 9/3. Hãng cũng tăng tần suất và mở thêm nhiều đường bay mới kết nối Đà Nẵng với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TPHCM với Tokyo (Haneda, Nhật Bản), TPHCM với Hongkong (Trung Quốc).

Vietjet tung hàng triệu vé đồng giá chỉ từ 8.300 đồng cho toàn mạng bay.
Vietjet tung hàng triệu vé đồng giá chỉ từ 8.300 đồng cho toàn mạng bay.

Cụ thể, từ ngày 8/3, hãng tăng tần suất chuyến khứ hồi từ TP HCM đi Hong Kong lên 5 chuyến mỗi tuần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Chuyến bay tại TP HCM cất cánh lúc 15h10, đến Hong Kong lúc 18h50 (giờ địa phương). Các chuyến bay ngược chiều từ sân bay quốc tế Hong Kong cất cánh lúc 19h50 (giờ địa phương) và hạ cánh TP HCM lúc 21h30.

Chuyến bay kết nối Đà Nẵng và Đài Bắc bắt đầu khai thác từ ngày 1/7 với tần suất 5 chuyến mỗi tuần vào các thứ ba, thứ tư, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Chuyến bay tại Đà Nẵng cất cánh lúc 12h00 và đến Đài Bắc lúc 15h45 (giờ địa phương). Chiều ngược lại từ sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Bắc) khởi hành dự kiến lúc 16h50 (giờ địa phương) và đến Đà Nẵng lúc 18h35.

Chuyến bay thẳng từ TPHCM tới Tokyo (sân bay Haneda) khai thác hằng ngày bắt đầu từ 26/4 với tần suất 7 chuyến/tuần. Chuyến bay từ TPHCM cất cánh dự kiến lúc 17h và đến Tokyo lúc 1h (giờ địa phương), chiều ngược lại từ sân bay quốc tế Haneda (Nhật Bản) khởi hành dự kiến lúc 2h (giờ địa phương) và đến TPHCM lúc 6h10′.

Nữ tiếp viên của Vietjet trên một chuyến bay.
Nữ tiếp viên của Vietjet trên một chuyến bay.

Đại diện Vietjet thông tin, khách hàng là phái nữ càng nhân thêm niềm vui trong dịp 8/3 với chuỗi siêu khuyến mãi “Yêu không biên giới, năm châu đều tới” từ ngày 3/3-9/3, đồng giá 8.300 đồng áp dụng toàn mạng bay trong nước và quốc tế đến Australia, Ấn Độ, Kazakhstan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), và toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thời gian bay linh hoạt từ 6/9 đến 19/12.

Ngoài ra, hãng hàng không còn tặng nhiều quà tặng đến thành viên khách hàng thân thiết Vietjet Skyjoy: tặng 100 điểm SkyPoint cho khách hàng mua vé nội địa, 300 điểm SkyPoint cho khách hàng mua vé quốc tế trong tuần vàng khuyến mãi.

Không dừng lại ở chuỗi siêu khuyến mãi, Vietjet còn triển khai nhiều hoạt động trên mạng xã hội như Minigame trúng vé bay “Sẻ chia khoảnh khắc yêu thương”, tận hưởng thước phim ngắn cảm động đặc sắc với những câu chuyện tình yêu không rào cản từ những người vợ, người mẹ tuyệt vời.

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh đón du khách Trung Quốc

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh đón du khách Trung Quốc

Du lịch Nhật Bản đang sôi động trở lại sau khi chính phủ nước này nới lỏng các hạn chế nhập cảnh do Covid-19 đối với du khách Trung Quốc.

Du khách Trung Quốc là một nguồn thu khổng lồ của du lịch Nhật Bản
Du khách Trung Quốc là một nguồn thu khổng lồ của du lịch Nhật Bản

1. Nhật Bản dỡ bỏ lệnh xét nghiệm Covid-19 với riêng du khách Trung Quốc

Mới đây, chính phủ Nhật Bản cho biết đất nước này đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với khách du lịch từ Trung Quốc. Lệnh nới lỏng này được áp dụng vào 1/3 và khi đó, Nhật Bản chỉ kiểm tra ngẫu nhiên du khách Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.

Du khách Trung Quốc chờ xét nghiệm Covid-19 sau khi đến sân bay quốc tế Kansai.
Du khách Trung Quốc chờ xét nghiệm Covid-19 sau khi đến sân bay quốc tế Kansai.

Tuy nhiên, chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay vẫn được yêu cầu. Ngoài ra, các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc – hiện chỉ được phép hạ cánh tại Narita (Tokyo), Haneda (Tokyo), Chubu (Nagoya) và Kansai (Osaka) – sẽ được mở rộng sang các sân bay khác ở Nhật Bản. Các hãng hàng không cũng được phép cung cấp dịch vụ thường xuyên hơn.

Trung Quốc, quốc gia đã dỡ bỏ chính sách “không Covid-19” vào tháng 12, trước đó đã trả đũa các biện pháp biên giới chặt chẽ hơn do Nhật Bản và Hàn Quốc áp đặt bằng cách tạm thời đình chỉ thị thực ngắn hạn cho công dân của hai nước. Hiện tại, Trung Quốc đã nối lại việc cấp thị thực đối với du khách Nhật Bản.

Hàn Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với khách du lịch ngắn hạn từ Trung Quốc kể từ đầu tháng 1, khi các quan chức nhận thấy đại dịch ở Trung Quốc đã ổn định.

Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng phần lớn các yêu cầu đeo khẩu trang vào ngày 13/3 và để các cá nhân tự quyết định. Nước này cũng sẽ hạ cấp Covid-19 xuống mức tương đương với bệnh cúm theo mùa vào tháng Năm.

Việc nới lỏng nhập cảnh nhằm thúc đầy nhu cầu du lịch quốc tế trong đó có Trung Quốc, theo thông tin Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết khoảng 9,6 triệu người Trung Quốc đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2019, chi tiêu tổng cộng 1,7 nghìn tỷ yên (12,5 tỷ USD). Các hạn chế nới lỏng dự kiến sẽ đẩy nhanh sự trở lại của những khách du lịch chi tiêu lớn. 

2. Thiếu hụt lao động diện rộng

Làn sóng du khách từ Trung Quốc có thể gây thêm áp lực cho ngành du lịch Nhật Bản vốn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng. Các doanh nghiệp Nhật đang phải nỗ lực để theo kịp tốc độ tăng trưởng du lịch sau khi chính phủ lần đầu tiên loại bỏ hầu hết hạn chế nhập cảnh liên quan đến Covid-19.

Các khách sạn và nhà hàng của Nhật Bản đã phải vật lộn để thuê nhân công để đáp ứng sự phục hồi của ngành du lịch.
Các khách sạn và nhà hàng của Nhật Bản đã phải vật lộn để thuê nhân công để đáp ứng sự phục hồi của ngành du lịch.

Nhiều nhân viên tại các khách sạn và các doanh nghiệp tập trung vào du lịch trước đó đã chuyển nghề do đại dịch. Trong số hơn 10.000 nhà nghỉ và khách sạn được khảo sát bởi công ty nghiên cứu Teikoku Databank vào tháng 1, 77,8% cho biết họ không có đủ nhân viên toàn thời gian, trong khi 81,1% nói rằng họ không có đủ nhân viên bán thời gian và làm việc theo giờ không thường xuyên.

“Có sự thiếu hụt nhân sự kỷ lục, thậm chí so với năm 2019 trở về trước trong thời kỳ bùng nổ du lịch của Nhật Bản”, Teikoku Databank cho biết.

Chuỗi nhà hàng nổi tiếng Kiwamiya tại Fukuoka đã phục vụ khoảng 400 thực khách chỉ trong một ngày. Hơn 80% khách quen là du khách đến từ Hàn Quốc. Đại diện nhà hàng cho biết: “Lượng khách đã tăng lên kể từ khi Nhật Bản nới lỏng các hạn chế nhập cảnh. Chúng tôi không thể theo kịp với đội ngũ nhân viên hiện tại của mình”.

Khu nghỉ dưỡng Kanucha Bay Resort đã không thể phục vụ du khách nước ngoài do thiếu nhân viên. Takehiro Shiraishi, chủ tịch của công ty điều hành khách sạn có trụ sở tại Okinawa, cho biết: “Chúng tôi buộc phải tập trung vào khách nội địa vì không có đủ nhân lực”.

3. Giải pháp tình thế

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khoảng 1,5 triệu người đã đến thăm đất nước mặt trời mọc vào tháng 1, bằng 55,7% so với lượng khách cùng kỳ năm 2019, gấp 84 lần so với tháng 1/2022. Đất nước này tiến gần đến mốc đón 20 triệu lượt khách năm nay, một con số chưa từng thấy kể từ năm 2019. Du lịch nội địa dự kiến cũng sẽ tăng trong kỳ nghỉ Tuần lễ vàng của Nhật Bản vào tháng 5.

Làng Ouchi-juku ở Fukushima.
Làng Ouchi-juku ở Fukushima.

Yuzawa, một thị trấn ở tỉnh Niigata, đang hợp tác với một công ty startup để kết nối những người lao động. Hơn 700 lao động đã đăng ký và nhận được việc làm.

“Ngày càng có nhiều người đến làm việc cho chúng tôi thường xuyên”, một khách sạn địa phương cho biết. Chính quyền Hokkaido vào tháng 1 cũng đã bắt đầu cung cấp 100.000 yen cho các khách sạn và doanh nghiệp khác đang thiếu lao động nghiêm trọng, cũng như cho những lao động mới.

Du khách Việt được miễn visa khi đến tỉnh Jeollanam-do Hàn Quốc

Du khách Việt được miễn visa khi đến tỉnh Jeollanam-do Hàn Quốc

Khách Việt được miễn visa trong 15 ngày khi du lịch tỉnh Jeollanam-do, và sẽ được hỗ trợ về phương tiện đi lại, chi phí chỗ ở từ 15/3. 

Kim Jung-Rok, tỉnh trưởng Jeollanam-do, phát biểu tại buổi lễ
Kim Jung-Rok, tỉnh trưởng Jeollanam-do, phát biểu tại buổi lễ

Hôm 25/2 theo thông tin của ông Kim Yung-Rok tỉnh Jeollanam-do (Hàn Quốc) cùng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc ký kết hợp tác tổ chức chương trình tour du lịch miễn visa với các công ty lữ hành tại TP Nha Trang ở Việt Nam. 

Theo đó, sự kiện được thực hiện dựa trên kế hoạch phát triển du lịch của cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, giúp giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai quốc gia nói chung và tỉnh Jeollanam-do với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói riêng.

Ngoài sự phát triển về du lịch của cả 2 nước, đây cũng là cơ hội để Hàn Quốc biết đến du lịch Khách Hòa
Ngoài sự phát triển về du lịch của cả 2 nước, đây cũng là cơ hội để Hàn Quốc biết đến du lịch Khách Hòa

Đây là tour miễn visa đầu tiên sau Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch tại Hàn Quốc của khách Việt Nam.

Từ tháng 4 đến tháng 10, các bên cam kết xúc tiến thúc đẩy khai thác mỗi tuần một chuyến bay, dự kiến đạt 43 chuyến bay charter (khoảng gần 10.000 lượt khách). Cụ thể, bắt đầu từ ngày 14/4, chuyến đi khởi hành vào 0h10 thứ 7 hàng tuần bằng máy bay của Pacific Airlines và trở về vào lúc 0h30 thứ 4 tuần tiếp theo. 

Tỉnh Jeollanam-do Hàn Quốc miễn visa cho khách Việt
Tỉnh Jeollanam-do Hàn Quốc miễn visa cho khách Việt

Ông Kim Yung Rok – tỉnh trưởng Jeollanam-do – cho hay ngoài việc miễn visa 15 ngày, du khách Việt Nam đến tỉnh Jeollanam-do sẽ được chính quyền cung cấp nhiều ưu đãi hỗ trợ về phương tiện, chi phí chỗ ở.

Về tour du lịch, du khách sẽ được trải nghiệm các điểm đến hấp dẫn tại Jeollanam-do như ngắm tuyết vào mùa đông hoặc ngắm hoa vào mùa xuân, tham quan làng pháo đài cổ Naganeupseong, tham quan Vườn quốc gia vịnh Suncheon, trường quay K-drama Suncheon, trải nghiệm phòng tắm hơi Jjimjilbang kiểu Hàn Quốc; ngắm đồi chè đẹp nhất của huyện Boseong, …cùng các sản phẩm du lịch như cưỡi ngựa trên bãi biển Shinan, chèo xuồng vượt thác Gokseong…

Đền Sasungam - một điểm tham quan tại Jeollanam-do
Đền Sasungam – một điểm tham quan tại Jeollanam-do

Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, ngoài việc xúc tiến đưa khách Việt Nam sang Hàn Quốc thì Hàn Quốc đang là thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Khánh Hòa. Ước tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa đã đón hơn 90.000 lượt khách lưu trú từ Hàn Quốc.

Những năm gần đây, du khách Hàn rất ưa thích đến du lịch ở Khánh Hòa bởi sự thuận lợi về đường bay. Thời gian bay từ Seoul, Busan, Daegu (Hàn Quốc) đến Khánh Hòa chỉ hơn 4 giờ. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến bay từ Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Cam Ranh nên rất thuận lợi cho du khách đi du lịch.

Theo đại diện một số công ty lữ hành chuyên đón khách Hàn Quốc, ngoài tỉnh Jeollanam-do còn có đảo Jeju, tỉnh Gangwon cũng miễn visa cho khách Việt .

Tỉnh Jeollanam-do, phía tây nam Hàn Quốc, có rất nhiều công viên, đền chùa, mùa xuân rực rỡ hoa anh đào, có những cung đường dài hàng chục km với hai hàng cây anh đào cổ thụ. Nơi đây được bao phủ bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kết hợp hài hòa giữa núi rừng và biển cả, Đây là địa danh du lịch nổi tiếng và hút khách hàng đầu Hàn Quốc.

Singapore dự kiến tăng gấp đôi nguồn khách du lịch trong năm 2023

Singapore dự kiến tăng gấp đôi nguồn khách du lịch trong năm 2023

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Singapore (STB), lượng khách quốc tế đến Singapore dự kiến sẽ đạt từ 12 triệu đến 14 triệu vào năm 2023. Ngành du lịch của quốc đảo sư tử cũng dự kiến phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

Du khách du lịch Singapore vào năm 2022
Singapore là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn sau đại dịch

Động lực cho việc tăng trưởng gấp đôi đến từ nguồn khách Trung Quốc; doanh thu du lịch của Singapore sẽ từ 18 đến 21 tỷ SGD (gần 15,7 tỷ USD). Trong đó, nhiều du khách Indonesia, Ấn Độ, Úc khác cũng đóng góp không nhỏ tạo ra doanh thu ấn tượng trên.

Ông Keith Tan – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cho rằng, với 6,3 triệu khách quốc tế trong năm 2022, Singapore đã chứng minh được sức hấp dẫn du khách sau đại dịch Covid-19.

Trong thời gian này, STB sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến Singapore. Theo đó, STB sẽ hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới vào năm 2023, ví dụ như công viên Bird Paradise thuộc khu bảo tồn động vật hoang dã Mandai Wildlife Reserve, hay những trải nghiệm mới mẻ tại khu Orchard Road như cơ sở thể thao tích hợp Trifecta.

Ông Keith Tan – Tổng Cục trưởng STB dự kiến sẽ tăng gấp đôi nguồn khách quốc tế du lịch Singapore
Ông Keith Tan – Tổng Cục trưởng STB dự kiến sẽ tăng gấp đôi nguồn khách quốc tế du lịch Singapore

 “ Thành quả mà ngành du lịch đạt được trong năm 2022 đã chứng minh sức hấp dẫn của Singapore với vị thế là điểm đến kinh doanh và giải trí hàng đầu cho du khách sau đại dịch.

Để duy trì tốc độ phát triển của ngành du lịch trong năm 2023 và xa hơn nữa, chúng tôi sẽ không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, xây dựng lịch trình sự kiện phong phú quanh năm và tăng cường đầu tư vào các sản phẩm cũng như trải nghiệm mới được hình dung lại tại Đảo quốc. Đồng thời, STB sẽ tiếp tục hỗ trợ các đơn vị trong ngành xây dựng phát triển khả năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của du khách”. Ông Keith Tan – Tổng Cục trưởng STB cho biết thêm.

Ngành khách sạn tại Singapore cũng đã có một năm đáng khích lệ nhờ nhu cầu đi công tác và giải trí tăng mạnh. Từ tháng 4 đến tháng 12/2022, công suất phòng trung bình (AOR) đạt 79,1%, so với con số 87,3% được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2019. Giá phòng trung bình (ARR) trong giai đoạn này tăng 17% và đạt mức 260 SGD, trong khi doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) tăng 6,2% và lên đến 206 SGD.

Trong năm 2022, Singapore đã chào đón tổng cộng 465 khách sạn mới bao gồm Citadines Connect City và Garden Pod @ Gardens By The Bay Centre. Các thương hiệu mới như Hotel Telegraph (tên cũ là SO Singapore), Pullman Singapore Orchard (tên cũ là Grand Park Orchard), Voco Orchard Singapore (tên cũ là Hilton Singapore tại số 581 Orchard Road) và Vibe Hotel Singapore Orchard (tên cũ là Elizabeth Hotel) cũng được giới thiệu đến du khách.

Những khoản đầu tư này một lần nữa khẳng định niềm tin của khu vực tư nhân đối với triển vọng tăng trưởng của ngành du lịch Singapore.

STB kỳ vọng ngành du lịch Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay dựa trên bối cảnh mạng lưới chuyến bay và số lượng chuyến bay đang gia tăng, cùng với sự mở cửa trở lại từng bước của Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 6/2/2023, Trung Quốc đã bắt đầu mở lại tour theo đoàn cho khách du lịch nước này đến 20 quốc gia khác, trong đó có Singapore.

Singapore đã đón hơn 3,6 triệu lượt khách đến từ Trung Quốc vào năm 2019, đưa Trung Quốc trở thành thị trường du lịch hàng đầu của quốc gia Đông Nam Á trước đại dịch. Hiện tại, Singapore đã không còn thắt chặt các hạn chế đi lại đối với du khách Trung Quốc sau khi Trung Quốc tuyên bố nới lỏng kiểm soát biên giới.

Bên cạnh đó, lượng du khách quốc tế nhập cảnh dự kiến sẽ đạt khoảng 12 đến 14 triệu khách, từ đó mang lại cho ‘Đảo quốc sư tử’ nguồn doanh thu du lịch từ 18 đến 21 tỷ SGD (gần 15,7 tỷ USD), tương đương từ 2/3 đến ¾ mức doanh thu của năm 2019.

Theo dự đoán của ông Keith Tan trong một cuộc họp báo vào tháng 1/2023: phải đến 2024, ngành du lịch Singapore mới quay lại như trước đại dịch.

Trong năm 2023, STB sẽ tiếp tục nỗ lực nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến Singapore. Theo đó, STB sẽ hỗ trợ phát triển các dịch vụ mới được làm mới vào năm 2023, ví dụ như công viên Bird Paradise thuộc khu bảo tồn động vật hoang dã Mandai Wildlife Reserve. Ngoài ra, những trải nghiệm mới mẻ tại khu Orchard Road – chẳng hạn như cơ sở thể thao tích hợp Trifecta, cũng nằm trong danh mục dịch vụ được STB hỗ trợ.

Giải đua xe Công thức 1 là một trong những sự kiện thu hút du khách tới quốc đảo sư tử
Giải đua xe Công thức 1 là một trong những sự kiện thu hút du khách tới quốc đảo sư tử

Đặc biệt, STB sẽ chi trước 110 triệu SGD từ khoản tài trợ trị giá 500 triệu SGD dành riêng cho việc phục hồi du lịch của Singapore, nhằm đẩy mạnh các sự kiện kinh doanh và giải trí. Để gia tăng nhận thức về điểm đến Singapore, STB sẽ đẩy mạnh chiến dịch SingapoReimagine (tạm dịch: Hình dung lại, trải nghiệm mới) tại tất cả các thị trường trọng điểm thông qua những hoạt động quảng bá, nội dung và quan hệ đối tác mang tính sáng tạo.

STB sẽ hỗ trợ nhu cầu nhân lực thông qua Tourism Careers Hub (Trung tâm Hướng nghiệp Du lịch). Đây là nơi đã tuyển dụng hơn 500 nhân viên trong lĩnh vực du lịch kể từ khi ra mắt vào năm 2022, bằng cách cung cấp dịch vụ huấn luyện nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng và đánh giá ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Ngoài ra, STB cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số cho ngành du lịch bằng Tcube – nền tảng đã giúp hơn 1.000 công ty du lịch địa phương phát triển thông qua các chương trình khác nhau.