Chi phí du lịch châu á tăng cao

Chi phí du lịch châu á tăng cao

Nhiều doanh nghiệp du lịch cho biết nhu cầu đi lại tăng là một trong những lý do khiến chi phí du lịch tại một số điểm đến đội giá. Du lịch châu Á đang trỗi dậy mạnh mẽ khi khách du lịch tại khu vực này ngày một tăng cao, dự báo năm 2023 tiếp tục đón lượng lớn khách quốc tế. Đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Tổng Giám đốc Klook Việt Nam, nhận định phân khúc du lịch nước ngoài bắt đầu sôi động trở lại. Với nhóm du khách Việt Nam, các điểm đến Đông Bắc Á là thị trường nhận được nhiều sự quan tâm.

Các nước khu vực Đông Bắc Á là điểm đến quen thuộc với khách Việt
Các nước khu vực Đông Bắc Á là điểm đến quen thuộc với khách Việt

1. Du lịch sôi động trở lại

“Trong những tháng đầu năm, chúng tôi ghi nhận số lượng đơn hàng của người Việt cho các sản phẩm du lịch tại khu vực Đông Bắc Á tăng đến 50% so với giai đoạn các điểm này vừa mở cửa trở lại”, ông Hoàng cho biết.

Theo vị này, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là các điểm đến được khách Việt yêu thích nhất. Dữ liệu công ty cũng chỉ ra một số trải nghiệm được quan tâm và đặt mua nhiều ở khu vực trên, bao gồm vé các điểm tham quan và công viên giải trí, vé tàu, thẻ di chuyển như thẻ JR Pass của Nhật, vé tàu cao tốc THSR của Đài Loan…

Mùa hoa anh đào bắt đầu nở rộ tại các điểm đến Đông Bắc Á
Mùa hoa anh đào bắt đầu nở rộ tại các điểm đến Đông Bắc Á

Tương tự, dữ liệu tìm kiếm trên nền tảng Booking.com cũng chỉ ra trong top 10 điểm đến được khách Việt quan tâm vào tháng 2, có đến 3 điểm đến thuộc khu vực Đông Bắc Á. Cụ thể, các địa điểm này gồm Đài Bắc, Đài Loan (xếp thứ 4), Tokyo, Nhật Bản (xếp thứ 5) và Seoul, Hàn Quốc (xếp thứ 7).

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vừa đưa ra nhận định, năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế có thể đạt 80% đến 95% so với mức trước đại dịch. Theo dữ liệu mới của UNWTO, hơn 900 triệu khách đã đi du lịch quốc tế vào năm 2022, gấp đôi con số được ghi nhận vào năm 2021 (nhưng vẫn bằng 63% so với mức trước đại dịch năm 2019). 

2. Giá vé ngày càng tăng cao

Du khách Hoàng Sơn (quận 7, TP.HCM) vừa đặt vé khứ hồi chặng TP.HCM – Đài Bắc (Đài Loan) hết khoảng 11 triệu đồng. Nam du khách nhận xét mức giá này chênh lệch khá nhiều so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Phan Thế Anh, travel blogger từng sinh sống tại Đài Loan 6 năm, cũng đồng quan điểm trên.

“Thời điểm trước dịch tôi thường săn được vé giá rẻ, dao động khoảng 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giá vé rẻ nhất thường là 5 triệu đồng. Thậm chí, vào cuối tuần, mức giá có thể lên đến gần 7 – 8 triệu đồng”, Thế Anh chia sẻ.

Nhu cầu du lịch tăng cao sau covid-19 kéo theo chi phí cũng tăng cao
Nhu cầu du lịch tăng cao sau covid-19 kéo theo chi phí cũng tăng cao

Với mức giá này, nhiều du khách sẽ chọn đi Hàn Quốc và Nhật Bản thay vì Đài Loan. Hai điểm đến này tuy thời gian bay dài hơn nhưng lại nổi tiếng hơn về mặt du lịch. Tại Nhật Bản, Tổng cục du lịch Nhật Bản cho biết, trong năm 2023, du lịch nội địa sẽ khôi phục hơn 90% lượng khách so với trước đại dịch Covid-19. Số khách nước ngoài dự kiến đến Nhật Bản khoảng 21,1 triệu người, tăng khoảng 5,5 lần so với năm 2022. Khách Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhanh từ tháng 7 trở đi và chiếm khoảng 30% khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản.

Vé máy bay chặng TP.HCM – Đài Bắc trong tháng 3 có giá thấp nhất khoảng 4,8 triệu đồng nhưng giờ bay không thuận lợi. Hành khách có nhiều lựa chọn hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet Air, China Airlines, EVA Air, Cathay Pacific… Giá vé tùy thời điểm dao động 4,8-9,4 triệu đồng.

Chặng TP.HCM – Seoul (Hàn Quốc) trong tháng 3 dao động 5,5 – 7,4 triệu đồng tùy theo giờ bay và hãng hàng không. Cũng trong tháng này, vé máy bay chặng TP.HCM – Tokyo (Nhật Bản) thấp nhất là 8,5 triệu đồng và cao nhất là 13,6 triệu đồng/chiều.

3. Biến động cung – cầu

Không chỉ vé máy bay, giá phòng khách sạn tại khu vực châu Á nói chung và Đông Bắc Á nói riêng cũng có sự thay đổi so với thời điểm trước dịch Covid-19. Mặc dù được nhận định sẽ có sự phục hồi nhanh vào năm 2023, du lịch trong khu vực châu Á cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức. Khó khăn chung của kinh tế toàn cầu được dự báo còn tiếp diễn trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu của du khách cho du lịch. Ngoài ra, ngành Du lịch của các quốc gia châu Á cũng gặp khó khăn về nguồn nhân lực.

Giám đốc chiến lược một nền tảng đặt phòng khác chia sẻ việc các khách sạn cao cấp tăng giá ồ ạt do nhu cầu về phòng khách sạn sang trọng của du khách Trung Quốc ngày càng tăng.

Khách Trung Quốc càng quan tâm đến điểm đến nào thì giá phòng khách sạn ở đó càng tăng mạnh. Việc điều chỉnh giá phòng khách sạn đang giúp các doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ đáng kể trong ba năm chịu ảnh hưởng của đại dịch và có khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng khách sạn. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất vẫn là bài toán cung – cầu. Các điểm đến ở khu vực Đông Bắc Á là minh chứng rõ ràng cho nhận xét này.

Theo ông, khi hạn chế đi lại được dỡ bỏ, nhu cầu du lịch tăng cao. Điều này đã phần nào thúc đẩy việc tăng giá phòng khách sạn nói chung.

Vị giám đốc chiến lược nền tảng đặt phòng khác cho rằng điều này có thể gây thêm khó khăn về tài chính cho khách du lịch, những người đã phải chi trả quá nhiều cho chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng.

Trái lại, dữ liệu thực tế trên nền tảng Klook chỉ ra khách du lịch sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Cuộc khảo sát được đơn vị này thực hiện tại 9 quốc gia vào tháng 12/2022 cho thấy 80% du khách sẽ chi tiêu như trước đó nếu không muốn nói là nhiều hơn cho du lịch vào năm nay.

Trong các điểm đến tham gia khảo sát, Việt Nam là một trong quốc gia mà người được khảo sát hào hứng đi du lịch nhất, bất chấp những lo lắng về kinh tế.

Kết quả thu về ghi nhận 51% dự định chi tiêu nhiều hơn cho du lịch vào năm nay. 79% người Việt Nam tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ dự định có nhiều hơn một chuyến du lịch quốc tế trong năm và 45% dự định du lịch nước ngoài trong hơn 10 ngày.

Năm 2023, các quốc gia trong khu vực châu Á đều lên các kế hoạch để đón lượng khách lớn, tiến tới phục hồi du lịch hoàn toàn. Trong đó, các quốc gia trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đang dần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến với kỳ vọng phát triển du lịch chào đón nhiều du khách quốc tế.

Bật mí 7 loại mì được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản

Bật mí 7 loại mì được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến với nền văn hóa ẩm thực đa dạng, các món ăn được chế biến đơn giản nhưng lại mang hương vị riêng biệt. Nếu có cơ hội ghé thăm Nhật Bản bạn không thể bỏ qua 7 loại mì đặc sản của quốc gia này nhé.!

Mì Nhật Bản là cả một thế giới ẩm thực phong phú và đa dạng khiến nhiều người thích thú tìm hiểu. Với mỗi phong cách chế biến, mì sẽ mang những tên gọi khác nhau. Điều này đôi khi khiến cho thực khách không khỏi bối rối khi lựa chọn loại mì để thưởng thức. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại mì Nhật phổ biến ở đất nước mặt trời mọc và cách “nhận diện” ẩm thực Nhật Bản chuẩn xác qua bài viết này nhé!

1. Ramen

Loại mì được giới thiệu đầu tiên trong danh sách này phải nhắc đến là mì ramen. Ramen là món mì nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc được thực khách trên toàn thế giới yêu thích và quan tâm tìm hiểu. Mì ramen bắt đầu phổ biến kể từ năm 1910 khi nhà hàng Rairaten bắt đầu bán món này cho tầng lớp lao động. Kể từ đó, có nhiều phiên bản ramen khác nhau được tạo ra ở những vùng khác nhau tùy vào khẩu vị địa phương. Ramen được làm từ lúa mì, trông khá giống với mì Ramyeon ở Hàn Quốc. Bạn có thể nhận biết Ramen thông qua một số đặc điểm nhận dạng như sợi mì khá mảnh, có độ xoăn nhẹ, màu vàng, hơi dai. Người Nhật thường dùng món mì Ramen này kèm với súp hoặc nước lèo nóng.

Mì Ramen Nhật Bản
Mì Ramen Nhật Bản

2. Udon

Theo nhiều tài liệu, loại mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa và được du nhập vào xứ sở hoa anh đào từ những năm thế kỷ VIII. Đây là loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong số các loại mì phổ biến ở Nhật Bản. Sợi mì Udon thông thường có màu trắng, đường kính khoảng 1cm, được dùng kèm với các loại nước dùng nấu từ các loại thịt. Mọi người thường ăn mì udon với nước dùng là nước tương có màu đậm trong khi phía đông Nhật Bản ưa chuộng màu nước tương nhạt hơn. Những topping thường được ăn kèm cả hai vùng thường có như kamaboko (chả cá Nhật Bản), tempura (rau củ hoặc hải sản chiên giòn) và hành lá.

Mì Udon Nhật Bản
Mì Udon Nhật Bản

Giống như ramen, udon cũng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng bạn không nên bỏ qua nơi thưởng thức udon ngon nhất ở Kagawa, vốn được mệnh danh là “tỉnh Udon”. Sanuki udon là tên gọi ở đây với sự tăng độ dày và dai.  

3. Soba

Mì kiều mạch có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Chúng có chứa Vitamin B và ít chất béo, rất phù hợp cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Vẻ ngoài của mì khá giống với miến hay mì làm từ gạo lứt, có màu xám hoặc nâu đậm, sợi mảnh và dai là những đặc điểm giúp bạn nhận dạng được Soba. Đây cũng là món ăn truyền thống được ưa chuộng ở Nhật Bản, mọi người hay ăn toshikoshi soba như một phong tục truyền thống.Sợi mì soba hơi giòn nên khi bạn cắn vào sẽ rất dễ đứt. Điều này tượng trưng cho việc cắt đứt những điều không may năm cũ trước khi bước qua một năm mới.

Mì Soba Nhật Bản
Mì Soba Nhật Bản

Soba cũng có nhiều vị khác nhau như “cha soba” (vị trà xanh), “hegi soba” (vị rong biển), “jinenjo soba” (vị khoai mỡ).

Bạn có thể thưởng thức soba cả khi nóng và lạnh. Với soba lạnh, một trong những món soba nổi tiếng nhất là “wanko soba” đến từ Iwate. Bạn sẽ được đưa một khay với nhiều chén mì soba lạnh nhỏ và thử thách là bạn phải hoàn thành càng nhiều càng tốt. Thông thường, phụ nữ sẽ có thể ăn 40 chén, trong khi đàn ông có thể lên tới 70 chén.

4. Hiyashi Chuka

Hiyashi Chuka
Hiyashi Chuka

Nhật Bản vào mùa hè cực kỳ nóng ẩm. Nếu bạn sẽ tìm đến những biện pháp tránh nóng, bạn có thể thử “hiyashi chuka”, một loại mì lạnh Trung Hoa được ăn cùng với sốt miso mè mặn. Một số người cho rằng món mì này xuất phát từ một nhà hàng ở Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản bởi hương vị mới lạ, màu sắc bắt mắt đã thu hút dân bản địa và du khách ghé đến ưa chuộng. 

5. Somen

Somen
Somen

Bên cạnh mì hiyashi chuka, một loại mì khác thơm ngon không kém đó chính là “somen”. Món mì này chỉ dành cho những người giàu có vào những dịp đặc biệt trong thời kỳ Kamakura (1185 – 1333). Những ngôi chùa Phật giáo bắt đầu phục vụ món này như một bữa ăn nhẹ suốt thời kỳ Muromachi (1336 – 1573). Điều này đã giúp cho tầng lớp lao động được tiếp xúc với món ăn này và trở thành món mì mùa hè của Nhật Bản ngày nay.

Mì somen thường được đựng trong tô với nước lạnh và những viên đá để duy trì kết cấu mịn và mượt của chúng. Chúng cũng được phủ một lớp dầu mỏng. Khi ăn, bạn nhúng mì vào nước tương và húp.

Để tăng thêm yếu tố vui nhộn, người Nhật đã tạo ra “nagashi somen”. Mì somen được đặt vào một ống tre và chạy dọc theo nước lạnh. Bạn phải dùng đũa để bắt lấy những sợi mì ngay khi bạn vừa thấy chúng.

Okinawa sẽ hơi khác với phần còn lại của Nhật Bản với việc thưởng thức somen ấm. Nếu có bạn dịp đến đây, bạn có thể thử “somen champuru”, phần mì somen xào với đậu phụ và rau củ được cắt vừa miệng.

6. Shirataki

Shirataki
Shirataki

Shirataki là các loại mì Nhật Bản được sử dụng phổ biến, được làm từ bột Konjac (củ khoai nưa). Củ khoai nưa trong suốt, khi ăn hơi dai giống thạch rau câu vì vậy sử dụng bột khoai nưa làm nên sợi mì Shirataki cũng trong suốt đẹp mắt, cuốn hút người ăn. Người Nhật thường dùng loại mì này dùng ăn kèm với các món lẩu nổi tiếng như Sukiyaki, Oden,…

7. Yakisoba

Ít ai biết được rằng Yakisoba được chế biến bằng sợi mì Ramen chiên kèm với thịt lợn, các loại rau (thường là bắp cải, hành tây, cà rốt), xốt Yakisoba, gia vị (muối, tiêu xay). Ngoài ra, chế biến mì Yakisoba, người Nhật còn sử dụng thêm một số loại nguyên liệu khác như bột rong biển, gừng ngâm, vảy cá, mayonnaise.

Yakisoba
Yakisoba

Trên đây là một số đặc điểm nhận dạng 7 loại mì Nhật Bản phổ biến. Hi vọng, thông qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu biết thêm về mì, văn hóa ăn mì nói riêng và ẩm thực Nhật Bản nói chung. Mì là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Nhật Bản và có đa dạng các loại khác nhau, cách ăn khác nhau tùy từng vùng miền và mùa. Nếu có dịp đến Nhật Bản, việc tìm hiểu đất nước xinh đẹp này có thể là từ các món mì trứ danh của đất nước mặt trời mọc. 

Bí ẩn ''hồ mắt rồng khổng lồ'' ở Nhật Bản xuất hiện rồi biến mất

Bí ẩn ”hồ mắt rồng khổng lồ” ở Nhật Bản xuất hiện rồi biến mất

Là một trong số những hồ ở đỉnh núi Hachimantai, phía đông bắc Nhật Bản, Kagami Numa mang một vẻ đẹp vô cùng bí ẩn và hiếm có, đặc biệt hơn so với nhiều hồ núi lửa khác trong khu vực.

Cận cảnh hồ mắt rồng nổi tiếng ở Nhật Bản
Cận cảnh hồ mắt rồng nổi tiếng ở Nhật Bản

Tên gốc của hồ này là Kagami Numa, đây là một trong số nhiều hồ ở đỉnh núi Hachimantai trải dài dọc tỉnh Iwate và tỉnh Akita có độ cao cách mặt nước biển là 1.613 mét. Sau khi dừng xe ở nhà hàng trên đỉnh núi Hachimantai, mọi người cần đi bộ một quãng 20 phút đường núi để đến được đây.

Hồ Kagami Numa có đường kính khoảng 50 mét, nổi tiếng bởi mặt nước hồ xanh lam tuyệt đẹp. Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, tuyết mùa xuân tan chảy sẽ tạo thành quang cảnh hình tròn giống như con mắt nên nơi đây được gọi là hồ “Mắt Rồng”. 

Theo truyền thuyết được người dân địa phương kể lại, hồ “Mắt Rồng” Kagami Numa là nơi được hai con rồng yêu nhau chọn là điểm gặp gỡ.

Tương truyền, có một chàng trai tên là Hachiro-taro đã hóa thành rồng sau khi uống nước từ một chiếc hồ bí ẩn trên núi. Hachiro-taro sau đó đem lòng yêu mến Tatsuro – con rồng trước kia từng là một cô gái. Vì muốn níu giữ vẻ đẹp vĩnh cửu nên Tatsuro đã cầu xin nữ thần Okura Kannon nhưng thay vì được toại nguyện, cô lại hóa thành rồng và bị nhốt mãi mãi ở hồ Tazawa.

Mỗi năm, cứ vào mùa thu, rồng Hachiro-taro sẽ bay đến thăm người yêu của mình ở hồ Tazawa và ở lại qua mùa đông. Tình yêu của hai con rồng đã ngăn không cho nước hồ ở khu vực này đóng băng.

Hồ Kagami Numa Nhật Bản
Hồ Kagami Numa Nhật Bản

Mặc dù, được lý giải theo truyền thuyết là thế nhưng trên thực tế sự xuất hiện của “Mắt Rồng” chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như lượng tuyết tích tụ hàng năm, tình trạng tuyết tan chảy và thời tiết v.v.. điều này khiến cảnh sắc cũng như thời gian tham quan có sự thay đổi và chỉ có khoảng một tuần để chiêm ngưỡng cảnh tượng đẹp nhất, vì vậy có thể nói rằng việc được ngắm nhìn kỳ quan này là rất hiếm có. 

Gần đây, những bức ảnh về hồ Kagami Numa được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội bên cạnh một đoạn video nổi tiếng do BBC đăng tải đã khiến nơi đây ngày càng thu hút khách du lịch. Hàng năm, có hàng trăm nghìn khách du lịch trong nước và ngoài nước đổ về núi Hachimantai vào cuối mùa xuân chỉ để chiêm ngưỡng những phút giây biến chuyển kỳ diệu của thiên nhiên chỉ được miêu tả trong thần thoại.

Onsen và ryokan truyền thống nghỉ dưỡng tại Nhật Bản

Onsen và ryokan truyền thống nghỉ dưỡng tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản các hoạt động nghỉ dưỡng luôn được chú trọng trong đó phải nhắc đến địa điểm thư giãn Onsen và nhà nghỉ truyền thống Ryokan. Đây là nhà nghỉ hấp dẫn có thể trải nghiệm Nhật Bản với khách du lịch.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với việc không làm mọi thứ một cách nửa vời. Có một thuật ngữ để chỉ việc này – majime (tận tụy, nghiêm túc). Việc theo đuổi sự hoàn hảo trên thậm chí còn được người Nhật mang vào cả giải trí. Nói đến thư giãn, không nơi nào thể hiện điều này tốt hơn văn hóa onsen (suối nước nóng) và ryokan (nhà trọ truyền thống).

1. Suối nước nóng (onsen) 

Suối nước nóng (onsen) Nhật Bản
Suối nước nóng (onsen) Nhật Bản

Onsen là từ tiếng Nhật chỉ các suối nước nóng tự nhiên. Nihon Shoki (Biên niên sử Nhật Bản) năm 720 nói về nguồn gốc của văn hóa onsen đề cập đến những người đến tắm ở Arima (gần thành phố Kobe) và Dogo (thành phố Shikoku). Cả hai phòng tắm này vẫn sử dụng đến ngày nay. Trải qua nhiều thế kỷ, các ryokan (quán trọ truyền thống), khu nghỉ dưỡng và các cơ sở giải trí khác dần mọc lên xung quanh các con suối để khách đến tắm có thể kéo dài thời gian nghỉ ngơi.

Tắm onsen không đơn giản chỉ làm sạch cơ thể. Một trong những quy tắc quan trọng nhất khi đến suối nước nóng là phải tắm rửa sạch sẽ trước khi vào bồn. Vì vậy, ngâm mình ở osen thường được coi là một nghi lễ, tập trung vào việc thanh lọc bản thân về mặt tinh thần cũng như thể chất. Quan điểm này được bắt nguồn từ tín ngưỡng Thần đạo của người Nhật. Họ tin rằng đây là phương pháp chữa trị và giảm bớt nhiều loại bệnh. Đến nay, onsen và ryokan tạo thành một loại hình du lịch đặc biệt, đậm chất văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

2. Nhà nghỉ truyền thống (Ryokan)

“Ryokan” là 1 kiểu nhà nghỉ truyền thống của Nhật. Được ví dụ như phòng có chiếu, các món ăn kiểu Nhật xa hoa, yukata, suối nước nóng. Bên trong ryokan được thiết kế đặc trưng chỉ có ở Nhật và là nơi rất thích hợp để trải nghiệm văn hoá Nhật. 

Nhà nghỉ truyền thống (Ryokan) Nhật Bản
Nhà nghỉ truyền thống (Ryokan) Nhật Bản

Mức giá tại ryokan trung bình 1 người khoảng 15,000 Yên. Ở những ryokan có lịch sử từ thời kỳ Meiji hay những ryokan cao cấp, mức giá 1 đêm có thể đến 50,000 Yên nhưng cũng có ryokan với mức giá rất hợp lý, vì vậy các bạn hãy lựa chọn những nơi phù hợp với dự toán của mình nhé.

Nếu so với khách sạn thông thường thì mức giá có cao hơn nhưng tại các ryokan, các bạn có thể thưởng thức những bữa ăn xa hoa và trải nghiệm dịch vụ (tiếp khách) rất chu đáo. 

2.1. Omotenashi

nhân viên (nakai) sẽ giao tiếp với khách rất cởi mở và luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhân viên (nakai) sẽ giao tiếp với khách rất cởi mở và luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Một khía cạnh khác khiến kỳ nghỉ tại một ryokan hoặc khu nghỉ dưỡng suối nước nóng của Nhật trở nên hấp dẫn là omotenashi – sự hiếu khách. Tinh thần omotenashia là phục vụ người khác mà không quan tâm đến lợi ích của mình. Du khách khi đến các nhà hàng, khách sạn ở Nhật thường bắt gặp hành động cúi chào, nụ cười rạng rỡ của nhân viên. Điều đó khiến họ cảm thấy được đối đãi tử tế, trân trọng.

2.2. Wabizakura

Nhà trọ Wabizakura
Nhà trọ Wabizakura

Một trong những ryokan nổi tiếng với lòng hiếu khách là Wabizakura, nằm tại quận Akita, phía bắc đảo Honshu. Nơi đây được chuyển đổi từ ngôi nhà gỗ cũ, nằm cách thị trấn samurai cổ kính Kakunodate và bờ hồ Tazawa một quãng ngắn. Nhà trọ nằm trong khu vực có rất nhiều suối nước nóng tự nhiên, có phòng tắm riêng, khu ngắm sao để khách vừa tận hưởng sự yên tĩnh của trời đêm vừa tắm. Đây là một trong những điều hút khách của nhà trọ.

Tuy nhiên, không phải mọi ryokan và onsen đều mang phong cách truyền thống hoàn toàn. Ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng mang đến cho du khách trải nghiệm Nhật Bản mang phong cách hiện đại. Zaborin, nằm tại khu trượt tuyết Niseko của đảo Hokkaido là ví dụ. Nơi đây cũng có suối nước nóng, phục vụ khách tắm trong nhà và ngoài trời, xung quanh bao bởi rừng bạch dương. Du khách khi đến đây không chỉ tắm rửa, mà còn được đắm mình trong sự yên tĩnh, hấp thụ các khoáng chất phong phú có trong làn nước nóng.

Tắm onsen vào mùa đông là một trong những trải nghiệm thú vị nhất, theo nhiều du khách. Những vị khách đi trượt tuyết thường nói rằng việc ngâm mình trong suối nước nóng khiến họ cảm thấy dễ chịu sau một ngày dài chân tay đau nhức vì vùi trong tuyết lạnh.

Tại các onsen và ryokan trên khắp đất nước, du khách còn có thể trải nghiệm khoảnh khắc thiền của riêng mình.

2.3. Quy tắc cần lưu ý khi nghỉ tại ryokan

Khi nghỉ tại ryokan là nhà nghỉ kiểu Nhật, có 1 số quy định, quy tắc mà các bạn nên lưu ý.

Quy tắc mà các bạn nên lưu ý
Quy tắc mà các bạn nên lưu ý

2.3.1 Nếu đến muộn phải liên lạc

Tuỳ từng ryokan, họ sẽ đón các bạn khi đến, chuẩn bị sẵn bữa tối phù hợp với thời gian đến. Nếu các bạn check-in muộn thì hãy liên lạc trước nhé.

2.3.2 Cởi bỏ giày ở cửa vào

Các bạn sẽ cởi bỏ giày tại sảnh vào của ryokan. Họ sẽ chuẩn bị sẵn dép đi trong nhà chuyên cho khách nghỉ trọ, vì vậy sau khi cởi bỏ giày, các bạn hãy đi dép họ chuẩn bị.

2.3.3 Lưu ý vị trí để vali

Nếu các bạn đi du lịch với vali có bánh xe thì hãy lưu ý. Nếu kéo bánh xe trên chiếu tatami sẽ có thể làm xước chiếu vì vậy hãy tránh nhé. Ngoài ra, tại phòng Tokonoma thường là nơi thiêng liêng ở Nhật. Vì vậy hãy tránh để hành lý ở Tokonoma.

Các bạn có thể để hành lý cách xa Tokonoma hoặc để gần lối vào. Nếu các bạn thấy bất an, hãy hỏi nhân viên nhé.

2.3.4 Nhà vệ sinh nhiều nơi theo kiểu Nhật

Gần đây, nhà vệ sinh kiểu Âu cũng tăng lên nhưng thỉnh thoảng các bạn vẫn bắt gặp nhà vệ sinh kiểu Nhật. Vì vậy các bạn cần biết cách sử dụng nhà vệ sinh kiểu Nhật.

2.3.5 Xác nhận lại phòng khi check-out

Khi ra khỏi phòng, các bạn nên gấp lại yutaka. Khăn không nên để nguyên trên chiếu tatami mà hãy để những nơi có thể để khăn ướt cũng được ví dụ như thanh treo khăn hay kệ ở bồn rửa mặt. Đệm thì có thể để nguyên như vậy vì nhân viên ryokan sẽ dọn dẹp.

Những địa điểm săn biển mây ở Nhật Bản đẹp nhất

Những địa điểm săn biển mây ở Nhật Bản đẹp nhất

Nhật Bản sở hữu những đô thị náo nhiệt với nhiều địa điểm ăn chơi phù hợp với mọi du khách, cũng như những danh lam thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ, mùa hoa anh đào rực rỡ,… Một trong số những hiện tượng tự nhiên tuyệt vời nhất mà không ai muốn bỏ lỡ khi đã biết đến, là biển mây “Unkai”, mang đến trải nghiệm săn biển mây ở Nhật Bản vô cùng đáng để mong chờ.

Để săn biển mây ở Nhật Bản, bạn cần phải lưu ý nhiều điều về thời tiết, thời gian và địa điểm, cũng như lên kế hoạch chính xác cho chuyến đi của mình.

1. Săn biển mây (Unkai) 

Thuật ngữ Unkai trong tiếng Nhật có nghĩa là Biển mây  Biển mây Unkai là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi các đám mây kết hợp với nhau giống như sương mù và hình thành trên đất liền, khiến nó trông giống như những cơn sóng biển. Những đám mây tập trung ở khu vực rộng lớn, và chỉ có thể ngắm nhìn từ trên cao, thường là trên các đỉnh núi.

2. Thời điểm lý tưởng để ngắm biển mây Unkai

Không phải lúc nào bạn cũng có thể săn biển mây ở Nhật Bản, vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đặt vé đến đây. Unkai có thể nhìn thấy rõ nhất và xuất hiện nhiều nhất trong khoảng từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 10. 

Thời điểm săn biển mây ở Nhật Bản trong ngày lý tưởng nhất là vào đầu giờ sáng, ngay trước khoảnh khắc bình minh. Tức là bạn sẽ phải dậy thật sớm, trước 4-5h sáng nếu muốn được chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên này.

3. Những địa điểm săn biển mây đẹp nhất ở Nhật Bản 

Một hiện tượng tuyệt vời với những đám mây trắng bồng bềnh trôi nối tiếp nhau tựa chốn bồng lai tiên cảnh, là điều mà chắc hẳn không ai muốn bỏ lỡ. Địa điểm tốt nhất để ngắm biển mây ở Nhật Bản là một nơi cao chẳng hạn như những ngọn núi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chinh phục chúng trước khi được thấy Unkai. Dưới đây là những địa điểm đẹp nhất ở Nhật Bản để có thể xem biển mây đẹp nhất.

3.1 Unkai Terrace ở Hokkaido

Unkai Terrace ở Hokkaido
Unkai Terrace ở Hokkaido

Săn biển mây ở Nhật Bản tại Tomamu Unkai Terrace, Hokkaido sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất. Sân thượng Unkai Terrace cao 1088 mét so với mực nước biển là một phần của Khu nghỉ dưỡng Hoshino và là một trong những khu vực nổi tiếng nhất của khu nghỉ mát này vì có thể ngắm biển mây. Ở Unkai Terrace, bạn có thể cảm nhận được những đám mây như đang trôi dưới chân mình theo đúng nghĩa đen và tất nhiên quá hoàn hảo cho bức hình check in.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Unkai Terrace ở Hokkaido là một trong những điểm đến ngắm biển mây hoàn hảo.

Thuê ô tô hoặc đi tàu từ Sân bay New Chitose đến ga Tomamu. Sau đó lên xe buýt đưa đón miễn phí từ ga Tomamu đến Hoshino Resorts, cuộc hành trình sẽ mất khoảng 90 phút. Hãy nhớ check trên trang web của khu nghỉ dưỡng để chắc chắn rằng ngày bạn đến sẽ có Unkai. Nếu bạn bỏ lỡ biển mây Unkai ở Nhật Bản, có rất nhiều khu vực khác bên trong Hoshino với các hoạt động vui chơi như chèo thuyền, đạp xe trên núi, đi dạo giữa thiên nhiên và bay khinh khí cầu vào mùa hè. Mùa đông, du khách có thể đi trượt tuyết.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Quá lý tưởng cho những bức hình check in

3.2 Tàn tích lâu đài Takeda ở Asago, Hyogo

Lâu đài Takeda bị bỏ hoang từ sau năm 1600, phải đến những năm 1970 mới được khôi phục lại và những năm 1980 lâu đài chính thức mở cửa đón khách du lịch trên khắp thế giới. Không chỉ được ví như “Machu Picchu của Nhật Bản”, lâu đài trên núi này còn là địa điểm săn biển mây ở Nhật Bản khá lý tưởng.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Biển mây ở lâu đài Takeda.

Không có một tòa nhà cao tầng nào làm cản trở tầm nhìn, vì vậy du khách có thể đứng ở xung quanh trong khuôn viên lâu đài để ngắm mây. Tháng 10 đến tháng 11 là thời điểm hoàn hảo nhất tại đây để săn biển mây ở Nhật Bản, khi đó lâu đài được bao quanh bởi những đám mây dày đặc mang đến cảm giác như đang lơ lửng trên mây. Hãy đến vào ngay trước khi mặt trời mọc, du khách có thể nhìn thấy Unkai ngoạn mục.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Biển mây tan dần khi mặt trời mọc.

Bạn có thể đến lâu đài Takeda từ ga Takeda bằng xe buýt, ô tô, taxi, sau đó đi bộ trên những con đường món. Phí vào lâu đài là 500 Yên, nếu muốn có tầm nhìn đẹp nhất bao trọn khung cảnh biển mây bạn sẽ cần bỏ thêm 300 Yên.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Tháng 10 đến tháng 11 là thời điểm hoàn hảo nhất.

3.3 Cao nguyên Takabocchi ở Nagano

Cao nguyên Takabocchi cao 1665 mét so với mặt đất, nằm giữa Okaya và Shiojiri ở tỉnh Nagano quá lý tưởng để săn biển mây Unkai ở Nhật Bản. Vào những giờ sáng sớm trong tháng 9 đến tháng 3, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đám mây trắng bồng bềnh tráng lệ từ đài quan sát trên đỉnh núi.

 
săn biển mây ở Nhật Bản
Săn biển mây ở cao nguyên Takabocchi ở Nagano

Unkai chỉ là một phần nhỏ trong số những kỳ quan tuyệt đẹp mà bạn có thể ngắm nhìn từ Cao nguyên Takabocchi. Ở đây khách du lịch còn được chiêm ngưỡng núi Phú Sĩ và hồ Suwa từ trên cao. Đặc biệt nếu may mắn gặp cả biển mây giữa khung cảnh này, thì chắc chắn bạn sẽ có những tấm hình đẹp nhất khiến cả thế giới phải ghen tị.
 
săn biển mây ở Nhật Bản
Trải nghiệm cực chill khi ngắm biển mây.

Đó là 3 điểm đến săn mây ở Nhật Bản tốt nhất và được biết đến nhiều nhất do dễ dàng di chuyển. Bên cạnh đó, nếu không ở gần những nơi này, du khách có thể tham khảo một số địa điểm khác dưới đây để sắp xếp phù hợp cho chuyến du lịch Nhật Bản của mình.

  • Suối nước nóng Hottarakashi ở Yamanashi
  • Chichibu ở Saitama
  • Tsubetsu Toge Outlook ở Hokkaido
  • Sân thượng Sora ở Nagano
  • Lâu đài Echizen Ono ở Fukui
  • Lâu đài Bitchu Matsuyama ở Okayama
  • Kunimigaoka ở Miyazaki
  • Núi Haku ở Ishikawa.
Du lịch Nhật Bản ngày càng dễ dàng hơn

Du lịch Nhật Bản ngày càng dễ dàng hơn

Du lịch Nhật Bản đang dần được khôi phục và sẵn sàng chào đón du khách quốc tế trong thời gian sắp đến. Đặc biệt, rất nhiều chiến dịch kích cầu đã được phát động với nhiều chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn. Chính nhờ sự hỗ trợ đặc biệt này, các hành trình tour Nhật Bản đều có giá cả phải chăng và tiết kiệm, lượng du khách tăng cao kể từ dịp tết đến nay. Du lịch Nhật Bản sở hữu nhiều cảnh quan tuyệt sắc bậc nhất thế giới cùng nền văn hóa ẩn chứa nhiều điều kì bí được mệnh danh là thiên đường du lịch Châu Á. Với mùa hoa đào nở rộ hằng năm trong đó cao điểm là cuối tháng 3 và tháng 4 được dự kiến sẽ càng tăng cao hơn lượng du khách tại hai địa điểm tháp Tokyo hoành tráng và núi Phú Sĩ đẹp đến nao lòng. 

Hoa anh đào nở rộ vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm
Hoa anh đào nở rộ vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm

Tokyo là một trong những thành phố có hoa anh đào sớm nhất năm nay, dự kiến nở ngày 18/3 và rộ vào 25/3. Tuy nhiên, một lời khuyên khác dành cho bạn là nên đến tháng 5 (mùa hè) và tháng 11 (mùa thu).

Bên cạnh hoa anh đào thì các loài hoa nở theo mùa như Anh Đào, Tử Đằng, Đỗ Quyên….. Nhật Bản còn nổi tiếng với các công trình kiến trúc đặc sắc và có bề dày lịch sử.

Nhật Bản là một trong những điểm đến yêu thích của người Việt bởi nhiều yếu tố: cách Hà Nội 4 giờ bay, thiên nhiên đa dạng, văn hóa rõ nét, ẩm thực phong phú, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hiện đại. Đây cũng là một điểm đến an toàn với an ninh, giao thông thuận tiện. Môi trường sống tại Nhật rất  trong lành và sạch đẹp cùng ý thức của người Nhật trong việc ứng xử nơi công cộng, chấp hành luật giao thông.

Du khách phải tiêm đủ ba mũi vaccine hoặc chứng nhận PCR khi du lịch Nhật Bản
Du khách phải tiêm đủ ba mũi vaccine hoặc chứng nhận PCR khi du lịch Nhật Bản

Nhật Bản vẫn áp dụng biện pháp phòng dịch đối như du khách phải tiêm đủ ba mũi vaccine hoặc chứng nhận PCR âm tính 72 tiếng trước khi nhập cảnh. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tới Nhật của nhiều người.

Người Việt có xu hướng chọn các địa điểm đẹp gần gủi với thiên nhiên giúp du khách có một trải nghiệm thoải mái khi thăm quan Nhật Bản. Vì thế, các điểm đến như làng cổ Shinrakawago, núi Phú Sĩ, Fujiten Snow Resort, Hokkaido là những nơi được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, trải nghiệm ngắm hoa anh đào nở sớm, tắm onsen, thưởng thức ẩm thực cũng được người Việt yêu thích.

Yakitori - Món ăn ưa chuộng ở Nhật Bản
Yakitori – Món ăn ưa chuộng ở Nhật Bản

Các món ăn ở Nhật Bản cũng được nhiều du khách yêu thích phù hợp với khẩu vị của người Châu Á như mì Soba, Yakitori, Tempura lá phong,…là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản bạn có thể nhìn thấy chúng ở các nhà hàng, quán ăn nhỏ trên đường phố Nhật Bản.

Du lịch Nhật Bản chắc hẳn là một trải nghiệm thú vị của nhiều du khách đối với một đất nước Châu Á phát triển vượt bậc. Nếu bạn đang có kế hoạch cho chuyến du lịch ghé thăm Nhật Bản thì đừng bỏ lỡ các lễ hội hoa anh đào diễn ra vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm ngay nhé.!

Nét đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản

Nét đặc trưng trong kiến trúc Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước phát triển về công nghệ. Nhắc đến Nhật Bản ta có thể nghĩ đến kiến trúc Nhật Bản với nhiều nét độc đáo. Kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc đặc sắc với nhiều ý tưởng thiết kế nội thất tiết kiệm không gian và nét riêng mộc mạc đến từ gỗ.

Không tính đến các nước Châu Âu, nếu chỉ xét trong các quốc gia Châu Á thì Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Không chỉ mạnh về làm đẹp mà Nhật Bản còn mạnh về kiến trúc. Những ngôi nhà theo kiến trúc Nhật Bản có nét mộc mạc nhưng bắt mắt, mang một phong cách riêng như chính nền văn hóa của nơi đây. Kiến trúc Nhật Bản là những ngôi nhà gỗ với thiết kế độc đáo. Không chỉ độc đáo bởi gỗ mà kiến trúc Nhật Bản còn có nhiều nét đặc trưng nổi bật. Dưới đây là những nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản.

Phong cách kiến trúc Nhật Bản
Phong cách kiến trúc Nhật Bản

1. Kiến trúc Nhật Bản là gì?

Là những phong cách kiến trúc lâu đời của Nhật Bản, gắn liền với cuộc sống của người dân Nhật Bản đơn giản như nhà sàn, mái dốc , các vật liệu từ gỗ được tận dụng sử dụng trong những ngôi nhà, điểm đặc biệt trong các thiết kế của ngôi nhà Nhật Bản là không có vách tường, các buồng được ngăn cách nhau bằng cửa dạng lùa. Khi ngủ, người Nhật Bản sẽ nằm nệm hoặc dùng bàn dạng thấp.

2. Nguồn gốc của kiến trúc của Nhật Bản

Từ thời sơ khai, nhu cầu nhà ở và kiến trúc nhà cửa của người Nhật rất đơn giản. Sang thế kỷ thứ 6, có nhiều chùa chiền được xây dựng phức tạp hơn. Tới thời kỳ Minh Trị Duy Tân năm 1868, kiến trúc đã chia thành 2 phong cách riêng: kiến trúc hiện đại và kiến trúc quốc tế.

3. Đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản

3.1 Gỗ là nguyên liệu chính

Các vật liệu được sử dụng chủ yếu bằng gỗ
Các vật liệu được sử dụng chủ yếu bằng gỗ

Tại Nhật Bản, các công trình đều sử dụng vật liệu chính là gỗ, tre và tuyết tùng là 2 vật liệu gỗ được sử dụng nhiều nhất. Đây là cách sử dụng vật liệu khá thông minh. Nhằm mục đích nhấn mạnh đến sự bền vững và tôn nghiêm dân tộc. Ngoài ra, người Nhật cũng sử dụng đá, bùn, đất sét,… để xây dựng những công trình kiến trúc mang phong cách cách tân, hiện đại.

3.2 Lối kiến trúc đơn giản

Từ lâu các công trình của Nhật Bản được xem là cực kỳ tối giản ngay cả trong cách ăn uống, trang phục và các công trình kiến trúc. Thay vì xây dựng những bức tường ngăn cách giữa các phòng người Nhật lại sử dụng cửa dạng lùa. Các nội thất trong nhà cũng cực kỳ gọn gàng và ngăn nắp.

3.3 Thiên nhiên hài hòa

Không gian luôn gắn liền với thiên nhiên
Không gian luôn gắn liền với thiên nhiên

Bên cạnh lối kiến trúc đơn giản thì cây xanh cũng được người Nhật lựa chọn cho không gian sống của mình, thông thường họ sẽ dành một khoảng không gian để trồng cây mang đến cảm giác hài hòa giữa quan cảnh sân vườn và căn nhà mang cảm giác thoáng đãng và yên bình. 

3.4 Màu sắc chủ đạo nhã nhặn

Màu sắc hài hòa tạo không gian yên bình
Màu sắc hài hòa tạo không gian yên bình

Các tông màu chủ đạo trong thiết kế kiến trúc ở Nhật Bản gồm có màu nâu trầm của gỗ, màu trắng kem, màu vàng nhạt,… Đây đều là những gam màu hết sức nhã nhặn.

4. Những lưu ý trong thiết kế xây dựng nhà phố ở Nhật Bản

 Người Nhật là người yêu thiên nhiên, do đó, kiến trúc xây nhà của họ không tách rời không gian nội thất với ngoại thất. Nhà của người Nhật gắn liền giữa sân vườn và nội thất theo tính liên tục và giao hòa với nhau. Người Nhật đặc biệt chú ý đến tính phong thủy khi xây nhà và họ kiêng kị nhiều điều trong việc chọn lựa đất, nước, hướng nhà…

Do thiên tai thường xảy ra nên hầu hết các ngôi nhà có móng được đào sâu để giảm sốc và cột được làm bằng gỗ trên một nền đất phẳng hoặc nền gạch. Kiến trúc nhà ở của người Nhật Bản thường được thiết kế một mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà, tránh được ánh nắng của mùa hè nóng bức và tránh được mưa lớn. Mái nhà thường được làm dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát ra một cách dễ dàng, không bị đọng lại.

Nội thất bằng gỗ mang cảm giác sang trọng và hài hòa
Nội thất bằng gỗ mang cảm giác sang trọng và hài hòa

 Các khung cửa cũng được làm bằng gỗ, thay vì ngăn cách với nhau bằng tường thì người Nhật Bản sử dụng vách ngăn để ngăn cách các phòng. Những vách ngăn này được làm bằng gỗ và được trang trí bắt mắt. Thay vì sàn nhà nằm trực tiếp trên mặt đất chịu những tác động của hơi nước gây ẩm thấp và hư hỏng thì sàn nhà của người Nhật Bản thường được nâng lên khoảng vài chục centimet. Từ nhà bếp đến hành lang đều được xây dựng theo lối kiến trúc này.

 Phòng khách của người Nhật Bản được thiết kế rộng rãi và thoáng mát, thay vì thiết kế bộ bàn ghế phòng khách của người Nhật có một bàn trà thấp, thay vì những chiếc ghế trên thảm tatami thì người Nhật Bản sử dụng trực tiếp trên tatami hoặc ngồi trên đệm phẳng được gọi là zabuton.

 Nhiệt độ tại nước Nhật Bản thấp nên việc sử dụng gỗ trong không gian trong nhà giúp giữ ấm. Gỗ được ưa chuộng tại Nhật Bản, tuy nhiên, tại Việt Nam, nếu như thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản, người Việt Nam thay vì sử dụng gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng sàn gỗ để thích hợp với điều kiện khí hậu mưa ẩm tại Việt Nam. Gạch vân gỗ Italy sử dụng cho kiến trúc Nhật Bản tại Việt Nam sẽ hạn chế được sự thấm nước, ẩm mốc nhất là trong mùa xuân mưa nhiều.

 Không chỉ là thiết kế sàn nhà, vách ngăn, mà đồ nội thất trong kiến trúc của người Nhật cũng ưa chuộng đồ nội thất gỗ. Nội thất trang trí trong kiến trúc kiểu Nhật dựa trên tiêu chí càng ít càng tốt, nghĩa là nội thất càng gọn gàng càng tốt, kết hợp với yếu tố về màu sắc và đường nét kiểu dáng đồ đạc đơn giản và tinh tế giúp tiết kiệm không gian. Từ bàn trà cho đến tủ đồ đều được thiết kế bằng gỗ. Cửa ra vào thay vì cửa mở như thường thì người Nhật thiết kế cửa kéo, cửa đẩy giúp tiết kiệm được không gian. Theo đó, cánh cửa tủ cũng được thiết kế tương tự như cửa ra vào.

 Kiến trúc của người Nhật Bản ưa chuộng sự tiết kiệm không gian, bởi thế, thay vì một chiếc giường ngủ, người Nhật trải đệm lên sàn và nằm trực tiếp lên sàn, ban ngày sẽ trả lại không gian sinh hoạt. Để người Việt Nam có thể làm được điều đó, đòi hỏi gạch lát nền không chứa chì, kim loại nặng và những tạp chất độc hại để bảo vệ được sức khỏe cho người sử dụng.

 Người Việt Nam cũng có thể thiết kế nhà ở theo kiến trúc Nhật bản, đưa kiến trúc độc đáo của người Nhật vào trong không gian, vừa tạo nên sự ấm cúng bởi màu gỗ, vừa tạo nên sự độc đáo và tiết kiệm diện tích trong không gian. Quý vị có thể sử dụng gạch vân gỗ Italy với công nghệ sản xuất của Châu Âu, thiết kế chân thực như gỗ tự nhiên cho kiến trúc thêm hoàn hảo, ấn tượng.

Kiến trúc Nhật Bản bao đời luôn gắn liền với hình ảnh tối giản, ấn tượng và mang đậm văn hoá dân tộc. Đây vẫn là phong cách kiến trúc độc đáo, tối ưu mọi diện tích, rất đáng để học hỏi.

Nghệ thuật Rakugo hài độc thoại tại Nhật Bản

Nghệ thuật Rakugo hài độc thoại tại Nhật Bản

Nghệ thuật tấu hài Rakugo của Nhật Bản ra đời từ thời Edo, đây là một nghệ thuật tấu hài cổ xưa rất được yêu thích tại Nhật Bản. Rakugo đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng tại Nhật.

. Một cuộc khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo.

Nghệ thuật hài độc thoại ở Nhật Bản
Nghệ thuật hài độc thoại ở Nhật Bản

1. Rakugo hài độc thoại là gì?

“Rakugo – 落語” là một phần của “Yose – 寄席” – loại hình kịch nói tạp kỹ của Nhật Bản có từ thế kỷ thứ 16, nhưng tới thời kỳ Edo( thế kỷ 17-18) loại hình nghệ thuật này mới trở nên phổ biến và được truyền qua nhiều thế hệ. Khác với các loại hình khác cần nhiều người tương tác trên sân khấu cùng nhau để tạo nên câu chuyện, Rakugo chỉ cần một người sử dụng câu chuyện của mình để thu hút khán giả. Từ thầy giáo đến học trò như một môn nghệ thuật chuyên nghiệp.

2. Sức hút từ người kể chuyện hài độc thoại

Điều đặc biệt của loại hình nghệ thuật này là chỉ có một người kể chuyện hay còn gọi là lối “độc tấu diễn hài”, người biểu diễn sẽ ngồi trên một chiếc đệm, hướng mặt về phía khán giả, sử dụng đạo cụ đơn giản là một chiếc quạt giấy và một chiếc khăn tay để kể các câu chuyện theo phong cách hài hước và dí dỏm.

Thời Heian, mọi người thích chia sẻ những câu chuyện hài hước. Vào thời điểm đó, các nhà sư Phật giáo thích trích dẫn các tập truyện cụ thể để truyền tải những lời dạy của Đức Phật theo một cách thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.

Phải đến thời kỳ Edo, hình thức này được phát triển như một hình thức giải trí cho người dân bình thường trong Thời kỳ Edo (1603 – 1868). Lúc đầu, nhiều loại nghệ sĩ giải trí khác nhau sẽ biểu diễn những đoạn độc thoại hài hước, nhưng dần dần trên sân khấu không bao giờ có nhiều hơn một nghệ sĩ biểu diễn, chính họ đảm nhận vai trò của tất cả các nhân vật trong câu chuyện. Các chuyên gia này được gọi là Rakugoka. 

Trên sân khấu có rất ít 2 người nghệ sĩ Rakugo trên cùng 1 sân khấu
Trên sân khấu có rất ít 2 người nghệ sĩ Rakugo trên cùng 1 sân khấu

Thử thách của các nghệ sĩ Rakugo là phải chuyển vai từ nhân vật này đến nhân vật khác, có thể là đang biểu diễn một phụ nữ chuyển sang  trẻ con, võ sĩ hay một thương gia. Mỗi nhân vật đại diện cho những khía cạnh cường điệu của nhân cách con người mà qua đó chúng ta có thể nhận ra chính mình trong mỗi nhân vật. Những khía cạnh đó cũng chính là một phần của cuộc sống, nơi con người tìm thấy sự phản chiếu của chính mình.

Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể  thưởng thức Rakugo rồi.

3. Duy trì nghệ thuật truyền thống

Nhà hát Shinjuku Suehirotei, được trang trí bằng tên của các nghệ sĩ biểu diễn
Nhà hát Shinjuku Suehirotei, được trang trí bằng tên của các nghệ sĩ biểu diễn

Đến nay, Rakugo vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật cổ điển tiêu biểu. Theo một khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo. Để làm được điều này là sự nỗ lực mang Rakugo đến với công chúng của các cấp chính quyền.

Nhiều trường học thường xuyên mời Rakugoka đến biểu diễn cho học sinh. Khoảng 62,1% người Nhật ở độ tuổi 20 chia sẻ rằng lần đầu tiên được xem biểu diễn Rakugo là ở trường học. 

4. Một số gợi ý về địa điểm biểu diễn Rakugo

Các nhà hát truyền thống được gọi là Yose có các buổi biểu diễn gần như hàng ngày, vì vậy nếu tiếng Nhật của bạn đủ tốt hoặc đơn giản là bạn muốn trải nghiệm bầu không khí tại một buổi biểu diễn, bạn có thể mua vé: tại Tokyo có Suzumoto Engeijo ở Ueno, Engei Hall ở Asakusa và Engeijo ở Ikebukuro và ở Osaka, bạn có thể ghé thăm Tenma Tenjin Hanjotei. Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể  thưởng thức Rakugo rồi.

Phần biểu diễn của một Rakugoka tại Sanma Festival
Phần biểu diễn của một Rakugoka tại Sanma Festival

4.1 Sân khấu biểu diễn Asakusa

1-43-12 Asakusa, quận Taito, Tokyo
Ga gần nhất: ga Asakusa tuyến Tsukuba Express, ga Asakusa tuyến Tokyo Metro Ginza, ga Asakusa tuyến Tobu Isesaki, ga Asakusa tuyến Toei Asakusa                                                                                                                                                     

4.2 Shinjuku Suehirotei

Địa chỉ: 3-6-12 Shinjuku, quận Shinjuku
Ga gần nhất: ga Tokyo Metro Shinjuku Sanchome

4.3 Sân khấu biểu diễn Suzuki

Địa chỉ: 2-7-12 Ueno, quận Taito
Ga gần nhất: JR Ueno

Rakugo thật hay và thú vị, nếu có dịp tới Nhật Bản các bạn nhớ tới xem nhé. Rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản sẽ được khám phá trong các bài viết tiếp theo, các bạn hãy theo dõi thường xuyên để hiểu hơn về đất nước mặt trời mọc nhé, Kosei sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá Nhật Bản!

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh đón du khách Trung Quốc

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh đón du khách Trung Quốc

Du lịch Nhật Bản đang sôi động trở lại sau khi chính phủ nước này nới lỏng các hạn chế nhập cảnh do Covid-19 đối với du khách Trung Quốc.

Du khách Trung Quốc là một nguồn thu khổng lồ của du lịch Nhật Bản
Du khách Trung Quốc là một nguồn thu khổng lồ của du lịch Nhật Bản

1. Nhật Bản dỡ bỏ lệnh xét nghiệm Covid-19 với riêng du khách Trung Quốc

Mới đây, chính phủ Nhật Bản cho biết đất nước này đang nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với khách du lịch từ Trung Quốc. Lệnh nới lỏng này được áp dụng vào 1/3 và khi đó, Nhật Bản chỉ kiểm tra ngẫu nhiên du khách Trung Quốc nhập cảnh vào nước này.

Du khách Trung Quốc chờ xét nghiệm Covid-19 sau khi đến sân bay quốc tế Kansai.
Du khách Trung Quốc chờ xét nghiệm Covid-19 sau khi đến sân bay quốc tế Kansai.

Tuy nhiên, chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay vẫn được yêu cầu. Ngoài ra, các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc – hiện chỉ được phép hạ cánh tại Narita (Tokyo), Haneda (Tokyo), Chubu (Nagoya) và Kansai (Osaka) – sẽ được mở rộng sang các sân bay khác ở Nhật Bản. Các hãng hàng không cũng được phép cung cấp dịch vụ thường xuyên hơn.

Trung Quốc, quốc gia đã dỡ bỏ chính sách “không Covid-19” vào tháng 12, trước đó đã trả đũa các biện pháp biên giới chặt chẽ hơn do Nhật Bản và Hàn Quốc áp đặt bằng cách tạm thời đình chỉ thị thực ngắn hạn cho công dân của hai nước. Hiện tại, Trung Quốc đã nối lại việc cấp thị thực đối với du khách Nhật Bản.

Hàn Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với khách du lịch ngắn hạn từ Trung Quốc kể từ đầu tháng 1, khi các quan chức nhận thấy đại dịch ở Trung Quốc đã ổn định.

Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng phần lớn các yêu cầu đeo khẩu trang vào ngày 13/3 và để các cá nhân tự quyết định. Nước này cũng sẽ hạ cấp Covid-19 xuống mức tương đương với bệnh cúm theo mùa vào tháng Năm.

Việc nới lỏng nhập cảnh nhằm thúc đầy nhu cầu du lịch quốc tế trong đó có Trung Quốc, theo thông tin Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết khoảng 9,6 triệu người Trung Quốc đã đến thăm Nhật Bản vào năm 2019, chi tiêu tổng cộng 1,7 nghìn tỷ yên (12,5 tỷ USD). Các hạn chế nới lỏng dự kiến sẽ đẩy nhanh sự trở lại của những khách du lịch chi tiêu lớn. 

2. Thiếu hụt lao động diện rộng

Làn sóng du khách từ Trung Quốc có thể gây thêm áp lực cho ngành du lịch Nhật Bản vốn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt lao động trên diện rộng. Các doanh nghiệp Nhật đang phải nỗ lực để theo kịp tốc độ tăng trưởng du lịch sau khi chính phủ lần đầu tiên loại bỏ hầu hết hạn chế nhập cảnh liên quan đến Covid-19.

Các khách sạn và nhà hàng của Nhật Bản đã phải vật lộn để thuê nhân công để đáp ứng sự phục hồi của ngành du lịch.
Các khách sạn và nhà hàng của Nhật Bản đã phải vật lộn để thuê nhân công để đáp ứng sự phục hồi của ngành du lịch.

Nhiều nhân viên tại các khách sạn và các doanh nghiệp tập trung vào du lịch trước đó đã chuyển nghề do đại dịch. Trong số hơn 10.000 nhà nghỉ và khách sạn được khảo sát bởi công ty nghiên cứu Teikoku Databank vào tháng 1, 77,8% cho biết họ không có đủ nhân viên toàn thời gian, trong khi 81,1% nói rằng họ không có đủ nhân viên bán thời gian và làm việc theo giờ không thường xuyên.

“Có sự thiếu hụt nhân sự kỷ lục, thậm chí so với năm 2019 trở về trước trong thời kỳ bùng nổ du lịch của Nhật Bản”, Teikoku Databank cho biết.

Chuỗi nhà hàng nổi tiếng Kiwamiya tại Fukuoka đã phục vụ khoảng 400 thực khách chỉ trong một ngày. Hơn 80% khách quen là du khách đến từ Hàn Quốc. Đại diện nhà hàng cho biết: “Lượng khách đã tăng lên kể từ khi Nhật Bản nới lỏng các hạn chế nhập cảnh. Chúng tôi không thể theo kịp với đội ngũ nhân viên hiện tại của mình”.

Khu nghỉ dưỡng Kanucha Bay Resort đã không thể phục vụ du khách nước ngoài do thiếu nhân viên. Takehiro Shiraishi, chủ tịch của công ty điều hành khách sạn có trụ sở tại Okinawa, cho biết: “Chúng tôi buộc phải tập trung vào khách nội địa vì không có đủ nhân lực”.

3. Giải pháp tình thế

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khoảng 1,5 triệu người đã đến thăm đất nước mặt trời mọc vào tháng 1, bằng 55,7% so với lượng khách cùng kỳ năm 2019, gấp 84 lần so với tháng 1/2022. Đất nước này tiến gần đến mốc đón 20 triệu lượt khách năm nay, một con số chưa từng thấy kể từ năm 2019. Du lịch nội địa dự kiến cũng sẽ tăng trong kỳ nghỉ Tuần lễ vàng của Nhật Bản vào tháng 5.

Làng Ouchi-juku ở Fukushima.
Làng Ouchi-juku ở Fukushima.

Yuzawa, một thị trấn ở tỉnh Niigata, đang hợp tác với một công ty startup để kết nối những người lao động. Hơn 700 lao động đã đăng ký và nhận được việc làm.

“Ngày càng có nhiều người đến làm việc cho chúng tôi thường xuyên”, một khách sạn địa phương cho biết. Chính quyền Hokkaido vào tháng 1 cũng đã bắt đầu cung cấp 100.000 yen cho các khách sạn và doanh nghiệp khác đang thiếu lao động nghiêm trọng, cũng như cho những lao động mới.

Cập nhật lịch ngắm hoa anh đào Hàn Quốc năm 2023

Cập nhật lịch ngắm hoa anh đào Hàn Quốc năm 2023

Hàn Quốc vốn đã đẹp nhưng Hàn Quốc mùa hoa anh đào lại càng tuyệt sắc hơn. Hoa thường bắt đầu nở vào tháng 3 hằng năm và nở rộ đến tháng 4. Đảo Jeju là một trong những nơi hoa nở sớm nhất. Có hàng trăm loại cây anh đào trên khắp thế giới nhưng hoa anh đào ở Hàn Quốc là loại anh đào vua quý hiếm có nguồn gốc từ đảo Jeju. Không phải lúc nào hoa cũng màu hồng, một số chúng đổi màu trong suốt thời kỳ nở hoa – chuyển từ màu vàng lục sang trắng sang hồng.

Mùa hoa anh đào là mùa beot-kkot và gọi hoạt động ngắm hoa là hanami, một hoạt động dã ngoại được nhiều người mong đợi thường có sự tham gia của bạn bè hoặc gia đình. Khi hoa anh đào nở rộ, mọi người ăn mừng bằng những lễ hội kéo dài nhiều ngày với những bữa tiệc, buổi hòa nhạc, thậm chí là cuộc thi marathon hoa anh đào ở thành phố Gyeongju. 

Mùa hoa anh đào sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4
Mùa hoa anh đào sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4

Vẻ đẹp của hoa anh đào Hàn Quốc đạt đến đỉnh điểm trong suốt hai tuần trước khi hoa bắt đầu rụng. Sự chớp nhoáng này gợi nhớ đến bản chất nhất thời của cuộc sống. Sau khi làm cây cối và môi trường xung quanh trở nên sống động và xua tan bóng tối mùa đông, những bông hoa rơi xuống từng cánh một, giống như một cơn mưa hồng, đánh dấu sự khởi đầu của thời tiết ấm áp và cảnh đẹp ở khắp nơi.

1. Lịch ngắm hoa anh đào Hàn Quốc 2023

Cục Khí tượng Hàn Quốc công bố lịch nở hoa anh đào năm 2023. Mùa hoa bắt đầu vào cuối tháng 3, kéo dài đến giữa tháng 4. Theo dự báo, hoa nở sớm nhất tại đảo Jeju, vào 20/3. Thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon, là nơi hoa nở muộn nhất, vào 5/4. Ngày hoa nở rộ thường một tuần sau ngày bắt đầu.

Thành phốNgày dự kiến hoa nởThành phốNgày dự kiến hoa nở
Seogwipo (đảo Jeju)20/3Daejeon27/3
Changwon21/3Seoul28/3
Gwangju22/3Mokpo28/3
Jeonju29/3Chungju31/3
Busan24/3Gangneung31/3
Ulsan24/3Suwon1/4
Yeosu24/3Yeouido3/4
Pohang25/3Incheon3/4
Daegu26/3Seosan4/4
Gyeongju27/3Chuncheon5/4
Jeonju27/3 

2. Những địa điểm ngắm hoa anh đào ở Hàn Quốc năm 2023

Jinhae: Một quận thuộc thành phố Changwon và là nơi có lễ hội hoa anh đào lớn nhất Hàn Quốc. Lễ hội kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ 25/3. Địa điểm này cách thủ đô Seoul 4 tiếng lái xe. Một số điểm ngắm hoa đẹp được gợi ý là cầu Lãng mạn (Romance Bridge) ở suối Yeojwacheon, ga Gyeonghwa. Ngắm hoa anh đào được chiếu sáng vào ban đêm cũng là trải nghiệm du khách nên thử.

Daegu:Nếu yêu thích những điểm ít đông đúc hơn Seoul hay Jeju, thành phố Daegu là một gợi ý. Các điểm chụp ảnh đẹp với hoa anh đào gồm Chimsanjeong Pavilion, công viên Daegu Cherry Blossom Spot E-World.

Busan:Thành phố biển này là điểm đến cho những người yêu thích hải sản và hoa anh đào. Các điểm có hoa đẹp gồm đường Namcheondong, đồi Dalmaji, công viên Samnak. Busan có “hàng nghìn điểm ngắm hoa đẹp”, du khách có thể tham gia một tour trong ngày để đến những nơi này.

Seoul:Mùa xuân là thời điểm lý tưởng để ghé thăm thủ đô Hàn Quốc vì thời tiết ấm áp và đường phố tràn ngập sắc hoa. Các địa điểm nổi tiếng để chụp ảnh gồm tháp N-Seoul, làng Bukchon Hanok, rừng Seoul hay các cung điện hoàng gia.

Jeju là địa điểm nở hoa sớm nhất trong năm
Jeju là địa điểm nở hoa sớm nhất trong năm

Jeju: Đảo Jeju nổi tiếng với “anh đào vua”, loài hoa to hơn các giống anh đào khác và chỉ nở trong ba ngày. Du khách có thể tìm thấy những cây anh đào vua này ở trung tâm thành phố Seogwipo và xung quanh khu Liên hợp Thể thao Jeju.

Jeonju:Đây là nơi du khách “có thể tìm thấy những bông anh đào đẹp nhất Hàn Quốc”. Các điểm ngắm hoa là công viên Wansan, một số cung đường quanh thành phố. Hãy hỏi người dân địa phương để được chỉ đường đến đây.

Gyeongju: Thành phố ở nằm phía nam đất nước có hồ Bumun và đài thiên văn Cheomsongdae, là nơi dễ ngắm hoa nở rộ. Tại đây, du khách có thể tham gia dã ngoại, đạp xe dọc bờ sông, thưởng thức món ngon tại các quầy ẩm thực.

3. Lễ hội ngắm hoa anh đào ở Hàn Quốc

Cách tốt nhất để ngắm hoa anh đào ở Hàn Quốc là tham dự lễ hội hoa anh đào. Những lễ hội này diễn ra vô cùng sôi động và có rất nhiều điểm hấp dẫn khác ngoài những bông hoa đầy màu sắc. Bạn có thể tìm thấy xe bán đồ ăn, biểu diễn văn hóa, trò chơi và thậm chí cả nhạc sống tại các lễ hội này. Một số lễ hội hoa anh đào tiêu biểu nhất chính là:

3.1 Lễ hội hoa anh đào Jinhae Gunhangje 2023

Khi nào: 27 tháng 3 – 6 tháng 4 năm 2023
Địa chỉ: Yeomyeong-ro, Jinhae-gu, Changwon-si, Changwon-si, Gyeongsangnam-do

Hơn 2 triệu người đến thăm Lễ hội hoa anh đào Jinhae Gunhangje mỗi năm đã biến lễ hội này thành lễ hội hoa anh đào lớn nhất ở Hàn Quốc. Mọi người đổ xô đến Jinhae để ngắm hoa nở tạo nên một bức tranh màu sắc tuyệt đẹp, với những hàng cây vẽ nên những sọc trắng hồng khắp thành phố. Du khách đến Lễ hội hoa anh đào Jinhae Gunhangje còn có thể xem các buổi biểu diễn văn hóa, đi bộ dọc theo những lối đi ven sông thơ mộng, thử những món ăn đường phố ngon miệng và chụp ảnh với những bức tranh tường đường phố đầy màu sắc.

3.2 Lễ hội hoa anh đào Hồ Seokchon 2023

Lễ hội hoa anh đào Hồ Seokchon 2023
Lễ hội hoa anh đào Hồ Seokchon 2023
Khi nào: 1 tháng 4 – 10 tháng 4 năm 2023 (dự kiến)
Địa chỉ: Jamsil 6-dong, Songpa-gu, Seoul

Lễ hội hoa anh đào hồ Seokchon là lễ hội miễn phí tại hồ nước hình cánh bướm nằm bên dưới Tháp Lotte World. Hai bên bờ hồ được “trang hoàng” bằng hàng trăm cây anh đào rực rỡ khoe sắc vào đầu tháng Tư. Đây chính là một nơi cho ra hàng trăm bức ảnh tự sướng triệu likes.

3.3 Lễ Hội Hoa Xuân Yeongdeungpo Yeouido 2023

Khi nào: 1 tháng 4 – 15 tháng 4 năm 2023 (TBC)
Địa chỉ: Yeouiseo-ro, Yeongdeungpo-gu, Seoul

Xuyên suốt tháng 4, hàng nghìn người đổ về những con phố tuyệt đẹp trên Đường Yeouiseo-ro để trải nghiệm Lễ hội hoa mùa xuân Yeouido. Trong lễ hội đầy màu sắc này, bạn sẽ không chỉ tìm thấy hoa anh đào mà còn có hoa đỗ quyên, forsythia, đỗ quyên hoàng gia và các loài hoa mùa xuân khác đều nở rộ. Lễ hội còn có màn trình diễn ánh sáng vào ban đêm, nơi những bông hoa được thắp sáng làm nền cho các buổi biểu diễn đường phố và triển lãm nghệ thuật.

3.4 Lễ hội hoa anh đào Gyeongpodae 2023

Thời gian: Dự kiến 1 tháng 4 – 10 tháng 4 năm 2023
Địa chỉ bằng tiếng Anh: 459-2 Chodang-dong, Gangneung-si, Gangwon-do

Hãy đến Hồ Gyeongpodae ở thành phố biển xinh đẹp Gangneung để kết hợp hoa anh đào với những bãi biển. Ngắm nhìn những bông hoa anh đào bay lơ lửng trên những tán cây phía trên bạn và thổi xuống mặt nước của hồ khi gió biển thổi qua những tán cây. Đây chắc chắn là một cách thú vị để tận hưởng một ngày xuân ấm áp. Có rất nhiều trò chơi và hoạt động thú vị để thưởng thức, cũng như các món ăn lễ hội độc đáo, chẳng hạn như bánh kếp hoa.

3.5 Lễ Hội Hoa Anh Đào Jeju 2023

Khi nào: 23 tháng 3 – 1 tháng 4 năm 2023 (TBC)
Địa chỉ bằng tiếng Anh: 721-14 Samdoil-dong, Jeju-si, Jeju-do KR

Tại Lễ hội hoa anh đào Jeju, bạn có thể tìm thấy những con đường đầy hàng hóa, quầy hàng thủ công mỹ nghệ và quầy bán đồ ăn lễ hội từ hoa anh đào, tất cả đều bị che khuất bởi những bông hoa anh đào trong mây. Đây là lễ hội hoa anh đào nổi tiếng nhất trên đảo Jeju và là nơi hoàn hảo để ngắm hoa.

Lịch ngắm hoa anh đào Hàn Quốc 2023 đã có, nếu được, hãy nhanh chóng lên kế hoạch du lịch Hàn Quốc để có những trải nghiệm tuyệt vời với mùa hoa đẹp nhất xứ sở kim chi. Cũng như khám phá nhiều địa điểm khác tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nơi đây.