Ngôi chùa 'vào rồng ra hổ' tại Đài Loan

Ngôi chùa ‘vào rồng ra hổ’ tại Đài Loan

Những ai là tín đồ của nét kiến trúc đền, không thể bỏ qua thành phố Cao Hùng được mệnh danh là thiên đường cho những người yêu thích tìm về những nét văn hóa cổ.

Chùa tháp Long Hổ ở đầm Liên Trì, Đài Loan
Chùa tháp Long Hổ ở đầm Liên Trì, Đài Loan

Bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến Tháp Long Hổ hay còn có cái tên gọi khác (Dragon And Tiger Pagodas) được xây dựng vào năm 1976, là biểu tượng của Đầm Liên Trì. Nói đúng hơn nó là một ngôi chùa đầy sắc màu và mang đậm nét văn hóa Đài Loan. Với hai ngôi chùa được xây đối xứng nhau và gồm 7 tầng, dưới chân tháp là lối vào hình Rồng và lối ra hình Hổ, 2 con vật đại diện cho quyền uy và sức mạnh. Bạn hãy đi qua mô hình rồng và hổ phía trước tòa tháp này, chiêm ngưỡng các bức bích họa trang trí bên trong sẽ giúp bạn hiểu thêm về lịch sử Trung Hoa, văn hóa và tín ngưỡng thờ phụng của người dân địa phương. 

Các tác phẩm nghệ thuật bên trong tòa tháp
Các tác phẩm nghệ thuật bên trong tòa tháp

Ngoài chiêm ngưỡng kiến trúc bên ngoài chùa, vào trong mỗi tòa tháp du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng thờ phụng của người địa phương. Bức tranh gốm đặc biệt trong tháp kể câu chuyện về luật nhân quả nhắc nhở con người sống tử tế, bên cạnh đó là những bức tranh khắc họa 24 nhân kiệt trong lịch sử Trung Hoa. 

Những bức họa trong tòa tháp
Những bức họa trong tòa tháp

Sau khi bước qua lối vào leo lên đỉnh tháp, hãy hướng góc nhìn ra xa để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố hay cảnh quan Đầm Liên Trì trải dài là một điều vô cùng thú vị. Đặc biệt khi đêm xuống, những tòa nhà chọc trời phía xa xa, Đầm Liên Trì, Đài Xuân Thu hay nhiều mái chùa khác ven hồ… tất cả sẽ được chiếc sáng rực rỡ, tạo nên không gian thoáng đãng, thơ mộng.

Khách được khuyên vào chùa bằng cửa Long, ra bằng cửa Hổ.
Khách được khuyên vào chùa bằng cửa Long, ra bằng cửa Hổ.

Khi đến đây bạn cũng đừng quên đi vào từ bên miệng Rồng để đón những điều may mắn, và đi ra từ miệng Hổ sẽ trút bỏ mọi tai họa, không may. 

Bởi vì trong văn hóa Trung Hoa, rồng tượng trưng cho quyền lực và nắm quyền kiểm soát mưa, bão, lũ lụt… Mặt khác, Hổ lại tượng trưng cho sức mạnh, sự công bình và hòa hợp trong văn hóa Trung Hoa. Thay vì “vua sư tử”, người dân Trung Quốc tin vào “vua hổ”.

Tháp Long Hổ nằm bên bờ phía tây hồ Liên Trì, chỉ cách ga tàu điện ngầm vài phút đi bộ nên rất thuận tiện để các bạn đi đến tham quan. Các ngồi đền, chùa ở đây đều không thu phí tham quan, vì du khách hay chọn cách làm công quả bằng cách góp tiền công đức.

Đầm Liên Trì mùa sen nở
Đầm Liên Trì mùa sen nở

Ngoài chùa tháp Long Hổ, du khách đến đầm Liên Trì có thể vãn cảnh đầm sen, ngắm nhìn núi Tiểu Quy gần đó hoặc tham quan đài ngắm cảnh xuân thu. Chùa mở cửa từ 8h đến 18h hàng ngày. 

Tháp Long Hổ ở khu vực đầm Liên Trì là một địa điểm văn hóa truyền thống, kết hợp cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hấp dẫn, vẻ đẹp thiên nhiên lãng mạn xung quanh. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi Đài Loan sắp tới của mình thì đừng quên check in đến đây, một trong những di tích nổi tiếng ở thành phố cảng Cao Hùng nhé!

Những hành động nên tránh khi du lịch Đài Loan

Những hành động nên tránh khi du lịch Đài Loan

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có nét văn hóa riêng, Đài Loan có nền văn hóa lâu đời với nhiều phong tục và phức tạp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số những hành động nên tránh khi du lịch Đài Loan để giúp bạn tránh mắc phải khi tới thăm quốc gia này.

1. Cân nhắc trước khi tip cho nhân viên

Người Đài cho rằng việc tip là bạn đang xem thường họ
Người Đài cho rằng việc tip là bạn đang xem thường họ

Tại các nhà hàng, khách sạn việc bo tiền ở đất nước này được cho là không quá cần thiết, ở Mỹ mức tiền boa 15-20% giá trị hóa đơn là phổ biến cho một bữa tối tại Mỹ nhưng nhiều người Trung Quốc lại cho rằng đây là văn hóa không phù hợp. Nhiều tài xế taxi, nhân viên khách sạn, phục vụ bàn chưa chắc muốn nhận số tiền boa từ bạn, một số còn có thể cảm thấy xúc phạm. Ở Trung Quốc, tiền boa có thể được hiểu là coi thường người nhận hoặc cho rằng họ không có tiền.

2. Viết tên bằng màu đỏ

Viết tên bằng màu đỏ ở Đài Loan là biểu tượng của sự chết chóc
Viết tên bằng màu đỏ ở Đài Loan là biểu tượng của sự chết chóc

Màu đỏ là biểu tượng cho uy quyền, sức mạnh nhưng cũng là màu của máu, sự chết chóc. Đây cũng là lý do mà người Đài Loan rất kiêng kỵ khi viết tên ai bằng mực màu đỏ. Họ quan niệm rằng viết tên bằng màu đỏ thì người đó sẽ bị giết, bị chết. Đôi khi, chỉ viết trên lên giấy bình thường và đơn giản thôi đối với người Đài Loan cũng là điều xấu, một điềm gở. Sử dụng mực màu đỏ có thể khiến nhiều người cho rằng bạn đang mong họ nhanh chết. Nghe điều này thật kinh khủng nhưng hãy ghi nhớ để tránh những điều cấm kỵ ở Đài Loan để không phạm phải.

3. Đội mũ màu xanh lá cây

Đội mũ, mặc áo màu xanh lá được cho là người yêu của một tội phạm ngoại tình
Đội mũ, mặc áo màu xanh lá được cho là người yêu của một tội phạm ngoại tình

Những người đã dành thời gian sinh sống tại các thành phố lớn trên khắp Đài Loan chưa chắc đã biết việc không nên đội mũ xanh lá cây. Lý do là trong thành ngữ có câu “dài lǜ hoa zǐ” có nghĩa là “đội mũ xanh” với ngụ ý cho rằng bạn là người yêu của một người phạm tội ngoại tình.

Người dân địa phương cũng có thể coi việc mặc áo hoodie màu xanh lá cây có mũ trùm đầu có ý nghĩa tương tự. Khách du lịch nên tránh đội bất cứ thứ gì màu xanh lá cây trên đầu.

4. Cắm đũa vào bát cơm

Cắm đũa vào bát cơm là điều không may mắn ở Đài Loan
Cắm đũa vào bát cơm là điều không may mắn ở Đài Loan

Hành động này rất giống với việc cắm nhang vào bát hương dành cho người chết. Chính vì thế nếu có dịp đến với nơi đây, bạn thật sự cẩn trọng. Việc này cho dù vô tình hay hữu ý cũng sẽ gây mất thiện cảm và thực sự không tốt đẹp. Nếu có dịp được mời dùng bữa, bạn hãy thận trọng để tránh không mắc phải bất kỳ những điều cấm kỵ ở Đài Loan đáng tiếc nào nhé.

Nếu không may thực hiện hành động này, bạn có thể sẽ để lại ấn tượng rất xấu trong lòng của những người dân Đài Loan. Họ rất ghét việc này và coi đây là điềm xui xẻo. Bạn cũng nên tránh gõ vào bát và chỉ đũa vào người khác. Nhiều người dân địa phương cho rằng đây là một hành động thô lỗ.

5. Ôm nhau khi mới gặp lần đầu tiên

Hành động ôm nơi công cộng vẫn chưa được công nhận nhiều ở Đài Loan
Hành động ôm nơi công cộng vẫn chưa được công nhận nhiều ở Đài Loan

Một số người Đài Loan thường cảm thấy không thoải mái khi ôm người khác. Mặc dù giới trẻ đã cởi mở hơn trong những thập kỷ gần đây, hành động ôm vẫn là một điều có thể gây khó chịu. Thể hiện tình cảm nơi công cộng có thể được coi là điều đáng xấu hổ trong nghi thức truyền thống ở đất nước tỷ dân. 

Ở Đài Loan, bạn không nên ôm hoặc hôn lên má người mới quen. Khách du lịch nên bắt tay hoặc gật đầu để thể hiện tình cảm, sự tôn trọng.

6. Tặng đồng hồ

Tặng đồng hồ, nến thơm, hoa đã cắt tượng trưng cho điềm xấu.
Tặng đồng hồ, nến thơm, hoa đã cắt tượng trưng cho điềm xấu.

Nếu như ở Việt Nam hay các nước khác trên thế giới, tặng đồng hồ là việc phổ biến và được coi như một món đồ thể hiện cho sự xa xỉ, đắt tiền nhưng đối với người Đài Loan, họ kiêng kỵ điều này. Tuy nhiên, ở Đài việc tặng đồng hồ như việc lo đám tang cho ai đó. Mặc dù, việc tặng đồng hồ ở giới trẻ được xem như thể hiện tình cảm với người khác. 

Từ đồng hồ trong tiếng hoa nghe giống như tôn trọng người sắp qua đời. Đa số nghĩ rằng tặng đồng hồ là điều xui xẻo. Khách du lịch cũng nên tránh tặng nến thơm và hoa đã cắt vì những thứ này có liên quan đến cái chết và đám tang.

Trên đây là tổng hợp những điều cấm kỵ khi du lịch Đài Loan mà bạn cần phải nắm rõ và hết sức lưu ý để không phạm sai sót. Bạn có thể ghi nhớ và tìm hiểu kỹ hoặc hỏi người dân bản địa để tránh không mắc phải điều gì khiến họ phật lòng. Cũng như giữ gìn được hình ảnh đẹp của người dân nơi đây nhé.

Thưởng thức mùa đẹp nhất ở Đài Loan năm 2023

Thưởng thức mùa đẹp nhất ở Đài Loan năm 2023

Đài Loan là một quốc đảo có phong cảnh đẹp và không khí trong lành. Đây là điểm đến ưa thích của đông đảo khách du lịch trên thế giới. Nếu bạn đang băn khoăn thời điểm nào là thích hợp nhất để du lịch Đài Loan, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Thời tiết mùa xuân ở Đài Loan

Mùa xuân ở Đài Loan
Mùa xuân ở Đài Loan

Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3, thời tiết Đài Loan mát mẻ của mùa xuân, nhiệt độ trung bình dao động từ 20 đến 22 độ C, có xu hướng ẩm ướt, kết hợp mưa thích hợp cho các loài hoa chen sắc hoa. Tháng 3 là thời điểm hoàn hảo để chiêm ngưỡng hoa đào thay thế nhưng ít đông đúc hơn so với mùa hoa anh đào ở Nhật Bản.

Nếu sự khởi đầu của mùa xuân thôi thúc bạn tham gia những hoạt động ngoài trời tuyệt vời, hãy tiếp tục chuyến đi bộ đường dài phiêu lưu theo các đường mòn trên núi của Vườn quốc gia Ngọc Sơn, khám phá Hẻm núi Taroko đẹp ngoạn mục hoặc thư giãn dưới Suối nước nóng Bắc Đầu.

Mùa xuân là một trong những mùa đẹp nhất trong năm. Lưu ý, nếu bạn đi vào thời điểm này nên mang theo cho mình một chiếc ô nhé, vì mùa này thường có những cơn mưa bất thường.

2. Thời tiết mùa hè ở Đài Loan

Mùa hè ở Đài Loan từ tháng 4 đến tháng 8 nền nhiệt tại hòn đảo tháng có nhiều nắng hơn và nhiệt độ trung bình tăng lên trên mốc 34°C, và có mưa lớn vào ban đêm, vì vậy hãy nhớ thường xuyên kiểm tra dự báo thời tiết để xem nó ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn như thế nào.

Lễ hội pháo hoa Bành Hồ tại Đài Loan
Lễ hội pháo hoa Bành Hồ tại Đài Loan

Vào thời điểm này các hoạt động mùa hè cũng được diễn ra như Lễ hội Thuyền rồng,  lễ hội pháo hoa Bành Hồ hàng năm, lễ hội Khinh khí cầu…, vô cùng đặc sắc, nếu bạn không ngại những cơn mưa rào buổi chiều, thì các vườn quốc gia của Đài Loan cũng là điểm đến thú vị. Nhìn chung, bạn vẫn có thể thoải mái ra ngoài khám phá tất cả những điều tuyệt vời của đất nước này như đắm mình dưới ánh nắng mặt trời, cảnh vật và gió biển tại các bãi biển ở Vườn quốc gia Kenting. Tại huyện Hoa Liên nằm ở phía Đông, những ngọn núi phủ đầy hoa hiên màu cam tươi sáng nở rộ theo mùa sẽ tạo nên một bức ảnh đẹp mà không cần chỉnh sửa, ghé thăm bảo tàng Cung điện Quốc gia hoặc Bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc, sau đó giải khát bằng trà sữa đá lạnh ở chính đất nước đã khai sinh ra nó, ăn bánh ú “zongzi” – một loại bánh nếp được gói bằng lá tre thành hình kim tự tháp…

3. Thời tiết mùa thu ở Đài Loan

Sau một mùa hè ngột ngạt, Đài Loan vào mùa thu có thời tiết tương đối dễ chịu hơn, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10, nhiệt độ giảm xuống – chỉ hơi giảm nhẹ ở phía Nam và giảm nhiều hơn ở Đài Bắc và các khu vực phía Bắc khác, có nhiệt độ cao nhất rơi vào khoảng 31 độ C. Có thể nhiệt độ không hề đem tới cảm giác đây là mùa thu, nhưng một trong những lễ hội của Đài Loan được tổ chức vào mùa này sẽ gợi nhắc cho bạn. Tết Trung thu – còn được gọi là Lễ hội Trăng rằm – cũng là cơ hội để bạn thỏa sức thưởng thức những chiếc bánh trung thu và tham gia cùng người dân địa phương trong các bữa tiệc nướng ven sông ở Đài Bắc. Đây là lễ hội theo lịch âm, nên ngày có thể thay đổi, nhưng thường là vào tháng 9. Các sự kiện đáng chú ý khác bao gồm Lễ hội Nghệ thuật Đài Bắc và Lễ hội Bơi lội Quốc tế Hồ Nhật Nguyệt – một cuộc thi bơi qua hồ lớn nhất nước thu hút hàng chục ngàn người tham gia. 

Lễ hội lớn nhất dành cho cộng động LGBTQ+ ở Đông Á
Lễ hội lớn nhất dành cho cộng động LGBTQ+ ở Đông Á

Còn có nhiều hoạt động khác đáng để bạn bước ra khỏi giường để tận hưởng ở các thành phố lớn. Lễ diễu hành đồng tính Pride ở Đài Loan là lễ hội lớn nhất dành cho cộng động LGBTQ+ ở Đông Á, với các đoàn diễu hành sống động và đám đông đầy màu sắc đổ xô xuống các đường phố của Đài Bắc. Đây cũng là khoảng thời gian lễ hội ở Đài Trung – lễ hội nhạc jazz thường niên thu hút rất nhiều nghệ sĩ tài năng hàng đầu của Đài Loan và quốc tế trong lễ hội tràn ngập âm nhạc kéo dài hơn một tuần vào tháng 10 hàng năm.

4. Thời tiết mùa đông ở Đài Loan

Từ tháng 11 đến tháng 12, với nhiệt độ trung bình ở tầm 15 tới 19 độ C, không khí lạnh từ Trung Quốc Đại Lục thổi vào, khi gặp hơi ấm từ biển thường mưa, khi mưa xuống nhiệt độ giảm sau đó trở lại theo vòng tuần hoàn như trên. Đài Bắc có xu hướng hơi âm u với mưa nhẹ, do đó đây là một trong những tháng vắng du khách hơn. 

Du khách có thể lựa chọn dịch vụ tắm suối nước nóng để thư giãn, nghỉ ngơi
Du khách có thể lựa chọn dịch vụ tắm suối nước nóng để thư giãn, nghỉ ngơi

Thời tiết mùa đông ôn hòa làm cho việc ngâm mình dưới các suối nước nóng của Bắc Đầu và Ô Lai là một viễn cảnh đầy hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Hầu hết các huyện của hòn đảo này đều có hoạt động tắm suối nước nóng giúp du khách có những giây phút thư giãn, thoải mái nhất trong hành trình. Hoặc, nếu bạn đang ở phía Nam Đài Loan, hội chợ Nghệ thuật Cao Hùng trưng bày nhiều tác phẩm đương đại của các nghệ sỹ tài năng địa phương. Tháng 12 cũng là thời điểm các vận động viên marathon Đài Bắc tranh tài ở thủ đô – cổ vũ cho họ hoặc đăng ký tham gia là những cách tuyệt vời để khám phá thành phố.

Vào mỗi thời điểm trong năm, thời tiết Đài Loan có sự thay đổi, cảnh vật cũng thay đổi theo với những lễ hội đặc trưng riêng. Air Tour gợi ý đến bạn du lịch vào mùa thu Đài Loan chính là thời gian tuyệt vời nhất để tận hưởng khí hậu mát lạnh và ít mưa. Không chỉ vậy thời tiết mùa thu cho phép bạn tận hưởng trọn vẹn khí hậu ấm áp, cận nhiệt đới và tham gia một số sự kiện hàng đầu của Đài Loan.

Đài Loan tổ chức Lễ hội ném màu rực rỡ của Ấn

Đài Loan tổ chức Lễ hội ném màu rực rỡ của Ấn

Đài Loan là đất nước không chỉ đa dạng nền ẩm thực mà văn hóa nghệ thuật cũng vô cùng phong phú được pha trộn tổng hợp giữa nền văn hóa khác nhau như Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ…, những nét văn hóa độc đáo đó đã tạo nên nét đẹp vô cùng mới mẻ đối với người dân lẫn du khách phương xa khi có dịp ghé thăm Đài Loan vào những mùa lễ hội.

Vào cuối tháng 2 hằng năm du khách có thể ghé thăm Đài Loan để tham gia lễ hội ném sắc màu hay còn gọi là lễ hội Holi.

1. Lễ hội ném bột màu Holi là gì?

Lễ hội ném bột màu Holi
Lễ hội ném bột màu Holi

Holi, hay còn được gọi lễ hội ném bột màu, lễ hội sắc màu, lễ hội chia sẻ tình yêu… là một trong những lễ hội quan trọng của Ấn Độ, Nepal nói riêng và cộng đồng người theo đạo Hindu trên thế giới nói chung. Vào ngày lễ, người dân sẽ tụ tập nhâm nhi các loại đồ uống ngọt, thưởng thức Thandai và ném bột màu vào nhau một cách vui vẻ.

Lễ hội Holi đánh dấu sự kết thúc của một mùa đông khắc nghiệt để chào đón mùa xuân tràn đầy sức sống, với hy vọng về một mùa màng bội thu. Ngoài ra, Holi cũng biểu tượng kỷ niệm niềm vui chiến thắng của cái thiện trước cái ác. 

Lễ hội được chủ trì bởi nhà hàng Mayur Indian Kitchen, lấy tên “Taipei Holi 2020@Thanking Taiwan for Helping India Charity Event“. Sự kiện diễn ra tại công viên Taipei’s Dajia Riverside.

2. Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội ném bột màu Holi 

Nguồn gốc của lễ hội Holi bắt nguồn từ truyền thuyết về Holika Dahan. Câu chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị vua quỷ tên Hiranyakashipu vô cùng tác ác. Hiranyakashipu tự xưng mình là Chúa và không hài lòng khi con trai Prahlad lại tôn thờ thần Vishnu. Do đó, vua quỷ đã tìm cách giết con trai mình nhiều lần để thị uy sức mạnh nhưng đều thất bại. 

Ông ta nhờ đến em gái mình là Holika – người miễn nhiễm với lửa để trừng phạt Prahlad. Hiranyakashipu đã đốt một đống lửa lớn, gọi Holika tay ôm chặt Prahlad và ngồi trên đống lửa. Cuối cùng, thần Vishnu đã hiện hình, cứu Prahlad và trừng phạt quỷ Holika. Ngọn lửa được đốt trong đêm Choti Holi được người theo đạo Hindu tin rằng là ngọn lửa tiêu diệt bóng tối và ma quỷ.

Mỗi màu sắc tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau
Mỗi màu sắc tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau

Các màu sắc được sử dụng trong lễ hội Holi cũng mang những ý nghĩa khác nhau:

Màu xanh lá cây: Biểu tượng của sự tinh khiết.

Màu đỏ tươi: Biểu tượng cho sự thay đổi và là màu sắc chính của lễ hội.

Màu da cam: Biểu tượng của sự hạnh phúc.

3. Lễ hội sắc màu Ấn Độ diễn ra vào thời gian nào?

Lễ Holi được tổ chức dựa trên lịch Hindu riêng của người Ấn Độ
Lễ Holi được tổ chức dựa trên lịch Hindu riêng của người Ấn Độ

Lễ hội ném bột màu Holi diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Phalgun theo lịch Hindu hàng năm (cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 dương lịch) và kéo dài từ 2 đến 16 ngày, tùy thuộc vào các thành phố của Ấn Độ.

Trước khi lễ hội diễn ra, người dân Ấn Độ có sự chuẩn bị hết sức chu đáo và đầy đủ. Đặc biệt là nguyên liệu bột màu để sử dụng trong lễ hội. Trước 2 ngày diễn ra Holi, khắp các chợ trung tâm bày bán rất đa dạng các loại bột màu. Đến tối, người dân sẽ vẽ trước một vòng tròn bằng bột màu, chất củi và kèm hoa để đốt, sau đó bắt đầu tụ tập múa hát xung quanh. Ngoài ra, người dân còn có thể tổ chức các buổi diễn hành nhỏ với trang phục sặc sỡ vô cùng đẹp mắt tại các khu chợ.

4. Các nghi lễ và truyền thống trong lễ hội Holi

Holika Dahan là một nghi thức rất quan trọng được thực hiện ngày đầu tiên của lễ Holi
Holika Dahan là một nghi thức rất quan trọng được thực hiện ngày đầu tiên của lễ Holi

4.1 Chuẩn bị giàn thiêu Holika

Những ngày trước khi diễn ra lễ hội, người dân bắt đầu thu thập gỗ và vật liệu dễ cháy cho lửa trại tại công viên, địa điểm công cộng, khu vực gần đền và nhiều không gian mở khác.  Trên giàn thiêu có một hình nộm tượng trưng cho quỷ Holika – người đã lừa Prahalad để đốt theo truyền thuyết.

4.2 Holika Dahan. 

Ngày đầu tiên của lễ Holi được gọi là Holika Dahan hoặc Chhoti Holi. Mọi người sẽ tụ tập quanh giàn thiêu Holika sau khi mặt trời lặn để thực hiện lễ puja và thắp sáng giàn thiêu. Thậm chí mọi người sẽ ca hát, nhảy múa xung quanh giàn thiêu đang cháy vì nó tượng trưng cho việc cái thiện đã chiến thắng được cái ác.

4.3 Vui đùa với màu sắc

Lễ hội Holi chính thức diễn ra vào sáng hôm sau và cũng là lúc mà mọi người vui vẻ, tự do chơi đùa với màu sắc. Mọi người sẽ nắm trong tay bột màu khô, quả bóng chứa dung dịch màu để ném hoặc phun màu vào người khác. Người dân sẽ tập trung thành từng nhóm để hát hò, nhảy múa theo tiếng trống, tiếng Dholak.

Mỗi khi cuộc chiến màu sắc tạm dừng, người dân sẽ cùng thưởng thức các món ăn truyền thống Gujiya, Mathri, Malpuas và uống Bhang, đây là một phần không thể thiếu trong lễ hội ném bột màu Holi.

4.4 Các biến thể khác của lễ hội

Lễ hội Holi có thể kéo dài của tuần lễ tại các vùng của Ấn Độ, đặc biệt là vùng Braj gần Mathura. Ở những vùng này, người dân không chỉ vui chơi với màu sắc mà còn dành riêng một ngày đặc biệt để thực hiện một nghi thức khác. Khi đó, người đàn ông sẽ đi xung quanh những tấm lá chắn, còn phụ nữ có quyền đánh vào những tấm lá chắn bằng gậy của họ.

Tại vùng Braj gần Mathura, khi người đàn ông cầm những tấm lá chắn thì phụ nữ có quyền dùng gậy đánh vào lá chắn trong ngày lễ Holi
Trong ngày lễ Holi khi người đàn ông cầm những tấm lá chắn thì phụ nữ có quyền dùng gậy đánh vào lá chắn 

Ở phía nam Ấn Độ, nơi xem lễ hội Holi là dịp thờ phụng và cúng dường cho thần Kamadeva – Vị thần tình yêu trong thần thoại của Ấn Độ.

4.5 Bữa tiệc đặc biệt

Trong bữa tiệc đặc biệt của lễ Holi, các gia đình sẽ làm và cùng nhau thưởng thức Gujiya, là một loại bánh bao chứa đầy khoya và trái cây khô. Đồ uống phong tục sẽ là thandai. Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn đặc sắc khác như namkeen, papri chaat, ol gappe, kanji vada, dal kachori, dahi bhalle, chole bhature… Vì vậy, đây luôn là dịp lý tưởng để du khách quốc tế yêu đất nước Ấn Độ đến để vừa trải nghiệm văn hóa tâm linh, vừa thưởng thức ẩm thực đặc sắc của nơi đây.

4.6 Những ngày cuối lễ hội

Vào những ngày này, mọi người sẽ bỏ lại phía sau những hận thù và cùng nhau hòa mình vào không khí của lễ hội.

Sau một ngày vui vẻ, mọi người sẽ tắm rửa sạch sẽ và mặc những bộ trang phục mới để chào đón bạn bè và người thân ghé chơi. Holi cũng là một lễ hội của sự tha thứ và bắt đầu một khởi đầu mới, với mục đích tạo sự hài hòa và bỏ qua hận thù.

5. Những lưu ý khi tham gia lễ hội ném bột màu Holi ở Ấn Độ 

Để tham gia lễ hội Holi vui vẻ và an toàn, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây: 

  • Tránh bột màu bay vào mắt, mũi, miệng, có thể bôi dầu vào người để màu khó bám chặt vào da.
  • Chuẩn bị trang phục gọn nhẹ, giày thể thao để di chuyển thoải mái.
  • Với thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, hãy cho vào túi nilon hoặc túi bảo vệ chuyên dụng, tránh bị bột và nước làm hư hỏng.
  • Chú ý về hành động và những điều cấm kỵ khi tham gia lễ hội. 
  • Holi không phải là lễ hội quy tụ hàng nghìn người tụ tập cùng ném bột màu vào nhau mà rải rác khắp các con phố lớn nhỏ, vì vậy bạn tìm kiếm.
  • Holi diễn ra trên khắp Ấn Độ, nhưng đặc sắc và sôi động nhất vẫn là New Delhi.
Bạn có thể mang thêm kính để tránh bột màu bay vào mắt khi tham gia lễ Holi
Bạn có thể mang thêm kính để tránh bột màu bay vào mắt khi tham gia lễ Holi

Lễ hội ném bột màu Holi là một trong những dịp thu hút không ít khách du lịch đến trải nghiệm, cũng là niềm tự hào của người dân Ấn Độ. Lễ hội được tổ chức thường niên với thời gian cụ thể, vì vậy mà du khách có thể thuận tiện cho việc sắp xếp và đặt vé sớm để đến du lịch.

Phương pháp massage bằng dao chặt thịt ở Đài Loan

Phương pháp massage bằng dao chặt thịt ở Đài Loan

Thay vì cầm tinh dầu, muối khoáng, thảo dược… để xoa bóp cho khách thì người ta lại dùng 2 con dao để “băm” lên cơ thể khách hàng. Trông có vẻ nguy hiểm nhưng phương pháp trị liệu ít người biết đến này lại ẩn chứa bên trong những điều rất thú vị. Những năm gần đây, “tẩm quất bằng dao” đang được nhiều người quan tâm tại Đài Loan. 

Mát-xa thư giãn đang ngày càng trở nên quen thuộc với không chỉ phụ nữ mà còn với cả đấng mày râu. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến phương pháp mát-xa với một loại dụng cụ vô cùng đặc biệt: mát-xa bằng dao chặt thịt.

Với liệu pháp này, các kỹ thuật viên sẽ đưa những con dao di chuyển trên khắp các vùng cơ thể của khách hàng giúp họ thư giãn và cơ thể họ chỉ cách lưỡi dao đứng một lớp khăn mỏng manh.

Sử dụng loại dao bản to để massage
Sử dụng loại dao bản to để massage

1. Phương pháp massage bằng dao tồn tại từ hơn 2.000 năm trước 

Đi massage sau một ngày dài làm việc vất vả để giúp trẻ hóa và ngủ ngon giấc hơn là điều ai cũng thích. Thế nhưng nếu là kiểu dùng dao phay để băm thật lực lên người thì bạn có thích không? Thời gian gần đây, người dân địa phương cũng như nhiều khách du lịch đến Đài Loan hiện đang đổ xô đến những tiệm massage bằng dao để thử nghiệm trào lưu chăm sóc sức khỏe kiểu mới, được coi là giúp con người loại bỏ sự đau đớn này.

Massage bằng dao được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 2.000 năm trước.
Massage bằng dao được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 2.000 năm trước.

Tẩm quất bằng dao hay còn gọi là “đao liệu” có khả năng chữa lành thể chất và tinh thần. Phương pháp này đã tồn tại từ hơn 2.000 năm trước. Theo đó, những người hành nghề đao liệu nói rằng phương pháp này được các nhà sư thời Trung Quốc cổ thực hiện đầu tiên. Trải qua 1.000 năm, đến thời nhà Đường, đao liệu đã lan sang Nhật Bản, rồi đến Đài Loan sau cuộc Nội chiến Trung Hoa hồi thập niên 1940.

Mặc dù ngày nay người ta khó tìm được chỗ làm massage bằng dao ở Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng phương pháp trị liệu này lại hồi sinh ở Đài Loan trong những năm gần đây, khi mọi người tìm đến lưỡi dao của các nhà trị liệu để giúp giảm bớt các đau đớn về thể chất, cải thiện chất lượng giấc ngủ và để vượt qua những đau khổ trong cuộc sống.

2. Kiểu massage độc lạ

Phương pháp này rất đơn giản. Nhân viên chuẩn bị tiến hành trị liệu sẽ mài dao trên đá ướt. Loại dao được sử dụng là dao phay có bản to.

Khách ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc nằm sấp trên giường. Khăn phủ trên lưng, kem bôi trơn hoặc cao hổ xoa đều trên vai trong khi được xoa bóp nhẹ để thư giãn. Sau đó nhân viên khéo léo vỗ nhẹ cán dao hoặc miết dài cán vào những phần cơ thể nhức mỏi của khách hàng, giúp việc lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, giải phóng năng lượng tĩnh trong người và loại bỏ các chất độc hại. Việc di chuyển cán dao sắc với lực ấn vừa đủ sẽ khiến các cơn đau, nhức mỏi của khách hàng biến mất. 

Những cơn đau của cơ thể được chuyển giao qua con dao
Những cơn đau của cơ thể được chuyển giao qua con dao

Được biết, massage bằng dao dựa trên nguyên lý cột thu lôi. Việc massage bằng dao sẽ chuyển cơn đau ra khỏi cơ thể thông qua con dao. Khi dao chạm vào da (tất nhiên là phải phủ khăn), các notron từ cạnh của kim loại sẽ tương tác với proton từ điểm có vấn đề trên cơ thể giúp bệnh nhân cảm giác có luồng khí thông qua khiến cơn đau thuyên giảm.

Mỗi lần massage thường kéo dài khoảng 30 phút và có giá lên tới 15 USD/lần (khoảng 300.000 đồng). Tại những hàng massage dao có tiếng, khách hàng còn phải xếp hàng dài chờ tới lượt được “chém”. 

3. Một số lưu ý khi “đao liệu”

Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản, nhưng yêu cầu phải tỉ mỉ và cẩn thận. Nhân viên chuẩn bị tiến hành trị liệu sẽ mài dao trên đá ướt. Loại dao được sử dụng là dao phay có bản to. Khách ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc nằm sấp trên giường. Khăn phủ trên lưng, kem bôi trơn hoặc cao hổ xoa đều trên vai trong khi được xoa bóp nhẹ để thư giãn.

Sau đó nhân viên khéo léo vỗ nhẹ cán dao hoặc miết dài cán vào những phần cơ thể nhức mỏi của khách hàng, giúp việc lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, giải phóng năng lượng xấu trong cơ thể và loại bỏ các chất độc hại. Việc di chuyển cán dao với lực ấn vừa đủ sẽ khiến các cơn đau, nhức mỏi của khách hàng biến mất.

Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề, các nhà trị liệu phải tuân thủ những quy tắc bất di bất dịch. Đầu tiên, để giữ cho khí lực bản thân được thuần khiết, tất cả những người hành nghề đao liệu đều tuân theo chế độ ăn chay trường. Họ luôn thức dậy muộn nhất là 5h sáng hàng ngày, làm 100 lần động tác đứng lên ngồi xuống (squat) và trồng cây chuối, rồi chém dao vào gối trong 30 phút để khí huyết lưu thông. Trong trường hợp, nếu họ đang có tâm trạng không tốt thì sẽ không được làm massage cho khách.

Thứ 2, khi đặt lịch hẹn, khách hàng được yêu cầu gửi một bức ảnh gần đây của mình để họ tìm một nhà trị liệu phù hợp theo năng lượng tỏa ra từ ảnh.

Thứ 3, trước khi thực hiện massage, cả nhà trị liệu và khách hàng sẽ cùng nhau thực hiện 10 phút squat và tập giãn cơ. Mỗi người cầm trên tay một cặp “vũ trụ côn” bằng gỗ để giúp cân bằng sinh khí. Đồng thời, nhà trị liệu sẽ đặt con dao cạnh 5 mảnh thiên thạch để tái nạp năng lượng (thiên thạch có khả năng chữa lành cơ thể, tâm trí và tinh thần).

Cuối cùng, các nhà trị liệu phủ khăn lên trên quần áo, khắp cả người và trùm cả lên đầu của khách hàng. Trong 70 phút trị liệu, hai lưỡi dao thay phiên nhau băm nhanh, nhè nhẹ khắp toàn thân, lần lượt di chuyển từ đỉnh đầu xuống lòng bàn chân. 

Một cửa hàng massage ở Đài Loan
Một cửa hàng massage ở Đài Loan

Ghé thăm Đài Loan du khách không thể bỏ lỡ các hoạt động massage độc lạ với sự tận tình có nhiều năm trong nghề, du khách có thể tìm đến các cửa hàng massage ở ga chính Đài Bắc, gần cửa Z8. Nơi đây cung cấp dịch vụ massage bằng dao giá rẻ (chỉ khoảng tương đương 190.000 đồng/lượt). Ngoài ra, dịch vụ massage này cũng xuất hiện ở nhiều khu chợ đêm trong thành phố. 

10 điểm đến đặc sắc tại Đài Loan năm 2023

10 điểm đến đặc sắc tại Đài Loan năm 2023

Đài Loan là địa điểm nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nét văn hóa ấn tượng cùng nhiều lễ hội độc đáo thu hút du khách ghé thăm vào dịp đầu năm mới. Ghé đến đây bạn không thể bỏ các địa điểm như: Chùa Long Sơn, khám phá ẩm thực đường phố Đài Bắc, đài quan sát Taipei 101…,Vẻ đẹp của Đài Loan dường như không có giới hạn làm mê hoặc tất cả những vị khách một lần đặt chân đến đây. 

Người Đài Loan cũng nổi tiếng với sự thân thiện, mến khách nên hàng năm đất nước này đón khoảng hơn 10 triệu lượt khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Với  hoạt động trải nghiệm và các điểm tham quan, du khách đến Đài Loan sẽ mất nhiều thời gian để cố gắng sắp xếp lịch trình cho riêng mình. 

1. Ngắm cảnh trên đài quan sát Taipei 101

Ngắm cảnh trên đài quan sát Taipei 101
Ngắm cảnh trên đài quan sát Taipei 101

Taipei 101 – tòa nhà cao 509,2 m với 101 tầng – là điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích khi ghé Đài Bắc. Bên cạnh hành trình mua sắm tại hàng loạt thương hiệu quốc tế cao cấp, bạn có cơ hội ngắm trọn thành phố từ tầng 89F với ống nhòm chuyên dụng. Ở đây, du khách có thể chọn đồ uống tại quầy bar, thưởng thức món ngon trong khi ngắm cảnh. 

2. Viếng thăm chùa Long Sơn

Viếng thăm chùa Long Sơn tại Đài Loan
Viếng thăm chùa Long Sơn tại Đài Loan

Đài Loan sở hữu nhiều ngôi chùa đẹp, cổ kính và linh thiêng với kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu phải kể đến Long Sơn – ngôi chùa cổ được xây dựng từ cuối thế kỷ 18, lộng lẫy bậc nhất. Nếu đến đúng lễ hội đèn lồng diễn ra đầu năm, bạn sẽ thấy hàng trăm chiếc đèn lồng màu sắc trí bên ngoài chùa, trong khuôn viên cũng lấp đầy dây đèn lồng đủ kích thước nổi bật và rực rỡ. 

3. Làng cổ Cửu Phần và Thập Phần 

Làng cổ Cửu Phần và Thập Phần 
Làng cổ Cửu Phần và Thập Phần

Cửu Phần và Thập Phần là điểm đến du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử không thể bỏ qua. Nơi đây đón bạn với hình ảnh những ngôi nhà nhỏ, cổ kính nằm trên lưng chừng núi, bao bọc bởi sắc xanh cây cỏ. Du khách có thể tham quan Cửu Phần trong nửa ngày và lên xe bus đến Thập Phần vào đầu giờ chiều. Trong khi Cửu Phần nổi tiếng với kiến trúc cổ và một con đường ngập tràn hàng quán bán đồ lưu niệm, thức ăn vặt thì Thập Phần gợi cho người ta cảm giác lạc vào khu phố trong bộ phim cổ trang nào đó. 

4. Ghé nông trại Cingjing

Ghé nông trại Cingjing
Ghé nông trại Cingjing

Tọa lạc tại Đài Trung, nông trại Cingjing được ví như Thụy Sỹ thu nhỏ, hấp dẫn du khách khách bởi màu xanh cao nguyên rộng lớn, cối xay gió đặc trưng trời Âu, đàn cừu trắng thong dong đi dạo. Mùa xuân là thời điểm thích hợp để ghé điểm đến. Lúc này, vạn vật được đánh thức, những đồng cỏ trở nên xanh tươi, hoa đào, lê, táo bắt đầu nở rộ, các loại trà xuân cũng thu hoạch vào khoảng tháng 4. Ở đây, du khách dễ dàng hít thở khí trời trong lành, chiêm ngưỡng cảnh vật nhẹ nhàng và yên bình.

5. Khám phá phố Tây Môn Đình

Khám phá phố Tây Môn Đình
Chợ đêm tấp nập đa dạng món ăn

Phố Tây Môn Đình với chợ đêm tấp nập, đa dạng hàng hóa và ẩm thực đặc sắc là gợi ý bạn nên lưu lại trong chuyến du lịch Đài Loan sắp tới. Diện tích chợ khá rộng, khách mua sắm có thể vừa tản bộ, tận hưởng vẻ náo nhiệt vừa ngắm những gian hàng bài trí bắt mắt, sản phẩm đa dạng. Ẩm thực cũng được coi là điểm nhấn níu chân du khách đến khu chợ. Bạn có thể thưởng thức thịt vịt hấp, vịt quay., bánh bao nướng hành, trà sữa hấp dẫn…

6. Bảo tàng ảo ảnh

Bảo tàng ảo ảnh
Bảo tàng ảo ảnh

Bước vào thế giới huyền diệu của Bảo Tàng Ảo Ảnh bạn sẽ bị đánh lừa thị giác một cách triệt để với kỹ xảo bố trí gương, kỹ thuật sắp đặt ánh sáng độc đáo. Mỗi hiện tượng ảo ảnh quang học trong không gian bảo tàng đều được lý giải theo khoa học giúp bạn không những chơi vui mà còn hiểu được rất nhiều điều phi thường về tầm nhìn và hoạt động trí não của con người.

7. Bảo tàng tàu khu trục Hải quân Teyang

Bảo tàng tàu khu trục Hải quân Teyang
Bảo tàng tàu khu trục Hải quân Teyang

Ở bờ biển phía tây của Đài Loan có một con tàu mang tên ROCS TeYang, được đóng ở Hoa Kỳ với tên ban đầu là USS Sarsfield. Nó đã phục vụ trong Hải quân Trung Hoa Dân Quốc trong hơn 30 năm. Khi ngừng hoạt động, con tàu được chuyển đổi thành Bảo Tàng Tàu Khu Trục Hải Quân Teyang cho mục đích giáo dục. Điểm du lịch Đài Loan này giúp du khách hiểu hơn về cấu trúc tàu chiến, lịch sử con tàu và nhiều điều thú vị khác.

8. Tham quan núi A Lý Sơn

Tham quan núi A Lý Sơn
Tham quan núi A Lý Sơn

A Lý Sơn, cao 2.663 m, là ngọn núi nổi tiếng bậc nhất tại miền Trung Đài Loan. Đến đây vào mùa xuân, du khách có thể đắm chìm trong không gian thơ mộng của sắc hoa anh đào nở rộ. Thả mình giữa không khí buổi sáng, tận hưởng không gian thanh bình và ngắm nhìn biển mây mờ ảo là trải nghiệm bạn không nên bỏ lỡ.

9. Khu tham quan Taipingshan National Forest

Khu tham quan Taipingshan National Forest
Khu tham quan Taipingshan National Forest

Khu Tham Quan Taipingshan National Forest cao 2000m này thuộc địa phận làng Datung, phía Bắc của huyện Nghi Lan. Đây là một trong ba khu vực giải trí rừng quốc gia lớn của Đài Loan. Nhờ lượng mưa dồi dào, khí hậu ẩm ướt nên đã nuôi dưỡng được môi trường giàu tài nguyên sinh thái. Đến đây bạn sẽ được tham quan rừng Bách, tắm suối nước nóng Renze, du hồ Cuifeng và chiêm ngưỡng một số cảnh quan đầy mê hoặc khác.

10. Hamasen Museum Of Taiwan Railway

Hamasen Museum Of Taiwan Railway
Hamasen Museum Of Taiwan Railway

Hamasen Museum Of Taiwan Railway trước đây là Ga Cảng Cao Hùng, sau này được chuyển đổi thành bảo tàng đường sắt. Không những được tìm hiểu về lịch sử đường sắt Đài Loan dạo bước trong không gian xanh rộng lớn mà còn được thưởng thức show ánh sáng “Starry Hamaxing” kể về những câu chuyện của Cao Hùng.

Danh sách các địa điểm du lịch Đài Loan được đề cử trên đây chắc chắn sẽ khiến cho hành trình của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Sự lựa chọn đa dạng này phù hợp với tất cả mọi người, cho dù bạn yêu cảnh quan thiên nhiên hay vẻ đẹp lịch sử của các công trình kiến trúc cổ!  

Top 7 lễ hội cổ truyền đặc sắc tại đài loan

Top 7 lễ hội cổ truyền đặc sắc tại đài loan

Đài Loan xinh đẹp và đậm sắc thái với những phong tục tập quán dung dị, vui tươi, khá gần gũi với nền văn hóa Việt Nam. Cũng bởi vậy, nơi đây từ lâu đã là điểm đến ưa thích của phần lớn du khách Việt. Thống kê từ Cục Du lịch Đài Loan về lượng khách du lịch Đông Nam Á (từ năm 2016 đến năm 2020) cho thấy, Việt Nam xếp ở vị trí số 3 (hơn 1,6 triệu lượt), sau Singapore (hơn 1,7 triệu lượt) và Malaysia (hơn 2,1 triệu lượt).

Tuy nhiên, điểm thu hút của xứ Đài không chỉ ở các danh thắng cảnh hay ẩm thực. Loạt lễ hội truyền thống trải dài suốt cả năm, được người dân bảo tồn và lưu giữ trọn vẹn cũng là lý do nhiều du khách chọn nơi đây là điểm đặt chân.

1. Tết đầu năm

Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người Đài Loan
Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người Đài Loan

Tết Nguyên đán còn gọi là Lễ hội mùa xuân, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5 tháng đầu tiên theo âm lịch của Đài Loan, và là ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

Cũng giống như ở Việt Nam, người dân xứ Đài coi Tết là dịp sum họp bên gia đình, cùng dọn dẹp nhà cửa, sau đó quây quần bên nhau trong bữa tối đón giao thừa. Ngày đầu năm, người lớn sẽ tặng các thành viên nhỏ tuổi phong bao màu đỏ có tiền mặt, thay cho lời chúc bình an và may mắn.

Ngày Tết của người Đài Loan không thể thiếu các món ăn: Cải bẹ xanh cọng to tượng trưng cho sự trường thọ; hẹ trắng nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài; cá tượng trưng cho sự dư dả; củ cải trắng tượng trưng cho khởi đầu may mắn; bánh tổ tượng trưng cho thăng tiến…

2. Lễ hội lồng đèn

Lễ hội đèn lồng tại Đài Loan
Lễ hội đèn lồng tại Đài Loan

Lễ hội lồng đèn (Taiwan Lantern Festival) là một trong các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm, kéo dài từ Tết Nguyên đán đến Tết Nguyên tiêu tại Đài Loan. Mỗi năm, lễ hội này sẽ chọn một thành phố để dựng đèn chính. Thành phố được chọn sẽ được đầu tư mời các chuyên gia nghệ thuật, kiến trúc đến thiết kế, dựng đèn theo từng chủ đề và phân khu của năm đó.

Lễ hội sẽ được chia làm nhiều khu vực đèn chính (có biểu diễn đèn theo khung giờ) và khu vực đèn phụ được trang trí hoành tráng và tinh tế. Bởi vậy, du khách đến Đài Loan vào dịp này được thỏa sức check-in “sống ảo”.

 

3. Lễ hội pháo hoa tổ ong Diêm Thủy

Lễ hội pháo hoa Diêm Thủy tại Đài Loan
Lễ hội pháo hoa Diêm Thủy tại Đài Loan

Lễ hội pháo hoa tổ ong Diêm Thủy là lễ hội dân gian lớn thứ 3 thế giới, đồng thời là một trong những lễ hội tôn giáo tiêu biểu của Đài Loan. Cái tên pháo hoa tổ ong xuất phát từ hình ảnh hàng trăm nghìn tia pháo hoa cùng lúc phát nổ bắn tung mọi hướng, tạo ra tiếng xòe xòe, ù ù như đàn ong bay ra khỏi tổ.

Lễ hội pháo hoa nổi tiếng có truyền thống hơn 130 năm tuổi này thường diễn ra từ sáng ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Người ta tin rằng càng nhiều tia lửa pháo hoa chạm vào người, những khó khăn xui xẻo sẽ tan biến và nhận càng nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Du khách tới đây vào lễ hội này cần trang bị đồ bảo vệ cơ thể gồm áo khoác dày, quần dài, găng tay, giày ủng, mũ bảo hiểm và kính mắt.

4. Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng

Cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, Lễ hội thuyền rồng nằm trong Tết Đoan ngọ là một trong 3 ngày lễ truyền thống lớn hàng năm của Đài Loan. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Khuất Nguyên – nhà thơ sống trong thời Chiến Quốc.

Phong tục phổ biến nhất trong lễ hội là tổ chức các cuộc đua thuyền rồng và ăn bánh ú (zongzi) với 2 loại: Bánh ú nhân mặn và bánh ú tro nhân ngọt. Ngoài ra, tục làm túi thơm, dựng trứng đứng cũng phổ biến trong dịp này.

Theo đó, các cuộc đua thuyền không chỉ xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe và an lành, mà còn là dịp tìm kiếm tài năng môn thể thao này để tham dự các cuộc đua quốc tế. Trước đây, chỉ người bản địa mới có thể tham gia, nhưng ngày nay khách du lịch cũng có cơ hội trực tiếp lái thuyền đua với các đội người bản địa.

 

5. Lễ Vu Lan

Lễ Trung Nguyên
Lễ Trung Nguyên

Lễ Trung Nguyên ở Đài Loan là ngày lễ Vu Lan, báo hiếu ở Việt Nam, tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Theo quan niệm truyền thống Đài Loan, bắt đầu từ 1/7 âm lịch, Quỷ Môn Quan sẽ mở ra và đến 29/7 mới đóng lại. Trong thời gian đó, để cầu nhiều phúc về nhà, tai qua nạn khỏi, cả nhà bình an, người Đài Loan tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ ở khắp nơi.

Một trong những sự kiện Tết Trung Nguyên nổi bật được tổ chức tại thành phố Cơ Long, phía bắc Đài Loan là “hội Trung Nguyên Kê Long”. Theo đó, vào buổi chiều ngày 14/7 âm lịch, các dòng họ và tổ chức cộng đồng sẽ quy tụ, thành một đoàn lớn, kéo theo xe diễu hành. Trong quá trình di chuyển, khoảng 20 cô gái trẻ ăn mặc như những tiên nữ tặng hoa sen giấy đầy màu sắc cho người xem.

6. Cuộc thi leo cột

Cuộc thi leo cột - Tưởng nhớ những người qua đời ở Đài Loan
Cuộc thi leo cột – Tưởng nhớ những người qua đời ở Đài Loan

Cuộc thi leo cột hay Grappling with the Ghosts được tổ chức trong tháng 7 âm lịch. Ở Đài Loan, cuộc thi chỉ diễn ra ở Đầu Thành, Nghi Lan (đông bắc Đài Loan) và Hằng Xuân, Bình Đông (nam Đài Loan). Trong 2 địa phương này, Đầu Thành có lễ kỷ niệm lớn hơn.

Nguồn gốc của lễ hội này là việc nhiều người di cư đến Nghi Lan từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đã chết bởi thiên tai, tai nạn và bệnh tật. Những người còn lại lo rằng không ai còn sống để cúng bái, nên đã tổ chức lễ leo cột để tưởng nhớ người qua đời.

Vì Đầu Thành là thành phố đầu tiên được phát triển ở khu vực Nghi Lan, nên người dân của 8 quận lớn trực thuộc đã cùng nhau tổ chức cuộc thi leo cột quy mô lớn vào ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch – ngày mà cánh cổng thế giới âm đóng lại.

 

7. Tết thịt nướng

Tết trung thu ở Đài Loan
Tết trung thu ở Đài Loan

Ở Việt Nam, nếu Trung thu được coi là Tết thiếu nhi, thì tại Đài Loan, đây là ngày lễ quan trọng và là kỳ nghỉ quốc gia. Trong dịp này, mọi người quây quần bên gia đình hoặc tụ họp với những người bạn thân thiết.

Ghé Đài Loan đúng Tết Trung thu, du khách rất khó bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ cầm đèn lồng chạy trên đường phố, mà thay vào đó sẽ ngửi thấy mùi thịt nướng phảng phất khắp không gian. Những năm gần đây, người dân xứ Đài hình thành truyền thống tụ họp bên bếp lửa nướng thịt vào ngày này.

Trong quan niệm của những người Đài, việc nướng thịt đem đến không khí ấm áp, tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm của cả gia đình. Chính vì thế, Tết Trung thu Đài Loan còn có một tên gọi khác là Tết thịt nướng. Ngày này, người ta cũng ưa chuộng sử dụng bánh nghìn lớp nhân ngọt, khác với bánh nướng, bánh dẻo như Việt Nam.

Văn hóa Đài Loan luôn được chú trọng cả về con người lối sống mà còn được thế hiện qua các lễ hội truyền thống, mang đến nền văn hóa đặc sắc hòa lẫn với nền văn hóa hiện đại có lẽ vì lý do này mà Đài Loan luôn thu hút được nhiều du khách quốc tế ghé thăm vào những dịp lễ tết. Nếu bạn đang có dự định du lịch Đài Loan trong năm nay thì không thể bỏ lỡ các hoạt động văn hóa vô cùng đặc đáo nơi đây. 

Mê mẩn với 1.01 góc sống ảo tại nhà thờ thủy tinh ở Đài Loan

Mê mẩn với 1.01 góc sống ảo tại nhà thờ thủy tinh ở Đài Loan

Đài Loan vốn nổi tiếng với những kiến trúc độc đáo chẳng nơi nào có, tiêu biểu trong đó là nhà thờ giày thủy tinh – công trình khiến cả thế giới phải ‘ngả mũ thán phục’.

1. Đôi nét về nhà thờ giày thủy tinh ở Đài Loan

Nhà thờ giày thủy tinh duy nhất ở Đài Loan
Nhà thờ giày thủy tinh duy nhất ở Đài Loan

Nằm trong công viên Seaview tại số 6, đường Haixing, thị trấn Budai, huyện Gia Nghĩa, được quản lý bởi Cục quản lý khu danh lam thắng cảnh quốc gia Bờ biển Tây Nam, nhà thờ giày thủy tinh (High-Heeled Shoes Church) hay nhà thờ Cinderella là một trong những công trình độc đáo bậc nhất mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch Đài Loan.

Có chiều cao hơn 16 mét, nhà thờ Lọ Lem này được làm hoàn toàn bằng kính cường lực trong suốt với tạo hình của một đôi giầy cao gót pha lê của nàng Cinderella.

Với kinh phí đầu tư lên tới 686.000 USD, tương đương 15 tỷ đồng Việt Nam, trong tương lai nhà thờ này sẽ là địa điểm thu hút khách du lịch tham quan, cũng như là nơi tổ chức đám cưới lý tưởng cho các cặp đôi.

2. Nguồn gốc của nhà thờ giày thủy tinh

Cánh cửa cổ tích
Cánh cửa cổ tích

Nguồn gốc câu chuyện bắt nguồn từ một cô gái có bàn chân đen, thuở sơ khai, bàn chân đen còn thịnh hành ở vùng ven biển Vân Gia Nam. Một cô gái trẻ đã nói lời kết hôn tốt đẹp, nhưng cũng biến mất theo đôi chân cụt, cả đời chỉ ở nhà thờ hạt cải, dệt chiếu rơm, cô đơn cả đời.

Ở Đài Loan, khi cô dâu kết hôn đến nhà chồng, họ có phong tục bước trên giày cao gót và làm vỡ gạch, điều này tượng trưng cho việc từ bỏ quá khứ tồi tệ và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Câu chuyện cũng có sự kết nối với truyện “Cô bé Lọ Lem” ở truyện cổ Grimm, chiếc giày thủy tinh tượng trưng cho việc “mọi cô gái nhỏ đều mơ ước có một đôi giày cao gót đẹp và cùng mình bước ra khỏi cuộc sống thật xinh đẹp và thanh lịch”.

Chính vì vậy, hình dáng đặc biệt của nhà thờ này ẩn chứa ý nghĩa vô cùng truyền thống. Theo phong tục của dân địa phương, cô dâu luôn phải mang giày cao gót, bước đi trên nền gạch sau đó vứt bỏ các mảnh vỡ trước khi bước chân vào nhà chồng. Tượng trưng việc rũ bỏ quá khứ tăm tối, chào đón cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

3. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ giày thủy tinh

Cận cảnh nhà thờ Cinderella Đài Loan
Cận cảnh nhà thờ Cinderella Đài Loan

Điểm đặc biệt với hình dạng đôi giày cao gót với nhiều uốn khúc do đó đòi hỏi về yêu cầu độ chính xác của khung théo và cách lắp kính là vô cùng cao. Nhà thờ giày thủy tinh là kiến trúc duy nhất có mặt trên thế giới.

Tất cả các chi tiết của nhà thờ Cinderella Đài Loan đều được thiết kế rất công phu và tỉ mỉ, vì thế, ngay cả lối vào cũng rất được dụng tâm trang trí bằng một cỗ xe bí ngô rực rỡ cùng những bức tường kính nhiều màu sắc, nổi bật trên đó là hình ảnh cô gái đang cầm bó hoa và mặc trên người chiếc váy màu trắng tinh khôi, khiến người xem dù chưa chính thức bước vào đã bắt đầu mong chờ.

Bên trong bảo tàng giày cao gót hoàn toàn là một hội trường rộng rãi với 1 bức tranh duy nhất ở trên đầu tái hiện hình ảnh lung linh của nó trong buổi hoàng hôn ấm áp. Điểm nhấn của nó chính là những chùm đèn tròn lấp lánh như pha lê khiến ta có cảm giác như lạc vào một cung điện nguy nga, lộng lẫy.

4. Những địa điểm thú vị tại nhà thờ giày thủy tinh

Bên cạnh độ hoành tráng và bắt mắt của nhà thờ bạn có thể trải nghiệm nhiều điểm check – in sống ảo xung quanh nhà thờ.

Chiếc xe bí ngô màu vàng
Điểm check-in tại nhà thờ giày thủy tinh

Với chiếc xe bí ngô màu vàng bắt mắt, chiếc nhẫn kim cương khổng lồ, lâu đài cổ tích màu trắng thơ mộng, những bó hoa cưới tinh khôi và chữ LOVE màu đỏ bắt mắt, đâu đâu cũng tràn ngập tình yêu. Bất kỳ một góc nào ở đây cũng có thể cho bạn được một góc sống ảo siêu ưng ý đấy nhé.

Điểm check-in tại nhà thờ giày thủy tinh
Điểm check-in tại nhà thờ giày thủy tinh

Bên cạnh điểm sống ảo dành cho các cặp đôi thì các bé nhỏ chắc chắn cũng sẽ yêu thích khu vực này bởi những đồ vật khổng lò như chiếc ly, cái tách, tai nghe, khinh khí cầu rực rỡ và cả vòng đu quay đầy màu sắc, cực kỳ cuốn hút.

Điểm check-in tại nhà thờ giày thủy tinh
Điểm check-in tại nhà thờ giày thủy tinh

Ban ngày đã đẹp, ban đêm ở nhà thờ giày thủy tinh lại càng lung linh hơn khi được chiếu sáng bởi những ánh đèn nhiều màu sắc, phát sáng cả một vùng trời và quyến rũ, rực rỡ như một bữa tiệc nước. Đặc biệt, việc sử dụng khái niệm nghệ thuật thị giác “Baroque Luminarie” của Ý và kết hợp “Cinderella” khiến ta có cảm giác như đang đi lạc vào chốn cổ tích mộng mơ.

Nhà thờ giày búp bê vào ban đêm
Nhà thờ giày búp bê vào ban đêm

5. Cách di chuyển đến nhà thờ giày thủy tinh ở Đài Loan

  • Phương tiện công cộng
  • Đi xe khách hoặc xe lửa đến Ga Tàu Gia Nghĩa, sau đó bắt xe buýt tuyến Budai và xuống tại “Trạm xăng Budai” rồi đi bộ đến đó.
  • Hoặc đi theo tuyến bờ biển Haoxing Yanxiang của Đài Loan: từ Ga trung chuyển Gia Nghĩa → Ga Đường sắt cao tốc Gia Nghĩa → Sân Nam Tử Cấm Thành → Cung điện Tây An → Bến cá Dongshi → Nhà thờ High Heels.

6. Một số thông tin về nhà thờ Cinderella

  • Giờ làm việc: mở cửa từ 9 giờ đến hết ngày.
  • Lịch chiếu sáng ban đêm: từ 18 giờ đến 20 giờ vào mùa đông (tháng 10 – tháng 3) và 18 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút vào mùa hè (tháng 4 – tháng 9), cứ 20 phút sẽ có một lần chiếu.
  • Giá vé: miễn phí.
  • Những cô gái giờ đây chẳng cần phải ngưỡng mộ nàng Lọ Lem trong truyện vì nhà thờ giày thủy tinh ở Đài Loan hoàn toàn có thể thỏa mãn mơ ước cổ tích của bạn rồi đấy!
Top 5 bảo tàng ‘’đắc khách’’ ở Đài Loan bạn không thể bỏ qua

Top 5 bảo tàng ‘’đắc khách’’ ở Đài Loan bạn không thể bỏ qua

Bảo tàng đã không quá khan hiếm ở Đài Loan, thế nhưng điểm đến này luôn được du khách tìm kiếm và lựa chọn khi có cơ hội ghé thăm Đài Loan. Với nhiều không gian sáng tạo, phá cách đảm bảo có thể khiến bạn bị choáng ngợp khi đến bảo tàng ở Đài Bắc.

Đài Bắc luôn là một thành phố được săn đón nhiều nhất của Đài Loan, vì nó không chỉ là một thành phố hiện đại phát triển nhất mà còn có vô vàn các điểm du lịch hấp dẫn làm say lòng du khách. Trong đó, những bảo tàng là một “đặc sản” tiêu biểu ở Đài Bắc mà ai đến đây cũng phải một lần ghé qua.

1. Juming Museum

Các bức tượng bên trong bảo tàng Juming Museum tại Đài Loan
Các bức tượng bên trong bảo tàng Juming Museum tại Đài Loan

Juming hay còn được gọi là Chu Chuan Tai là một bậc thầy nghệ thuật ở Đài Loan. Bảo tàng được bao quanh bởi không gian rộng rãi và tầm nhìn vô tận. Nơi đây trưng bày các tác phẩm sáng tạo của Juming từ năm 1987 đến 1999.

Triển lãm tranh bao gồm tranh sơn dầu, tranh thủy mặc Trung Quốc, tác phẩm đa phương tiện, v.v. Các tác phẩm điêu khắc và đồ gốm cũng được trưng bày trong các phòng trưng bày. Quảng trường Thái Cực có 3 bãi cỏ, Quảng trường Thái Cực có màu xanh tươi sáng, với hơn 30 tác phẩm của Thái Cực được trưng bày trên bãi cỏ. Đây thực sự là lý do tại sao hình vuông được đặt tên là Taij.

2. National Museum of History

Nằm trong số bảo tàng lớn nhất Đài Loan
Nằm trong số bảo tàng lớn nhất Đài Loan

 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan (National Museum of Taiwan History) là bảo tàng quy mô lớn cấp quốc gia ở Quận Annan. Công trình được xây dựng và khánh thành vào năm 2011 sau 12 năm chuẩn bị để giới thiệu một cách rõ nét lịch sử văn hóa dân tộc đảo Đài Loan.

Khu trưng bày nghệ thuật công cộng ngoài trời tại bảo tàng là nơi kể một câu chuyện về lịch sử của Đài Loan. Lịch sử của Đài Loan không chỉ bao gồm các chương – hồi – giai đoạn hình thành và phát triển trong quá khứ, mà bao gồm một cuộc đối thoại kỳ thú giữa quá khứ và hiện tại, giữa cá nhân và nhóm, giữa văn hóa và tự nhiên. Trên cơ sở đó, dòng trưng bày nghệ thuật công cộng trong bảo tàng bắt đầu từ Đài Loan vào thời cổ đại, Đài Loan ở thời hiện đại, Đài Loan ở hiện tại đến Đài Loan trong tương lai và cuối cùng quay trở lại Đài Loan vào thời cổ đại, chứng minh rằng lịch sử Đài Loan là một hành động giải thích liên tục và một chu kỳ bất tận.

Về hiện vật trưng bày cố định trong nhà, bảo tàng chứa hơn 100.000 hiện vật trải dài ở nhiều mảng và giai đoạn khác nhau. Có rất nhiều bộ sưu tập quý giá về tranh truyền thống, đồ đồng, đồ gốm… có niên đại hàng nghìn năm, được phát hiện và thu thập trong các cuộc khai quật tại chỗ cũng như được thu mua sưu tầm trên thế giới, một số hiện vật được cho là cực hiếm và có giá trị được trưng bày tại bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Đài Loan được dành riêng để bảo tồn di sản lịch sử và văn hóa của Đài Loan. Thông qua nghiên cứu, triển lãm, xuất bản và số hóa các tài nguyên phong phú đó, hệ thống các hiện vật đồ sộ này đã được chia sẻ với mọi người ở nơi công cộng.

3. Bảo tàng nghệ thuật đương đại Đài Bắc

  • Địa chỉ; 181, Zhongshan North Rd, Zhongshan District, Taipei, Taiwan.
  • Giá vé: 30TWD ( tương đương 23.000 VND).
  • Giờ mở cửa: Mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2.
    Mỗi phòng mang một màu sắc văn hóa nghệ thuật khác nhau
    Mỗi phòng mang một màu sắc văn hóa nghệ thuật khác nhau

Bảo tàng được nhiều giới trẻ săn đón với các không gian văn hóa – nghệ thuật chủ yếu để chụp ảnh, đây là không gina nghệ thuật đương đại lớn nhất châu Á với tổng diện tích lên tơi 1879m2, nằm trong khuôn viên Công viên triển lãm Đài Loan. Bên cạnh đó, nơi đây cũng trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc vô cùng mới lạ của nhiều nghệ nhân trong nước và quốc tế.

Với nhiều không gian khác nhau mang mỗi phong cách tác phẩm nghệ thuật đặc trưng được chia làm 6 phòng. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm và hoạt động văn hoá nghệ thuật dành cho du khách trong những dịp lễ.

4. Bảo tàng Miniatures Of Taipei ở Đài Loan

  • Địa chỉ: B1, No. 96, Sec. 1, Jianguo N. Rd., Zhongshan District.
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 18:00
  • Giá vé: 180 TWD/ người.
Bảo tàng thu nhỏ ở Đài Loan
Bảo tàng thu nhỏ ở Đài Loan

Bảo tàng Miniatures of Taipei – Một chiếc bảo tàng mới nổi tại Taipei. Nếu bạn thích mấy đồ tí hon thì nhớ ghé qua đây. Bảo tàng bao gồm nhiều các tác phẩm mô phỏng địa danh nổi tiếng với tỉ lể kích thước 12:1. Tuy nhiên, các bạn sẽ phải choáng về độ tinh xảo và chi tiết của từng tác phẩm.

Đỉnh cao của sự tỉ mỉ, kiên nhẫn đó là chiếc tivi to chưa bằng cái tem thư mà vẫn hoạt động bình thường. Hay một chùm đèn gồm 40 bóng mà chỉ có kích thước bằng 1 hạt gạo. Một số tác phẩm trưng bày khá nổi tiếng của bảo tàng: Rose Mansion, A Street Scene, Going On Tour, Phòng của Ting Ting, Healeman’s Heaver, Jack & Beanstalk, Miniature Accessory, Sông Thunder. Hay các cửa hàng truyền thống Nhật Bản, Cung điện Buckingham.

5. Bảo tàng nghệ thuật đương đại – Moca

Tác phẩm cực nghệ
Tác phẩm cực nghệ

Nếu hỏi kinh nghiệm du lịch Đài Loan của những người đi trước thì 9/10 người sẽ chỉ cho bạn đến bảo tàng nghệ thuật đương đại (Museum of Contemporary Arts) – một bảo tàng ở Đài Bắc đã được hoạt động khá lâu – từ năm 2001, với vô vàn các tác phẩm nghệ thuật đương đại độc đáo, ấn tượng. 

Song, chúng trở nên đặc biệt và thu hút không chỉ bởi vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn mang đầy giá trị nhân văn ý nghĩa khi gửi gắm các thông điệp về: bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, vũ trụ, hay phản ánh các tác hại của công nghệ mà ít người biết…

Đặc biệt, mỗi một góc trong MOCA đều có một vẻ rất riêng và rất nghệ, vì vậy nếu bạn là người chẳng có tý tế bào nghệ thuật nào thì cũng có thể chụp được 1001 bức ảnh sống ảo siêu “deep” về khoe với bạn bè đấy nhé. 

Địa chỉ: số 39, phía Tây đường Chang – An, quận Datong, thành phố Đài Bắc, Đài Loan.

Giờ mở cửa: từ 10 giờ đến 18 giờ vào thứ 3 đến chủ nhật, giờ đón khách cuối cùng là 17 giờ 30 phút, đóng cửa vào thứ 2.

Giá vé: 50 đài tệ (40.000 đồng)/người.

Cách đến: bạn bắt chuyến tàu điện ngầm Red Line 2 đến trạm Trung Sơn, sau đó đi theo google maps là đến nơi.

Nếu bạn muốn tìm những góc sống ảo đẹp mê li, tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật qua các tác phẩm vô cùng đặc sắc, không gian sáng tạo thì đừng bỏ qua các bảo tàng nghệ thuật ở Đài Loan cực kỳ thú vị trên đây đấy nhé.

Chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào ở Đài Loan

Chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào ở Đài Loan

Đối với những ai yêu thích hoa đào và muốn đón hoa anh đào sớm thì Đài Loan là địa điểm lý tưởng so với Hàn Quốc, Nhật Bản. Thời tiết vào tháng 2 ở Đài Loan được bao phủ bởi thời tiết ấm áp cũng vì thế mà hoa anh đào nở sớm hơn. Cùng điểm qua những địa điểm mà bạn có thể cảm nhận được rõ sắc xuân trắng mỹ lệ ở Đài Loan nhất nhé.!

Đài Loan bắt đầu đón chào mùa xuân sớm nhất vào cuối tháng 2 đến hết tháng 3 khi nắng ấm trải khắp khoảng trời, những nụ hoa anh đào hé nở.

1. Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn yên bình

Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn
Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn

Cái tên được nhắc đến đầu tiên trong số địa điểm ngắm hoa anh đào là công viên quốc gia Dương Minh Sơn (Yanmingshan). Nằm gần thủ đô Đài Bắc, khu vườn rộng lớn với diện tích hơn 11.338 ha bao quanh bởi ngọn núi lửa Seven Star lớn nhất hòn đảo đã trở thành nơi du xuân yêu thích của đa số du khách quốc tế.

Thật là tuyệt vời khi được tản bộ trên những con đường trải dài rực rỡ sắc hoa anh đào. Những cánh hoa mỏng manh theo gió xuân bay phấp phới khiến trái tim không khỏi rung động.

Nối tiếp mùa hoa anh đào là mùa hoa đỗ quyên thường nở vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Dương Minh Sơn là nơi quy tụ hơn 800 loại đỗ quyên từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hơn 600 loại có nguồn gốc từ Trung Hoa. Những cánh hoa đỗ quyên màu hồng nhạt, màu trắng đua nhau khoe sắc khiến Dương Minh Sơn luôn ngập trong những rừng hoa ngát hương, rực rỡ.

Công viên quốc gia Dương Minh Sơn không chỉ được tô điểm bởi sắc hoa anh đào và hoa đỗ quyên mà còn có nhiều loại hoa khác như loa kèn Calla Lily, hoa hải đường dại, mẫu đơn, hướng dương, hoa trà…

ó đến hơn 1000 cây anh đào trải dài trên những triền núi Dương Minh Sơn, vẽ nên khung cảnh ấn tượng được nhuộm thắm màu hồng phấn nhã nhặn và sắc trắng tinh khiết khắp các con đường mòn. Ngay từ những bước chân đầu tiên, trước mắt du khách sẽ mở ra muôn vàn điều kỳ diệu tựa như một khu vườn bí mật.

Cách di chuyển đến Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn yên bình

Bạn có thể đi xe buýt 260 từ ga chính Đài Bắc. Bạn cũng có thể đi tàu điện ngầm tuyến Red 30 hoặc 208 từ ga Jiantan. Nếu bạn đi bằng xe buýt, xe sẽ đưa bạn xuống tại trạm xe buýt Dương Minh Sơn (Yangmingshan), tại đó, sẽ có một biển chỉ dẫn rõ ràng là đi bộ thêm 700 mét (2.297 feet) để đến trung tâm du lịch.

2. Vùng núi a lý sơn thơ mộng

Núi A Lý Sơn
Núi A Lý Sơn

Bạn có hẹn với mùa xuân tại A Lý Sơn, nơi được ví như chốn thần tiên mang hồn thơ của một bản tình ca lãng mạn. A Lý Sơn có độ cao hơn 2.000 mét so với mặt biển, vì thế mà tạo nên một khung cảnh tựa chốn bồng lai có thể ngắm trọn mặt trời mọc trên biển mây dày. 

Nhưng vào thời điểm tháng 3 hằng năm, hàng nghìn du khách tìm đến đây để chiêm ngưỡng một cảnh tượng đặc biệt khác, khoảnh khắc dãy đào nở trắng muốt trên đầu xe lửa thật thi vị, mơ màng. Tuy có nhiều hoa anh đào xuất hiện dọc theo những con đường mòn đi xuyên rừng cây cổ thụ, nhưng hình ảnh chiếc tàu hỏa màu đỏ rực nổi bật trên phông nền xanh thẳm được điểm xuyết bởi những cành đào ngọt ngào mới là vẻ đẹp có một không hai mà du khách hằng mơ đến. 

Bên cạnh hai địa điểm ngắm hoa anh đào rất được lòng du khách ở trên, trang trại Wuling tọa lạc tại thành phố Đài Trung sở hữu phong cảnh đẹp hút hồn hay Hồ Nhật Nguyệt với góc nhìn mê hoặc hướng ra mặt hồ vô cực phản chiếu sắc hồng, trắng thơ mộng cũng là những tọa độ dịu mát và rực rỡ dành cho những ai đam mê thưởng lãm hoa và mong muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp cho riêng mình.

Cách di chuyển đến núi A Lý Sơn Đài Loan?

Sau quan tâm khung cảnh thiên nhiên và vị trí núi A Lý Sơn ở đâu, du khách cũng rất muốn biết phương thức di chuyển đến dãy núi này như thế nào. Có hai cách đi đến núi A Lý Sơn Đài Loan như sau:

– Di chuyển bằng taxi:  chi phí khoảng 2000 – 3000 tệ/xe., đi nhiều người có thể chia tiền phí ra. Tuy nhiên có một điều phiền phức là, bạn phải trả tiền vé vào cổng gấp đôi nếu đi bằng taxi mà không phải là xe công cộng. Bù lại, thời gian di chuyển bằng taxi nhanh hơn và thoải mái hơn. Cổng mua vé nằm ngay sau trạm xe bus chỗ 711, cách khoảng 200m.

– Di chuyển bằng xe buýt: có 2 tuyến xe buýt chính để đến A Lý Sơn. 

Cung đường di chuyển lên A Lý Sơn

 + Tuyến thứ nhất đi từ trạm tàu cao tốc HSR Gia Nghĩa. Chỉ có 2 chuyến vào lúc 10h45p sáng và 2h45p chiều trong ngày nên bạn phải canh thời gian chính xác. Tuyến này có giá 350 tệ/vé, đắt hơn tuyến thứ 2 và thời gian đi lại mất đến 3 tiếng đồng hồ. 

 + Tuyến thứ hai đi từ ga tàu hỏa Gia Nghĩa, có nhiều chuyến ở trong ngày. Chi phí phải trả là 250 tệ/vé, chuyến đầu tiên trong ngày là 6h30 sáng và mỗi chuyến cách nhau khoảng 45 phút.