Nhà máy Nhật Bản cho phép bạn đan tất bằng cách đi xe đạp

Nhà máy Nhật Bản cho phép bạn đan tất bằng cách đi xe đạp

Nhật Bản là một trong những đất nước luôn khiến nhiều du khách bất ngờ với nhiều sáng kiến độc đáo không khỏi trầm trồ bởi sự sáng tạo của người dân Nhật Bản trong đó phải kể đến đan tất bằng xe đạp, vừa giúp nâng cao sức khỏe lại tạo ra thành phẩm.

Cận cảnh chiếc máy đan tất
Cận cảnh chiếc máy đan tất

 

Souki Socks là nhà máy chuyên sản xuất tất nhỏ ở tỉnh Nara, Nhật Bản . Nhà máy này đã phát minh ra một loại máy cho phép mọi người tự đan tất của mình bằng cách đạp trên một chiếc xe đạp cố định.

Sự kết hợp giữa máy dệt tất cơ học và một chiếc xe đạp
Sự kết hợp giữa máy dệt tất cơ học và một chiếc xe đạp

Trừ khi bạn là người yêu thích đan móc, việc đan tất không hẳn là một trải nghiệm thú vị. Đây là thực tế mà nhà máy Souki Socks đã phải đối mặt khi họ bắt đầu nghiêm túc khi biến việc đan tất trở nên thú vị hơn.

Mặc dù có nhiều người phản đối ý tưởng này nhưng may mắn thay họ đã tìm ra một phương pháp khéo léo kết hợp giữa máy dệt tất cơ học và một chiếc xe đạp, cho phép ai cũng có thể tự đan tất cho mình chỉ bằng cách đạp xe. Chiếc máy này được đặt tên là “Charix”, rất nổi tiếng với khách du lịch kể từ khi nó được cho ra mắt vào năm 2017.

Những chiếc máy đan tất từng là cơn sốt ở Nhật Bản vào những năm 1990, nhưng không may sau đó mọi người không còn hứng thú nữa nên các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

Khách tham quan nhà máy có thể tự đan cho mình một đôi tất đặc biệt cho riêng mình
Khách tham quan nhà máy có thể tự đan cho mình một đôi tất đặc biệt cho riêng mình

Tuy nhiên, Souki Socks đã thổi một làn gió mới bùng lên sức sống của những cỗ máy này bằng cách kết hợp với xe đạp, cho phép khách tham quan nhà máy có thể tự đan cho mình một đôi tất đặc biệt.

Trước khi bắt đầu đạp xe, khách tham quan nhà máy sẽ chọn kích cỡ của tất cũng như màu sắc của sợi chỉ mà họ muốn sử dụng. Sau đó, nhân viên sẽ lắp ráp và bạn chỉ cần ngồi lên chiếc xe đạp rồi đạp hết tốc độ trong 10 phút.

Sau khi đạp xong, nhân viên khâu các ngón chân, hoàn thiện đôi tất và bạn có thể mang chúng về nhà.

Vì những chiếc máy đan bít tất không còn được sản xuất nữa, nên bất cứ khi nào một bộ phận bị hỏng, Souki Socks phải làm nó theo đơn đặt hàng để tiếp tục duy trì dự án Charix của họ.

Trên thực tế, nhu cầu về tất dệt kim có bàn đạp tăng cao đến mức Souki gần đây đã tung ra một lựa chọn mới cho khách hàng. Cùng với việc dịch COVID-19 khiến mọi người không thể đi du lịch nhiều như trước đây, nhiều người không có cơ hội đến thăm nhà máy và đan những đôi tất của riêng mình. Vì vậy, Souki quyết định nhờ người làm thay.

Charix Online cho phép khách hàng chọn kích cỡ tất và 3 màu chỉ trong tổng số 36, trước khi chỉ định một người đi xe đạp từ danh sách các nhân viên của Souki Socks.

Những đôi tất có giá dao động khoảng 2200 yên
Những đôi tất có giá dao động khoảng 2200 yên

Quá trình đan tất sau đó được đăng tải trên mạng xã hội để làm bằng chứng. Giá của một đôi tất thông qua Charix Online là 2200 yên (415.000vnd).

Vì vậy, nếu bạn thậm chí đang ở Hikiso, tỉnh Nara và muốn trải nghiệm đạp xe để đan tất, đừng ngần ngại thử máy Charix tại Souki Socks.

Dự báo thời gian hoa anh đào nở ở Nhật Bản 2023

Dự báo thời gian hoa anh đào nở ở Nhật Bản 2023

Với việc Nhật Bản mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại, dự báo về hoa anh đào nở vào năm 2023 lại được quan tâm trở lại. Sakura sẽ nở hoa đầu tiên ở các quận Tokyo, Kōchi và Yamaguchi vào khoảng ngày 22 tháng 3, theo bản đồ dự báo nở hoa do công ty có trụ sở tại Osaka công bố. (Công ty Cổ phần Khí tượng Nhật Bản JMC).

Từ cuối tháng 3, mặt trận hoa anh đào sẽ di chuyển về phía Đông Bắc từ phía Tây Nhật Bản, đến Hokuriku và Tōhoku vào tháng 4. Cuối cùng, hầu hết Hokkaidō sẽ chứng kiến đợt nở hoa đầu tiên vào tháng 5, bao gồm cả Sapporo vào ngày 2 tháng 5, khoảng sáu tuần sau Tokyo.

Vào ngày 26 tháng 1 năm 2023, JMC đã đưa ra dự báo lần thứ 2 về ngày hoa anh đào bắt đầu nở hoa (kaika) và nở rộ (mankai). JMC đã ước tính ngày ra hoa và nở rộ của cây Somei Yoshino (Yoshino Cherry) tại khoảng 1.000 địa điểm ngắm hoa anh đào ở các thành phố từ Hokkaido đến Kagoshima.

Đây là giống hoa anh đào phổ biến và nổi tiếng nhất Nhật Bản. Dự báo này cũng được các nhà khoa học nghiên cứu dựa trên nhiệt độ mùa thu và đông, tình trạng phát triển của cây anh đào, dữ liệu của những năm trước ở từng khu vực.

Hoa anh đào được trồng dọc hai bên bờ sông Meguro, Tokyo.
Hoa anh đào được trồng dọc hai bên bờ sông Meguro, Tokyo.

1. Lịch hoa nở dọc đất nước (các điểm chính)

Thành phốTỉnhNgày hoa nởNgày nở rộ
SapporoHokkaido28/41/5
AomoriAomori16/420/4
SendaiMiyagi3/48/4
TokyoTokyo18/325/3
KanazawaIshikawa30/35/4
NaganoNagano4/45/4
NagoyaAichi21/31/4
KyotoKyoto23/32/4
OsakaOsaka25/32/4
WakayamaWakayama23/31/4
HiroshimaHiroshima24/33/4
FukuokaFukuoka21/331/3
KochiKochi20/328/3
KagoshimaKagoshima29/39/4

Đại lý du lịch trực tuyến có trụ sở tại Trung Quốc và có đối tác tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ đưa ra gợi ý về những nơi ngắm hoa đẹp nhất Nhật Bản năm nay, gồm hơn 30 điểm.

Những điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhất Tokyo: sông Meguro, các công viên Shinjuku Gyoen, Ueno và Simuda, khu thắng cảnh Sakura-zaka, vườn Mori.

Cố đô Kyoto: công viên Maruyama, đền Daigoji và Heian, khu ngoại ô Arashiyama.

Osaka: công viên Nara, lâu đài Koriyama, Kumamoto và Osaka, sông Okawa.

Vùng Kanto: thị trấn Kawazu, vườn Sankeien, hồ Kawaguchiko, đền Tsurugaoka Hachimangū, công viên Arakurayama Sengen.

Vùng Kyushu: lâu đài Kumamoto, công viên Omura, vườn Mifuneyama Rakuen, công viên lịch sử Saitobaru Burial Mounds và Maizuru.

Vùng Shikoku: công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và Utsubuki, vườn Ritsurin.

Vùng Tohoku: Kakunodatemachi – khu tiểu Kyoto ở thành phố Senbei, sông Shiroishi ở thị trấn Ogawara, công viên Nishi.

2. Cơ chế ra hoa của hoa anh đào

Ngày ra hoa và nở rộ của hoa anh đào phụ thuộc vào các kiểu nhiệt độ từ mùa thu năm trước. Những nụ hoa anh đào được hình thành vào mùa hè năm trước. Trước khi ra hoa, chúng phải trải qua hai quá trình: ngủ nghỉ và sinh trưởng. Chồi không bắt đầu phát triển ngay khi chúng được hình thành.

hoa anh đào
Hoa anh đào

Đầu tiên chúng bước vào thời kỳ ngủ đông. Ngủ đông cho phép chồi sống sót qua mùa đông, với thời tiết lạnh giá và ngày ngắn. Hiện tượng này không chỉ xảy ra với cây anh đào. Ở vùng ôn đới, nhiều loại cây trồng ở một mức độ nhất định (từ -5 đến 15 độ C) trong thời kỳ thu đông, cây cối thức dậy sau trạng thái ngủ đông để đón chờ mùa xuân đang đến. Sau khi phá vỡ trạng thái ngủ đông, chồi bước vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển khi nhiệt độ tăng lên để ra hoa. Trong giai đoạn này, nhiệt độ càng cao thì tốc độ sinh trưởng càng tốt.

Trong thời gian ngủ đông, chồi không cho thấy bất kỳ sự phát triển rõ ràng nào. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn sinh trưởng, chúng sẽ ngày càng lớn khi thời điểm ra hoa càng đến gần. Cuối cùng, đầu của chúng sẽ chuyển sang màu xanh lục vàng. Ngay trước khi chúng bắt đầu nở hoa, có thể phân biệt được các cánh hoa của chúng.

Hoa anh đào hay còn gọi là Sakurai là một trong những loài hoa quen thuộc của người Nhật Bản vào mỗi dịp hoa nở cũng là lúc nhiều du khách đổ về Nhật Bản để chiêm ngưỡng cảnh sắc rực rỡ của loài hoa trên khắp các nẽo đường. Airtour tiếp tục sẽ cập nhật những điểm ngắm hoa anh đào sớm nhất trong thời gian tới! Chúc bạn có một mùa sakura thật đẹp!

Top 7 món mà ít người ăn ở Nhật Bản

Top 7 món mà ít người ăn ở Nhật Bản

Dưới đây là một số món Nhật được Mỹ hóa. Các đầu bếp, chuyên gia và người dân địa phương tại Nhật Bản cho biết gần như không ai ăn kiểu như vậy ở xứ hoa anh đào.

Theo Manabu Horiuchi, bếp trưởng của nhà hàng Kata Robata ở Houston (Mỹ), người Nhật ăn sushi vào dịp lễ kỷ niệm hoặc sự kiện đặc biệt. Sushi không được ăn ở Nhật Bản hàng ngày như nhiều người lầm tưởng.

Giống như nhiều loại thực phẩm khác từ khắp nơi trên thế giới, các món ăn truyền thống của Nhật Bản cũng được biến tấu sao cho phù hợp khẩu vị và lối sống của người Mỹ. Bạn có thể sẽ không tìm thấy những phiên bản ẩm thực sáng tạo này ở Nhật.

1. California Roll

California Roll không xuất xứ từ Nhật Bản. Món ăn này xuất hiện vào những năm 1960 tại Tokyo Kaikan, một nhà hàng ở khu vực Little Tokyo của Los Angeles (Mỹ).

 
 
Am thuc Nhat Ban anh 1
California Roll

Thời điểm đó, đầu bếp nhà hàng đang tìm kiếm thực phẩm thay thế cho cá ngừ. Để phù hợp với đại đa số khẩu vị người Mỹ, họ đã chọn quả bơ, cua nấu chín nhằm tạo hương vị hải sản thay cho việc sử dụng cá sống.

Sunica Du, nhà thiết kế và họa sĩ minh họa người châu Á đã sống ở Mỹ và Nhật Bản, cho biết tại xứ Phù Tang, sushi hướng đến sự đơn giản và vị cá tươi nguyên bản. Bạn sẽ khó tìm thấy món cá ngừ cay hay California Roll nào ở xứ sở hoa anh đào.

California Roll được sáng tạo để phục vụ cho khẩu vị người Mỹ. Khi món cuộn này ra đời, ngày càng nhiều người bắt đầu mua và ăn sushi, dẫn đến một trào lưu ẩm thực Nhật Bản lớn ở Mỹ.

2. Tempura

Tempura với thành phần chính là các loại hải sản như tôm, cá, mực hay rau củ được tẩm bột mì rán ngập trong dầu.

Am thuc Nhat Ban
Tempura

Mặc dù tempura là món ăn thường gắn liền với ẩm thực Nhật Bản, cách chế biến và trình bày món này ở Mỹ khác biệt đáng kể so với ở Nhật.

Victoria Yap, người sáng lập của Honest Food Talks, nói rằng ở Nhật Bản, tempura thường được phục vụ như một món ăn đơn giản, chỉ với vài miếng tôm hoặc rau củ được chiên giòn.

Trong khi đó, tại Mỹ, tempura thường được phục vụ như một phần của món cuộn sushi hoặc một bát cơm.

3. Trà xanh

Trà xanh mang nhiều lợi ích sức khỏe, hương vị đậm đà. Nó được xem như một nguyên liệu thời thượng và người Mỹ sẽ thêm vào bất cứ thứ gì để phù hợp khẩu vị hơn.

 
 
Am thuc Nhat Ban
Trà xanh

Tuy nhiên, người Nhật không bao giờ uống trà xanh có đường.

Theo Akinobu Matsuo, giám đốc ẩm thực tại Marugame Udon, người Nhật không thêm đường vào trà xanh. Thay vào đó, họ thích uống trà vị đắng hơn.

4. Nước sốt Teriyaki

Loại nước sốt đặc màu nâu này thường được rưới lên thịt gà, beefsteak, rau và bất cứ thứ gì khác mà người Mỹ có thể nghĩ ra.

Nhưng ở Nhật Bản, nó hiếm khi được sử dụng như vậy. Đầu bếp Akinobu Matsuo giải thích rằng nó quá ngọt đối với người Nhật.

 
 
Am thuc Nhat Ban
Nước sốt Teriyaki

Ở Nhật Bản, “Teriyaki” là một thuật ngữ dùng để chỉ phương pháp nấu ăn. Theo đó thức ăn được hun hoặc nướng cùng nước sốt phết lên trên nhiều lần trong khi nấu. Thành phần sốt Teriyaki gồm nước tương, rượu mirin, rượu sake và đường.

Với phương pháp này, tại Nhật Bản, người ta chủ yếu dùng cho thực phẩm là các loại cá. Trong khi ở phương Tây, họ dùng phổ biến với các loại thịt đỏ và trắng như thịt gà, lợn, bò, cừu.

5. Món nướng kiểu Hibachi

Ở Mỹ, các nhà hàng Hibachi được xem là hình thức phổ biến trong hầu hết cộng đồng. Thực khách ngồi quanh một vỉ nướng phẳng với những người họ không quen biết. Đầu bếp chuẩn bị bữa ăn gồm beefsteak, tôm, gà, rau, cơm chiên, mì và các món ăn yêu thích khác của người Mỹ.

 
 
Am thuc Nhat Ban
Nướng kiểu Hibachi

Còn ở Nhật Bản, kiểu nướng Hibachi được sử dụng để làm okonomiyaki và monjayaki, là những món bánh mặn làm từ bột mì. Hai món ăn đều có các nguyên liệu ăn kèm khác như bắp cải, rau mầm để thực khách thêm no.

6. Sushi cuộn cá cay

Ở Nhật Bản, các món ăn được chế biến với rất ít gia vị. Vì vậy, sushi không phục vụ kèm các thành phần như cá ngạnh, cá đuối cay hay cua cay.

 
 
Am thuc Nhat Ban
Sushi cuộn cá cay

Thay vào đó, người Nhật chỉ thích ăn sushi với một số nguyên liệu đơn giản như rong biển, cá sống và cơm trộn giấm.

7. Nước sốt sushi và các thành phần đi kèm

Món sushi của người Mỹ thường được phục vụ với rất nhiều nguyên liệu phụ như sốt mayonnaise cay và Unagi no Tare để làm tăng vị.

 
 
Am thuc Nhat Ban
Nước sốt sushi

Ở Nhật Bản, nước sốt là thành phần không được thêm vào sushi. Bởi điều này có thể làm át đi hương vị tự nhiên từ cá, thịt hay các nguyên liệu khác cũng như làm giảm sự tinh tế của sushi. Các thành phần như bơ, xoài cũng không bao giờ được thêm vào món sushi ở Nhật Bản.

7 loại bùa may mắn Omamori phố biến tại Nhật Bản

7 loại bùa may mắn Omamori phố biến tại Nhật Bản

Khi đến Nhật Bản du lịch, chắc hẳn không ít người sẽ gặp khó khăn trong việc tìm mua những chiếc bùa này. Do đó, bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau đây trước, điều này sẽ rất tiện lợi để bạn dễ dàng tìm mua được những chiếc bùa Omamori may mắn.

Omamori ở Nhật là bùa may mắn xua đuổi ma quỷ và cầu những điều tốt lành. Bạn có thể mang nó bên mình mọi lúc để bảo vệ bản thân khỏi những linh hồn xấu và để gặp nhiều may mắn.

1. Bùa Meotomamori

Bùa Meotomamori
Bùa Meotomamori

Bùa may mắn này dành cho các cặp đôi yêu nhau hoặc đã kết hôn với hình 1 vợ và 1 chồng trong bộ trang phục kimono cầu kỳ với mong ước cuộc sống hôn nhân vẹn toàn, hạnh phúc. Giá: 1.200 yên. Được bán trong đền Kirishima Jingu nơi được coi là ngôi đền quyền lực quan trọng trên đảo Kyushu. 

2. Bùa may mắn cho việc gia tăng tài sản

Bùa may mắn trong việc gia tăng tài sản
Bùa may mắn trong việc gia tăng tài sản

Bùa may mắn này có tên gọi trong tiếng Nhật là (Kinun Josho no Omamori) mang lại những lợi ích như tăng thu nhập, tiết kiệm và quản lý tài sản thành công. Một số người có thể nghĩ rằng “Mình mua bùa may mắn cho việc gia tăng tài sản mà tiền không tăng!” nhưng thực tế là nhiều trường hợp chỉ vì họ chi tiêu nhiều và các khoản thu nhập hoặc giá trị của các loại tài sản mà họ có đã tăng.

Nhiều vị thần liên quan đến tiền tài là những vị thần dũng cảm, giỏi võ nghệ, chẳng hạn như Taira no Masakado, một trong 3 vị thần báo thù vĩ đại của Nhật Bản. Vì vậy chúng được cho là mang lại những lời nguyền và tai họa cho chủ nhân của chiếc bùa hộ mệnh nếu như họ không thể hiện sự tôn trọng đối với chiếc bùa mà mình mang theo.

3. Bùa dành cho sản phụ

Bùa cầu cho mẹ tròn con vuông
Bùa cầu cho mẹ tròn con vuông

Đối với những người phụ nữ mang thai thì không thể thiếu loại bùa giúp mẹ tròn con vuông cầu mong cho sản phụ sinh nở không gặp sự cố. Các ngôi đền Suitengu trên khắp đất nước được biết đến như những ngôi đền có phước lành và bạn có thể nhận được bùa cầu cho mẹ tròn con vuông ở đây. 

4. Bùa may mắn cho thành tích học tập

Bùa may mắn trong học tập
Bùa may mắn trong học tập

Nếu bạn đang muốn cầu phước lành trong chuyện học hành thì hãy mua bùa Kouku Omamori. Bên cạnh cầu về đường học vấn thì những người trước khi đi du lịch xa cũng đến ngôi đền Hofu Tenmangu tâm linh để thỉnh về. Trên túi của chiếc bùa này có thêu hình máy bay, mang ý nghĩa sự tự do trên bầu trời.

5. Bùa may mắn trong tình yêu

Bùa may mắn trong tình yêu
Bùa may mắn trong tình yêu

Bùa hộ mệnh ở đây có tên là Numuzubi hay Enmusubi. Được bán tại ngôi đền nằm gần khu vực Asakusa, một nơi được biết đến với những con mèo vẩy tay may mắn. Những chiếc Omamori sẽ mang đến sự may mắn về số phận hoặc tình yêu cho người sở hữu nó. Những chiếc bùa có nhiều màu sắc, nổi bật lên trên là hình thêu 2 con mèo. Giá: 800 yên.

6. Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh

Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh
Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh

Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh  (商売繁盛/Shobai Hanzo) phù hợp cho những người muốn trở thành nhà quản lý hoặc doanh nhân vì nó mang lại nhiều khách hàng đến và công việc kinh doanh sẽ phát triển vượt bậc. Việc có nhiều khách hàng và thăng tiến trong sự nghiệp cũng là một phần của bùa mang ý nghĩa kinh doanh thịnh vượng này.

Đền Otori Jinja ở Asakusa, Tokyo nổi tiếng là ngôi đền mang lại phước lành cho việc kinh doanh thịnh vượng và những người tìm mua đến từ khắp Nhật Bản để cầu nguyện cho công việc làm ăn phát đạt.

Bùa Omamori ở Otori Jinja là một chiếc cào nhiều màu sắc. Ở đây bạn có thể thấy nhiều loại cào khác nhau, từ loại nhỏ có thể trưng bày trên bàn làm việc đến loại lớn cao khoảng 1m.

7. Bùa cầu mong chuyện con cái

Bùa cầu mong chuyện con cái
Bùa cầu mong chuyện con cái

Bùa cầu mong chuyện con cái (Kodakara Kigan) dành cho các cặp vợ chồng mong muốn có con. Những ngôi đền Suitengu nổi tiếng là nơi cầu mong về đường con cái. Những chú chó gắn liền với những chiếc bùa này vì theo truyền thống người ta nghĩ rằng chó thường đẻ nhiều con.

Với 7 chiếc bùa may mắn và rất dễ thương là “đặc sản”từ các đền thờ trên khắp Nhật Bản. Bằng cách có một tấm bùa hộ mệnh phù hợp với mong muốn chẳng hạn như cầu thành công, hôn nhân và xua đuổi ma quỷ, bạn có thể suy nghĩ tích cực về một tương lai không thể đoán trước. Nếu có cơ hội đến thăm các tỉnh này, bạn đừng quên ghé thăm các ngôi đền quyền lực trên và “tậu” cho mình 1 chiếc bùa hộ mệnh xinh xắn nhé!

Những điều thú vị chỉ có ở Nhật Bản

Những điều thú vị chỉ có ở Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng là một quốc gia có nhiều nét văn hóa đặc biệt, khiến du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

1. Nắp cống tại Nhật Bản

Nắp cống được thiết kế phong phú theo mỗi địa phương
Nắp cống được thiết kế phong phú theo mỗi địa phương

Một trong những điểm thú vị nhất ở Nhật Bản phải nhắc đến những chiếc nắp dưới kênh mương, được trang trí bắt mắt theo từng thị trấn và thành phố. Xu hướng này được bắt đầu từ những năm 1980 khi Nhật Bản muốn chuẩn hóa hệ thống thoát nước đến nay gần 95% của 1.780 nắp cống trong thành phố được thiết kế hết sức đặc biệt gắn liền với hình ảnh lịch sử, văn hóa từ thực vật đến động vật, các lễ hội, hình ảnh huyền ảo hay ước mơ của các học sinh.

2. Xe đưa đón học sinh 

Xe đưa đón học sinh vô cùng đáng yêu
Xe đưa đón học sinh vô cùng đáng yêu

Những chiếc xe được thiết kế với nhiều nhân vật khác nhau. Trong đó, một chiếc xe đưa đón học sinh tại vùng Nagoya được thiết kế như nhân vật Pikachu đáng yêu, khiến các em nhỏ thích thú và hào hứng hơn mỗi khi đến trường.

3. Món mì ăn liền

Nắp cốc nhìn là muốn ăn mì ngay
Nắp cốc nhìn là muốn ăn mì ngay

Các món ăn của Nhật thường có thiết kế độc đáo, khiến du khách thích thú và muốn thưởng thức món ăn. Đơn cử, khi mở cốc mỳ ăn liền, bạn sẽ thấy một bất ngờ thú vị trên phần nắp dán.

4. Chữ nổi trên vỏ lon nước ngọt

Nắp lon nổi dành cho những người mù
Nắp lon nổi dành cho những người mù

Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi, nhằm mục đích giúp những người mù có thể hiểu nắm được các thông tin ghi trên đó. Rõ ràng là người mù cũng có quyền được thưởng thức bia như những người khác.

5. Gối cho những cô gái độc thân

Gối dành cho những ai cô đơn nhưng muốn được ôm
Gối dành cho những ai cô đơn nhưng muốn được ôm

Gối cho những cô nàng độc thân cũng rất độc đáo, như thể họ đang được nằm trên người của người đàn ông họ mơ ước vậy.

6. Biển quáng cáo 3D

Mức độ chân thực của hình 3D rõ đến khó tả
Mức độ chân thực của hình 3D rõ đến khó tả

Biển quảng cáo 3D khổng lồ tại khu Shinjuku, Tokyo, thể hiện hình ảnh một chú mèo khổng lồ, sống động như thật.

7. Tàu 

Chuyến tàu được trang trí bằng cây cảnh chỗ để ngồi thiền
Chuyến tàu được trang trí bằng cây cảnh chỗ để ngồi thiền

Một chuyến tàu đến cố đô Kyoto được trang trí bằng vườn thiền giữa các ghế ngồi.

8. Tàu ngược

Chuyến tàu mang cảm giác như phim viễn tưởng
Chuyến tàu mang cảm giác như phim viễn tưởng

Thay vì đi trên đường ray như thông thường, tuyến tàu đô thị ở Chiba lại được treo ngược, tạo cho du khách cảm giác như lạc vào phim viễn tưởng.

9. Xe bán gà rán tự động

Xe bán gà KFC tự động trên đường phố
Xe bán gà KFC tự động trên đường phố

Đi trên đường bạn sẽ được bắt gặp những xe bán gà tự động. Bạn có thể dễ dàng mua thưởng thức mà không cần phải ghé đến KFC. Chiếc xe bán KFC được vận hàng tự động ngoài phố, không cần người vận hành.

10. Lối kiến trúc hài hòa giữa tông màu

Người Nhật rất ưa chuộng cái đẹp
Người Nhật rất ưa chuộng cái đẹp

Thiết kế và kiến trúc tại Nhật luôn xem xét đến sự hài hòa với tổng thể xung quanh. Chiếc máy bán hàng tự động hay bốt gọi điện thoại đều có vẻ ngoài phù hợp với nơi đặt chúng.

11. Tủ lạnh ở sân bay Nhật Bản

Những ngăn tủ lạnh dành cho hành khách ở sân bay
Những ngăn tủ lạnh dành cho hành khách ở sân bay

Sân bay tại Hokkaido có tủ lạnh để hành khách gửi đồ tươi sống trong ngày. Điều này nhằm giúp họ bảo quản các loại thực phẩm mua về làm quà cho người thân.

12. Lắp đặt nhiều thang cuốn

Thang cuốn 5 bậc ở Nhật Bản
Thang cuốn 5 bậc ở Nhật Bản
Thang cuốn dài đến tầng 12
Thang cuốn dài đến tầng 12

Thang cuốn là thiết bị rất phổ biến tại các siêu thị, ga tàu ở Nhật. Một ga tàu ở Kyoto có đến 12 tầng thang cuốn tự động thay vì chỉ lắp thang máy. Ngoài ra những chiếc thang máy ngắn nhất thế giới cũng được xây dựng trong một cửa hàng văn phòng của More ở Kawasaki. Nó chỉ có duy nhất 5 bậc. Đôi khi, người Nhật cũng “lười” một chút.

Dù là điều tốt hay xấu nhưng quả thật những điều thú vị trên càng làm cho người ta tò mò muốn đi du lịch Nhật Bản, tận nơi khám phá xứ sở “ly kỳ” này.  Những điều thú vị chỉ có ở Nhật bản …luôn là một trong những yếu tố lôi cuốn du khách.

Lễ hội xua đuổi ma quỷ nổi tiếng nhất Nhật Bản

Lễ hội xua đuổi ma quỷ nổi tiếng nhất Nhật Bản

Setsubun (節分) (tiết phân) là ngày trước ngày lập xuân, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông. Đây là lễ hội truyền thống của Nhật, nhằm xua đuổi ma quỷ và chào đón năm mới theo lịch truyền thống (lịch âm). Setsubun thường được tổ chức vào ngày 3 tháng 2 hàng năm.

Văn hóa phương Đông cho rằng, vào thời điểm giao mùa, tà khí rất nhiều, từ thời kỳ Nara, tục lệ vẽ mặt quỷ và ném đậu trừ tà câu may đã len lõi đến xứ sở Phù Tang. Sang đến thời Edo, phong tục dần được ít nhiều biến tấu khác nhau với mọi tầng lớp.

Nghi lễ rắc đậu nành để xua đuổi ma quỷ
Nghi lễ rắc đậu nành để xua đuổi ma quỷ

Vì diễn ra vào mùa xuân nên lễ hội này còn có tên gọi khác là “haru matsuri”. Vào mùa xuân, có rất nhiều việc cần phải dọn dẹp trước để chào đón năm mới, đó có thể dọn dẹp nhà cửa hoặc về tinh thần (bằng cách đến thăm một ngôi đền).

Làm sạch và thanh lọc là những yếu tố quan trọng để người Nhật chào đón năm mới. Setsubun là hành động cuối cùng để hoàn thành mọi thứ, kết thúc lễ kỷ niệm đón năm mới.

1. Nghi thức ném đậu

Nghi lễ ném đậu xua đuổi ma quỷ
Nghi lễ ném đậu xua đuổi ma quỷ

Vào ngày lễ Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki (豆撒き). Văn hóa phương Đông cho rằng, vào thời điểm giao mùa, tà khí rất nhiều, từ thời kỳ Nara, tục lệ vẽ mặt quỷ và ném đậu trừ tà câu may đã len lõi đến xứ sở Phù Tang. Sang đến thời Edo, phong tục dần được ít nhiều biến tấu khác nhau với mọi tầng lớp.

Đậu nành nướng (炒り豆- irimame) được rắc ra khỏi cửa nhà hoặc vào một thành viên trong gia đình đang đeo mặt nạ Oni (quỷ), vừa rắc vừa nói “Oni wa soto! Fuku wa uchi!” (鬼は外! 福は内!) – có nghĩa là “Quỷ cút ra! May mắn mời vào!”. Đậu nành được cho là sẽ thanh tẩy ngôi nhà bằng cách đánh đuổi những linh hồn xấu mang vận xui ra khỏi nhà.

Sau đó, cũng là một tục lệ để đưa may mắn vào nhà, người ta sẽ ăn đậu nành, mỗi hạt ứng với một tuổi, ở một số vùng, người ta ăn mỗi hạt cho một tuổi, cộng thêm một hạt để đem may mắn đến trong năm mới.

2. Đeo mặt nạ Okame

Đeo mặc nạ Okame - vị thần của sự may mắn
Đeo mặc nạ Okame – vị thần của sự may mắn

Ngoài mặt nạ oni không thể thiếu trong lễ hội Setsubun, những người ném đậu sẽ đeo mặt nạ của thần Okame.

Okame là một vị thần của sự may mắn, tốt làng, được miêu tả đó là một người với khuôn mặt phúc đức, đôi má phúng phính, nụ cười ấm áp. Vị thần này đóng vai trò bảo vệ người dân khỏi vận rủi, xua đuổi oni và những sinh vật xấu xa khác với sự giúp đỡ của đậu nành.

Trong khi đậu được ném trực tiếp vào oni, nó cũng được rải xung quanh trước cửa nhà của người dân, để đảm bảo xua đuổi mọi con quỷ đang ẩn náu. Sau đó, mọi người thường ăn số lượng đậu nành rang tương ứng với số tuổi của mình, cộng thêm 1 hạt nữa để cho năm mới gặp nhiều may mắn hơn.

3. Ăn cơm cuộn Ehomaki 7 màu

Ăn cơm cuộn ehomaki trong ngày lễ Setsubun
Ăn cơm cuộn ehomaki trong ngày lễ Setsubun

Có bảy vị thần may mắn tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc ở Nhật. Món cơm cuộn ehomaki thường bao gồm 7 nguyên liệu khác nhau tượng trưng cho bảy vị thần này. Không có quy tắc nào về các nguyên liệu để làm món ehomaki. Tuy nhiên, các nguyên liệu phổ biến gồm có lươn, trứng, và nấm shiitake. Điều quan trọng là bạn phải cuộn các nguyên liệu lại cùng với cơm và rong biển để tạo thành một cuộn cơm thật dày và không được cắt khi cuộn xong.

Eho có nghĩa là hướng may mắn, chỉ hướng của thần may mắn Toshitokujin. Mọi việc mà bạn làm hướng về hướng may mắn đó sẽ được coi là may mắn trong năm. Do đó, mọi người sẽ vừa ăn ehomaki vừa nhìn về hướng may mắn của năm để cầu mong sự thịnh vượng và sức khoẻ.

Phong tục này bắt nguồn từ vùng Kansai, cụ thể là Osaka, sau đó trở nên phổ biến khắp Nhật Bản. Vào tháng 2, bạn sẽ thấy có nhiều cuộn ehomaki được bán trong các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng sushi như một phần của lễ kỷ niệm Setsubun.

4. Treo lá thiêng có gắn đầu cá (Hiiragi-iwashi)

Treo cá mồi ở cửa ra vào để tránh ma quỷ vào nhà
Treo cá mồi ở cửa ra vào để tránh ma quỷ vào nhà

Được làm từ đầu cá mòi nấu chín và lá cây nhựa ruồi, được đặt ở lối vào nhà. Người dân trước đây tin rằng, ma quỷ có ác cảm với mùi cá mòi. Vì thế, người ta đã trang trí vật đặc biệt này để ngăn cản ma quỷ vào nhà. Ngày nay, hiiragi iwashi trở nên rất hiếm nhưng đôi khi bạn có thể bắt gặp trước cửa một số ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống vào đầu tháng 2.

Setsubun là một ngày lễ truyền thống của đất nước Mặt trời mọc, đánh dấu mùa xuân bắt đầu theo lịch âm. Lễ hội diễn ra rộng khắp Nhật Bản với các nghi lễ, phong tục đặc sắc mang ý nghĩa xua đuổi những rủi ro, điềm xấu và cầu một năm may mắn, an lành đến với mọi người.

6 môn võ thuật cổ thống đặc sắc của Nhật Bản

6 môn võ thuật cổ thống đặc sắc của Nhật Bản

Văn hóa võ thuật Nhật Bản rất phong phú với nhiều bộ môn khác nhau và được hình thành qua nhiều thập kỷ và truyền lại cho các thế hệ cùng với các bộ môn võ thuật hiện đại phát triển theo hơi thở của thời đại.

Các môn võ thuật của Nhật Bản ngày nay đang phát triển và được biết đến như các loại hình thể thao. Tuy nhiên các môn võ này thực chất được hình thành từ các kỹ thuật võ truyền thống của Nhật Bản. Trong lịch sử các kỹ thuật này còn được dùng trong các trận chiến. Sau chiến tranh, các môn võ thuật này đang dần dần chuyển thành các bộ môn thể thao không chỉ để rèn luyện cơ bắp mà còn là một cách tu dưỡng tinh thần của con người xứ Phù Tang.

Tên gọi chung của các loại hình võ thuật này là budo và trong đó được chia thành 9 bộ môn khác nhau. Tại kỳ này, hãy cùng Locobee tìm hiểu về 6 loại hình được biết đến nhiều nhất nhé.

1. Judo

Judo - Võ thuật Nhật Bản
Judo – Võ thuật Nhật Bản

Đây là bộ môn võ thuật được học bởi nhiều người nước ngoài nhất. Tại thời chiến khi chưa có vũ khí, đây là các đường võ nhằm vô hiệu hoá sức mạnh của đối phương. Trọng tâm của mình không được di chuyển, lợi dụng sức mạnh của đối phương để áp đảo đối phương. Bằng cách làm thay đổi trọng tâm của đối thủ một cách khéo léo, dù cho có sự chênh lệch về thân hình đi chăng nữa thì việc một võ sinh có thân hình bé hơn cũng hoàn toàn có thể thành người chiến thắng trong bộ môn võ này.

2. Karatedo

Karatedo - Võ thuật Nhật Bản
Karatedo – Võ thuật Nhật Bản

Karate là một trong những môn võ thuật tiêu biểu của Nhật Bản. Được thành lập bởi những người nhà Đường đầu tiên đặt chân lên Okinawa nên Karate có sự kết hợp tinh túy của võ thuật cổ truyền Okinawa và võ thuật Trung Hoa. Khi Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản, Karate cũng dần được “Nhật Bản” hóa.

Nhưng người có công rất lớn trong việc phổ biến Karate tại Nhật Bản là Funakoshi Gichin (1868 – 1957). Ông đã sáng lập ra môn phái Shotokan – phái karate hùng mạnh và nổi tiếng nhất trên thế giới. Ngoài ra, cái tên “karate” ngày xưa được viết là唐手(“Đường Thủ” nghĩa là các môn võ thuật có nguồn gốc từ Trung Hoa). Nhưng được Funakoshi thay thế thành một từ khác có cùng cách phát âm là空手 (“Không Thủ” nghĩa là tay không). Vì ông muốn nhấn mạnh đến môn võ chú trọng sức mạnh nội tại của con người hơn là sử dụng vũ khí.

Karate có các đòn đặc trưng như đá, đấm, cú đánh cùi chỏ, đầu gối, cú đấm móc, đấm đá liên hoàn, sử dụng các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở, các đòn khóa, né, chặn, quật ngã và các kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Tuy nhiên ông tổ của karate hiện đại thì cho rằng mục đích tối thượng của karate không nằm ở thắng thua mà là sự hoàn thiện nhân cách của những người luyện tập.

3. Sumo

Sumo - võ thuật Nhật Bản
Sumo – võ thuật Nhật Bản

Trong các môn võ được thi đấu quốc gia thì Sumo là bộ môn có từ rất lâu đời. Trên một sân đấu có hình tròn gọi là “dohyo” sẽ có hai lực sĩ cùng thi đấu để phân chia thắng bại. Luật của nó khá là đơn giản, đó chính là nếu như một võ sĩ bị ngã hoặc bị đi ra ngoài khỏi vòng tròn của đấu trường thì võ sĩ đó sẽ thua. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng và hết sức cẩn trọng. Chính vì thế xem đấu sumo là một trong những sở thích của không ít người Nhật.

4. Kendo

Kendo- Võ thuật hiện đại Nhật Bản
Kendo- Võ thuật hiện đại Nhật Bản

Kiếm đạo (tiếng Nhật là Kendo) – một môn võ thuật rèn luyện cốt cách của người dùng kiếm. Nó kế thừa các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật Bản và phát triển thành môn võ đánh kiếm hiện đại. 

Một đặc trưng của Kiếm đạo so với các môn võ khác là ngoài kỹ thuật, nó còn sử dụng tiếng thét để áp đảo tinh thần đối phương, nâng cao chí khí bản thân. Đồng thời khi di chuyển, kiếm sĩ cũng sử dụng các bước dậm chân để tăng sức mạnh của đòn đánh. Đây cũng là môn võ nguy hiểm khi các đòn đánh của Kiếm đạo chỉ nhắm đến chỗ hiểm trên cơ thể là đỉnh đầu, cổ tay, cổ họng, hông giữa xương sườn và xương chậu. Vì vậy đòn của Kiếm đạo thường là “nhất chiêu tất sát” – trúng một chiêu, hồn về cực lạc.

Do đó võ phục của Kiếm đạo có bộ giáp bảo vệ cơ thể: mũ trùm đầu bằng kim loại, có lưới sắt che mặt và cổ; bao tay dài, độn dày để bảo vệ bàn tay và khuỷu tay; y phục bằng vải đệm có lót bông; áo che ngực đan bằng tre có phủ lớp da bên ngoài.

Kendo rèn luyện cốt cách của người dùng kiếm.

Nhưng mục đích rèn luyện của Kiếm đạo hiện nay chủ yếu là để tu dưỡng tinh thần, rèn luyện trí óc, đề cao sự tôn trọng giữa người với người.

5. Aikido

Aikido - Võ thuật truyền thống Nhật Bản
Aikido – Võ thuật truyền thống Nhật Bản

Đây là bộ môn không đánh bại đối thủ bằng đao hay bằng các đòn kỹ thuật mà sử dụng Khí (気) để chiến đấu. Chính vì vậy đặc trưng của nó là không phải ra đòn mà là ở tư thế tiếp đòn. Đây là bộ môn mà ngay cả người không có nhiều sức hoàn toàn cũng có thế cướp được sự tự do của người có nhiều sức. Chính vì vậy đây không chỉ là phương pháp để rèn luyện thân thể mà còn là kỹ thuật để tự vệ. Đây cũng chính là lý do mà bộ môn này được rất nhiều nữ giới theo học. Trong các bộ môn võ thuật truyền thống thì có thể nói đây là môn mà hầu hết các độ tuổi và giới tính đều có thể luyện tập. 

6. Kyudo

Kyudo - Nghệ thuật bắn cung tại Nhật Bản
Kyudo – Nghệ thuật bắn cung tại Nhật Bản

Cung đạo (tiếng Nhật là Kyudo) – tinh hoa trong võ thuật Nhật Bản. Đây là môn võ sử dụng cung tên làm vũ khí với mục đích bắn trúng mục tiêu phía trước. Cung đạo là kỹ năng được các samurai chú trọng trong chiến tranh thời phong kiến khi có thể tấn công địch từ xa. Nó bị thoái trào khi súng cầm tay xuất hiện và bây giờ đã được khôi phục, trở thành môn thể thao chính thức có hệ thống và quy củ.

Cung đạo Nhật Bản không chỉ rèn thể lực mà còn luyện tinh thần của người tập. Với người mới bắt đầu, họ không tập kỹ thuật ngay mà sẽ có khoảng thời gian ngắn để học các lễ nghi cơ bản trong Cung đạo như cách đi, đứng, ngồi, chào… Sau đó, người tập mới đến giai đoạn học kỹ thuật bắn mang tên Hassetsu (Bắn cung tám bước). Cung, tên đều là vũ khí có mức sát thương cao nên luôn có người hướng dẫn bên cạnh người mới tập đế tránh xảy ra thương tích.

Để có thể bắn “bách phát bách trúng” thì người tập cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thể lực và tinh thần. Một lần bắn thành công không chỉ là mũi tên cắm chính xác mục tiêu mà tư thế, động tác cũng phải chính xác. Bước đi nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, chậm rãi mà duyên dáng, kết hợp với Cung đạo tạo nên một hình thể đẹp đến mức người xem không thể rời mắt. Như vậy, mục tiêu cao nhất của Cung đạo chính là hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”.

Trên đây là 6 trong số những bộ môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Nếu có cơ hội hãy lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp để theo học hoặc đơn giản chỉ là tìm hiểu sâu hơn về nó nếu như bạn thực sự yêu thích.

Người Nhật xếp hàng chia tay gấu trúc nổi tiếng trở về Trung Quốc

Người Nhật xếp hàng chia tay gấu trúc nổi tiếng trở về Trung Quốc

Sau một vài năm bị trì hoãn vì Covid-19, một con gấu trúc cái nổi tiếng ở Nhật Bản sẽ về Trung Quốc để được phối giống. 

Hàng nghìn người xếp hàng đến sở thú Ueno để tiễn Xiang Xiang lần cuối.
Hàng nghìn người xếp hàng đến sở thú Ueno để tiễn Xiang Xiang lần cuối.

Hôm 19/2, hàng nghìn người kéo đến hai vườn thú Ueno ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, để tạm biệt 4 con gấu trúc dự kiến được đưa về Trung Quốc, trong đó một con gấu trúc cái khổng lồ tên là Xiang Xiang. Con gấu trúc đã thu hút rất nhiều người đến công viên này kể từ khi nó chào đời vào năm 2017, và ba con gấu trúc khác tại một công viên ở thành phố phía tây Wakayama. 

Vé vào cửa để xem cá thể gấu trúc khổng lồ này được giới hạn thông qua một chương trình xổ số được chọn trước, gồm 2.600 vé mỗi ngày. Vào hôm chủ nhật vừa qua, số lượng người đăng ký nhiều gấp khoảng 70 lần so với số lượng vé có sẵn. Nhưng một số người hâm mộ không trúng vẫn đến.

Người dân chụp ảnh gấu trúc Xiang Xiang ở vườn thú Ueno, thủ đô Tokyo, Nhật Bản
Người dân chụp ảnh gấu trúc Xiang Xiang ở vườn thú Ueno, thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Vườn thú Ueno mỗi ngày đều nhận được điện thoại và email từ những người dân yêu quý Xiang Xiang yêu cầu họ giữ nó lại. Xiang Xiang ban đầu được lên kế hoạch đưa về Trung Quốc vào năm 2021 nhưng chuyến đi bị hoãn nhiều lần do các hạn chế Covid-19.

Trong số những khách tham quan có bà Keiko Nakamura, một người nội trợ 59 tuổi đến từ thành phố Okayama, đã ở Tokyo từ tháng 11 để xem và ghé thăm Xiang Xiang hầu như mỗi ngày trước khi hệ thống xổ số bắt đầu. “Tôi không biết liệu mình có thể sống thiếu Xiang Xiang hay không”, bà nói.

“Tôi muốn hít thở cùng một bầu không khí” với Xiang Xiang, Mari Asai, người dân địa phương, nói với nhật báo Asahi Shimbun. “Ngay cả khi không thể nhìn thấy Xiang Xiang, trái tim tôi vẫn tràn ngập niềm vui khi biết nó ở đó”, người đàn ông 48 tuổi chia sẻ.

Một người khác vừa khóc vừa nói rằng cô muốn ở gần Xiang Xiang nhất có thể. “Mọi thứ liên quan đến Xiang Xiang đều đáng yêu, dù nó ngủ hay thức”, người phụ nữ cho hay.

Nhiều người còn mặc trang phục gấu trúc khi đến sở thú
Nhiều người còn mặc trang phục gấu trúc khi đến sở thú

Kodai Yasuda, 38 tuổi, đến từ Kashiwa, tỉnh Chiba, đã đến sở thú cùng với con của mình và mặc trang phục gấu trúc, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui vì có thể gặp Xiang Xiang vào ngày cuối cùng. Dù hơi buồn nhưng chúng tôi rất vui nếu Xiang Xiang có thể trở thành một người mẹ ở Trung Quốc”.

Theo Naoya Ohashi, một quan chức của sở thú, Xiang Xiang đã được rất nhiều người yêu mến và chúng tôi muốn tiễn nó bằng nụ cười. Tâm trạng của Xiang Xiang trong ngày cuối cùng sôi nổi hơn bình thường và đã cống hiến hết mình cho đám đông.

Tại Wakayama, nhiều người cũng kéo đến vườn thú ở đây tới để tạm biệt gấu trúc Eimei và hai con của nó. 

Chú gấu Xiang Xiang sẽ được mang trở về Trung Quốc để phối giống trong hôm nay
Chú gấu Xiang Xiang sẽ được mang trở về Trung Quốc để phối giống trong hôm nay

Xiang Xiang được sinh ra tại sở thú vào 6/2017 từ một cặp cá thể gấu trúc mượn từ Trung Quốc. Do đó, con gấu trúc này cũng là tài sản của đất nước tỷ dân. Theo kế hoạch, Xiang Xiang sẽ được đưa về Trung Quốc vào hôm nay. 

Xiang Xiang là con gấu trúc khổng lồ được thụ thai tự nhiên đầu tiên của sở thú Ueno. Trong lần đầu tiên xuất hiện vào 12/2017, số lượng người đăng ký xem cá thể gấu trúc này vượt quá 46 lần số lượng có sẵn.

Thời gian Xiang Xiang ở Nhật Bản ban đầu được ấn định cho tới khi con gấu trúc này đạt 2 tuổi. Tuy nhiên do đại dịch Covid-19, khoản “mượn” đã được gia hạn đến 5 năm. Xiang Xiang sẽ được chuyển đến một trung tâm nghiên cứu nhân giống gấu trúc khổng lồ ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc.

Người dân chụp ảnh gấu trúc Xiang Xiang ở vườn thú Ueno, thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 19/2.
Người dân chụp ảnh gấu trúc Xiang Xiang ở vườn thú Ueno, thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 19/2.

Trung Quốc coi gấu trúc là “sứ giả ngoại giao” và thường xuyên tặng hoặc cho các nước trên thế giới mượn như một cách thắt chặt quan hệ song phương. Truyền thông nước này hồi tháng hai năm ngoái đưa tin Trung Quốc đã phối hợp với 18 quốc gia đang nuôi gấu trúc, trong đó có Mỹ, Đức, Qatar, Singapore và Nhật Bản, để nghiên cứu và bảo tồn loài động vật này.

Theo nhóm môi trường WWF, ước tính có khoảng 1.860 con gấu trúc còn sót lại trong tự nhiên, chủ yếu ở các khu rừng tre ở vùng núi Trung Quốc. Khoảng 600 con đang sống trong môi trường nuôi nhốt như các trung tâm gấu trúc, vườn thú và công viên động vật hoang dã trên khắp thế giới.

Những trải nghiệm dịch vụ đắt đỏ ở Nhật Bản

Những trải nghiệm dịch vụ đắt đỏ ở Nhật Bản

Ngành du lịch Nhật Bản đang phát triển nhiều dịch vụ hướng đến các khách hàng cao cấp. Liệu có khách hàng nào thực sự chi tiền cho những chỗ ở như vậy không vì giá lên tới 1,1 triệu yên (8.400 USD) một đêm cho hai khách. 

Nhiều du khách quốc tế đã bắt đầu ghé du lịch Nhật Bản sau khi lệnh nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 được thực hiện.

Nhật Bản mang đến nhiều hoạt động thú vị khiến du khách háo hức như chiêm ngưỡng những tán lá đầy màu sắc, thưởng thức món ăn sushi nổi tiếng và đi mua sắm, trải nghiệm những địa điểm dành cho giới nhà giàu. 

1. Trải nghiệm trở thành lãnh chúa ở Nhật Bản

Với mức giá 1,1 triệu yên du khách sẽ được chào đón ở đây với nhiều tiếng tù, tiếng trống vang dội. Một đội samurai mặc áo giáp nhiệt liệt chào đón, cũng như đối đãi du khách như những lãnh chúa của lâu đài khi ghé đến đây.

Du khách sẽ được đối đãi như một lãnh chúa nếu trải nghiệm dịch vụ tại các lâu đài.
Du khách sẽ được đối đãi như một lãnh chúa nếu trải nghiệm dịch vụ tại các lâu đài.

Lâu đài Kent là một pháo đài bằng gỗ đã được khôi phục lại ở Ozu, một thị trấn có khoảng 39.000 dân trên đảo Shikoku. Nơi này mở cửa cho khách qua đêm miễn là họ có đủ tiền mặt. Bất chấp mức giá rất đắt đỏ, đã có tới 11 nhóm khách đặt lịch nghỉ từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Có hai nhóm khách là từ nước ngoài. Cũng còn nhiều người khác đang chờ đợi để được nghỉ ở đây trong mùa hoa anh đào.

Ở Ozu, nơi từng nổi tiếng là vùng đất của những lâu đài, có rất nhiều ngôi nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân. Chính quyền thành phố đã cho thuê hoặc mua lại một số lâu đài và tòa nhà lớn không có người ở, biến chúng thành khách sạn. Mục tiêu là phối hợp với các doanh nghiệp địa phương để tận dụng các tài sản văn hóa của khu vực. Các gói lưu trú ở lâu đài, được tung ra thị trường vào năm 2020, chỉ là một trong những dịch vụ du lịch cao cấp của Ozu.

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, đã có 1,37 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản vào tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu lượt kể từ tháng 2/2020.

Nhật Bản đã mở cửa biên giới cho du khách nước ngoài từ tháng 10 năm ngoái và khởi động ngành du lịch. Dù vẫn còn ít du khách đến từ Trung Quốc đại lục – nơi vẫn đang nỗ lực vượt qua dịch Covid-19, nhưng nhìn chung, lượng khách từ đây cũng đang phục hồi.

Trước khi đại dịch xảy ra, lượng khách du lịch nước ngoài đến Pháp đã vượt quá 40% dân số nước này; ở Tây Ban Nha, tỷ lệ này là hơn 80%. Nếu Nhật Bản tiếp đón khách du lịch nước ngoài với tỷ lệ tương tự như Pháp, thì nước này sẽ có hơn 150 triệu du khách nước ngoài hàng năm.

Nhật Bản đã chào đón hơn 31 triệu khách du lịch nước ngoài vào năm 2019, mức cao nhất mọi thời đại. Du lịch Nhật Bản cũng có tiềm năng tăng trưởng cao khi đã tạo được sức hút với du khách quốc tế.

2. Dịch vụ theo kiểu nhà giàu

Nhiều thập kỷ giảm phát đã giúp xây dựng hình ảnh của Nhật Bản là một điểm đến chi tiêu bình ổn và thu hút được du khách nước ngoài. Hiện tại, họ đang bắt đầu phát triển các dịch vụ hướng đến những khách du lịch giàu có, những người sẵn sàng vung tiền cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ xa xỉ mà hầu hết người Nhật sẽ chùn bước.

Nhà máy rượu Sake Miyashita Nhật Bản (1)
Nhà máy rượu Sake Miyashita Nhật Bản cũng bán kỹ thuật ủ rượu của công ty mình

Tại đây, cung cấp các với rượu sake từ một nhà máy rượu Sake Miyashita, ở thành phố Okayama phía tây Nhật Bản có giá 100.000 yên cho một chai 720 ml, chưa bao gồm thuế tiêu thụ. Nguyên liệu là gạo sake nhãn hiệu Omachi, được trồng ở tỉnh Okayama. Gạo được sử dụng trong rượu sake đã trải qua quá trình xay xát và kích thước chỉ bằng 7% so với hạt ban đầu. Gạo cũng được đưa vào Điền trang Miyashita để xay xát đến từng hạt nhằm đảm bảo hương vị tinh khiết.

Nhà máy này mỗi ngày cung cấp rượu Saka cho các công ty thương mại và khách hàng về các sản phẩm dành cho những người uống rượu giàu có. Nắm bắt được cơ hội kinh doanh ngành rượu Sake, loại rượu được cho là đắt nhất trong các loại rượu cho những khách du lịch nước ngoài, thậm chí nhà máy cũng bán kỹ thuật ủ rượu của công ty mình.

Palace Hotel Tokyo cao cấp với mức giá đắt đỏ
Palace Hotel Tokyo cao cấp với mức giá đắt đỏ 

Tượng tự đối với nhà nghỉ cũng được người dân Nhật Bản tận dụng, những Palace Hotel Tokyo cao cấp nằm gần Cung điện Hoàng gia, cung cấp các dãy phòng lớn với giá từ 280.000 yên trở lên. Hạng mục này đã giúp nâng giá phòng trung bình của khách sạn lên mức cao nhất kể từ khi mở cửa trở lại vào tháng 12 năm ngoái.

Hiện nay, các nhà nghỉ cũng dần nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của nhiều giới nhà giàu thay thì tỷ lệ lấp đầy phòng người ta lại tập trung vào việc bắt đầu kinh doanh dịch vụ ”giá phòng hợp lý” và ”giá phòng đắt đỏ”. 

Lý do người Nhật không còn ưu tiên xuất ngoại

Lý do người Nhật không còn ưu tiên xuất ngoại

Nhiều quốc gia đang chứng kiến hoạt động du lịch bùng nổ hậu đại dịch Covid-19, trong đó lượng đặt chỗ đi nước ngoài tăng mạnh sau khi các nước mở cửa lại biên giới. Tuy nhiên, một bộ phận người dân Nhật Bản lại không nằm trong xu thế đó. Một số lượng lớn người Nhật nói rằng du lịch không còn là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm nay.

Kết quả một cuộc khảo sát do công ty tư vấn toàn cầu Morning Consult thực hiện đối với 16.000 người trưởng thành ở 15 quốc gia cho thấy, số người có ý định đi du lịch, không phân biệt giữa các chuyến trong hay ngoài nước, chỉ có 45% ở Nhật Bản, thấp hơn cả Trung Quốc (65%) và Hàn Quốc (66%).

Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới
Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Mặc dù nước này có “hộ chiếu quyền lực nhất thế giới”, chưa đến 20% người Nhật đi đăng ký hộ chiếu. Đối với một số người “không bao giờ đi du lịch nước ngoài”, các chuyến đi nội địa ở Nhật Bản là đủ.

Văn hóa của người Nhật cho thấy họ không muốn gặp rủi ro hoặc áp lực khiến họ chọn du lịch nội địa nếu nhận thấy nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao ở nước ngoài. Đồng yên yếu đi, rào cản về ngôn ngữ và việc thiếu các kỳ nghỉ liên tục là một số lý do khiến người Nhật ưa chuộng đi du lịch trong nước hơn. Sự đa dạng của thiên nhiên, lịch sử cũng như văn hóa Nhật Bản cũng là yếu tố khiến người dân nước này ngại ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, định kiến về các thủ tục du lịch nước ngoài phức tạp trong thời kỳ đại dịch cùng mối lo lây nhiễm đã cản trở người Nhật tìm kiếm các chuyến du lịch nước ngoài. 

“Đại dịch đã thay đổi tư duy du lịch của người Nhật. Những người từng đi du lịch giờ sợ ra nước ngoài đế tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh tật. Tôi nghĩ rằng họ đang ngày càng nhận ra có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Nhật Bản và mọi người có thể vui chơi mà không cần ra nước ngoài”, Kotaro Toriumi, một nhà phân tích du lịch và hàng không Nhật Bản chia sẻ.

Các cung đường đi bô tại Nhật Bản
Các cung đường đi bô tại Nhật Bản

Việc đồng yen Nhật xuống mức thấp nhất trong 33 năm cùng nhiều công nhân Nhật Bản đã không được tăng lương trong 30 năm là yếu tố tác động mạnh mẽ, khiến nhiều người khó đủ khả năng du lịch nước ngoài.

Những người trẻ tuổi tại Nhật lại có xu hướng ở nhà hoặc khám phá các địa điểm trong nước thay vì đi ra nước ngoài.

Quận Shinjuku của Tokyo về đêm
Quận Shinjuku của Tokyo về đêm

“So với thế hệ cũ, giới trẻ ít ra nước ngoài hơn vì họ không có nhiều tiền. Nhiều người trẻ thấy giải trí trực tuyến hoặc chơi game trên điện thoại thông minh thú vị hơn là đi du lịch nước ngoài”, chuyên gia Toriumi giải thích.

Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, số lượng du khách Nhật Bản ra nước ngoài đã giảm 86,2% vào năm 2022. “Những người trước đây chỉ đi du lịch vì giá rẻ giờ không muốn đi du lịch nữa”, Toriumi nhận định.

Các nghiên cứu của giáo sư tại ĐH Tamagawa, ông Tetsu Nakamura, cho thấy những “người đam mê du lịch nước ngoài” sẽ có một thái độ tích cực bất chấp sự cản trở của áp lực xã hội.

“Những người luôn có quan điểm tích cực về du lịch nước ngoài sẽ cố gắng thực hiện ngay khi có cơ hội. Điều này đúng cho cả trước và sau đại dịch”, Nakamura nói.

Yuma Kase chụp hình trong một chuyến viếng thăm Paris (Pháp).
Yuma Kase chụp hình trong một chuyến viếng thăm Paris (Pháp).

Yuma Kase, 25 tuổi, nhân viên tài chính ở Tokyo, chia sẻ rằng cô rất thích đến thăm các quốc gia mới và giao lưu với những người có xuất thân khác nhau.

“Đến một đất nước xa lạ là cuộc hành trình đầy phấn khích mà tôi luôn hướng đến. Trong khi đó, mẹ tôi không thích đi du lịch và chỉ tuân theo một thói quen cố định hàng ngày. Điểm xa nhất mà mẹ tôi đã đến vào năm 2022 là một trung tâm mua sắm”, Kase nói.