Nghệ thuật tấu hài Rakugo của Nhật Bản ra đời từ thời Edo, đây là một nghệ thuật tấu hài cổ xưa rất được yêu thích tại Nhật Bản. Rakugo đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng tại Nhật.
. Một cuộc khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo.

1. Rakugo hài độc thoại là gì?
“Rakugo – 落語” là một phần của “Yose – 寄席” – loại hình kịch nói tạp kỹ của Nhật Bản có từ thế kỷ thứ 16, nhưng tới thời kỳ Edo( thế kỷ 17-18) loại hình nghệ thuật này mới trở nên phổ biến và được truyền qua nhiều thế hệ. Khác với các loại hình khác cần nhiều người tương tác trên sân khấu cùng nhau để tạo nên câu chuyện, Rakugo chỉ cần một người sử dụng câu chuyện của mình để thu hút khán giả. Từ thầy giáo đến học trò như một môn nghệ thuật chuyên nghiệp.
2. Sức hút từ người kể chuyện hài độc thoại
Điều đặc biệt của loại hình nghệ thuật này là chỉ có một người kể chuyện hay còn gọi là lối “độc tấu diễn hài”, người biểu diễn sẽ ngồi trên một chiếc đệm, hướng mặt về phía khán giả, sử dụng đạo cụ đơn giản là một chiếc quạt giấy và một chiếc khăn tay để kể các câu chuyện theo phong cách hài hước và dí dỏm.
Thời Heian, mọi người thích chia sẻ những câu chuyện hài hước. Vào thời điểm đó, các nhà sư Phật giáo thích trích dẫn các tập truyện cụ thể để truyền tải những lời dạy của Đức Phật theo một cách thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
Phải đến thời kỳ Edo, hình thức này được phát triển như một hình thức giải trí cho người dân bình thường trong Thời kỳ Edo (1603 – 1868). Lúc đầu, nhiều loại nghệ sĩ giải trí khác nhau sẽ biểu diễn những đoạn độc thoại hài hước, nhưng dần dần trên sân khấu không bao giờ có nhiều hơn một nghệ sĩ biểu diễn, chính họ đảm nhận vai trò của tất cả các nhân vật trong câu chuyện. Các chuyên gia này được gọi là Rakugoka.

Thử thách của các nghệ sĩ Rakugo là phải chuyển vai từ nhân vật này đến nhân vật khác, có thể là đang biểu diễn một phụ nữ chuyển sang trẻ con, võ sĩ hay một thương gia. Mỗi nhân vật đại diện cho những khía cạnh cường điệu của nhân cách con người mà qua đó chúng ta có thể nhận ra chính mình trong mỗi nhân vật. Những khía cạnh đó cũng chính là một phần của cuộc sống, nơi con người tìm thấy sự phản chiếu của chính mình.
Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể thưởng thức Rakugo rồi.
3. Duy trì nghệ thuật truyền thống

Đến nay, Rakugo vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật cổ điển tiêu biểu. Theo một khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo. Để làm được điều này là sự nỗ lực mang Rakugo đến với công chúng của các cấp chính quyền.
Nhiều trường học thường xuyên mời Rakugoka đến biểu diễn cho học sinh. Khoảng 62,1% người Nhật ở độ tuổi 20 chia sẻ rằng lần đầu tiên được xem biểu diễn Rakugo là ở trường học.
4. Một số gợi ý về địa điểm biểu diễn Rakugo
Các nhà hát truyền thống được gọi là Yose có các buổi biểu diễn gần như hàng ngày, vì vậy nếu tiếng Nhật của bạn đủ tốt hoặc đơn giản là bạn muốn trải nghiệm bầu không khí tại một buổi biểu diễn, bạn có thể mua vé: tại Tokyo có Suzumoto Engeijo ở Ueno, Engei Hall ở Asakusa và Engeijo ở Ikebukuro và ở Osaka, bạn có thể ghé thăm Tenma Tenjin Hanjotei. Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể thưởng thức Rakugo rồi.

4.1 Sân khấu biểu diễn Asakusa
1-43-12 Asakusa, quận Taito, Tokyo
Ga gần nhất: ga Asakusa tuyến Tsukuba Express, ga Asakusa tuyến Tokyo Metro Ginza, ga Asakusa tuyến Tobu Isesaki, ga Asakusa tuyến Toei Asakusa
4.2 Shinjuku Suehirotei
Địa chỉ: 3-6-12 Shinjuku, quận Shinjuku
Ga gần nhất: ga Tokyo Metro Shinjuku Sanchome
4.3 Sân khấu biểu diễn Suzuki
Địa chỉ: 2-7-12 Ueno, quận Taito
Ga gần nhất: JR Ueno
Rakugo thật hay và thú vị, nếu có dịp tới Nhật Bản các bạn nhớ tới xem nhé. Rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản sẽ được khám phá trong các bài viết tiếp theo, các bạn hãy theo dõi thường xuyên để hiểu hơn về đất nước mặt trời mọc nhé, Kosei sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá Nhật Bản!