Nhật Bản là một đất nước phát triển về công nghệ. Nhắc đến Nhật Bản ta có thể nghĩ đến kiến trúc Nhật Bản với nhiều nét độc đáo. Kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc đặc sắc với nhiều ý tưởng thiết kế nội thất tiết kiệm không gian và nét riêng mộc mạc đến từ gỗ.
Không tính đến các nước Châu Âu, nếu chỉ xét trong các quốc gia Châu Á thì Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Không chỉ mạnh về làm đẹp mà Nhật Bản còn mạnh về kiến trúc. Những ngôi nhà theo kiến trúc Nhật Bản có nét mộc mạc nhưng bắt mắt, mang một phong cách riêng như chính nền văn hóa của nơi đây. Kiến trúc Nhật Bản là những ngôi nhà gỗ với thiết kế độc đáo. Không chỉ độc đáo bởi gỗ mà kiến trúc Nhật Bản còn có nhiều nét đặc trưng nổi bật. Dưới đây là những nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản.

1. Kiến trúc Nhật Bản là gì?
Là những phong cách kiến trúc lâu đời của Nhật Bản, gắn liền với cuộc sống của người dân Nhật Bản đơn giản như nhà sàn, mái dốc , các vật liệu từ gỗ được tận dụng sử dụng trong những ngôi nhà, điểm đặc biệt trong các thiết kế của ngôi nhà Nhật Bản là không có vách tường, các buồng được ngăn cách nhau bằng cửa dạng lùa. Khi ngủ, người Nhật Bản sẽ nằm nệm hoặc dùng bàn dạng thấp.
2. Nguồn gốc của kiến trúc của Nhật Bản
Từ thời sơ khai, nhu cầu nhà ở và kiến trúc nhà cửa của người Nhật rất đơn giản. Sang thế kỷ thứ 6, có nhiều chùa chiền được xây dựng phức tạp hơn. Tới thời kỳ Minh Trị Duy Tân năm 1868, kiến trúc đã chia thành 2 phong cách riêng: kiến trúc hiện đại và kiến trúc quốc tế.
3. Đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản
3.1 Gỗ là nguyên liệu chính

Tại Nhật Bản, các công trình đều sử dụng vật liệu chính là gỗ, tre và tuyết tùng là 2 vật liệu gỗ được sử dụng nhiều nhất. Đây là cách sử dụng vật liệu khá thông minh. Nhằm mục đích nhấn mạnh đến sự bền vững và tôn nghiêm dân tộc. Ngoài ra, người Nhật cũng sử dụng đá, bùn, đất sét,… để xây dựng những công trình kiến trúc mang phong cách cách tân, hiện đại.
3.2 Lối kiến trúc đơn giản
Từ lâu các công trình của Nhật Bản được xem là cực kỳ tối giản ngay cả trong cách ăn uống, trang phục và các công trình kiến trúc. Thay vì xây dựng những bức tường ngăn cách giữa các phòng người Nhật lại sử dụng cửa dạng lùa. Các nội thất trong nhà cũng cực kỳ gọn gàng và ngăn nắp.
3.3 Thiên nhiên hài hòa

Bên cạnh lối kiến trúc đơn giản thì cây xanh cũng được người Nhật lựa chọn cho không gian sống của mình, thông thường họ sẽ dành một khoảng không gian để trồng cây mang đến cảm giác hài hòa giữa quan cảnh sân vườn và căn nhà mang cảm giác thoáng đãng và yên bình.
3.4 Màu sắc chủ đạo nhã nhặn

Các tông màu chủ đạo trong thiết kế kiến trúc ở Nhật Bản gồm có màu nâu trầm của gỗ, màu trắng kem, màu vàng nhạt,… Đây đều là những gam màu hết sức nhã nhặn.
4. Những lưu ý trong thiết kế xây dựng nhà phố ở Nhật Bản
Người Nhật là người yêu thiên nhiên, do đó, kiến trúc xây nhà của họ không tách rời không gian nội thất với ngoại thất. Nhà của người Nhật gắn liền giữa sân vườn và nội thất theo tính liên tục và giao hòa với nhau. Người Nhật đặc biệt chú ý đến tính phong thủy khi xây nhà và họ kiêng kị nhiều điều trong việc chọn lựa đất, nước, hướng nhà…
Do thiên tai thường xảy ra nên hầu hết các ngôi nhà có móng được đào sâu để giảm sốc và cột được làm bằng gỗ trên một nền đất phẳng hoặc nền gạch. Kiến trúc nhà ở của người Nhật Bản thường được thiết kế một mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà, tránh được ánh nắng của mùa hè nóng bức và tránh được mưa lớn. Mái nhà thường được làm dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát ra một cách dễ dàng, không bị đọng lại.

Các khung cửa cũng được làm bằng gỗ, thay vì ngăn cách với nhau bằng tường thì người Nhật Bản sử dụng vách ngăn để ngăn cách các phòng. Những vách ngăn này được làm bằng gỗ và được trang trí bắt mắt. Thay vì sàn nhà nằm trực tiếp trên mặt đất chịu những tác động của hơi nước gây ẩm thấp và hư hỏng thì sàn nhà của người Nhật Bản thường được nâng lên khoảng vài chục centimet. Từ nhà bếp đến hành lang đều được xây dựng theo lối kiến trúc này.
Phòng khách của người Nhật Bản được thiết kế rộng rãi và thoáng mát, thay vì thiết kế bộ bàn ghế phòng khách của người Nhật có một bàn trà thấp, thay vì những chiếc ghế trên thảm tatami thì người Nhật Bản sử dụng trực tiếp trên tatami hoặc ngồi trên đệm phẳng được gọi là zabuton.
Nhiệt độ tại nước Nhật Bản thấp nên việc sử dụng gỗ trong không gian trong nhà giúp giữ ấm. Gỗ được ưa chuộng tại Nhật Bản, tuy nhiên, tại Việt Nam, nếu như thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản, người Việt Nam thay vì sử dụng gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng sàn gỗ để thích hợp với điều kiện khí hậu mưa ẩm tại Việt Nam. Gạch vân gỗ Italy sử dụng cho kiến trúc Nhật Bản tại Việt Nam sẽ hạn chế được sự thấm nước, ẩm mốc nhất là trong mùa xuân mưa nhiều.
Không chỉ là thiết kế sàn nhà, vách ngăn, mà đồ nội thất trong kiến trúc của người Nhật cũng ưa chuộng đồ nội thất gỗ. Nội thất trang trí trong kiến trúc kiểu Nhật dựa trên tiêu chí càng ít càng tốt, nghĩa là nội thất càng gọn gàng càng tốt, kết hợp với yếu tố về màu sắc và đường nét kiểu dáng đồ đạc đơn giản và tinh tế giúp tiết kiệm không gian. Từ bàn trà cho đến tủ đồ đều được thiết kế bằng gỗ. Cửa ra vào thay vì cửa mở như thường thì người Nhật thiết kế cửa kéo, cửa đẩy giúp tiết kiệm được không gian. Theo đó, cánh cửa tủ cũng được thiết kế tương tự như cửa ra vào.
Kiến trúc của người Nhật Bản ưa chuộng sự tiết kiệm không gian, bởi thế, thay vì một chiếc giường ngủ, người Nhật trải đệm lên sàn và nằm trực tiếp lên sàn, ban ngày sẽ trả lại không gian sinh hoạt. Để người Việt Nam có thể làm được điều đó, đòi hỏi gạch lát nền không chứa chì, kim loại nặng và những tạp chất độc hại để bảo vệ được sức khỏe cho người sử dụng.
Người Việt Nam cũng có thể thiết kế nhà ở theo kiến trúc Nhật bản, đưa kiến trúc độc đáo của người Nhật vào trong không gian, vừa tạo nên sự ấm cúng bởi màu gỗ, vừa tạo nên sự độc đáo và tiết kiệm diện tích trong không gian. Quý vị có thể sử dụng gạch vân gỗ Italy với công nghệ sản xuất của Châu Âu, thiết kế chân thực như gỗ tự nhiên cho kiến trúc thêm hoàn hảo, ấn tượng.
Kiến trúc Nhật Bản bao đời luôn gắn liền với hình ảnh tối giản, ấn tượng và mang đậm văn hoá dân tộc. Đây vẫn là phong cách kiến trúc độc đáo, tối ưu mọi diện tích, rất đáng để học hỏi.