Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa. Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ. Cùng chính vì thế mà những châm ngôn cũng được hình thành chẳng hạn như: ”Nỗ lực sẽ được đền đáp”, “Thời gian là tiền bạc”, “Nhất kỳ nhất hội” mang ý nghĩa chứa đựng nhiều triết lý, những câu phương châm được xem là kim chỉ nam dẫn dắt ta đến lối sống đúng đắn.
Đặc biệt, mỗi người Nhật sẽ trang bị phương châm sống cho riêng mình nhằm thể hiện rõ tinh thần, quan điểm và quyết tâm. Cũng vì thế, vào các buổi phỏng vấn ở Nhật người ta thường sẽ hỏi ứng viên về phương châm sống của họ. Để đánh giá nhân cách và phương hướng mà họ muốn hướng đến trong công việc và cuộc sống là gì.
1. Nguồn gốc của zayuu no mei
”yoji jukugo” là một trong những phương châm thường gặp, chỉ vỏn vẻn 4 chữ nhưng chúng truyền đạt nhiều ý nghĩa sâu xa.
Chẳng hạn: “Onkochishin” (ôn cố tri tân: trân trọng điều cũ để hiểu cái mới), “Shoshi kantetsu” (sơ chí quán triệt: quyết liệt giữ vững sơ tâm, theo đuổi mục tiêu ban đầu). Đặc biệt, chúng ta không thể không nhắc đến một trong những thành ngữ bốn chữ nổi tiếng nhất “Ichigo ichie” (nhất kỳ nhất hội: mỗi lần hạnh ngộ đều là duy nhất).

Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp được thể hiện dưới dạng “A wa B – A là B”. Ví dụ “Issun saki wa yam” (cách một tấc trước mắt là bóng tối) nghĩa là không thể nào đoán được tương lai vì chúng luôn trong bóng tối của sự vô minh.
Với “Pinchi wa chansu”, ta nhận được sự an ủi rằng trong cái khó – pinchi, ta sẽ thấy được cái khôn – chansu (nghĩa là cơ hội).
Không chỉ vậy, Zayuu no mei còn được thể hiện dưới dạng câu mệnh lệnh. “Isogaba maware” (vội vã chỉ khiến bạn đi lòng vòng) hay “dục tốc bất đạt” – ngay cả khi đang vội, một con đường dài nhưng an toàn sẽ dẫn bạn đến đích nhanh hơn một con đường tắt nhưng ẩn chứa đầy rủi ro. Người Nhật còn hay nói “Mayotta toki wa yamete oke” (hãy dừng lại khi cảm thấy nghi ngờ).
Phương châm chuộng sử dụng cách nói xưa hoặc các kiểu hành văn cổ. Đơn cử như cụm “Shitashiki naka ni mo reigi ari” (thân cỡ nào cũng phải giữ lễ độ với nhau). Thay vì viết “shitashii” (thân thiết), câu này sử dụng từ cũ “shitashiki”. Còn khi nói đến “có lễ nghĩa”, người trẻ thường sẽ nói “ga aru” thay vì “ari”.
“Nari” là cách nói cũ của “de aru” (desu: thì/có/là). Nari xuất hiện trong các zayuu no mei: “Toki wa kane nari” (thời gian là tiền bạc), “Keizoku wa chikara nari” (kiên trì là sức mạnh).
Khi muốn thể hiện ý phủ định, ta dùng “narazu” – được lấy từ nari. Câu “Nasake wa hito no tame narazu” (Lòng tốt không vì con người) nghe có vẻ không hợp lý lắm nhưng lại ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa. Khi bạn đối xử tốt với người khác thì đó không chỉ là vì họ, mà trong tương lai, bạn nhất định sẽ được đền đáp.
2. Những từ ngữ thường gặp trong phương châm Nhật
Đối với người Nhật triết lý cũng là một nghệ thuật. Từ “nhân sinh – jinsei” , không bất ngờ gì, được sử dụng nhiều nhất. Hai phương châm sâu sắc thường được nhắc đến như “Jinsei wa okurimono” (cuộc sống là món quà) hay “Jinsei ichido kiri” (đời người chỉ sống có một lần).
Mang tinh thần cổ vũ mạnh mẽ, zayuu no mei thích sử dụng từ “ima” (bây giờ) nhằm chỉ sự quyết liệt, hành động ngay để không nuối tiếc. Thường dùng trong cuộc sống hiện nay là: “Ima wo ikiru” (sống trọn vẹn trong hiện tại), “Itsu yaru ka, ima desho” (Không lúc này thì đến lúc nào?).
Trong một quảng cáo cho trường trung học Toshin, Osamu Hayashi đã hỏi học sinh câu này với từ “ima” được nhấn mạnh. Cụm này đã trở thành xu hướng và là một trong những meme nổi tiếng.

”Doryoku” (nỗ lực) được xuất hiện trong phương châm, nhất là những câu được các ứng viên dùng trong phỏng vấn xin việc.
Nếu muốn gây ấn tượng, bạn có thể dõng dạc nói “Doryoku ni masaru tensai wa nashi” (nỗ lực còn hơn thiên tài) hoặc “Doryoku wa hito o uragiranai” (nỗ lực không bao giờ phản bội bạn).
Trên đây là một số châm ngôn trong tiếng Nhật mà bạn nên chuẩn bị, mặc dù đây chưa phải là toàn bộ Zayuu no mei nhưng vẫn đủ để bạn có thể thể hiện tự tin đối đáp và thể hiện được ý chí của mình một cách thật tinh tế. . Nếu hiểu sâu sắc về các thành ngữ, ẩn ý trong phương châm, bạn đã một phần trau dồi thêm tri thức cũng như sự cảm thụ của bản thân. Bí quyết để biết thêm nhiều phương châm và có thể chọn cho mình một câu phù hợp là đọc nhiều và cập nhật các xu hướng. Như người Nhật thường nói từ xưa: “Doryoku wa mukuwareru”(nỗ lực sẽ được đền đáp).