Vào giờ cao điểm quán ăn ramen Debu-chan ở Nhật Bản rất đông thực khách, chính vì thế chủ tiệm đã có một luật bất thành văn: ăn thật nhanh và rời đi. Điều đó đồng nghĩa với việc thực khách cần tập trung ăn thật nhanh và tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi ăn để có chỗ ngồi cho thực khách tiếp theo đến quán.
Kota Kai, chủ tiệm mỳ ramen Debu-chan ở Tokyo xem trọng nguyên tắc này đến mức bấm giờ bắt đầu dùng món của khách. Sau đó, ông phát hiện những người ngồi lâu nhất thường vừa ăn vừa xem điện thoại. Ông từng chứng kiến một vị khách để bát mì quá 4 phút (tính từ lúc được phục vụ) vẫn chưa ăn. Thậm chí, người này mải xem điện thoại đến mức đồ ăn trước mặt nguội ngắt. Kai quyết định cấm khách hàng sử dụng điện thoại khi ăn vào giờ cao điểm. Quy định này được đặt ra từ tháng 3, nhanh chóng thành chủ đề bàn tán.

Tiệm mỳ Debu-chan ở Tokyo bắt đầu áp dụng quy định cấm thực khách dùng điện thoại khi đến ăn từ tháng 3.
Tháng 6 này, tiệm mỳ Debu-chan của Kota Kai sẽ kỷ niệm 5 năm thành lập. Từ tháng 3, ông quyết định cấm khách hàng dùng smartphone khi đến ăn. Quy định này trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Nhật Bản.
Ở một số nơi việc khách không vội ăn ngay khi bát mì nóng hổi được mang lên là điều bình thường. Nhưng quán Kai phục vụ Hakata ramen, một loại mì được làm ra để phục vụ “những người thiếu kiên nhẫn”. Lý do là sợi mì của quán rất mảnh, chỉ dày 1 mm nên bị trương nhanh. Để quá 4 phút, bát mì sẽ không còn ngon nữa.
Kai cho biết Debu-chan có diện tích lớn so với các hàng ramen khác tại Tokyo với 33 chỗ ngồi. Vào giờ cao điểm, không hiếm cảnh 10 người chờ xếp hàng chờ đến lượt. Vào giờ cao điểm, nơi đây có hàng chục người đứng đợi để được đến lượt “khi chỗ ngồi đã kín và tôi nhìn thấy mọi người ngừng ăn vì mải xem điện thoại, tôi sẽ ra nhắc từng khách hàng”, Kai nói. Với ông, ramen không chỉ là một món ăn mà còn là “một hình thức giải trí” và cần có những quy tắc. “Nó giống như việc, ‘khi ở Rome hãy hành xử như người La Mã’”, Kai nói thêm.
Kai nói thêm quán không treo biển cấm khách dùng điện thoại khi ăn. Nhưng anh sẽ nói riêng với từng người.
Debu-chan không phải nơi đầu tiên đưa ra phương án xử lý các khách hàng dùng điện thoại trong khi ăn. Năm 2017, một cửa hàng McDonald tại Singapore đã chạy chiến dịch “Phone off. Fun on” (tạm dịch: tắt điện thoại, bật niềm vui). Cửa hàng lắp đặt một tủ khóa smartphone để mọi người cất thiết bị trong khi dùng bữa. Mục đích của chiến dịch là mọi người sẽ dành nhiều thời gian hơn cho nhau và con cái.
Các quy định hạn chế smartphone không chỉ áp dụng cho việc ăn uống. Năm 2021, phường Adachi tại Tokyo ban hành sắc lệnh cấm mọi người sử dụng điện thoại khi đi bộ hoặc xe đạp.