Malaysia không chỉ sở hữu những công trình tôn giáo có kiến trúc không chỉ đẹp mà còn ấn tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, những ngôi đền chùa ở đây còn là sự kết hợp nét đẹp truyền thống từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…
1. Thean Hou Temple (Chùa Thiên Hậu)
Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này với lối kiến trúc độc đáo, đẹp mắt là biểu tượng cho tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng những người Hoa sống trong khu phố Chinatown ở thủ đô Kuala Kumpur. Chùa tọa lạc trên đồi Robson, có diện tích lên đến hơn 6.760 m2, được xây dựng theo phong cách Trung Hoa. Chùa Bà Thiên Hậu đã được ghi nhận là một trong những công trình kiến trúc chùa chiền lớn nhất của Đông Nam Á.
Khác với đa số những ngôi chùa ở Việt Nam có tone màu vàng là chủ đạo, chùa Bà Thiên Hậu lại có gam màu đỏ là chủ đạo với những họa tiết được trang trí đậm chất Trung Hoa. Phải mất đến tận 2 năm để ngôi chùa này được hoàn thành và được trang trí vô cùng công phu.
Có thể nói, thiết kế của chùa Thiên Hậu là sự kết hợp thành công của phong cách kiến trúc đương đại xen lẫn truyền thống với những họa tiết phức tạp và những bức tranh khắc họa cổ.
Bên trong chùa trang trí rất nhiều hình ảnh Đức Phật được thắp sáng lung linh dọc theo hành lang bát giác. Tượng thờ Thiên Hậu sơn son thếp vàng được đặt trong chính điện, nằm giữa tượng thờ Thủy Vị Sinh Nương và Phật Bà Quan Âm. Ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có một hồ Rùa, giếng ước và vườn cây thảo dược Trung Quốc. Đây được xem là điểm tham quan nổi tiếng trong các tour du lịch Malaysia.
2. Kek Lok Si Temple (Chùa Cực Lạc)
Đây là ngôi chùa được cho là linh thiêng nhất tại đất nước Malaysia, được xây dựng trên đỉnh đồi Crame tại hòn đảo Penang xinh đẹp. Chùa Cực Lạc là một trong những công trình Phật giáo lớn bậc nhất của khu vực Đông Nam Á, toàn ngôi chùa có 7 tòa tháp và khuôn viên rộng tới 12 hecta. Ngôi chùa sở hữu 10.000 pho tượng với nhiều công trình thờ cúng lớn nhỏ.
Thiết kế cùa chùa tượng trưng cho sự hòa hợp giữa Đại thừa và Phật giáo Theravada, sự hòa quyện với thiết kế hình bát giác của Trung Quốc và một thiết kế tầng lớp trung lưu của Thái Lan. Phần mái chùa được dựng theo vương miện Miến Điện, và người ta có thể leo lên đến đỉnh của ngôi chùa qua một cầu thang dốc để ngắm nhìn được cảnh quan tuyệt vời của Penang.
Du khách là một người tín ngưỡng và mong muốn đến đây để cầu khấn, ước nguyện cho bản thân và gia đình thì đây quả thật là nơi thích hợp nhất. Với tấm lòng thành tâm du khách hãy leo lên đến hết 7 tầng tháp và khấn nguyện thì những điều tốt đẹp sẽ đến với du khách. Bên cạnh đó, đứng ở độ cao này du khách có thể nhìn ngắm trọn vẹn khung cảnh xinh đẹp của đảo Penang.
3. Wat Chayamangkalaram
Chùa Thái Wat Chayamangkalaram hay người dân địa phương còn gọi là “Chùa Phật Nằm” (Sleep Buddha Temple) tọa lạc tại Penang. Đây còn là ngôi chùa cao nhất ở bán đảo Malaysia, với chiều cao khoảng 165 feet, có tượng lớn hình con rắn Naga huyền bí được xem là biểu tượng nối liền trái đất với thiên đường.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1845 trên đất năm mẫu Anh do Nữ hoàng Victoria dành cho cộng đồng Phật giáo của Thái. Tương truyền ngôi chùa này xây dựng bởi một nhà sư nổi tiếng Phorthan Kuat người Thái theo dòng Phật giáo nguyên thủy.
Chùa và điện thờ chính được xây dựng năm 1900. Điện thờ này được thiết kế theo lối kiến trúc Trung Hoa và 88 năm sau được trùng tu. Diện mạo hiện tại của ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc chùa Thái và kể từ đó tới nay chùa vẫn giữ nguyên lối kiến trúc và thiết kế ban đầu.
Ngôi chùa này cũng được biết đến với pho tượng Phật nằm dát vàng dài 33 m. Vì thế nên đây là một trong những ngôi chùa có tượng Phật lớn nhất thế giới. Pho tượng Phật nhập Niết Bàn đại diện cho Đức Phật trước khi tới cõi Cực lạc, với tên Pra Buddhachaiya Mongkul – một biểu tượng cho một sự tĩnh tâm, xa rời trần thế. Tượng nằm nghiêng về bên phải với bàn tay phải đỡ đầu và hướng về phía Bắc, chân trái đặt trên chân phải, nét mặt bình thản.
Đằng sau pho tượng Phật nằm, du khách có thể thấy có rất nhiều hốc chứa di cốt hỏa táng của các phật tử. Nội thất của ngôi chùa được trang trí phủ kín với những hình ảnh của đạo Phật với nền vàng. Truyền thuyết về cuộc đời của Đức Phật được vẽ trên tường rất công phu bởi những nghệ nhân Thái hàng đầu.
Ngôi chùa Thái truyền thống tráng lệ này còn bao gồm nhiều điện nhỏ hơn thờ Phật và thần của người Thái. Trên sân chùa được trang trí cực kỳ lộng lẫy, du khách có thể nhìn thấy tượng thần Devas và nhiều nhân vật thần thoại khác được chạm trổ tinh vi và trang trí nhiều màu sắc. Sàn gian chính điện được lát đá có hình hoa sen – biểu tượng của đạo Phật. Ngôi chùa này cũng nổi tiếng với những lá số bấm tự động rất linh nghiệm. Sau khi vãn cảnh chùa, người dân và du khách thường dâng những ly nến thủy tinh kết hoa lên đức Phật để cầu nguyện sự bình an và may mắn.
4. Wat Dharmikarama Burmese
Được xây dựng năm 1803, Wat Dharmikarama Burmese là ngôi chùa thờ Phật lâu đời nhất và duy nhất của người Myanmar ở đảo Penang. Ngôi chùa nổi bật với những mảng màu đỏ, vàng rực rỡ và lối vào được trang trí công phu do hai bức tượng voi trắng bằng đá canh giữ thật ấn tượng. Du khách sẽ bị thu hút bởi những cột trụ bằng vàng, hàng mái vòm bằng vàng duyên dáng và các đỉnh tháp vàng hay tượng đài hình nón lấp lánh. Khi bước vào trong, du khách sẽ nhìn thấy nhiều bức vẽ, bích họa và tượng, tất cả đều nhằm ca tụng lịch sử và huyền thoại về đạo Phật.
Chùa gồm gian chính điện, đại sảnh, nhà tăng, nhà khách, phòng học, thư viện và phòng giảng đạo. Điện thờ chính được một cặp sư tử thần hung dữ canh gác. Vào bên trong, du khách sẽ nhìn thấy hình ảnh của Đức Phật đứng được làm bằng vàng với lòng bàn tay lớn màu trắng hướng ra ngoài thể hiện cử chỉ hòa bình. Tiếp theo, du khách sẽ đến điện Arahant Upugatta. Với các ngọn tháp nhọn và đỉnh vàng trang trí công phu, công trình này là nơi được mọi người vô cùng sùng kính.
Điện thờ Arahant Upagutta ban đầu chỉ là gian thờ nhỏ bằng ván được xây năm 1840. Điện thờ mới được xây dựng lại trên nền cũ vào năm 1976 và tượng thần Arahant Upagutta được dâng cúng vào ngày 18/12/1978.
Kiến trúc và điêu khắc ở ngôi chùa mang đậm bản sắc Myanmar này tinh tế đến từng chi tiết, hài hoà giữa màu vàng không quá chói với màu xanh của xum xuê cây lá.
Ở sân chùa bên trái có tượng Panca-Rupa, hai linh vật thần thoại với vẻ mặt hung dữ bắt chân lên quả địa cầu lớn giữ vai trò là những vị thần bảo vệ thế giới (the Guardian Protector). Ngoài ra, du khách sẽ bị thu hút bởi hồ ước nguyện phía trái vườn chùa. Giữa hồ có một vòng quay tự động trên đài sen có những mong muốn của con người như: sức khỏe, sự may mắn, giàu có ,thành đạt… Du khách có thể cầu nguyện và tung đồng xu, nếu trúng vào bát có chữ nào, ước nguyện của khách sẽ trở thành hiện thực.
5. Động Batu
Động Batu là địa danh linh thiêng, rộng lớn và cũng là ngôi đền thờ Hindu nổi tiếng nhất của Malaysia. Batu có cấu tạo từ đá vôi. Được phát hiện lần đầu tiên bởi một thương nhân Ấn Độ nhưng sau đó bị bỏ quên do nằm sâu trong rừng già. Đến đầu thế kỷ 20, những người dân Ấn Độ khác sống tại Malaysia trong khi rong ruổi trong rừng tìm một nơi thích hợp để làm đền thờ các vị thần Hindu thì phát hiện ra động Batu này. Từ đó họ bắt tay vào xây dựng, tôn tạo biến động Batu thành một thánh địa Hindu, một trung tâm tôn giáo của đạo Hindu tại Malaysia.
Không chỉ là một đền thờ Hindu giáo khổng lồ, động Batu còn là một bảo tàng điêu khắc đầy nghệ thuật, là nơi lưu giữ, bảo tồn, tôn thờ hàng nghìn bức tượng các vị thần Hindu được chính bàn tay các nghệ nhân điêu khắc Ấn Độ tạo nên với những đường nét tạc khắc tinh xảo. Mô tả những huyền thoại, sự tích thần thoại về các vị thần Hindu. Nổi tiếng nhất tại động Batu là bức tượng thần Murugan cao 42,7 m là vị thần quyền lực nhất, được bầu chọn vào danh sách 10 bức tượng tôn giáo vĩ đại nhất thế giới. Được sơn nhũ vàng lóng lánh, đặt trước cửa động. Để vào tham quan các điện thờ bên trong động, du khách sẽ phải đi qua một đoạn đường dốc với 272 bậc thang.
Động Batu cấu tạo bao gồm ba hang lớn, nhiều hang nhỏ nằm rải rác trên rẻo núi đá vôi. Hang nổi tiếng nhất là hang đền thờ có chiều dài khoảng 200 m, cao gần 100 m. Lòng hang thoáng đãng, rộng rãi, có thể chứa hàng ngàn khách. Tại đây có các gian riêng biệt, bài trí giản dị nhưng trang trọng, để tiếp khách hành hương và thực hiện các cuộc hành lễ theo yêu cầu của họ. Cuối hang là ngôi đền thờ cổ kính, với lối kiến trúc Ấn đặc trưng. Trên trần trang trí nhiều bức phù điêu nhiều màu sắc, mô tả các truyền thuyết về thần Shiva. Phía trên mái là tượng ba vị thần chính (Vishnu, Shiva, Brahma).
6. Đền Cheng Hoon Teng
Cheng Hoon Teng nằm trong số những ngôi đền quan trọng nhất ở Đông Nam Á, là trung tâm những khát vọng tinh thần của cộng đồng người Trung Hoa trong lịch sử thành phố Malacca của Malaysia. Sự tồn tại của nó đến ngày nay chính là thành quả sự quyết tâm của những người sùng kính để bảo tồn nền văn hóa và di sản độc đáo của họ.
Xây dựng vào những năm 1600 bởi người Trung Quốc tên là Kanitan Tay Kie Ki, theo phong cách đền miền Nam Trung Quốc, Cheng Hoon Teng đã chịu đựng thử thách về thời gian trong gần 400 năm. Hôm nay nó vẫn là ngôi đền Trung Quốc hàng đầu ở Malaysia.
Đối với người dân địa phương, ngôi đền còn được gọi là Kebun Datok (Khu vườn của các vị thần) và Kwan Yin Teng. Cheng Hoon Teng có nghĩa là “đền thờ của những đám mây”. Kiến trúc chung của nó chịu ảnh hưởng từ phong cách đền đài của Quảng Đông và Phúc Kiến ở miền Nam Trung Quốc. Đền cũng được xây dựng theo đúng các nguyên tắc phong thủy. Nó là một phức hợp của nhiều phòng cầu nguyện, với một phòng cầu nguyện chính lớn dành riêng cho nữ thần của lòng thương xót Kuan Yin. Nơi cầu nguyện nhỏ được bổ sung vào sau này, một trong số đó là dành riêng cho các vị thần của Phật giáo về sự giàu có, tuổi thọ và tuyên truyền, trong khi căn nhà khác viên của tổ tiên. Các vị thần trên bàn thờ được đặt sau kính để bảo vệ chúng khỏi khói hương và nến.
Không giống như các ngôi đền khác ở Trung Quốc, không có hình ảnh của các vị thần ở cửa ra vào đền thờ. Tuy nhiên, tại lối vào hành lang, tám vị thần bất tử của đạo giáo thay thế vị trí của họ, được biểu tượng bằng những con rồng với các dụng cụ trong móng vuốt – sáo, quạt, dao và hoa sen. Điều đặc biệt nhất của ngôi đền là mái nhà trang trí công phu. Những đường cong uốn lượng, một đặc trưng của kiến trúc Trung Quốc, trên đó trang trí với hình ảnh những vị thần có cảnh, rồng, chim, hoa – tất cả đều được chạm khắc tinh xảo.
Mặc dù khách đến viếng thăm và cầu nguyện rất đông đúc nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên vì không khí yên bình của ngôi đền. Khách du lịch không bao giờ trao đổi một lời. Nhưng chắc rằng du khách cũng sẽ cùng cảm xúc như họ bởi những cảnh tượng kỳ diệu, âm thanh cầu nguyện, và mùi hương ngọt ngào của khói hương mờ ảo.
7. Đền Sin Sze Si Ya
Sin Sze Si Ya được coi là ngôi đền cổ nhất tại Kuala Lumpur, cũng là trung tâm văn hóa cho cộng đồng Trung Quốc của thành phố, đặc biệt là trong các lễ hội như Tết Nguyên đán. Nó được xây dựng vào năm 1864 bởi Yap Ah Loy và dành cho các vị thần hộ mạng Sin Sze Ya và Si Sze Ya. Bao gồm một phòng cầu nguyện chính và hai sảnh nhỏ hơn, khu vực đền thờ tổ chức các gian hàng ngoài trời, nơi những tín đồ hương nhẹ nhàng và nhang.
Một thực hành độc đáo ở đây là bò dưới một cái bàn ngay trước bức tượng của Sin Sze Ye và Sze Ye để giúp giảm bớt những gánh nặng đang có. Những tín đồ cũng tin rằng đi vòng quanh bàn thờ chính của chùa 3 lần sẽ mang lại may mắn.
8. Đền Chan See Shu Yuen
Xây dựng từ năm 1897 đến năm 1906, Chan See Shu Yuen vừa là đền thờ vừa là trung tâm cộng đồng tại Kuala Lumpur. Được xây dựng như là một ngôi nhà cổ cho gia đình Chan, Chen và Tân, ngôi đền phức tạp này có thể dễ dàng phân biệt được bởi sân mở, mái vòm, mặt nạ, và vữa bằng đất nung với lịch sử Trung Quốc và các cảnh thần thoại.
Nội thất của đền chính được trang bị cột trụ đậm màu đỏ với những cảnh chiến đấu của sư tử, rồng và các sinh vật thần thoại khác.
9. Đền Maran Murugan
Maran Murugan cũng là một ngôi đền Hindu giáo có tiếng tại Malaysia, được xây dựng để thờ vị thần Murugan. Tên gọi ban đầu của đền là “Sri Marathandavar Bala Dhandayuthapani Alayam”, tuy nhiên vì quá dài gây khó nhớ nên được đổi lại với tên ngắn hơn là “Maran Murugan”.
Bên trong đền có một cây cổ thụ rất linh thiêng, ngôi đền gắn liền với rất nhiều câu chuyện thần bí. Tham quan đền đừng bỏ qua cơ hội tìm hiểu những điều bí ẩn tại đây.
10. Đền Sri Kandaswamy Kovil
Được xây dựng vào năm 1902, Sri KondaswamyKovil là một ngôi đền đầy màu sắc ở Brickfields, Tiểu Ấn. Ngôi đền này được xây dựng theo lối kiến trúc Sri Lanka, mang đậm vẻ đẹp hoài cổ, rêu phong vì đã tồn tại hơn 1 thế kỷ.
Dành riêng cho vị thần Muruga, ngôi đền chứa một gian hàng và ao sen cùng với một số con công đang lang thang qua sân chính.
Là một trong những ngôi đền Hindu chính thống nhất ở Malaysia, nên việc chụp ảnh bị nghiêm cấm trong khu đền. Tuy nhiên, du khách có thể chụp cảnh quan tuyệt đẹp của cổng vào được trang trí công phu mà tín đồ tin tưởng là ngưỡng giữa thế giới vật chất và tinh thần. Được xem là nét đặc trưng ấn tượng nhất của đền Sri Kondaswamy Kovil, “cổng thông tin” (gopuram) được trang trí bằng những chạm khắc tinh xảo của hàng trăm tượng thần Hindu.
11. Đền Sri Mahamariamman
Sri Mahamariamman là ngôi đền Hindu nổi tiếng tọa lạc tại khu ChinaTown thủ đô Kuala Lumpur. Đền được xây dựng vào năm 1873, và tiếp tục được xây thêm tòa tháp 5 tầng vào năm 1968. Đền thờ mang phong cách kiến trúc giống các ngôi đền ở miền nam Ấn Độ.
Ngôi đền có nhiều họa tiết điêu khắc gồm 228 tượng thần Hindu dựng lại từ các cảnh trong sử thi Ramayana, trong khi nội thất được trang trí bằng những họa tiết tay sơn đẹp miêu tả những câu truyện từ Ấn Độ giáo thời kỳ đầu.
Đền Sri Maha Mariamman đã trở thành một di sản văn hóa quan trọng của đất nước. Đền dùng để thờ nữ thần Amman.
12. Đền Klang Perumal
Đền Klang Perumal có niên đại 117 năm, dùng để thờ thần Vishnu. Điểm nhấn của ngôi đền là trên lối dẫn vào đền được tôn trí rất nhiều bức tượng điêu khắc, trang trí đẹp mắt. Ngôi đền được bảo tồn rất cẩn thận và được ISO trao giải thưởng về chất lượng bảo tồn.
Ngôi đền có vai trò rất quan trọng đối với đời sống tâm linh và văn hóa tôn giáo của những người dân địa phương theo đạo Hindu. Cũng là một địa danh tham quan không thể bỏ đối với khách du lịch nước ngoài.
13. Masjid Negara
Nằm trong công viên vườn hồ, Masjid Negara được coi là biểu tượng Hồi giáo của cả nước. Tòa nhà màu xanh lam này được xây dựng vào năm 1965, bao gồm phòng cầu nguyện chính với 48 mái vòm nhỏ, một tòa tháp cao 73 m.
Bên trong tòa nhà là sự kết hợp đẹp mắt các hình học nghệ thuật với mái nhà, nội thất gỗ, trên các bức tường được trang trí bằng những câu thơ từ Koran. Để tỏ lòng kính trọng, du khách khi ghé thăm buộc phải ăn mặc trang nghiêm, lịch sự.
14. Đền Penang
Penang là ngôi đền thờ Hindu nổi tiếng và cũng có thể gọi là ngôi đền kinh dị vì đền là nơi tập trung sinh sống của vô số loài rắn độc. Vì thế, nó còn được gọi với tên thân mật là “ngôi đền rắn”.
Đền Penang tọa lạc trên đảo Penang thuộc tỉnh Sungai Kluang. Đền được xây dựng vào năm 1873 để tôn thờ Thanh Thủy tổ sư. Đền rất thanh tịnh, yên bình và vô cùng linh thiêng.
Đền thu hút đông đảo du khách tham quan hàng năm để lễ bái và chiêm ngưỡng các loài rắn độc. Chúng sống khắp mọi nơi trong đền từ trần nhà, trên mái nhà, cây cối, thậm chí bám trên các bính hoa, bàn thờ, các bức tượng… Tuy có rất nhiều rắn độc sinh sống nhưng chưa ghi nhận có trường hợp nào bị rắn căn khi vào tham quan đền.
15. Putra Mosque
Nhà thờ Hồi giáo Putra được coi là điểm mốc nổi bật nhất của Putrajaya và là một trong những nhà thờ Hồi giáo đương đại nổi tiếng nhất trên thế giới. Đối mặt với hồ Putrajaya đẹp đẽ, nhà thờ Hồi giáo được lấy cảm hứng từ kiến trúc Hồi giáo Ba-tư trong thời kỳ Safavid với đá granite màu hồng và các yếu tố bắt nguồn từ thiết kế của người Malaysia, Ba Tư và Ả-rập-Hồi. Một trong những điểm nổi bật của nhà thờ Hồi giáo là tòa tháp cao 116 m với 5 tầng tượng trưng cho Năm trụ cột của đạo Hồi.
16. Nhà thờ Holy Rosary
Xây dựng vào năm 1904, là cấu trúc kiến trúc Neo Gothic đẹp, phục vụ cho cộng đồng Công giáo Trung Quốc của thành phố. Đây là một trong số ít các tòa nhà tôn giáo được bảo vệ tốt ở Malaysia sau khi kết thúc Thế chiến thứ II. Đứng ra chống lại vô số các tòa nhà theo phong cách hiện đại gần khu vực lân cận, nhà thờ được Cha Francis Emile Terrien, nhà truyền giáo người Pháp, ban phước với các tính năng theo phong cách Châu Âu như cửa sổ kính màu, vòm nhọn, vòm gân, và cột trụ bay.
Malaysia – đất nước có nền tôn giáo nổi tiếng hòa hợp. 16 địa điểm tôn giáo trên là những ngôi đền chùa đẹp, linh thiêng, nổi tiếng nhất Malaysia mà du khách nếu có dịp du lịch Malaysia nhất định không nên bỏ lỡ. Đến đây, du khách không chỉ thỏa mãn được tầm mắt và tâm linh, mà còn được hiểu được nền văn hóa của đất nước Mã Lai xinh đẹp này!