Ở đất nước mặt trời mọc người dân thường làm việc rất chăm chỉ thậm chí tăng ca đến tận đêm khuya và rất ít khi dành thời gian để nghỉ ngơi. Thế nhưng tại Nhật Bản vẫn có những ngày lễ diễn ra trong thời gian dài. Trong đó, Tuần lễ Vàng hay còn gọi là Golden Week ở Nhật Bản sẽ chính thức bắt đầu từ 29/4 cho đến đầu tháng 5, trong 1 tuần này, họ có chuỗi các ngày lễ tưng bừng như: Showa no hi – Sinh nhật của Thiên hoàng (29/4), Kenpou kinenbi – ngày Kỷ Niệm Hiến Pháp (3/5), Midori no hi – ngày cổ động bảo vệ môi trường (4/5), Kodomo no hi – Tết thiếu nhi (5/5).
1. Lịch sử ra đời tuần lễ vàng ở Nhật Bản
Đạo luật Ngày lễ Quốc gia, được ban hành vào tháng 7 năm 1948, đã tuyên bố 9 ngày lễ chính thức. Khi mà nhiều người tập trung trong một tuần kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Ngày quốc lễ đầu tiên trong tuần lễ vàng là ngày 29/4 nhằm chào mừng ngày Chiêu Hòa sinh nhật của Nữ hoàng Shouwa được gọi là Shouwa no hi (Showa Day). Ông qua đời vào năm 1989 thì ngày đó được đổi tên thành Ngày Xanh. Năm 2007, ngày Xanh đổi qua ngày 4 tháng 5. Còn ngày 29 tháng 4 đổi tên thành ngày Chiêu Hòa để tưởng nhớ đến Thiên Hoàng của nước Nhật.

Trong dịp này, người dân Nhật được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc chăm chỉ và vất vả. Trong tuần lễ vàng, ngành công nghiệp điện ảnh đã tăng doanh số bán vé cao hơn ngày thường.
Những ngày này thời tiết ở đây cũng khá mát mẻ, các loài hoa xuân đang nở rộ. khi khí trời còn mát mẻ và các loài hoa xuân đang nở rộ. Chính vì thế, người Nhật tranh thủ dịp nghỉ này để thưởng thức các món ăn, tham gia các hoạt động văn hóa – nghệ thuật cũng như dành nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên.
2. Tìm hiểu về các ngày lễ kỷ niệm trong tuần lễ vàng
- Ngày quốc lễ đầu tiên trong tuần lễ vàng 2021 là ngày 29/4, ngày Chiêu Hòa sinh nhật của Nữ hoàng Shouwa được gọi là Shouwa no hi (Showa Day). Tuy nhiên Ngày Chiêu Hòa 29/04/2021 rơi vào Thứ Năm nên những ai muốn có một kỳ nghỉ dài hơn có thể xin nghỉ phép ngày thứ Sáu (30/4) để có một Tuần lễ vàng dài 7 ngày.
- Ngày lễ thứ 2 là ngày 1/5 Quốc Tế Lao Động.
- Ngày 3/5, ngày Kỷ Niệm Hiến Pháp được ban hành và có hiệu lực năm 1947 (Kenpo – kinenbi).
- Ngày 4/5 được gọi là midori-no-hi (ngày cây xanh) – ngày lễ này người Nhật thể hiện sự tôn trọng, yêu thương tới thiên nhiên, cây cỏ.

- Ngày lễ cuối cùng là 5/5 là ngày Lễ thiếu nhi Kodomonohi (Children’s Day)- ngày cầu nguyện cho sức mạnh, sự trưởng thành của các cậu bé.
- Ngày 2/5 không phải ngày lễ tuy nhiên theo quy định chính phủ Nhật nếu một ngày nằm xen giữa hai đợt nghỉ lễ thì ngày đó cũng được nghỉ.
3. Các lễ hội diễn ra trong Tuần Lễ Vàng Nhật Bản
3.1 Nemophila nở rộ ở Hitachi Kaihin – Trong Tuần Lễ Vàng
Du khách có thể ghé đến công viên Hitachi Kaihin của Ibaraki nơi người Nhật thường xuyên ghé đến để checkin với hàng nghìn bông nemophile. Không gian bao trùm bởi màu xanh biển nhạt bao phủ, tạo nên một cảnh quan choáng ngợp và ấn tượng.

Với diện tích 3,5ha tựa mặt biển sóng đánh vỗ về mỗi khi gió thổi làn hoa rung động. Chính vì cảnh đẹp có một không hai này, công viên Hitachi là một trong những địa điểm phải ghé khi đến Nhật Bản. Cùng với thảm hoa xanh mướt, công viên còn phục vụ đồ ăn và thức uống cùng màu để bạn thưởng thức trong chuyến thăm thú của mình, như món kem có vị soda ramune.
Ngoài ra, tại đây cũng trồng nhiều loài hoa khác như hoa thuỷ tiên vàng và hoa tulip, đem đến một ngọn đồi nở hoa quanh năm. Vào mỗi mùa sẽ có những loài hoa khác nhau thay thế do đó bạn cũng có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
3.2 Tham gia lễ hội hoa đỗ quyên rực rỡ – Trong Tuần Lễ Vàng
Hoa đỗ quyên thường bắt đầu nở rộ vào tháng 4-5 hằng năm, du lịch Nhật Bản bạn có thể tham gia lễ hội hoa đỗ quyên ở khuôn viên đền thờ Nezu (phường Bunkyo, Tokyo) nơi tràn ngập với 3.000 nhiều màu sắc và hương thơm ngào ngạt của hoa đỗ quyên.

Với hơn 100 giống đỗ quyên quý hiếm tại đây khách tham quan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hoa với nhiều màu sắc với tông màu chủ đạo như: tím, hồng, đỏ,… tạo nên một khu vườn mơ màng, cuốn hút người tham quan.
3.3 Lễ hội Hakata Dontaku – Trong Tuần Lễ Vàng
Hakata Dontaku, lễ hội nổi tiếng không thể thiếu trong Tuần Lễ Vàng ở Nhật Bản, lễ hội thu hút khoảng 2 triệu khán giả mỗi năm. Du khách quốc tế tập trung đến xem những đoàn vũ công nhảy Dontaku Odori với thìa múc cơm bằng gỗ (shamoji) và những chiếc xe hoa đầy màu sắc.

Diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 5, người dân mọi lứa tuổi tại Fukuoka diện trang phục yêu thích của mình, cùng diễu hành và nhảy múa, khiến không khí luôn sống động và rộn ràng.
Lễ hội Hakata Dontaku trở thành lễ kỷ niệm lịch sử và văn hóa phong phú của thành phố Fukuoka, thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi năm.
3.4 Lễ hội phim tại bãi biển Zushi
Lễ hội phim kéo dài 10 ngày sẽ diễn ra với nhiều hoạt động tại bãi biển Zushi (tỉnh Kanagawa). Ban tổ chức tạo ra một không gian chiếu phim mở với những tác phẩm nước ngoài có phụ đề tiếng Nhật.

Ngoài lễ hội, mọi người có thể tham gia các buổi tập yoga vào buổi sáng và các buổi biểu diễn âm nhạc với thức uống khi đêm đến. Đây là sự kiện sôi nổi, thu hút đa số các bạn trẻ thích hoạt động cộng đồng và chia sẻ những sở thích mới. Ngày cả khi bạn không thích bộ môn này thì bạn vẫn có những trải nghiệm thú vị đáng nhớ.
3.5 Lễ hội Koinobori tại Tokyo Skytree Town
Koinobori (hay còn được gọi là treo cờ cá chép) là một phong tục truyền thống của người Nhật Bản bắt đầu vào tháng 5 hằng năm. Nhân ngày Tết thiếu nhi 5/5, những chiếc cờ cá chép sáng màu được treo lên cao nhằm cầu mong các bé trai khỏe mạnh và thành công.

Với khoảng 1.500 cờ cá chép sẽ được treo khắp con đường Tokyo Skytree Town, tạo nên một bầu không khí vui vẻ, tưng bừng của mùa lễ hội. Dự kiến, khi chính thức bước vào Tuần lễ Vàng, hàng trăm nghìn người sẽ đổ về đây để ngắm cờ cá chép đầy màu sắc dưới tháp Tokyo.
3.6 Lễ hội Gyoza
Sự kiện diễn ra tại công viên Olympic Komazawa với khoảng 18 gian hàng, đem đến những phần gyoza ngon lành nhất đến từ các vùng khác nhau. Bạn có thể thưởng thức gyoza miso với bơ, thịt bò chiên xù từ Hokkaido, gyoza hấp từ Fukuoka, gyoza thịt lợn đen ướp kiểu Hàn yangnyeom từ Saitama, gyoza hitokuchi (cỡ bánh vừa một lần cắn) kiểu Hakata, gyoza tori paitan (súp kem gà) từ Oita và nhiều loại khác.

Ngoài ra, lễ hội còn có các món ăn khác như cơm chiên, bia thủ công. Đối với nguời Nhật, cách ăn gyoza đúng điệu là phải có thêm một ly bia lạnh để làm tươi mới vị giác, tăng thêm cảm giác sảng khoái. Khi vào công viên, bạn có thể thuê bàn với giá 6.000 yên với chỗ ngồi cho sáu người lớn và hai trẻ em trong 80 phút.
3.7 Lễ hội thưởng hoa Chi Anh dưới chân núi Phú Sĩ

Lễ hội Fuji Shibazakura hay còn gọi là (thưởng hoa Chi Anh) diễn ra tại công viên Hitsujiyama. Lễ hội thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm, bạn có thể đến đây vào tháng 5, thời điểm loài hoa nở rực rỡ nhất, đây cũng là điểm nhấn cho mùa hè ở Nhật Bản. Có hình dáng giống hoa anh đào (sakura) nhưng mang sắc hồng đậm hơn, ngả về tím và mọc trải dài khắp khu vực gần hồ Motosu dưới chân núi Phú Sĩ. Tại đây, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Phú Sĩ – ngọn núi nổi tiếng mà bất cứ du khách cũng nên đến đây khi du lịch Nhật Bản.
Tuần lễ vàng được xem như ngày Tết thứ nhì của người Nhật. Nhờ có dịp này, người dân được thoải mái nghỉ ngơi và mua sắm. Đây cũng là dịp nền kinh tế Nhật được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản trong thời điểm này thì bạn nhất định không nên bỏ lỡ các lễ hội đặc sắc này.