Nhật Bản là đất nước gắn liền với nhiều loài hoa nổi tiếng. Khi nhắc đến Nhật Bản và những loài hoa đặc trưng của đất nước này, thì chắc chắn hầu hết trong số chúng ta đều nghĩ ngay đến hoa anh đào, bởi loài hoa này xuất hiện xuyên suốt và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, hoa anh đào lại không phải là quốc hoa của Nhật Bản. Chắc chắn, điều này sẽ làm không ít người cảm thấy ngạc nhiên. Vậy quốc hoa của Nhật Bản là loài hoa nào?
1. Quốc hoa của Nhật Bản là hoa gì?

Khi nhắc tới Nhật Bản thì người ta ngay lập tức nhớ tới hoa Anh đào và ngược lại, khi nhắc tới hoa Anh Đào thì người ta sẽ nghĩ tới Nhật Bản đầu tiên.
Như đã đề cập ở ngay đầu bài viết thì Nhật Bản không chỉ có hoa Anh Đào, mà còn nổi tiếng với các loài hoa như hoa mẫu đơn, hoa trà và hoa tử đằng. Tuy nhiên, không có loài hoa nào trong số các loài hoa kể trên là quốc hoa của Nhật Bản.
Trong thực tế, Nhật Bản không có quốc hoa chính thức. Tuy nhiên, 2 loài hoa được xem là biểu tượng và là đại diện cho Nhật Bản đó là hoa cúc vàng và hoa Anh Đào. Đây là những loài hoa có vai trò quan trọng và xuất hiện trong hầu hết các sự kiện văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Nếu như hoa Anh Đào là loài hoa đặc trưng của đất nước và tính cách của người dân Nhật Bản, thì hoa cúc vàng lại là biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản. Đặc biệt, hình ảnh hoa cúc vàng cũng đã được lựa chọn để in lên trên cuốn hộ chiếu và huy hiệu hoàng gia Nhật Bản.
2. Hoa cúc biểu tượng của đất nước Nhật Bản
2.1 Ý nghĩa tên gọi của hoa cúc
Hoa cúc là một loài hoa có nhiều cánh nhỏ được xếp khít và đan xen lẫn nhau. Loài hoa này từ lúc nở đến lúc tàn cũng khá lâu, nên hoa này rất bền và được đông đảo người dân sử dụng trong dịp lễ tết, trong các dịp có thời gian kết thúc lâu.
Trong tiếng Anh, hoa cúc được gọi là Daisy. Từ ngữ này được bắt nguồn từ một từ tiếng Anh cổ, mang ý nghĩa là con mắt ban ngày (đơn giản là hoa nở ban ngày). Bên cạnh đó nó còn là tiếng lóng tượng trưng để diễn đạt sự tuyệt vời.
Với tên gọi ấy, hoa cúc mang thông điệp của sự hy vọng và đổi mới. Đây chính là lý do khiến hoa cúc được người ta yêu mến đến thế.
2.2 Vì sao đất nước Nhật Bản lại chọn hoa cúc làm quốc hoa

Thực ra mà nói ai cũng biết Nhật Bản là quê hương của hoa anh đào, là nơi hoa anh đào được trồng nhiều nhất và nở đẹp nhất. Chính vì thế, mà không ít người lầm tưởng và ngỡ rằng hoa anh đào mới là quốc hoa.
Tuy nhiên, điều Nhật Bản khiến các bạn bất ngờ hơn khi mà quốc gia này quá nổi tiếng với hoa anh đào nhưng lại chọn hoa cúc làm quốc hoa. Tất cả đều có lý do của nó hết:
Thứ nhất: Hoa cúc tượng chưng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
Thứ hai: Hoa cúc biểu tượng cho sự nhân từ, phúc hậu, đẫy đà.
Người Nhật Bản họ rất thích ý nghĩa của loại hoa này. Hơn nữa trong suy nghĩ chung, ai cũng muốn quốc gia mình được trường tồn vĩnh cửu. Đặc biệt, hoa cúc còn thể hiện vẻ đẹp của con người Nhật trên khắp thế giới.
Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến hoa cúc trở thành thần tượng và là quốc hồn đại diện cho xứ sở phù tang.

Đối với người Nhật Bản nói riêng, trước đây hoa cúc không phải nhà nào cũng được phép trồng. Hoa này chỉ được các vương tôn, quý tộc được phép trồng mà thôi. Điều đấy đã khẳng định, tầm quan trong của loài hoa này có ý nghĩa như thế nào với người Nhật Bản.
Theo thời gian, quy định đó đã dần được dỡ bỏ và loài hoa này được phép trồng thoải mái nếu như bạn thích. Mặc dù vậy, nhưng giá trị và ý nghĩa cũng như sự tôn sùng loài hoa đó của người dân Nhật vẫn không bị phai mờ.
Hàng năm, Nhật Bản tổ chức lễ hội triển lãm hoa cúc. Lễ hội thường có quy mô lớn và đẹp mắt.
Với bài viết này, các bạn đã có thêm sự hiểu biết về nền văn hóa của đất nước Nhật Bản. Đặc biệt, những ai đã và đang hoặc sắp tới đến Nhật học tập hay làm việc sẽ cảm thấy được nền văn hóa thú vị này.
3. Một vài sự thật về quốc hoa của Nhật Bản
– Hình ảnh của những bông hoa cúc xuất hiện trong tất cả các sự kiện văn hóa của người Nhật Bản.
– Để thể hiện sự tôn trọng hoặc tình yêu, người Nhật thường tặng nhau một bó hoa cúc vàng hoặc đỏ. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng hoa cúc trắng để làm quà tặng bởi hoa cúc trắng thường chỉ được dùng để làm hoa chia buồn tang lễ mà thôi.
– Không chỉ trên cuốn hộ chiếu, trên đồng 50 yên và bộ trang phục truyền thống Kimono cũng có hình hoa cúc.
– Hoa cúc được đem vào trồng tại Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5.
– Ngày 9/9 hàng năm được chọn là ngày Hoa Cúc Nhật Bản.