Đất nước Nhật Bản có khí hậu chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông và việc tắm suối nước nóng (onsen) là thú vui mà người Nhật tận hưởng quanh năm. Không chỉ người Nhật mà ngay cả khách nước ngoài khi tham gia tour du lịch Nhật Bản cũng đều muốn thử tắm suối nước nóng một lần. Tuy nhiên, khi tắm onsen ở Nhật Bản, du khách cũng cần phải tuân theo văn hóa của đất nước này.
Onsen, đọc theo âm Hán là Ôn tuyền, “Ôn” có nghĩa là ấm, nóng, “Tuyền” có nghĩa là suối, vậy nên onsen có nghĩa là suối nước nóng. Nhật Bản là đất nước của núi lửa với rất nhiều trong số chúng vẫn còn đang hoạt động, do đó cũng là nơi có rất nhiều onsen, và nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước hàng năm.
Cũng có người cho rằng Onsen giống Sentou, đều là tắm thật sạch sẽ rồi mới vào ngâm mình trong bồn, khác mỗi cái là được ngâm ngoài trời. Thực chất thì không giống đâu, chỉ là về hình thức thì hơi hơi giống. Sentou là nước nóng được đun lên rồi đổ vào bồn, còn Onsen là suối nước nóng tự nhiên hình thành từ những ngọn núi lửa đã không còn hoặc vẫn đang hoạt động, nước ở đây là nước khoáng nguyên chất rất tốt cho sức khoẻ. Vì thế, người Nhật đến Onsen không chỉ để thư giãn hay nuôi dưỡng tinh thần mà còn để chữa bệnh và chăm sóc cơ thể nữa.
Nguồn gốc và sự hình thành suối nước nóng
Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng (người Nhật gọi đó là các “Onsen”) dồi dào nhất trên thế giới: trên khắp chiều dài Nhật Bản có khoảng 150 suối nước nóng và 1400 các nhánh suối nhỏ. Ngâm mình trong các suối nước nóng với nhiệt độ khoảng từ 25°C à 60°C hay có nơi gần 100°C như: Ogama Onsen ở Nagano đã từ xa xưa là một thói quen ưa thích của người dân Nhật Bản. Và cho đến nay ngâm mình trong suối nước nóng giữa khung cảnh thiên nhiên đã được khoa học chứng minh là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất để thư giãn, giảm mệt mỏi căng thẳng cũng như chữa được môït số các căn bệnh khác nhờ vào nguồn khoáng chất dồi dào trong các suối nước nóng ở Nhật Bản. Chúng ta biết rằng do địa hình Nhật Bản có nhiều núi lửa nên nơi đây có nhiều nguồn nước nóng, song bên cạnh đó sự hình thành các (Onsen) có thể kể đến:
– Các mạch nước ngầm được các dòng magma núi lửa làm nóng.
– Một phần xác động vật cổ xưa bị hoá thạch, phần còn lại bị phân huỷ thành dầu&nước tạo thành khoáng chất tạo thành một hàm lượng đáng kể chất khoáng trong mạch nước nóng.
– Nước tinh khiết đi qua một phần tâm Trái đất và bị làm nóng.
Truyền thống Onsen thường được để lộ thiên (nhà tắm lộ thiên tiếng Nhật là rotenburo hoặc notenburo), nhưng ngày nay kiểu nhà tắm trong nhà lại rất thịnh hành, hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan địa phương hoặc của tư nhân (uchiyu) – thường là khách sạn, ryokan hoặc nhà trọ tư nhân (minshuku – chỉ phục vụ chỗ ngủ và bữa sáng cho khách trọ), đặc trưng của những nhà trọ kiểu này là người đứng đầu thường là bà chủ okamisan.
Onsen chủ yếu xuất hiện ở vùng nông thôn, nên những đôi tình nhân, vợ chồng con cái hoặc cả công ty sau những giờ làm vịêc học tập căng thẳng, hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một nơi lãng mạn và mới lạ thường lặn lội đi tàu từ thành phố về vùng quê hẻo lánh để nghỉ ngơi thư giãn và tâm tình dưới làn nước nóng ấm.
Văn hóa tắm onsen ở Nhật Bản mà du khách cần phải lưu ý
Nguồn gốc tắm onsen gắn liền với văn hóa lâu đời của người dân bản địa. Thuở xưa, khi các nông dân kết thúc mùa vụ gặt lúa vất vả, họ tìm đến các suối khoáng nóng, mang theo thức ăn và thư giãn trong nước ấm để phục hồi sức khỏe. Cả nam và nữ đều thoáng trong chuyện khỏa thân tắm suối. Đó còn là cách giao tiếp đặc biệt trong văn hóa của người Nhật. Mọi rào cản về khoảng cách địa vị xã hội không tồn tại ở chốn onsen, bởi khi sinh ra ai cũng giống nhau.
Hầu như tất cả mọi nơi ở Nhật Bản, giày dép không được mang vào bên trong, đặc biệt là nhà và phòng tập thể dục. Nhưng khi đến onsen, ngay cả dép đi trong nhà cũng không được phép luôn. Sẽ có một bậc thang nhỏ “mách nước” cho du khách biết là du khách phải đi chân trần vào trong.
Trước khi tắm suối khoáng nóng, du khách phải mặc bộ yukata, nhớ đặt vạt áo trái lên vạt phải (tránh đặt vạt áo ngược lại vì kiêng kỵ, dành cho người đã khuất), rồi đi bộ một đoạn xuống chỗ tắm. Trước khi vào, du khách để ý kỹ khu vực dành cho nam và nữ với biểu tượng hình vẽ, màu sắc chiếc rèm che: phía dành cho nam có màu xanh dương, nữ màu đỏ. Một nét khác biệt văn hóa Nhật Bản với các nước khác là màu đỏ tượng trưng cho người phụ nữ, bởi họ được tôn trọng và mạnh mẽ. Thậm chí ngay cả việc tỏ tình, cầu hôn và tặng quà nhân dịp lễ Tình nhân cũng là nhiệm vụ của phụ nữ Nhật.
Vào khu tắm khoáng, du khách cởi hết các lớp áo quần, đặt vào rổ và nhớ vị trí cất đồ đạc của mình. Lúc này mọi thiết bị chụp ảnh không được mang theo. Trước tiên, du khách tắm gội sạch sẽ ở chỗ có các ghế đẩu và vòi hoa sen. Sau đó bước qua những hồ đối diện để ngâm thảo dược, tránh kỳ cọ trong hồ. Du khách cho chân xuống trước để quen với độ nóng trong hồ rồi từ từ ngâm cả cơ thể.
Lúc này, chiếc khăn quấn trên đầu rất hữu ích, giúp du khách tránh mất nhiệt. Khi quen với độ nóng hồ nước trong nhà, du khách có thể chuyển sang ngâm hồ ngoài trời với nhiệt độ nước nóng tăng dần. Một điều lưu ý là du khách không được để tóc của mình chạm nước khi du khách đang ngâm mình trong bồn tắm, và du khách cũng không được phép dùng nước để gội đầu nữa. Hành động đó bị xem là bất lịch sự và không tuân thủ theo các tiêu chuẩn về vệ sinh.
Còn gì tuyệt vời hơn khi du khách thả lỏng cơ thể, trút bỏ mọi ưu phiền dưới làn nước nóng thơm mùi thảo dược và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên ngoài trời?
Tắm onsen ở Nhật, du khách nghĩ ngay đến những bộ phim cổ trang chiếu đầy trên truyền hình Việt Nam, tái hiện hình ảnh vua chúa ngâm cơ thể trong hồ đầy hương hoa, thảo dược. Làm sao dân chúng có điều kiện trải nghiệm đẳng cấp như vậy? Thế mà giờ đây, chính du khách sẽ thấy mình không khác những ông bà hoàng giữa chốn tắm tiên nơi suối khoáng nóng.
Sau một tiếng, du khách ra sấy tóc và uống ly nước suối siêu lạnh đặc biệt, có tác dụng làm cho cơ thể sảng khoái. Thời điểm tốt nhất để tắm onsen là vào buổi tối trước khi đi ngủ, và buổi sáng sau khi tập thể dục.
Onsen là nơi mà người dân xứ sở hoa anh đào thường hay đến để thư giãn vì họ tin rằng nước nóng có tác dụng chữa lành cơ thể và trí não – đặc biệt với các cơn đau, vết thương. Do đó, để tránh tạo những kỉ niệm xấu về onsen, du khách hãy lưu ý những điều mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Còn bây giờ thì du khách hãy tham gia tour du lịch Nhật Bản và cùng chúng tôi tận hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái mà onsen mang lại nhé!