Quả hồng đặc trưng mùa thu Nhật Bản

Quả Hồng được biết đến trên toàn thế giới, là một loại trái cây đặc trưng mùa thu Nhật Bản. Nếu du khách có dịp du lịch Nhật Bản vào thời điểm này sẽ vô cùng thích thú với hình ảnh những quả Hồng chắc nịch lủng lẳng trên thân cây óng ánh trong ánh nắng mỗi độ thu về, trong sân nhà, ngoài đầu ngõ đâu đó trong các khu phố Nhật Bản thật đáng yêu. Và cả hình ảnh những cây Hồng chi chít quả đỏ mọng sừng sững trong phông nền tuyết trắng khi đã cuối thu cũng vô cùng ấn tượng.

Mỗi quốc gia có những biểu tượng đặc trưng riêng của mình, và đất nước Nhật Bản cũng vậy. Những biểu tượng đó không chỉ là quốc kì, quốc ca, mà còn là quốc hoa, quốc điểu, quốc thạch, quốc kĩ, và dĩ nhiên cũng có quốc quả nữa! Ở Nhật Bản, quốc hoa thì có Sakura (hoa anh đào) hay Cúc, quốc điểu là chim trĩ, quốc kĩ là môn vật Sumo và quốc thạch chính là pha lê xinh đẹp. Còn quốc quả của Nhật Bản thì sao?

qua hong nhat ban 4

Không biết là du khách đã nghe bao giờ chưa nhưng mà Hồng chính là quốc quả của Nhật Bản đấy. Điều này đã được viết lần đầu tiên trên báo bởi một đầu bếp thời Chiêu Hòa tên là Yoshokazu Tsuji, cho thấy bằng chứng về việc quả Hồng đã được người Nhật yêu thích từ rất lâu rồi.

Trong tiếng Nhật trái hồng gọi là “kaki” và từ tháng 9 quả Hồng bắt đầu vào mùa, lấp ló quả rồi sau đó vàng rộ khắp nơi. Hồng Nhật Bản khi chín mềm đều có vị thơm ngọt. Hồng giòn phải đợi chín thật “tới” để không còn vị chát, để nếm được vị ngọt mà vẫn giòn sừn sựt. Với Hồng mềm thì sẽ nếm được vị thanh mát tan chảy ngay khi vừa cho vào miệng, thơm ngát.

qua hong nhat ban 2

Mùa thu ở Nhật, đặc biệt là về miền quê sẽ dễ dàng bắt gặp nhưng cây hồng sai trĩu quả nhưng không ai hái ^^ bởi vì hầu như đó là hồng chát. Quả hồng chát Shibui kaki hình dáng trông giống như quả hồng xiêm, còn hồng ngọt Amai kaki thì hình vuông. Hồng chát gọt vỏ đi rồi đem phơi như này thì vị chát sẽ mất đi và dần ngọt lên, ngọt gấp 1.5 lần ngọt của đường. 

qua hong nhat ban 3

Đến mùa thì nhà nhà đều có hồng, hái hồng rồi cuối cùng là xỏ xâu phơi khô để dành ăn trong năm. Hình ảnh mang tính truyền thống này đối với riêng tất cả thật đẹp, có chút gì đó thật “thân thương” như kiểu những điều xưa cũ, tuổi thơ luôn ở đó đợi ta.

qua hong nhat ban 6

Trái hồng chín còn là món khoái khầu của những chú chim nên đa số người Nhật đều không thu hoạch hết hồng trên cây, họ thường chừa một ít trên cây lại. Đó là phần dành cho các chú chim! Hoặc khi đến mùa chim bay vào trong núi và thỏa thích ăn hồng trên các cây hồng mọc hoang. Những hình ảnh trông thật đẹp mắt.

Nếu để ý du khách sẽ thấy trên vỏ quả hồng có một ít bột màu trắng. Đây chính là phấn hoa đấy, có thể xem như một loại sáp với thành phần gồm dầu và chất béo thiên nhiên ấy, giống như một lớp tự vệ tự nhiên vậy, vừa giúp quả hồng không bị mất nước vừa chống chọi các mầm bệnh. Không chỉ có quả mà cả trên lá hay trên cả những loại hoa củ rau quả khác cũng có thể thấy lớp phấn trắng này đấy.

Phấn hoa cũng được xem như là bằng chứng cho việc quả hồng có ngon hay không. Lớp phấn cho thấy sự tươi mới và với hồng khô cũng vậy, lớp phấn giúp quả hồng nhìn ngon hơn hẳn.

Du khách nào thích ngắm sắc cam lung linh trong nắng của những quả Hồng và thưởng thức hương vị của nó thì hãy đăng ký tham gia tour du lịch Nhật Bản vào mùa thu cùng chúng tôi nhé! Ngoài ra, mùa thu Nhật Bản với những cảnh đẹp khác cũng sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên một đất nước luôn níu chân người.