Chuseok hay còn được gọi là Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, đây là 1 dịp được rất nhiều người mong đợi cả ở Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Tuy 2 nước có những nét giống nhau trong ngày lễ này nhưng cũng có rất nhiều điều khác nhau. Vậy Tết Trung thu của người Hàn có gì thú vị? mâm cỗ của người Hàn có gì đặc biệt? Hãy cùng Air Go tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc gọi là gì?
Tết Chuseok, hay Tết Trung Thu, là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hàn. Cũng giống với nhiều nước Châu Á khác, Tết Trung Thu của người Hàn cũng diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân sẽ được nghỉ làm, phần lớn lựa chọn trở về nhà sum họp cùng gia đình, quây quần cùng nhau trong bữa ăn sau khi cúng tổ tiên.

Ngoài Chuseok, ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc còn có khá nhiều cái tên độc đáo và đa dạng khác như Jungchujeol (중추절), Gabae (가배), Gawi (가위) và Hangawi (한가위). Trong số đó, Hangawi là tên gọi phổ biến chỉ sau Chuseok, đây là một từ ghép thuần Hàn gồm Han (한) với nghĩa là lớn (크다) và Gawi với nghĩa là giữa (가운데). Vì thế, ngày tết Trung thu Hàn Quốc được gọi là Hangawi với ý nghĩa “ngày lễ, tết lớn giữa tháng 8” hoặc “ngày lễ, tết lớn giữa mùa thu”.
Vào ngày Tết Chuseok, các gia đình Hàn Quốc thường chuẩn bị nấu nướng rất nhiều món ăn. Dưới đây là những món ăn nhất định phải có trong ngày Tết Trung Thu của người Hàn Quốc.
2. Tết Trung thu Hàn Quốc nghỉ mấy ngày?
Ngày tết Trung thu Hàn Quốc cũng diễn ra vào 15/08 âm lịch (음력 8월 15일) như các quốc gia khác. Tuy nhiên, một điều đặc biệt so với Việt Nam là người Hàn sẽ được nghỉ lễ Chuseok trong vòng 3 ngày.
Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày tết Trung thu (Chuseok) được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm, lớn hơn cả dịp Tết âm lịch cổ truyền (설날). Nếu đi du lịch vào thời điểm này, các bạn sẽ có cơ hội tham gia các lễ hội Trung thu ở Hàn Quốc được tổ chức trải dài trong suốt tháng 8 hàng năm.
3. Ý nghĩa Tết Trung thu ở Hàn Quốc
Chuseok – Ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc diễn ra vào giữa mùa thu, đối với người nông dân thì đây cũng là thời điểm thu hoạch nông sản và kết thúc mùa vụ. Với những nước phát triển nông nghiệp như Hàn Quốc hay Việt Nam thì Trung thu là một dịp rất quan trọng.
Người Hàn dâng cúng tổ tiên các món ăn làm từ nông sản vừa thu hoạch (rau củ, hoa quả) và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên vì đã ban cho một vụ mùa bội thu. Đồng thời, mọi người cũng tham gia các hoạt động thú vị khác để cầu mong năm sau sẽ tiếp tục là một năm được mùa (풍년). Thế nên, người phương Tây đôi khi nhắc đến ngày tết Trung thu Hàn Quốc, họ sẽ ví von ngày này giống như “Lễ tạ ơn”.

Mặc dù ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc và Việt Nam đều xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng trong quá trình du nhập và phát triển, Chuseok của Hàn hay Trung thu của Việt nam đều mang màu sắc và ý nghĩa riêng biệt. Trung thu bên Hàn giống như một dịp lễ tạ ơn để con cháu thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, ông bà. Còn với người Việt Nam, Trung thu hay “tết trông trăng” là một ngày lễ dành riêng cho thiếu nhi, là dịp để người lớn quan tâm và vui chơi cùng các em nhỏ.
Dẫu vậy, trong xã hội hiện đại, tết Trung thu ở Hàn Quốc hay Việt Nam, hay bất kỳ một quốc gia châu Á nào khác có truyền thống đón trăng rằm tháng 8 thì ngày này vẫn là một dịp lễ, tết lớn để các thành viên trong gia đình trở về nhà và cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên, sum họp, cùng nhau trông trăng và cầu nguyện cuộc sống ấm no, đủ đầy.
4. Văn hóa Ngày tết Trung thu ở Hàn Quốc
4.1 Người Hàn Quốc ăn gì vào tết Trung thu?
4.1.1 Songpyeon

Đây là món bánh gạo truyền thống không thể thiếu trong lễ tết Chuseok của người Hàn Quốc. Bánh có vỏ mềm dẻo, nhân thường là nguyên liệu ngọt như đường vừng, đậu đen, quế, hạt thông, hạt dẻ và mật ong,…
Songpyeon được hấp trên một lớp lá thông mang đến thơm đặc biệt. Bánh cũng được tạo hình giống trăng non với gửi gắm mang đến tương lai tươi sáng và thành công của mọi gia đình.
4.1.2 Jeon (Bánh kếp)
Bánh kếp cũng là món hay được ăn trong các dịp lễ tại Hàn Quốc. Công thức làm nên món bánh này cũng không cầu kỳ như các món bánh khác mà thực hiện dân dã hơn. Trong đó, bột mì sẽ được loãng và trộn cùng các nguyên liệu tùy thích, hỗn hợp bột này sẽ sau đó sẽ được rán giòn làm nên món bánh kếp truyền thống.
4.1.3 Canh khoai thịt bò
Canh khoai thịt bò (toran guk) được xem là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu của người Hàn Quốc. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mà người Hàn rất yêu thích. Khoai sẽ được làm sạch bằng cách luộc qua với muối hoặc nước vo gạo. Người ta thường dùng ức bò hoặc gân bò để nấu canh.

Phần thịt bò sẽ được tẩm ướp cùng các gia vị như rượu gừng, nước tương, nước khử mùi… Thịt bò sẽ được xào sơ qua, sau đó thêm khoai và nước vào hầm đến khi nhừ. Món ăn này có cách chế biến đơn giản, ít nguyên liệu nhưng lại rất thơm ngon và bổ dưỡng.
4.1.4 Japchae (Miến xào)
Món miến xào japchae thường xuất hiện trong bữa ăn ngày lễ ở Hàn Quốc, thường gồm các loại rau củ và thịt được xào với miến. Mỗi loại rau củ cần được thái thành miếng nhỏ và xào hoặc luộc qua, trước khi cho vào xào chung với miến.
4.1.5 Bulgogi (Thịt nướng)
Thịt nướng Bulgogi được làm từ thịt bò hoặc thịt lợn thái mỏng, tẩm ướp rồi nướng hoặc áp chảo. Thịt được ướp ngọt nên hợp với những người không ăn được cay. Thịt thường được cuốn với các loại rau củ, kim chi… hoặc ăn cùng cơm trắng. Đây là món ăn rất hợp với những buổi tụ họp gia đình như trong lễ Trung Thu.
4.1.6 Lê

Lê thường là loại quả xuất hiện trong mâm cỗ Trung Thu của người Hàn Quốc. Với vị ngọt thanh mát và hương thơm nhẹ nhàng, loại trái cây này được xem là món tráng miệng rất phù hợp sau khi dùng cỗ Trung Thu.
Quả lê được người Hàn ưa chuộng bởi có tác dụng tốt có thể tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Lê chính là nguồn cung cấp dồi dào lượng lớn các loại Vitamin. Trong đó chẳng hạn như Vitamin B2, B3, B6, K,…Những thành phần này có thể chuyển biến thành Glucose và Fructose tự nhiên và tạo thành năng lượng cho cơ thể.
4.2 Những hoạt động, trò chơi truyền thống trong tết Trung thu
Tết Trung thu ở Việt Nam vốn được coi là ngày Tết của trẻ em nên còn có tên gọi là Tết trông trăng. Trẻ em trong dịp Tết này thường được người lớn tặng đồ chơi. Những món đồ truyền thống gồm có đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ chú tễu, đèn kéo quân, đèn cù, trống… rồi bánh nướng, bánh dẻo… Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, múa lân sư rồng, rước đèn.
Tết Trung thu tại Hàn Quốc, người dân thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có Juldarigi (줄다리기) – Kéo co, đánh trận giả, Ssireum (씨름) – Đấu vật, Olgesimni (올게심니) – tục treo ngũ cốc khô trước cửa… Ở miền Nam, vào đêm trăng tròn, phụ nữ và trẻ em sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và nhảy múa dưới ánh trăng, điệu múa này được biết đến với cái tên Ganggangsullae (강강술래).

Dù là đón tết Trung thu tại Việt nam hay Hàn Quốc mình đều cảm nhận được sự ấm áp và không khí vui vẻ vì đây là ngày lễ lớn và mang ý nghĩ đoàn tụ gia đình cũng như có rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị. Hy vọng các bạn có một lễ Trung thu ý nghĩa và tràn đầy vui vẻ vào năm nay.
Trên đây bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữ tết Trung Thu (Chuseok) của người Hàn Quốc và Việt Nam. Mong rằng với những thông tin trên, bạn hiểu thêm về ngày Tết thú vị và quan trọng đối với người Hàn này hơn nhé!