Tham gia tour du lịch Nhật Bản của chúng tôi là du khách đã tạo cơ hội cho chính mình đến thăm những thắng cảnh tuyệt đẹp ở đất nước này. Trong đó là 8 suối nước nóng “địa ngục trần gian” tuyệt đẹp với cảnh sắc lung linh, kỳ diệu được rất nhiều người yêu thích đến đây tham quan và thưởng ngoạn vẻ đẹp của nó.
Được mệnh danh là lò địa nhiệt của Nhật Bản, thành phố Beppu có hơn 2.900 suối nước nóng luôn bốc hơi nghi ngút. Nổi bật trong số đó là 8 “địa ngục” luôn duy trì nhiệt độ từ 50-99,5 độ C.
Các dòng suối nơi đây được người dân Nhật gọi với các tên jigoku mang nghĩa là “địa ngục” thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm của Nhật Bản và trên thế giới. Những dòng suối này đặc biệt và lạ lùng ở chỗ người đến chỉ có thể xem mà không thể tắm bởi nước rất nóng.
Để đến được các hồ này du khách có thể dễ dàng đi xe bus chỉ mất khoảng 15 phút khi khởi hành từ ga JR tại thành phố Beppu khi đến 7 suối địa nhiệt thuộc quận Kannawa. 2 suối địa ngục còn lại du khách cũng chỉ mất 5 phút đi xe bus để đến được Shibaseki khi khởi hành từ Kannawa.
Không chỉ để khai thác du lịch, số lượng lớn suối nước nóng ở Beppu còn có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân bản địa. Hơi nước từ các giếng dùng để làm nóng nước chuyển tới từng gia đình qua đường ống. Một số nơi dùng nước để nấu nướng, nghiên cứu nông nghiệp, là liệu pháp trị bệnh hay dùng cho bể tắm nghỉ dưỡng. Do đó, Beppu là khu nghỉ dưỡng suối nước nóng lớn nhất thế giới.
Chinoike Jigoku – “địa ngục ao máu”
Chinoike Jigoku được mệnh danh là dòng suối nước nóng đẹp nhất tại thành phố Beppu bởi màu đỏ rất độc đáo của mình. Chính vì sắc nước bốn mùa đỏ như son mà nhiều người thường gọi Chinoike Jigoku bằng tên khác là “ao máu”. Không chỉ có khách du lịch Nhật Bản mà người dân Beppu cũng yêu thích dòng suối nước nóng này.
Sở dĩ Chinoike Jigoku có màu đỏ là do sự pha trộn của oxit sắt và oxit magie trong thời gian dài đã biến dòng nước trở nên đỏ như vậy. Cảm giác đứng ở Chinoike Jigoku, thả mình vào làn hơi nghi ngút màu đỏ ảo diệu, bên dưới là nước chảy róc rách êm đềm, đã khiến người ta lâng lâng rồi.
Umi Jigoku – “Biển địa ngục”
Nếu Chinoike Jigoku cuốn hút với màu đỏ rực rỡ như son thì Umi Jigoku gây ấn tượng cho khách du lịch bằng màu xanh ngọc bích mát lành tựa đại dương nên còn được gọi là “ngục biển”. Tuy mang màu xanh mát mẻ nhưng Umi Jigoku không mát chút nào vì nhiệt độ ở đây lên đến 98 độ C. Nằm trong khuôn viên vườn cây xanh mát, nơi đây còn có một số suối nước nóng khác, nước trong hơn. Du khách có thể ghé thăm các cửa hàng gần đây và thưởng thức pudding hay trứng luộc chín bằng chính suối nước nóng này.
Oniishibozu Jigoku – “địa ngục sư cạo đầu”
Du lịch Nhật Bản ghé thăm Oniishibozu Jigoku, du khách sẽ ngạc nhiên không chỉ bởi hơi nước bốc lên tạo nên màn sương mờ dày đặc mà còn vì các bọt bóng trong hồ hệt như đầu trọc của các nhà sư. Cũng chính vì lẽ đó mà Oniishibozu Jigoku được nhiều người gọi vui là “ngục đầu sư”. Xung quanh “ngục đầu sư” ở Beppu có khá nhiều khu vực tắm công cộng và bể bơi để khách du lịch thả mình vào làn nước ấm nóng giúp thư giãn cả cơ thể lẫn tinh thần.
Oniyama Jigoku – “địa ngục quái vật núi”
Oniyama nổi tiếng là nơi nuôi dưỡng cá sấu trong nguồn nước với nhiệt độ cao: 98 độ C. Nơi đây bắt đầu nuôi cá sấu từ năm 1923 và càng bất ngờ hơn khi các chú cá sấu phát triển rất tốt trong môi trường nước nóng, vì thế Oniyama còn có một tên gọi khác là Wani Jigoku (Địa ngục cá sấu).
Vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, từ 10:00-14:30 và buổi sáng thứ 4 từ 10:00 du khách có thể xem cảnh người chăm sóc cho cá sấu ăn.
Hiện tại, Oniyana Jigoku đang nuôi dưỡng 84 con cá sấu trưởng thành và con số này sẽ tiếp tục gia tăng.
Năm 1996, danh tiếng của Oniyama Jigoku lại càng được mọi người biết đến hơn khi đây là nơi sinh sống của chú cá sấu mang tên Kurokodairu Ichiro. Ichiro chết lúc 71 tuổi và để nhớ mãi về chú thì tiêu bản, xương của Ichiro được trưng bày trong bảo tàng của Oniyama Jigoku. Hiện tại, hậu duệ đời thứ 2 của Ichiro vẫn đang sinh sống ở tại đây nên du khách có thể tận mắt chứng kiến.
Ngoài ra, trong các cửa hàng tại Oniyama còn bán cả trứng đã được luộc trong suối nước nóng của Oniyama Jigoku và các món ăn nhẹ đã sử dụng nhiệt của đất để chế biến.
Kamado Jigoku – “địa ngục nồi nấu”
“Ngục nồi nấu” nổi tiếng bởi vài ao nước sôi sùng sục với một bức tượng quỷ đỏ nằm ngay ở cổng vào. Du khách có thể nghỉ chân, uống nước ở suối hay ăn snack nấu từ chính dòng suối nước nóng này.
Shiraike Jigoku – “địa ngục ao trắng”
Shiraike Jigoku hay “ngục trắng” có một ao nước nóng màu trắng như sữa. Sự hòa trộn của các hợp chất hóa học như axit boric, natri silicat, canxi bicacbonat và muối khiến cho nước suối có màu kỳ lạ. Xung quanh ao nước là một khu vườn rất đẹp, trong vườn có một bể nuôi cá răng đao.
Tatsumaki Jigoku – “Vòi địa ngục”
Nước ở Tatsumaki Jigoku không tạo hành hồ như những nơi khác mà phun lên cao đến tận 50 mét chừng 30 đến 40 phút một lần với thời gian kéo dài từ 6 – 10 phút. Để tránh gây ra nguy hiểm cho khách du lịch tham quan Tatsumaki Jigoku nên người ta đã đặt một phiến đá lớn nhằm ngăn chặn bớt sức phun của dòng nước nóng.
Tatsumaki Jigoku chắc chắn mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ dành cho du khách bất kỳ lúc nào đặt chân đến đây.
Yama Jigoku – “địa ngục núi”
Yama Jigoku hay được biết với tên “ngục núi”. Ở lò lửa địa ngục này nước nóng lên tới khoảng 100 độ C cùng với khói bốc lên nghi ngút. Người dân thường dùng khí gas từ đây nấu cơm cúng cho thần linh trong dịp đại lễ.
Đừng bỏ qua cơ hội uống nước nóng tại đây nhé. Nước có vị mặn đó là do trong nước có muối khoáng rất tốt cho sức khỏe, nếu uống 1 ngụm sẽ sống thọ thêm 10 năm tuổi. Vậy du khách muốn uống bao nhiêu ngụm nhỉ? Xông hơi từ những làn khói bốc lên từ đây rất tốt và đẹp cho da mặt nữa đấy.
Thật tuyệt đúng không nào? Du khách hãy đăng ký tour du lịch Nhật Bản và cùng chúng tôi khám phá những điều tuyệt đẹp của thiên nhiên này nhé!