Mỗi quốc gia sẽ có cách thể hiện trang phục khác nhau, đây cũng được xem là nét văn hóa riêng biệt du khách cần tôn trọng, việc chú ý ăn mặc sao cho phù hợp với nơi bạn đang đến cũng là điều mà không phải du khách nào cũng biết. Cùng tìm hiểu nét văn hóa trong cách ăn mặc của các nước trên thế giới để tránh gặp những rắc rối không đáng có trong chuyến du lịch ngay nhé.
1. Trang phục học sinh ở Thái Lan

Khách du lịch có thể đối diện với mức phạt lên đến 1.000 baht (gần 700.000 VND) nếu có hành vi không đúng mực khi mặc trang phục học sinh của nước này. Tại xứ sở chùa Vàng, việc diện đồng phục học sinh Thái Lan có thêu tên viết tắt các trường là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nếu du khách chỉ mặc đồng phục có thêu tên chính mình sẽ không tính là phạm pháp.
2. Trang phục ở Ấn Độ

Trang phục truyền thống được mọi người diện hằng ngày. Dân công sở thường chọn những bộ đồ được cách tân, đem tới vẻ ngoài thanh lịch, gọn gàng và không kém phần thoải mái. Ở đây, các cửa hàng cung cấp trang phục dân tộc phát triển mạnh mẽ, cho ra mắt nhiều mẫu mã đẹp mắt trên thị trường. Khi đi làm, mọi người hay mặc sarees, salwar, kurti hay tunics.
3. Trang phục ở Nhật Bản

Du khách không khó để có thể bắt hình ảnh người mặc yukata khi dạo quanh đường phố Nhật Bản. Dân mạng cho rằng trang phục này đem lại sự thoải mái, có thể mặc được trong mùa hè. Ở hình trái, một cô gái diện yukata truyền thống tới nơi làm việc.
4. Trang phục ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, hanbok cách tân được giới trẻ ưa chuộng. Trong một lần xuất hiện tại sân bay, Jungkook (BTS) mặc thiết kế hanbok cách tân và khiến bộ trang phục này được săn đón. Những trang phục được cách tân gọn gàng, hiện đại nhưng không bị mất đi nét đẹp văn hóa, phù hợp mặc nhiều dịp từ đi chơi, đi làm tới đi học.

Xứ sở kim chi không quá khắt khe về trang phục với du khách. Quốc gia này thậm chí khuyến khích du khách mặc hanbok – trang phục truyền thống của người Hàn thông qua việc miễn phí vé vào cửa khi tham quan cung Gyeongbokgung (cung Cảnh Phúc) hay đền chùa.
5. Trang phục ở Pháp

Tuy thủ đô Paris của Pháp một trong “Tứ đại” kinh đô thời trang toàn cầu, ở đây vẫn tồn tại quy định nghiêm ngặt về trang phục. Ở Pháp, người dân bao gồm cả khách du lịch không được dùng tấm mạng che mặt (che kín cả đầu và mặt). Năm 2010, Chính phủ Pháp ban hành dự luật này với mục đích tăng cường an ninh nơi công cộng. Du khách có thể bị phạt 150 euro nếu làm trái quy định.
6. Trang phục ở Italy

Nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, chính quyền Cinque Terre (Tây Bắc Italy) phát động chiến dịch cảnh báo du khách về việc leo lên các vách đá mà không mang giày dép phù hợp. Du khách không được phép mang dép lê hoặc giày cao gót khi tham gia leo núi tại khu vực này. Nếu phớt lờ lời cảnh báo, du khách có thể đối diện với mức phạt dao động 50-2.500 euro.
7. Các quốc gia đạo Hồi

Thánh đường Hồi giáo được xem là trung tâm tín ngưỡng quan trọng và linh thiêng bật nhất đối với những người theo đạo Hồi. Nữ du khách đến tham quan thánh đường bắt buộc phải mang khăn trùm đầu, quần áo rộng rãi che kín da thịt, có thể mặc váy nhưng phải dài đến mắt cá chân. Nam giới không được mặc áo phông, quần shorts hay đi dép lê khi tham quan địa điểm này.
8. Trang phục ở Bali (Indonesia)

không chỉ là “thiên đường du lịch” trong mắt khách quốc tế, nơi đây còn được ví như “hòn đảo của các vị thần”. Người dân Bali có tín ngưỡng tôn giáo sâu sắc. Những trang phục thiếu vải sẽ bị coi là thiếu tôn trọng vùng đất linh thiêng này. Bên cạnh đó, quy định về an ninh mạng của Indonesia rất nghiêm ngặt. Việc du khách đăng hoặc chia sẻ nội dung tiêu cực, hình ảnh phản cảm đều bị lên án.