Với nhu cầu đi lại về du lịch, định cư của nhiều người hiện nay đến các quốc gia khác nhau thì việc sở hữu cho mình một tấm vé máy bay là một điều hết sức dễ dàng. Không chỉ được những người trẻ mà những người cao tuổi cũng yêu thích và lựa chọn di chuyển bằng máy bay. Tuy nhiên du khách cũng cần lưu ý một số điều để chuyến đi được thoải mái và trọn vẹn nhất. Dưới đây Air Go sẽ chia sẻ những thông tin tham khảo dành cho cả hành khách cao tuổi và người nhà trước khi lựa chọn hình thức di chuyển bằng máy bay.
1. Người già có được đi máy bay không?
Hiện nay, các chính sách của Cục Hàng không Việt Nam hay hãng bay đều không hạn chế số tuổi của người tham gia đi máy bay. Vì thế, người cao tuổi vẫn có thể đi máy bay.
Tuy nhiên, người cao tuổi vẫn là một đối tượng hành khách đặc biệt nên các hãng hàng được phép từ chối không vận chuyển người cao tuổi nếu sức khỏe của hành khách không đáp ứng đủ điều kiện bay an toàn. Trong trường hợp này, nếu người cao tuổi muốn tham gia di chuyển bằng máy bay thì cần phải có giấy xác nhận từ bác sĩ hoặc có bác sĩ/y tá đi kèm.
2. Quy định về độ tuổi người già khi đi máy bay

Người trên 90 tuổi vẫn có thể tham gia chuyến bay
Hiện nay, đa số các hãng hàng không đều khá thoải mái với độ tuổi người được vận chuyển trên các chuyến bay. Cụ thể, người trên 90 tuổi có sức khỏe tốt và đầy đủ giấy tờ tùy thân vẫn tham gia vào chuyến bay bình thường. Đối với trường hợp không có CMND (thời hạn không quá 30 năm) có thể thay bằng giấy chứng nhận nhân thân hay các loại giấy tờ khác có ảnh và dấu đỏ như hộ chiếu, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên, thẻ Nhà báo, thẻ nhận dạng của hãng hàng không Việt Nam…
3. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi người cao tuổi đi máy bay
Để làm các thủ tục đi máy bay, người già cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết như sau:
– Đối với chặng nội địa:
- Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân
- Hộ chiếu
- Giấy phép lái xe
- Thẻ đại biểu quốc hội hoặc thẻ đảng viên
- Thẻ nhà báo
Nếu không có các giấy tờ nói trên, người cao tuổi cần xin giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi cư trú xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai. Lưu ý, giấy xác nhận này chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 30 ngày.

Giấy tờ cần thiết cho người già đi máy bay
– Đối với chặng quốc tế:
- Hộ chiếu
- Giấy thông hành
- Thị thực rời
- Thẻ thường trú hoặc tạm trú
Lưu ý:
- Hãng hàng không sẽ không chấp nhận CMND vượt quá 30 năm.
- Các loại giấy tờ cần phải còn hạn sử dụng.
- Giấy tờ phải dán ảnh mới nhất để dễ dàng nhận diện.
4. Trước chuyến bay người cao tuổi nên làm gì ?
- Đối với người cao tuổi trước khi đi máy bay phải đi khám bác sĩ để được tư vấn vè vấn đề sức khỏe, vấn đề sử dụng thuốc men khi đi máy bay.
- Đối với những người lớn tuổi có tiền sử bệnh tim mạch hay phổi cần mang theo các loại thuốc cần thiết và phải được bác sĩ kê đơn và phê duyệt. Ngoài ra các loại thuốc thường dùng nhất định phải có trong hành lý như: Huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuộc chống say,…
- Bạn nên sử dụng dịch vụ trước cho người cao tuổi để họ có được một không gian thoải mái, thoáng đãng, đặt biệt đối với những người cao huyết áp. Ngoài ra, người già cũng nên ngồi ở gần lối đi vào tolet để tiện đi lại.
- Trước khi lên máy bay người già không nên uống các đồ uống có cồn, caffeine để tránh mất nước. Đối với người bệnh tiểu đường nên có chai nước ngọt hoặc kẹo, socola để phòng trường hợp bị hạ đường huyết. Bạn nên bổ sung đầy đủ nước cho ông, bà bố mẹ của bạn đầy đủ trước chuyến bay, trong và sau khi bay.
- Khi mua vé máy bay, bạn nên chia sẻ với các nhân viên hãng, phòng vé hoặc đại lý để được họ tư vấn về các loại giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận sức khỏe cần chuẩn bị trước chuyến bay cũng như các loại thuốc men hay dụng cụ y tế nào được phép/không được phép mang lên máy bay.
- Người già đi máy bay luôn cần đi theo nhóm gia đình hoặc ít nhất 1 người trẻ hơn.
5. Người già đi máy bay một mình có được không?
Người cao tuổi CÓ THỂ đi máy bay một mình, miễn có đủ các loại giấy tờ cần thiết đi máy bay để làm thủ tục và đảm bảo điều kiện sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn vẫn không yên tâm khi để cha mẹ hoặc ông bà đi máy bay một mình thì hãy tham khảo một số dịch vụ hỗ trợ người già của các hãng hàng không.
6. Người cao tuổi nào không nên đi máy bay?
Một số người lớn tuổi có thể mắc phải các chứng bệnh rất khó để đáp ứng được điều kiện bay an toàn. Nếu đang mắc những chứng bệnh sau, người thân nên cân nhắc lựa chọn những phương tiện tối ưu hơn để người cao tuổi có thể di chuyển một cách an toàn nhất:

Người cao tuổi mắc bệnh tim mạch không nên đi máy bay
- Bệnh nhân lớn tuổi vừa mới thực hiện các loại phẫu thuật.
- Các bệnh liên quan về máu và thần kinh.
- Các bệnh về đường hô hấp như lao phổi, hen phế quản…
- Các nhóm bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim, van tim…
- Người lớn tuổi bị viêm tai, viêm xoang cấp tính nên hạn chế di chuyển bằng máy bay.
- Khách hàng là người lớn tuổi có sức khỏe yếu, được bác sĩ khuyến nghị không nên đi máy bay.
7. Một số dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi
7.1 Giảm giá vé máy bay
Hiện có 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Pacific Airlines đang áp dụng chính sách GIẢM 15% giá vé máy bay các chặng nội địa cho hành khách từ 60 tuổi trở lên.
Lưu ý, ưu đãi này chỉ được áp dụng khi mua tại các phòng vé chính thức của hãng, bao gồm phòng vé trung tâm và phòng vé giờ chót tại sân bay. Khi đến mua vé, người cao tuổi cần xuất trình Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác để chứng minh độ tuổi.
7.2 Ưu tiên làm thủ tục
Vietnam Airlines và Vietjet Air là 2 hãng hàng không đang thực hiện chính sách ưu tiên làm thủ tục đi máy bay cho người già. Cụ thể:
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ Family check-in, ưu tiên làm thủ tục cho gia đình đi cùng người già trên 65 tuổi tại tất cả sân bay trên cả nước. Lưu ý, bạn và gia đình cần đến sân bay trước 3 tiếng (với chặng quốc tế) hoặc 2 tiếng (với chặng nội địa) và thực hiện các thủ tục lên máy bay tại quầy dành riêng cho gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi của VNA.
- Vietjet Air ưu tiên làm thủ tục cho người cao tuổi đi máy bay tại các quầy hỗ trợ phục vụ hành khách đặc biệt tại 3 sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng.
7.3 Các dịch vụ khác
Người già đi máy bay sẽ được hỗ trợ một số dịch vụ khác:

Người già đi máy bay được hỗ trợ miễn phí sử dụng xe lăn di chuyển trong nhà ga
- Miễn phí xe lăn di chuyển trong nhà ga và gậy chống (tùy hãng hàng không).
- Hỗ trợ xe lăn, xe nâng tại nhà ga, sân đỗ và khi lên máy bay, hỗ trợ ngôn ngữ khi bay ra nước ngoài, được ưu tiên check-in và lên máy bay… tất cả đều miễn phí. Ngay cả với các hành trình phải quá cảnh, tại điểm transit, người cao tuổi vẫn được hỗ trợ các dịch vụ đó. Để được hưởng quyền lợi này, hãy yêu cầu nhân viên đặt vé lưu ý điền vào phần hỗ trợ người già, vì nếu quên thì hành khách cao tuổi sẽ chỉ được phục vụ như một người lớn bình thường đi máy bay.
- Suất ăn đặc biệt tùy theo tình trạng bệnh lý, thói quen ăn uống (khách phải đặt trước với hãng hàng không trong vòng 24 giờ.
- Lấy hành lý.
8. Kinh nghiệm cần biết để người già đi máy bay được thoải mái
Để người cao tuổi cảm thấy thoải mái nhất khi đi máy bay, hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau:
- Không nên chọn chuyến bay muộn hoặc sáng sớm.
- Chọn chỗ ngồi thoải mái, dễ chịu có vị trí gần nhà vệ sinh và lối đi.
- Chỉ nên mang hành lý gọn nhẹ, đủ dùng để thuận tiện cho việc di chuyển.
- Đến sân bay sớm để làm thủ tục và có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và uống thuốc nếu cần.
- Liên hệ nhân viên hãng hoặc đại lý bán vé để được tư vấn về các loại giấy tờ tùy thân và các quy định hàng không để tránh những rắc rối khi làm thủ tục lên máy bay.
- Người cao tuổi đi máy bay cần tuyệt đối tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, có ga và caffeine ngay cả khi đã ngồi trên máy bay. Ưu tiên các loại nước ép hoa quả, các loại trái cây và nước lọc. Cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, chất đạm và những loại thực phẩm có thể gây đầy hơi như hành, bắp cải, súp lơ, đậu rang
- Ngoại trừ khoảng thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh, người cao tuổi nên thường xuyên vận động để lưu thông tuần hoàn máu, thường xuyên co duỗi các cơ ở chân ngay cả khi ở trên máy bay để giảm khó chịu, mỏi và cứng cơ.
- Nếu như người cao tuổi sử dụng máy trợ thính, hãy lưu ý vặn nhỏ âm lượng của máy trong khi máy bay cất cánh và hạ cánh để tránh tổn thương đến tai do tiếng ồn lớn của máy bay.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp người cao tuổi có thể chuẩn bị những thứ cần thiết trước khi bay và có một chuyến bay khỏe mạnh, an toàn nhé. Hãy lưu lại ngay những thông tin cần thiết để hành trình bay của bạn và ông bà, cha mẹ diễn ra tốt đẹp nhất nhé!