Muay Thái là một trong những môn võ cổ truyền nổi tiếng có lịch sử lâu đời và đến nay, trở thành bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi tại Thái Lan. Hiện nay, bộ môn này đã và đang thu hút sự quan tâm cũng như số lượng lớn người tham gia tập luyện. Khi nhắc đến môn võ này thì kỹ thuật là điều quan trọng nhất, đặc biệt là đối với những ai mới bắt đầu. Cùng Air Go khám phá về bộ môn Muay Thái cũng như luật chơi trước khi đi tour du lịch Thái Lan qua bài viết dưới đây.
1. Võ Muay thái là gì?
Muay Thái là bộ môn võ thuật kết hợp các động tác tấn công bằng tay, chân, cùi chỏ và dùng khuỷu tay, sử dụng toàn bộ cơ thể và tận dụng tối đa khả năng của mọi bộ phận để đánh gục và tấn công đối thủ. Muay Thái là sự kết hợp hoàn hảo giữa các môn võ khác, sử dụng tay, nắm đấm như boxing, chân như Karate và các đòn xoay, khóa như Judo, Aikido. Do đó, Muay Thái luôn được những võ sư và vận động viên võ thuật chuyên nghiệp sử dụng và luyện tập.

Không giống như các môn võ thuật khác, bạn không thể kiếm được thăng đai bằng Muay Thái. Mặc dù một số trường võ thuật sẽ cho phép bạn kiếm được băng tay để đánh dấu xếp hạng. Tuy nhiên, đây không phải là một thực hành đúng về mặt lịch sử. Theo truyền thống, các võ sĩ Muay Thái sẽ đeo một chiếc băng tay làm bằng vải từ quần áo của mẹ họ để biểu thị sự bảo vệ và may mắn. Vải không liên quan gì đến cấp bậc hay trình độ chuyên môn.
2. Muay Thái bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc của Muay Thái bắt nguồn từ “Krabi Krabong” là một môn võ chiến đấu của binh lính hoàng gia ngày xưa trải qua sự thay đổi về thời gian do hoàn cảnh lịch sử khiến cho môn võ này thay đổi trở thành bộ môn thể thao chiến đấu được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
Tại Việt Nam, muay thái có mặt chính xác từ lúc nào, rất ít người biết được điều đó. Tuy nhiên, theo thông tin truyền miệng từ nhiều người, có thể Muay thái đã có ở nước ta từ những năm 50 của thế kỷ trước. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Muay thái được vận dụng trong chiến đấu đồng thời là môn thể thao được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe.
3. Lịch sử của Muay Thái là gì?
Vào những năm 1200, Thái Lan hay còn gọi là Xiêm liên tiếp xảy ra chiến tranh với các bộ tộc láng giềng và các nước Campuchia và Miến Điện. Để bảo vệ đất nước, quân đội Xiêm đã được thành lập và được huấn luyện chiến đấu tay không. Từ phong cách chiến đấu của họ đã hình thành nên bộ môn võ Muay Thái ngày nay.

Tám điểm cơ thể được sử dụng tượng trưng cho vũ khí chiến tranh bao gồm:
- Nắm đấm và đá chân trở thành kiếm và dao găm.
- Ống chân và cẳng tay hoạt động như áo giáp tránh khỏi những đòn đánh của kẻ thù.
- Khuỷu tay biến thành vũ khí cùn hạng nặng như búa hoặc rìu.
- Đầu gối trở thành mũi giáo lao đâm thẳng kẻ thù.
- Vật lộn hạ gục kẻ thù để lao vào tiêu diệt.
Từ đó, người Xiêm đã xây dựng lên nhiều trung tâm đào tạo trên khắp quốc gia của mình nhằm ngăn chặn chiến tranh xâm lược. Muay Thái không chỉ là một bộ môn võ cổ truyền mà đây còn được xem là văn hóa lâu đời của đất nước này.
Trải qua hàng nghìn năm, bộ môn này phát triển và phổ biến rộng rãi khắp đất nước Xiêm. Ban đầu có rất ít các điều luật, quy định và không có võ đài, đồ bảo hộ hay hạng cân nhưng theo sự phát triển của thời gian, những trận đấu này dần dần trở thành những trận đấu võ đài được xử phạt theo quy định đầy đủ như ngày nay.
4.5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản
Bạn là người mới bắt đầu, muốn tập luyện theo đuổi và phát triển bộ môn này thì phải nắm vững được 5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản sau đây: Kỹ thuật đấm, đá, gối, chỏ và Clinch.
4.1 Kỹ thuật đấm
Đây được xem là kỹ thuật đầu tiên và tiên quyết trong võ muay Thái cơ bản. Kỹ thuật đấm cơ bản sẽ gồm đòn đấm thẳng ( đòn số 1, 2), đòn đấm vòng ( đòn số 3, 4), đòn đấm móc (đòn số 5, 6).

Thực hiện các đòn đấm này cần có sự dứt khoát, mạnh mẽ và độ chính xác cao nhất. Muay Thái là môn võ khá nguy hiểm, bạn có thể gặp các chấn thương và va chạm rất cao. Vì vậy, muốn tiếp tục trên con đường học võ thì bạn phải nắm chắc kỹ thuật này.
4.2 Kỹ thuật đá
Võ muay Thái cơ bản cũng là sự kết hợp giữa các đòn đấm và đòn đá để hạ gục đối thủ. Cũng chính vì thế, kỹ thuật đá sẽ là bài học tiếp theo để tập luyện môn võ này.

Kỹ thuật đá đa dạng bao gồm các đòn đá tầm thấp, trung, cao, đá trước, đá chẻ, đá áp bằng ống chân…Điều bạn cần lưu ý nhất khi thực hiện các đòn đá này chính là kết hợp giữa xoay hông và đòn đá để phát huy được lực tối đa.
4.3 Kỹ thuật gối
Kỹ thuật gối là một trong những đòn đánh đặc trưng trong võ muay Thái cơ bản, nó mang đến sự nguy hiểm cho đối thủ. Kỹ thuật này bao gồm kỹ thuật gối bay, gối rời và đòn gối khi ôm ghì đối thủ.
Tập luyện các đòn đánh gối cần có thời gian và tần suất chăm chỉ cho đến khi bạn có thể dùng đầu gối của mình chạm vào điểm mà bạn cần tấn công thì kỹ thuật gối coi như đã được nắm chắc.
4.4 Kỹ thuật chỏ
Kỹ thuật chỏ là kỹ thuật khá khó, đặc trưng và có thể xem là nguy hiểm nhất trong muay Thái. Được bao gồm bởi đòn chỏ nhang, chỏ lật, chỏ tước và chỏ đập. Kỹ thuật này sẽ tạo ra những đòn đánh uy lực, đúng vào những chỗ nguy hiểm có thể hạ đối thủ và là vũ khí lợi hại của bộ môn này.
4.5 Kỹ thuật Clinch (ôm vật)
Muốn bắt đầu học võ muay Thái thì không thể bỏ qua kỹ thuật Clinch. Bạn cần phải đủ mạnh, kết hợp với sự thông minh để đánh lừa đối thủ, sau đó thực hiện kỹ thuật để ôm ghì và vật ngã được đối thủ của bạn.
Đây là kỹ thuật còn có thời gian tập luyện lâu nhất trong bộ 5 kỹ thuật võ muay Thái cơ bản. Người học cần luyện tập thường xuyên, kết hợp thêm những bài tập thể lực và vận dụng cả trí óc trong kỹ thuật này.
5. Luật chơi Muay Thái là gì?
Các trận đấu Muay Thái cần được tuân thủ theo quy định của ban tổ chức:
- Trận đấu sẽ gồm tối đa 5 hiệp và mỗi hiệp kéo dài tối đa 3 phút.
- Người thi đấu phải mặc quần đùi, quấn tay, găng tay đấm bốc, dụng cụ bảo vệ háng và miếng che nướu.
- Không được phép cắn, khoét mắt hoặc húc đầu đối thủ.
- Không đấu vật hoặc khóa tay.
- Không cố ý đánh vào vùng háng.
6. Cách thắng trong một trận đấu Muay Thái
Để giành được chiến thắng, người thi đấu cần tránh được các đòn tấn công của đối thủ càng nhiều càng tốt:
- Loại trực tiếp (KO) khi đối thủ bị hạ gục và không thể tiếp tục khi trọng tài đếm ngược 10 giây.
- Loại trực tiếp kỹ thuật (TKO) khi võ sĩ bị thương nặng không thể tiếp tục thi đấu (theo quyết định của trọng tài).
- Chiến thắng bằng điểm: Nếu trận đấu kết thúc mà không bên nào bị KO hoặc TKO, hiệp đấu sẽ được quyết định bởi trọng tài. Điểm sẽ được tính với nhiều kỹ thuật khác nhau như tấn công hạ cánh và gây trọng thương. Võ sĩ có số điểm nhiều nhất sẽ thắng.
7. Muay Thái trong cuộc sống người Thái
7.1 Tín ngưỡng tâm linh
Tín ngưỡng tâm linh là một điều gì đó rất quan trọng đối với người dân Thái Lan, nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong cuộc sông, kể cả từng hành động. Muay Thái tuy là một môn võ những nó vẫn mang tính ngưỡng cao trong trang phục và nghi lễ trước các trận đấu.
Về trang phục: Từ khăn đội đầu cho đến quần, găng tay, vật dụng mà võ sĩ mặc đều mang ý nghĩa bảo vệ, đem đến sự may mắn cho họ.
Về nghi lễ: Trước khi mỗi trận đấu diễn ra, các võ sĩ thường thực hiện nghi lễ có tên “Ram Muay”. “Ram Muay” này là thật ra là một điệu múa – một trong những đặc trưng của quyền Thái biểu diễn trước khi chiến đấu giúp cho các võ sư có thể thuận lợi trong trận chiến và xét về kỹ thuật ‘Ram Muay” giúp các võ sĩ giãn cơ, tập trung tinh thần chiến đấu hơn.
7.2 Niềm hy vọng
Ở Thái Lan, phần lớn cha mẹ đều hy vọng môn võ này có thể giúp con họ thay đổi vận mệnh, cuộc sống sẽ ổn định và có thể giúp đỡ gia đình bớt khó khăn. Ở những vùng quê nghèo, đây được xem là nghề dễ kiếm tiền nhất cho nên những đứa trẻ từ 8 tuổi, có thể nhỏ hơn đã đến các lò luyện Muay Thái để rèn luyện trở thành võ sĩ chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình đều xem những nơi luyện võ là nhà của mình.
7.3 Sự tôn trọng
Muay Thái luôn đề cao sức mạnh tinh thần, niềm tin mạnh mẽ từ bản thân. Các võ sư đều nhiệt tình truyền dạy cho các học trò của mình bằng những kinh nghiệm quý báu nhiều năm, những kỹ thuật công phá nên các học trò luôn đề cao sự kính trọng đối với võ sư của mình, hình thành nên một văn hóa “Tôn sư trọng đạo”. Ngoài ra, các võ sĩ đều phải học cách tôn trọng nhau, chiến thắng là một phần nhưng danh dự, nhân phẩm là điều quan trọng nên sau trận đấu các võ sĩ đều chúc mừng nhau thể hiện tinh thần thượng tôn lẫn nhau.
8. Muay Thái môn võ có lối đánh tàn bạo
8.1. Muay Thái trong quá khứ
Từ những thời xa xưa, quân lính dùng muay thái trong chiến đấu và sử dụng kiếm là vũ khí đi kèm. Về sau này, do nhu cầu nghệ thuật chiến đấu không dùng kiếm mà là sự xuất hiện của súng đạn, nên kiếm đã được loại bỏ. Võ Muay cũng nhanh chóng trở thành môn võ phổ biến trong dân chúng.
Để các trận đấu trở nên sôi động hơn nữa, các võ sĩ thi đấu đã dùng tay cuốn bằng da ngựa, xung quanh được buộc bằng dây gai có trộn với những mảnh thủy tinh vỡ vụn. Những thứ sắc nhọn này khiến cho trận đấu trở nên cuốn hút và hấp dẫn hơn bởi máu đỏ rất nhiều. Kết quả của trận đấu càng thảm khốc bao nhiêu thì người chiến thắng càng được tôn vinh bấy nhiêu.
Nhà vua Miến đã từng phải thốt lên rằng: “Mỗi đòn thế của môn võ Thái này chứa đầy nọc độc, chỉ dùng tay không mà có thể đánh gục ngã 10 cao thủ đệ nhất của ta, chỉ tiếc rằng nhà vua ngươi không tốt nên mới để mất nước”.

8.2. Muay Thái hiện đại
Đó là võ Muay thái của quá khứ khi phải vận dụng vào chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, dáng vẻ thô sơ, nguyên thủy trong con người ngày trước cũng khiến cho Muay có lối đánh vô cùng ghê rợn và tàn bạo.
Bước sang thế kỷ 21 hòa bình, Muay thái có vẻ “nhẹ nhàng” hơn. Không còn mang cái tên Muay Thái võ giết người nữa. Chính bởi lẽ đó, mà nó có mặt ở nhiều phòng tập gym để cải thiện sức khỏe và thể lực cho nhiều người tập luyện. Những người theo đuổi môn võ này vẫn đảm bảo đủ kỹ thuật nguyên thủy. Đó là những cú đấm, cú móc nguy hiểm khiến đối phương phải choáng váng, nhanh chóng bị hạ gục.
Dù ở thời kỳ nào, Muay thái vẫn luôn duy trì được lối kỹ thuật chiến đấu vô cùng mạnh mẽ, tàn bạo. Hay còn được gọi là “Nghệ thuật bát chi”. Tức võ sĩ sẽ chiến đấu bằng tay, chân, đầu gối, cùi chỏ. Và nguyên tắc nhất quán trong mọi thời kỳ chính là dứt điểm đòn nhanh chóng, đối phương sẽ bị áp đảo cả tinh thần lẫn thể chất và không có cơ hội chống trả.
Chính bởi lối đánh tàn bạo như thế mà bộ môn võ thuật này đã gắn liền với cái tên Muay Thái võ giết người.
9. Các trận Muay Thái ở Thái Lan?
- Vậy đối với khách du lịch khi sang Thái Lan, muốn xem các trận đấu Muay Thái này thì sẽ xem ở đâu? Gonatour sẽ tổng hợp một số địa chỉ du khách có thể tham khảo:
9.1 Lumpinee Thai Boxing Stadium
- Địa chỉ: 6 Ramintra Rd Anusawaree, Khwaeng Anusawari, Khet Bang Khen, Bangkok.
- Diễn ra vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu lúc 18h30, thứ Bảy lúc 17h. Giá vé: Khoảng 2000 baht (tùy vị trí ngồi)
9.2 Rajadamnern Boxing Stadium
- Địa chỉ: Ratchadamnoen Đường Nok, Pom Prap, Khet Pom Prap Sattru Phai, Bangkok.
- Diễn ra vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Năm và Chủ Nhật từ 18h. Giá vé: Khoảng 2000 baht (tùy vị trí ngồi)
9.3 Boxing Bangkok Stadium
- Địa chỉ: 71/21 Đặt Siri 2 Alley, Khwaeng Samsen Nai, Khet Phaya Thai, Bangkok
- Diễn ra vào thứ Bảy lúc 14h30. Giá vé: 1500 Baht.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp thắc mắc những câu hỏi về Muay Thái cũng như những thông tin liên quan đến bộ môn này. Kỹ thuật chiến đấu của bộ môn này đem đến sự tự hào và trở thành môn võ thực chiến có tính ứng dụng cao trong đời sống tại Thái Lan. Đừng quên trải nghiệm bộ môn Muay để rèn luyện tinh thần và sức khỏe khi đi tour du lịch Thái Lan nhé.