Lễ tết Trung Thu là một trong những lễ hội thú vị, đặc biệt là đối với người Hoa sinh sống tại Thái Lan. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Air Go khám phá những điều thú vị có trong lễ cầu trăng cũng như ý nghĩa của lễ hội khi đi tour du lịch Thái Lan nhé.
1. Nguồn gốc lễ hội Cầu Trăng
Lễ hội giữa mùa thu ở Thái Lan có câu chuyện huyền thoại của riêng mình. Truyền thuyết nói rằng vào ngày đặc biệt này. “Bát Tiên” đến Cung điện Mặt trăng để chúc mừng sinh nhật Nữ Guanyin và dâng lên những quả đào, mang lại may mắn cho mọi người trên trái đất. Tương tự như vậy, các gia đình sẽ cầu nguyện cho mặt trăng và cung cấp cho nhau những chiếc bánh hình đào.

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch.
Đặc biệt lễ hội được diễn ra nhiều nhất ở các thành phố tập trung nhiều người Hoa. Trang và Hat Yai đều là một trong các thành phố Thái Lan có dân số cao nhất của người Thái có tổ tiên một phần của Trung Quốc. Các thành phố và tỉnh đáng chú ý khác nơi các thương nhân Trung Quốc định cư trong lịch sử. Songkhla và Phuket ở phía nam, Chanthaburi trên bờ biển phía đông, khu phố Chinatown ở Bangkok và các tỉnh phía bắc của Chiang Mai và Chiang Rai.
Trước lễ hội, các đường phố sẽ bận rộn hơn nhiều so với bình thường, với ánh sáng sáng bóng và đầy màu sắc và mọi người đến để mua bánh trăng và trái cây để chuẩn bị cho lễ hội.
2. Ý nghĩa của lễ Cầu Trăng (Tết Trung Thu)
Tết Trung thu ở Việt Nam là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ chức rầm rộ nhất. Ngày lễ này thường được coi là “tết của thiếu nhi”, vì vậy người lớn thường mua nhiều đồ chơi tặng cho con, cháu mình như: mặt nạn, đèn ông sao, đèn lồng, trống, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy… để chơi trong đêm trăng rằm.
Khác với tết Trung Thu ở Việt Nam, Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là lễ Cầu Trăng, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung Thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Bánh Trung Thu là món ăn không thể thiếu vào dịp lễ Cầu Trăng ở Thái Lan
Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.
3. Những hoạt động thú vị trong ngày lễ

Lễ hội Trăng rằm thu hút hàng nghìn người mỗi dịp trăng lên
- Nếu bạn đang ở Bangkok trong ngày Tết Trung Thu thì bạn có thể mua vé lên tàu ” Oriental Princess”” tại Vịnh Siam để ngắm cảnh trăng tròn hay tổ chức trên khắp tuyến đường Yaworat
- Full Moon party: Bạn có thể đã nghe nói về các bữa tiệc đã có nhiều khách du lịch nước ngoài đến Du lịch Thái Lan tham dự. Những hoạt động diễn ra tại bãi biển Koh Phangan của Hadd Rin Nok khi mặt trăng tròn vào mỗi ngày 15 của tháng.
- Ở Phuket, nó được diễn ra ngay tại khu phố cổ của thị trấn Phuket.
Địa điểm Chiang Mai, thì sự kiện lại tưng bừng ở khu vực đền thờ Pung Tao Gong, ngay bên cạnh khu chợ Warorot (Kad Luang). Phải nói là màu sắc trong những ngày này ở từng khu vực trên, sẽ mang đến cho các bạn rất nhiều không gian săn ảnh cực đẹp.
4. Quan điểm về tết Trung Thu tại Thái Lan
Nó biểu hiện cho một mùa Thu lãng mạn, khi đó ánh trắng được coi là sáng nhất, mặt trăng tròn trịa và to nhất. Là thời điểm để những người rời xa quê hương, định cư trên xứ người, nhớ về cuội nguồn ông bà tổ tiên của họ.
Nổi bật nhất người ta có thể thấy, màu đỏ được sử dụng làm nền đặc trưng cho lễ hội, bởi theo quan niệm của người dân Trung Quốc thì màu đỏ chính là màu may mắn nhất. Chúng được thể hiện qua từng thẻ hương, cây nến, hoa quả và thậm chí là cả Vịt quay. Bên cạnh đó, thì những loại đồ ăn truyền thống cũng sẽ góp mặt đầy đủ bao gồm có bưởi và bánh trung thu hạt sen trứng muối.
5. Kinh nghiệm khi tham gia lễ hội Cầu Trăng ở Koh Phangan
- Không sử dụng chất kích thích: Chất kích thích bị cấm ở Thái Lan, nên nếu bạn bị công an bắt khi đang sử dụng, bạn sẽ phải đi tù. Những cảnh sát ngầm sẽ cố gắng bán thuốc cho bạn, do đó bạn tuyệt đối không sử dụng nếu không muốn bị mất tiền oan hoặc có thể phải ngồi tù.
- Tránh xa bãi biển: Nghe tới việc quẩy ở biển có vẻ rất vui, tuy nhiên nếu vô tình uống nhiều rượu bia và té thì sẽ rất nguy hiểm nếu ở gần biển. Do đó hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách tránh xa bãi biển khi không tỉnh táo nhé.
- Nhớ đi giày dép: Ở bãi biển cũng thường có nhiều mãnh vỡ sắc nhọn từ rác, vỏ ốc. Chính vì thế việc mang giày dép là điều cần thiết nếu chẳng may có giẫm phải thì cũng không ảnh hưởng đến đôi chân của bạn.
- Đề phòng mất cắp: Nên mang ít đồ nhất có thể. Bạn chỉ cần mang đủ tiền để mua đồ uống cũng như bảo vệ tư trang cá nhân như điện thoại, bóp tiền,…hạn chế mang theo những đồ không cần thiết làm ảnh hưởng đến trải nghiệm tham gia lễ hội Trung Thu.
Đây là một sự kiện rất đặc biệt mà không phải ở bất kỳ quốc gia Châu Á nào cũng có. Nhưng vì do cộng đồng của người dân Trung Quốc sống và làm việc tại Thái Lan khá đông, nên thường niên cứ mỗi lần vào tháng 8 âm lịch, là trên một số tuyến đường người ta lại thấy những hình ảnh đặc trưng về tết Trung Thu. Du lịch Thái Lan vào dịp lễ Cầu Trăng đừng quên trải nghiệm những điều thú vị tại đây cùng những người dân bản địa. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có một chuyến đi thật nhiều kỷ niệm!