Khám phá Lễ Tiết Phân – nét văn hóa độc đáo của người Nhật

Ở Nhật Bản, mỗi năm có bốn mùa, mỗi tháng lại có những lễ hội truyền thống đặc biệt và các phong tục khác nhau. Trong tour Nhật Bản hôm nay, Viet Viet Tourism sẽ cùng du khách tìm hiểu về Lễ Tiết Phân với những nghi thức rất độc đáo. 

Tiết phân (Setsubun hay là Sechibun) là ngày trước khi bắt đầu của một mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông). Tiết phân cũng còn mang ý nghĩa đó là sự phân chia giữa các mùa. Sau thời edo thì Tiết Phân được hiểu như là thời điểm trước khi lập xuân (bắt dầu khoảng ngày 4 tháng 2 hàng năm) và cũng là ngày có nhiệt độ lạnh đạt đỉnh điểm.

Thông thường thì người ta sẽ gieo phẩy những hạt đậu nành rang và hô vang khẩu hiệu “Phúc vào đây, ma quỷ hãy cút ra” nghi lễ này chỉ dành cho những người lớn tuổi. Họ sẽ thực hiện nghi thức trừ tà ma bằng cách ăn đậu. Ngoài ra họ còn trang trí những thứ ví dụ như Hiiwagiirashi để trừ tà khí. Những nghi thức này tùy theo từng địa phương, các đền thần thì cách thức sẽ khác nhau.

Vào thời điểm giao mùa, người ta cho rằng tà khí (ma quỷ) sẽ được sinh ra nhiều, chính vì vậy, người ta tổ chức những nghi lễ để xua đuổi chúng. Nghi lễ “tiết phân” được thực hiện hằng năm. “Enhishiki” nghĩa là người ta sẽ trang trí phía trong cánh cửa hình 1 đứa trẻ và con 1 bò được tô vẽ bằng đất. Cũng có thể được gọi đó là “Toushidouji”. Nó được để lên vào giữa đêm của đêm trước ngày “Taikan” và tháo xuống vào giữa đêm của đêm trước ngày lập xuân. Tùy vào “Enhishiki” mà hình dáng của những tượng đất ở các cửa nó cũng sẽ giống nhau. Đây là những nghi lễ được sinh ra và tiến hành từ thời Heian.

Về thời gian bắt đầu Tiết Phân là vào ngày 3 tháng 2 nhưng mà kể từ năm 1985 cho đến khoảng năm 2024 thì nó không giống như vậy. Tóm lại ta có thể biết rằng ngày Tiết Phân thay đổi từ năm này sang năm khác và tương lai chỉ có thế được dự đóa theo các tính toán quỹ đạo. Ngoài Nhật Bản ra không có quốc gia nào có phong tục làm lễ Tiết phân như thế.

le tiet phan o nhat ban 2

Để xua đuổi tà khí, vào dịp Tiết Phân, từ xa xưa người Nhật cũng đã tiến hành nghi lễ Toumaki. Đây là nghi thức ăn, rải và ăn đầu nành rang. Ngày nay, bên cạnh việc tổ chức nghi lễ này tại các đền thờ và chùa chiềng lớn trên toàn quốc, thì cũng được thực hiện tại gia. Theo truyền thống, sẽ có một số thành viên trong nhà đeo mặt nạ để hóa thân thành quỷ. Nhân vật quỷ này tượng trưng cho tà khí và tai ương, và ý nghĩa tập ném đậu nành rang vào quỷ là để xua đuổi điều xui xẻo, cầu may mắn vào nhà. Trong đó, đậu nành là một trong năm loại ngũ cốc quan trọng xưa nay, được cho là có linh lực trú ngụ. Hơn nữa, âm đọc chữ “đậu” là “mame” trong tiếng Nhật lại trùng với chữ “mắt của quỷ”, nên việc ném các loại đậu nói chung vào mắt của ma quỷ (ở đây là tượng trưng cho ma quỷ) có thể giúp tiễu trừ tà khí, giảm thiểu lượng ma quỷ.

Loại đậu sử dụng trong lễ Tiết phân nhất thiết phải là đậu đã được rang. Người Nhật cho rằng nếu sử dụng đậu tươi và quên nhặt lại chúng sau khi ném hoặc rải, chồi non mọc lên từ đó sẽ mang lại xui xẻo. Bên cạnh đó, động từ “rang” và “bắn trúng” trong tiếng Nhật lại có cùng âm đọc là “iru”, nên chủ cần dùng “đậu đã rang” thì sẽ có thể “bắn trúng vào mắt quỷ”.

le tiet phan o nhat ban 1

Ban đêm là thời điểm thích hợp nhất để ném và rải đậu. Bởi âm dương đạo quan niệm quỷ môn nằm ở hướng Đông Bắc và tương ứng với khoảng 2 – 4 giờ đêm, nên người Nhật cho rằng quỷ từ quỷ môn sẽ đến vào lúc đêm khuya từ hướng Đông Bắc. Do đó, nếu ném và rải đậu vào khoảng thời gian này sẽ khiến ma quỷ không thể xâm nhập vào nhà. Tại nhiều gia đình Nhật Bản, người đóng vai quỷ sẽ là bố, và những người còn lại trong gia đình sẽ ném đậu vào người bố đang đóng vai quỷ này.

Tiếp đó, gia chủ dùng các hạt đậu để rải theo thứ tự từ phòng trong cùng ra phòng khách rồi ra ngoài sân. Hai câu thường được đọc khi rải đậu là “Oni ha soto” (Quỷ phải ở bên ngoài), “Fuku ha uchi” (phúc hãy ở lại trong nhà). Hai câu này nhằm xua đuổi quỷ, tà khí, những điều không may mắn ra ngoài, và cầu cho vận may ở lại trong nhà. Để cho việc dọn dẹp đỡ vất vả thì trong nhà người ta chỉ rải ít đậu cũng được.

Sau khi kết thúc nghi thức rải đậu, người Nhật sẽ ăn những hạt đậu đã rải này để cầu cho sự may mắn, tránh được bệnh tật, được nhiều phúc khí. Mỗi hạt tương đương với một tuổi cho nên người ta sẽ ăn số hạt bằng số tuổi của họ và cộng thêm một hạt nữa.

le tiet phan o nhat ban 3

Có một phong tục nữa xuất hiện trong ngày lễ Tiết phân đó là ăn Ehomaki (Eho: phương hướng tốt, điềm may, maki: sushi cuộn rong biển). Nhân của Ehomaki là sự hòa trộn của 7 nguyên liệu khác nhau, tượng trưng cho 7 vị thần may mắn. Chúng có thể thay đổi tùy theo thời đại lịch sử và phong thổ địa phương. Khi ăn Ehomaki, người ta sẽ quay mặt về hướng Eho – được cho là hướng tốt lành của năm đó và ăn hết Ehomaki. Bên cạnh đó, ehomaki được để nguyên cả cuộn dài vì người ta cho rằng nếu cắt ehomaki sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của năm mới. Vừa ăn Ehomaki, người Nhật sẽ vừa cầu nguyện trong đầu, không được nói chuyện cho đến khi ăn xong, vì nếu nói chuyện điều tốt lành sẽ đi ra ngoài mất. Nguồn gốc của phong tục này nhằm cầu cho buôn may bán đắt, bắt nguồn từ giới thương nhân ở Osaka thời Taisho.

Ngoài những tập tục trên, người Nhật ngày xưa thường dùng vật nặng mùi hoặc sắc nhọn để xua đuổi tà ma. Từ đó mới nảy sinh ra phong tục treo cá mòi cơm (Iwashi) và nhành đông thụ (Hiigari) vào ngày Tiết phân ở trước hoặc trong nhà. Ngày nay, chúng đã trở thành biểu tượng không thể vắng bóng của ngày lễ Tiết phân truyền thống của người Nhật.

Một trong những điều khiến du khách yêu thích khi tham gia tour Nhật Bản của Viet Viet Tourism là có nhiều cơ hội để tìm hiểu tường tận về văn hóa, lịch sử, các phong tục tập quán của người dân bản xứ. Vì vậy, trong hành trình khám phá Nhật Bản, du khách hãy dành thời gian để tìm hiểu về lễ Tiết Phân độc đáo này nhé!