Cách xưng hô trong tiếng Nhật thông dụng và tự nhiên nhất

Việc xưng hô trong giao tiếp hàng ngày của người Nhật luôn cần phải chính xác và cẩn thận, bởi người Nhật rất coi trọng cách xưng hô. Cách xưng hô khuôn mẫu trong sách giáo khoa thường ít được ứng dụng khi giao tiếp với người bản xứ. Chẳng hạn như tiếng Nhật trong sách giáo khoa thường dạy cách gọi ngôi thứ hai – người đang giao tiếp cùng mình là anata”, vậy nhưng trong giao tiếp thực tế, nếu lúc nào bạn cũng gọi đối phương là “anata” thì được người Nhật đánh giá có phần không được tự nhiên. Liệu bạn đã biết cách xưng hô trong đời sống bình thường khi du lịch Nhật Bản một cách tự nhiên nhất hay chưa? Hãy cùng “bỏ túi” những bí kíp xưng hô thông dụng nhất nhé! 

1. Xưng hô theo họ/tên hoặc chức danh

Thông thường, người Nhật gọi đối phương đang trong cuộc trò chuyện với mình bằng tên hoặc chức danh công việc của họ. Mặc dù anata” cũng tương tự đại từ “you” trong tiếng Anh, nhưng nó chỉ được sử dụng khi xưng hô với một người lạ hoặc người quen mà bạn chưa thấy thoải mái khi gọi tên. Vì khi gọi đối phương là “anata” sẽ mang lại sắc thái hơi lạnh lùng và xa cách. 

Trong công việc họ thường xưng hô theo tên hoặc chức vụ của người đó.
Trong công việc họ thường xưng hô theo tên hoặc chức vụ của người đó.

Khi giao tiếp với một người bạn hoặc đồng nghiệp thân thiết, người Nhật thường gọi đối phương bằng họ hoặc thậm chí là tên (nếu đối phương cảm thấy thoải mái) kèm theo hậu tố san. Bạn cũng có thể lược bỏ cả hậu tố “san” và chỉ gọi bằng tên nếu mối quan hệ giữa bạn và đối phương cực kỳ thân thiết.

Ví dụ:

Tanaka (san) mo kinou Terasu Hausu mita?

Dịch nghĩa: Này Tanaka, cậu có xem Terrace House tối qua không?

Mặt khác, trong những tình huống chuyên nghiệp, người Nhật thường sử dụng chức danh để gọi đối phương.

Chẳng hạn bác sĩ, giáo viên và nghệ sĩ chuyên nghiệp đều được gọi với danh xưng là “先生 – sensei”. Nếu bạn nói chuyện với ai đó thuộc một trong những ngành nghề này, bạn có thể gọi người đó bằng họ và thêm “sensei” vào phía sau hoặc chỉ đơn giản gọi là “sensei”.

Tương tự khi gọi cấp trên, bạn có thể sử dụng từ “部長 – buchou” (trưởng phòng), “社長 – shachou” (giám đốc) hoặc thêm những từ này vào phía sau họ của người đó.

Ví dụ:

Sensei wa itsu goro taiin dekiru to omoimasu ka?

Dịch nghĩa: Bác sĩ ơi, khi nào tôi có thể xuất viện?

2. Cách gọi (sempai) 

Một cách thay thế phổ biến khác cho “anata” trong giao tiếp tiếng Nhật là “先輩 – sempai”, cách gọi dành cho người có thâm niên cao hơn. Đối với đồng nghiệp lớn tuổi hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc các anh chị khóa trên trong trường, bạn có thể gọi họ là sempai (tiền bối, đàn anh/đàn chị).

Ví dụ:

Sempai, ashita no kaigi ni deraremasu ka?

Dịch nghĩa: Tiền bối có tham dự cuộc họp ngày mai không?  

Ngoài ra, đối lập với sempai là “後輩 – kouhai” để chỉ những người có ít kinh nghiệm hoặc trẻ hơn bản thân mình (hậu bối, đàn em). Tuy nhiên, đừng gọi đối phương là kouhai, điều đó bị xem là thô lỗ, thậm chí là xúc phạm. Kouhai chỉ được sử dụng khi nói về mối quan hệ của bản thân với ai đó.

3. Một số đại từ nhân xưng hô thay thế cho “anata”

Mặc dù trong tiếng Nhật, cách tự nhiên nhất để gọi người đang giao tiếp với mình là sử dụng họ/tên hoặc chức danh của đối phương, nhưng vẫn có những đại từ nhân xưng ngôi thứ hai có thể thay thế cho “anata”. 

3.1 Omae

omae là một cách gọi suồng sã, thô lỗ thường được phái nam sử dụng, có thể hiểu “omae” như  đại từ “mày” trong tiếng Việt. “Omae” thường được bạn bè thân thiết (lứa tuổi học trò) sử dụng. 

Ngoài ra, vì mang màu sắc thô lỗ nên omae cũng thường được dùng để mắng chửi nhau, trong những tình huống hạ thấp đối phương. Ngày xưa, đàn ông Nhật Bản cũng hay gọi vợ mình là omae, nhưng hiện tại đã đã có nhiều cách gọi khác thay thế.

Omae-là một cách gọi suồng sã, thô lỗ thường được phái nam sử dụng
Omae-là một cách gọi suồng sã, thô lỗ thường được phái nam sử dụng

Ví dụ:

Oi, omae! Ore no kanojo wo sawaru na!

Dịch nghĩa: Tên kia, không được động vào cô ấy!

3.2 Kimi

Kimi” là một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai khác, chủ yếu được nam giới sử dụng khi gọi bạn bè, vợ hoặc người yêu của họ. Bên cạnh đó, kimi cũng được người lớn sử dụng khi nói chuyện với trẻ em. 

Tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng kimi, vì đây là cách gọi tương đối suồng sã nên sẽ bị coi là thô lỗ thậm chí khiến đối phương nổi giận nếu sử dụng để gọi người lớn tuổi hơn.

Kimi-chủ yếu được nam giới sử dụng khi gọi bạn bè, vợ hoặc người yêu của họ.
Kimi-chủ yếu được nam giới sử dụng khi gọi bạn bè, vợ hoặc người yêu của họ.

Ví dụ:

Kimi wa tanjoubi purezento, nani ga hoshii?

Dịch nghĩa: Em (đề cập đến bạn gái) muốn quà gì cho ngày sinh nhật?

4. Ngôi thứ hai số nhiều 

Nếu đối phương là số đông, bạn có thêm hậu tố “たち – tachi” vào các đại từ như (anata, kimi, omae…). Hậu tố “tachi” có sắc thái hoàn toàn trung lập, vì vậy có thể sử dụng trong hầu hết trường hợp. 

Ví dụ: 

Kimitachi wa minna koko no seito nano?

Dịch nghĩa: Tất cả các bạn đều là học sinh của trường này sao?

Bên cạnh đó, nếu muốn tăng thêm yếu tố lịch sự trong cách gọi bạn có thể thêm vào hậu tố “gata”, chẳng hạn ”senseigata”.