Khi đặt chân đến đất nước Trung Quốc xinh đẹp, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những ngọn núi hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Trong tour du lịch Trung Quốc hôm nay, Viet Viet Tourism xin đưa du khách đến khám phá Ngũ Đài Sơn. Đây là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc mà du khách không thể bỏ qua trong hành trình du lịch của mình.
Ngũ Đài sơn, còn gọi là Thanh Lương sơn, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, thành phố Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Sở dĩ Ngũ Đài Sơn có tên gọi như vậy là do địa hình bất thường của nó, bao gồm 5 đỉnh thuôn tròn Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung.
Ngũ Đài sơn là nơi gắn với truyền thuyết Văn Thù Bồ Tát hiển thánh. Một năm nọ nơi đây có tổ chức một bữa tiệc ăn chay lớn. Một phụ nữ hành khất dắt theo hai đứa con nhỏ và một con chó đói tới ăn xin, được cho ba xuất, chưa cho là đủ, nói: “Con chó cũng nên có phần”. Hòa thượng cho thêm một xuất, người phụ nữ lại nói: “Trong bụng tôi còn một đứa bé cũng nên có phần”. Vị hòa thượng nổi giận: “Đứa bé còn chưa sinh ra cũng đòi phần ăn, thật không biết thế nào là đủ”. Người phụ nữ bèn đáp: “Chúng sinh bình đẳng, thai nhi chẳng nhẽ không phải là người?”. Nói rồi, người phụ nữ cắt tóc, bay lên trời, xuất hiện pháp tướng Bồ Tát, hai đứa con hóa thành hai đồng tử, con chó biến thành sư tử xanh. Đến nay Ngũ Đài sơn còn có Phát tháp Văn Thù, tương truyền là nơi cất giữ tóc của Văn Thù Bồ Tát. Ngày nay, người ta vẫn tin rằng Văn Thù Bồ Tát thường hiển linh trên núi này dưới dạng những người hành hương hay nhà sư bình thường hoặc hay xuất hiện dưới dạng các đám mây ngũ sắc.
Ngũ Đài sơn trải rộng trên một diện tích 2.837km vuông với năm ngọn núi chính, có độ cao trung bình cách mực nước biển trên 1.000 mét, và đỉnh của ngọn núi phía Bắc mà nó được mệnh danh như là “nóc nhà của miền Bắc Trung Quốc” cao đến 3.061 mét.
Ngũ Đài sơn vốn dĩ là một thánh địa của đạo giáo và các đạo sĩ thường lui tới ngọn núi này. Vì vậy, nơi đây có rất nhiều công trình kiến trúc chùa chiền cổ kính và linh thiêng. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên được xây ở Ngũ Đài sơn là dưới triều Minh Đế thời Đông Hán (25-220). Truyện kể rằng hai vị Tăng sĩ Ấn Độ là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đã đến Ngũ Đài sơn và xây một ngôi chùa trên đó sau khi tranh luận thắng những đạo sĩ của đạo giáo ở đây.
Vào thời kỳ Nam Bắc triều (420-589), Phật giáo phát triển mạnh ở đây với sự hỗ trợ của Hiếu Văn Đế (467-499, hoàng đế Bắc Ngụy). Ông cho mở rộng chùa Linh Thứu và xây thêm 12 ngôi chùa khác. Vào thời Bắc Tề (550-577), con số chùa trên núi Ngũ Đài lên đến hơn 200 ngôi. Dưới thời Tùy Văn Đế (581-604), vị vua này ra lệnh xây một ngôi chùa trên mỗi đỉnh của Ngũ Đài sơn để thờ Bồ-tát Văn Thù (Manjusri). Đó là chùa Vọng Hải trên đỉnh phía Đông, chùa Phổ Tế trên đỉnh phía Nam, chùa Pháp Lôi trên đỉnh phía Tây, chùa Linh Ứng trên đỉnh phía Bắc, và chùa Diễn Giáo trên đỉnh ngọn núi giữa.
Thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh thứ hai ở Ngũ Đài sơn là vào đời nhà Đường (618-907). Vào thời này có hơn ba trăm ngôi chùa và hơn ba ngàn Tăng sĩ tu tập ở đây và Ngũ Đài sơn được xem như một thánh địa Phật giáo. Và cũng vào thời này, nhiều Tăng sĩ từ Ấn Độ, Nepal, Nhật Bản, Triều Tiên, Tích Lan… đã hành hương đến Ngũ Đài sơn để chiêm bái và học đạo.
Trong quá khứ có hơn 300 ngôi chùa ở Ngũ Đài sơn nhưng ngày nay chỉ còn 53 ngôi tồn tại cùng với vào khoảng 30.000 tượng Phật được làm từ những chất liệu khác nhau như đất sét, sành sứ, kim loại, đá và gỗ. Trong số những ngôi chùa hiện còn, chùa Phật Quang và chùa Nam Thiện là những ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất ở Trung Quốc; trong khi chùa Hiển Thông, chùa Tháp Viện, chùa Bồ-tát Đính, chùa Thù Tượng và chùa La Hầu là năm ngôi chùa lớn ở Ngũ Đài sơn. Vào thời nhà Thanh (1644-1911), chùa ở Ngũ Đài sơn được chia thành chùa xanh và chùa vàng. Những Tăng sĩ của chùa xanh, những người mang y xanh hay xám, là những Tăng sĩ gốc Hán, trong khi những ngôi chùa vàng là những Tăng sĩ theo Phật giáo Tây Tạng. Trong số những ngôi chùa ở Ngũ Đài sơn hiện nay, có 10 ngôi theo Phật giáo Tây Tạng. Và hầu hết những ngôi chùa ở đây đều thờ Bồ-tát Văn Thù.
Chùa Hiển Thông là ngôi chùa lớn và có lịch sử lâu dài nhất tại Ngũ Đài sơn. Tọa lạc trên một diện tích 80.000 mét vuông, ngôi chùa này được xây dựng lần đầu vào năm 68 dưới thời Đông Hán (25-220) và tiếp tục được mở rộng và xây thêm vào những triều đại tiếp theo. Hiện nó đóng vai trò quan trọng trong các ngôi chùa ở đây do đó Hiệp hội Phật giáo Ngũ Đài sơn được đặt ở nơi này. Ở ngôi chùa này có một quả chuông lớn phía trước cổng, mà mỗi khi đánh lên âm thanh phát ra vọng khắp ngọn núi. Bên dưới chùa Hiển Thông là ngôi Bạch Tháp thờ Xá lợi Phật cao 51m, đỉnh tháp có “đồng bàn” (một hình thức kiến trúc hình mâm tròn bằng đồng), kế bên với trang trí những chuông lắc nhỏ bằng đồng. Bạch Tháp là một trong các tác phẩm với đậm phong cách kiến trúc Tạng truyền.
Chùa Tháp Viện được xem là biểu tượng của Ngũ Đài sơn, bởi vì nó là ngôi chùa tọa lạc phía trước những ngôi chùa khác. Ngôi chùa này có chiều cao 75.3 mét với kiến trúc nổi bật ở đây là ngôi tháp cao được sơn màu trắng với tên gọi là Tháp Trắng Lớn mang kiến trúc Tây Tạng.
Chùa Văn Thù hay cũng được gọi là viện Đại Văn Thù được thành lập vào thời Bắc Ngụy. Truyền thuyết nói rằng Bồ-tát Văn Thù đã trú ở đây, vì vậy nó cũng được gọi là “Chân Dung viện” hay “Bồ-tát Đính”. Vào thời hoàng đế Vĩnh Nhạc nhà Minh (1368 -1644), các vị Lạt-ma được trú lại Ngũ Đài sơn và từ đó về sau chùa Văn Thù trở thành ngôi chùa chính thuộc phái Mật tông. Hai vị hoàng đế nhà Thanh là Khang Hy và Càn Long đã từng đến đây và để lại thủ bút.
Chùa Thù Tượng nằm cận chùa Tháp Viện, được xây vào thời nhà Nguyên (1271-1368) trên một diện tích 6.400 mét vuông và gồm 50 kiến trúc khác nhau. Trong số chúng, điện Văn Thù là kiến trúc lớn nhất với tượng Bồ-tát Văn Thù được tôn trí ở đó. Có một con suối trong vắt chảy ra từ ngôi chùa này và có tên gọi là suối Bát-nhã, mà nước của nó từng được các triều đình vua chúa lấy sử dụng.
Chùa La Hầu nằm ở phía Đông chùa Hiển Thông. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Đường dành cho những vị Lạt-ma.
Lớn nhất trên Ngũ Đài Sơn là chùa Nam Sơn, được xây dựng từ thời nhà Nguyên. Chùa bao gồm 7 tầng, chia ra khiến 3 phần. Ba tầng tốt nhất được gọi là Cực Lạc Tự, tầng giữa gọi là Thiện Đức Đường, ba tầng trên gọi là Hữu Quốc Tự.
Bên cạnh các ngôi chùa tháp, Ngũ Đài sơn còn được tô điểm bởi những triền núi, vách đá, suối nước, cây xanh…, tạo thành một cảnh quan vô cùng tú lệ. Ngũ Đài sơn là một nơi có hệ thực vật phong phú với hơn 600 loại cây cỏ được tìm thấy mà trong số đó có hơn 150 loại cỏ có thể được sử dụng làm thảo dược. Ngoài ra ở đây cũng lưu giữ vô số tác phẩm nghệ thuật như tranh tượng, bích họa, thư pháp…
Viếng thăm Ngũ Đài sơn, ngoài việc tận hưởng không khí trong lành và cảnh quan tươi đẹp, đây cũng là dịp để du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của Phật giáo Trung Quốc, tận mắt chứng kiến những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo mà chúng được cho là có ảnh hưởng đến kiến trúc cung điện của Trung Quốc trên một ngàn năm. Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng quên ghé đến khám phá địa danh nổi tiếng này nhé!