Todaiji hay còn được gọi với cái tên “Đông Đại Tự” là một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất và mang giá trị lịch sử nhất của Nhật Bản. Chùa mang ý nghĩa cột mốc của thành phố Nara. Đây cũng là một trong những trung tâm dạy Đạo Phật phái Hoa Nghiêm tông ở “xứ sở hoa anh đào”.
Chùa Đông Đại tồn tại gần 1.500 năm, được trùng tu vào năm 752, và được xem như là ngôi chùa đứng đầu trong tất cả những ngôi Chùa Phật Giáo của Nhật Bản, rồi lớn mạnh, đầy quyền lực đến nỗi thủ đô phải được dời từ Nara đến Nagaoka vào năm 784 nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của ngôi chùa đến các vấn đề về chính trị.
Todaiji đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa cho nên không còn giữ được sự nguy nga, đồ sộ của ngôi chùa như ở thời kỳ đầu. Trong quần thể kiến trúc lúc ban đầu của chùa Đông Đại có 2 tòa nhà cao 100 m. Vào thời điểm ấy, sau những tòa tháp ở Ai Cập thì đây là 2 tòa nhà cao nhất thế giới. Hiện nay thì 2 tòa nhà này không còn nữa. Tòa nhà trong hiện tại được trùng tu hoàn thành vào năm 1709 và nhỏ hơn 30% so với tòa nhà trước đó.
Điện chính của chùa Todaiji – Daibutsuden (điện lớn) là điện bằng gỗ lớn nhất thế giới. Dù cho sự thật là hình hài hiện tại của chính điện được trùng tu vào năm 1692 chỉ bằng 2/3 kích thước của ngôi điện cũ. Công trình vĩ đại nhất trong chính điện là tượng phật (Daibutsu) bằng đồng lớn nhất Nhật Bản. Tượng cao 15m, đại diện cho Phật Như Lai, và hai vị hai bên là Bồ Tát. Một vài bức tượng Phật nhỏ hơn, và các mô hình của các ngôi điện cũ, cũng được trung bày ở điện Daibutsuden. Một điểm nổi bật khác ở đây, là chiếc cột đình với một cái lổ ở chân cột có kích thước như lỗ mũi của Daibutsu. Tương truyền rằng, những ai có thề chui qua được cái lỗ này, thì sẽ có được một cuộc sống tươi đẹp ở kiếp sau.
Ở con đường tiến vào Todaiji có cổng Nandaimon – Nam Đại Môn được xây dựng từ năm 1199, là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của chùa. Cổng tam quan hiện tại được tái thiết theo đúng hình dáng cũ. Cổng có 18 cột trụ chống đỡ, mỗi cái cao 20 m, với đường kính hơn 1 m. Đứng hai bên của cổng tam quan của chùa là 2 pho tượng hộ pháp bằng gỗ cao gần 8 m, có tuổi thọ trên 800 năm. Pho tượng được điêu khắc bởi người thợ chạm gỗ bậc thầy là ông Unkei. Tượng được ghép thành từ 3.115 miếng gỗ. Đại điện cho 2 thần Nio, hai bức tượng được thiết kế để canh giữ kho báu quốc gia cùng với cổng vào.
Trong khuôn viên của chùa, trải dài hơn 1km theo trục Bắc-Nam và Đông-Tây, tính từ Đại Phật điện, là hàng loạt các công trình kiến trúc khác nhau, gồm có các ngôi điện và kho báu, nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia. Trong đó có 7 công trình được công nhận là di sản quốc gia. Là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất ở Nhật Bản, chùa Đông Đại sở hữu rất nhiều bảo vật rất có giá trị về văn hóa, lịch sử. Chùa hiện có 20 pho tượng Phật và tác phẩm nghệ thuật được xếp loại di sản quốc gia.
Hiện tại, quần thể kiến trúc chùa Đông Đại gồm có Đại Phật điện, hai tòa tháp 7 tầng, một giảng đường và khu tịnh xá. Bên cạnh đó còn có nhiều công trình lịch sử khác, kể cả tòa điện Shoro (Kho báu Hoàng gia), nơi lưu trữ kho bảo vật của Thiên hoàng Shomu.
Liên Hoa điện hiện hữu trong quần thể kiến trúc chùa Đông Đại hiện tại là một công trình có tuổi thọ lâu đời nhất trong quần thể.
Đặc biệt, chùa hiện lưu giữ được những bức chạm trổ rất tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản, những bức tượng cổ bằng đồng cùng hàng trăm di vật, cổ vật quý hiếm.
Một điểm thú vị khác khi tham quan chùa Todaiji là bảo tàng Todaiji. Bảo tàng được công khai để tham quan vào năm 2011 và ở gần cổng Nandaimon. Triễn lãm được tổ chức luân phiên ở bảo tàng trưng bày từ những bộ sưu tập của Chùa về nghệ thuật tôn giáo và kho tàng văn hóa, đến những bức tượng phật lớn.
Những khoảng sân của Todaiji rất rộng rãi, bao phủ gần hết phía bắc của công viên Nara, chứa một vài những điện nhỏ hơn trên những ngọn đồi phía đông của chính điện. Những điện này gồm có điện Hokkedo (hay còn được gọi là Sangatsudo) và Nigatsudo. Từ ban công của điện Nigatsudo, du khách có thể có được một tầm nhìn tuyệt đẹp xuống thành phố, và chứng kiến được lễ Omizutori được tổ chức hằng năm từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 3.
Bên cạnh đó, nghệ thuật vườn cảnh độc đáo và hài hòa với kiến trúc đã tạo cho chùa Đông Đại thành một quần thể di tích lịch sử, tâm linh vô cùng ngoạn mục và tú lệ, có sức thu hút hiếm có, khiến nơi đây trở thành địa danh linh thiêng và hấp dẫn đối với du khách trong nước cũng như quốc tế.