Khám phá 5 lễ hội dị thường ở Nhật Bản

Nhật Bản có một nền văn hóa phong phú nên có rất nhiều lễ hội diễn ra trong năm. Bên cạnh đó Nhật Bản có những lễ hội vô cùng độc đáo, dị thường và cũng chỉ có ở quốc gia này hoặc một ít quốc gia trên thế giới. Tham gia tour du lịch Hồng Kông để có cơ hội khám phá 5 lễ hội dị thường không giống ai ở xứ sở hoa anh đào này nhé!

1. Lễ hội Kanamara Matsuri

Ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hằng năm là ngày diễn ra lễ hội phồn thực Shinto ở Nhật Bản, còn gọi là Kanamara Matsuri hay “Lễ hội của dương vật thép”. Trải qua thời gian, lễ hội này không mờ nhạt đi mà ngày càng thu hút đông người tham gia, trong đó có không ít du khách nước ngoài.

Nhiều người có thể thắc mắc tại sao người Nhật lại tôn vinh “của quý thép”. Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con quỷ răng nhọn phải lòng một cô gái xinh đẹp. Nhưng cô này không đáp lại tình cảm của nó mà quyết định kết hôn một người đàn ông khác. Con quỷ giận giữ đã chui vào bộ phận sinh dục của cô gái và dùng răng nhọn cắn đứt “của quý” của chú rể trong đêm tân hôn. Khi cô gái tái hôn, con quỷ ghen tức tiếp tục cắn đứt của người chồng thứ hai. Thương cảm cho cô gái, dân làng bày mưu lừa con quỷ. Một người thợ rèn chế chiếc “của quý” bằng thép để cô gái đưa vào người. Con quỷ bị gãy hết răng khi cắn phải vật này nên đã phải rời khỏi cơ thể cô gái.

le hoi Kanamara Matsuri

Sau đó, truyền thuyết này được tưởng nhớ bằng cách đưa một “của quý” bằng thép vào đền Kanayama, nơi thờ Kanayama Hikonokami và Kanayama Himenokami – hai vị thần của sự sinh nở và sức khỏe của bụng. Đền Kanayama sau này trở thành nơi các cô gái mại dâm đến cầu nguyện để mong được bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng đến đây để cầu khấn đường con cái.

Ngoài lễ rước chiếc “của quý” khổng lồ, ở lễ hội Kanamara Matsuri còn còn có rất nhiều đồ lưu niệm hình sinh thực khí nam được bày bán, như móc chìa khóa, đồ trang sức, bút, đồ chơi và sô-cô-la. Nhưng bán chạy nhất là những cây kẹo hình bộ phận sinh dục nam và nữ.

Đối với văn hóa phương Đông như Nhật Bản, những hình ảnh này có vẻ là sự phô trương kỳ dị, nhưng nhiều người cho rằng tính cởi mở của lễ hội mang tính lành mạnh khi tôn vinh khả năng sinh sản. Trên thực tế, nhiều người Nhật đến lễ hội cùng con của họ và không ngần ngại mua cho chúng những cây kẹo hình sinh thức khí nam hay để chúng đứng cạnh các “của quý” giả để chụp ảnh lưu niệm.

2. Lễ hội Nakizumou Matsuri

Lễ hội này được tổ chức ngay giữa thủ đô Tokyo- taiij đền Sensoji. Mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi, nằm trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi. Đúng như tên gọi, mục đích của lễ hội là làm cho những đứa trẻ phải khóc, càng to càng tốt. Khi vào lễ hội, các em nhỏ mặc những bộ áo truyền thống, đeo dây lưng, do hai võ sĩ sumo bế và đứng đối diện nhau. Lúc bắt đầu phần thi, hai sumo bế hai đứa bé đứng đối diện nhau. Trọng tài sẽ hô to “Naki! Naki! Naki!” (Khóc đi! Khóc đi! Khóc đi) để cổ vũ trong khi các sumo sẽ làm mọi cách để đứa trẻ có thể khóc như làm mặt dữ dằn, dọa,… Nếu bé không khóc, thậm chí cười, thì lúc này sẽ có một nhà sư mang mặt nạ quỷ dọa cho bé khóc thét lên mới thôi. Trọng tài sẽ quyết định ai là người thắng dựa vào việc người nào làm cho đứa trẻ khóc trước. Trong trường hợp hai đứa trẻ cùng khóc thì trọng tài sẽ căn cứ vào tiếng vang, rõ ràng hơn để quyết định.

le hoi Nakizumou Matsuri

Nếu như những người mẹ luôn muốn những đứa con của mình ngoan, ít khóc thì lễ hội này lại mong muốn tìm ra đứa trẻ khóc to nhất, dai nhất. Sở dĩ có sự lạ lùng như vậy là do, người dân Nhật Bản quan niệm rằng, một đứa trẻ khóc to sẽ khỏe mạnh, lớn lên tự tin và nanh hơn những đứa trẻ không khóc. Theo quan niệm tâm linh, họ cho rằng tiếng khóc của trẻ con sẽ xua đuổi ma quỷ trong người đứa bé để đứa bé lớn lên khỏe mạnh. Vì thế, họ có câu: “trẻ càng khóc, càng lớn nhanh”.

3. Lễ hội Onbashira Matsuri

Nếu có cơ hội ghé thăm vùng Suwa, tỉnh Nagano vào tháng 4 và tháng 5, du khách sẽ có dịp tham dự lễ hội Onbashira – lễ hội được biết đến với sự phiêu lưu mạo hiểm được tổ chức 7 năm 1 lần vào năm Dần và năm Thân. Lễ hội kéo dài hơn 1 tháng với hai phần chính.

le hoi Onbashira Matsuri

Vào dịp lễ này, những người dân làng trong trang phục truyền thống sẽ vào rừng đốn hạ 16 cây thông to để làm cột cho ngôi đền địa phương. Những người dân này sẽ ngồi trên thân gỗ và trượt qua những dốc núi thẳng đứng và vượt qua những dòng sông lạnh giá để có thể mang những thân gỗ tốt nhất về. Thương tích, hi sinh trong quá trình vận chuyển những thân gỗ là điều không tránh khỏi, tuy nhiên lễ hội này vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.

4. Lễ hội Kanchu Misogi

Lễ hội Kanchu Misogi được tổ chức tại ngôi đền cổ Shinto của Nhật. Đây là một nghi lễ thanh lọc cơ thể của người dân Nhật Bản nhằm cầu may mắn, thành công trong năm mới. Những người tham gia, là các tín đồ đạo Shinto, được yêu cầu phải thực hiện nghi thức đứng ôm tảng băng lớn trong hồ nước lạnh giữa trời. Điều này sẽ giúp tẩy rửa sạch sẽ thể xác và linh hồn cho người tham gia để đón nhận may mắn và thành công. Đây cũng là cách để giúp người tham gia rèn luyện thể lực và tính kiên nhẫn.

le hoi Kanchu Misogi

Nghi lễ ôm băng này được tổ chức ở khắp đất nước Nhật Bản trong mùa xuân với nhiều biến thể tương tự nhau. Tại một số địa phương, người dân không ôm băng mà chôn mình dưới lớp băng tuyết trắng hoặc đứng tắm dưới thác nước lạnh.

4. Lễ hội Yukake Matsuri

le hoi Yukake Matsuri

Cũng diễn ra vào tháng 1 nhưng hoàn toàn trái ngược với nghi thức tắm nước đá chính là lễ hội té nước nóng tại những thành phố có suối nước nóng tại Nhật – Kawarayu Onsen, Naganohara-machi, Agatsuma-gun, Gunma Pref. Trong ngày này, những người đàn ông già trẻ sẽ đóng khố mỏng màu trắng, tụ tập và sau đó té nước nóng vào nhau từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Lễ hội này được tổ chức bất kể thời tiết như thế nào và thu hút được rất nhiều người đàn ông Nhật tham gia. Lễ hội được tổ chức để cầu mong sức khỏe và những điều tốt lành.

5. Lễ hội Hadaka Matsuri

Nếu trước mắt du khách là một đám đông người chỉ mặc độc một chiếc khố, thậm chí là khỏa thân, đừng hoảng sợ, du khách đang ở trong một lễ hội tôn giáo lâu đời nhất của Nhật Bản. Ở đây, những người đàn ông tranh giành nhau quyết liệt để lấy được một trong hai chiếc gậy may mắn (được gọi là Shingi, có đường kính 4cm và chiều dài 20cm) – do một đạo sĩ ném từ cửa sổ cao 4m xuống. Người đó sẽ may mắn và hạnh phúc trong năm đó nếu giữ được Shingi lâu nhất và nhét được nó vào trong một chiếc hộp.

Hadaka Matsuri xuất hiện cách đây hơn 500 năm, khởi nguồn ở ngôi đền Saidaiji, thành phố Okayama. Ban đầu mọi người tập trung trước cổng đền để tranh nhau lấy được tấm bùa làm bằng giấy của đạo sĩ. Dần dần, nghi lễ đó trở thành một hoạt động thường niên diễn ra vào thứ 7 của tuần thứ 3 trong tháng 2. Là bùa bằng giấy được đổi thành chiếc gậy để đảm bảo sự chắc chắn của nó.

le hoi Hadaka Matsuri

Lễ hội thu hút khoảng 9000 người tham gia và bắt đầu từ 10h đêm trong cái lạnh dưới 10 độ của xứ phù tang, những người đàn ông mặc một chiếc khố, chân đi tất đứng vây kín khoảng không dưới cửa sổ của đền thờ để ngóng trông chiếc gậy may mắn. Trước đó, họ phải rửa chân trần để làm trong sạch cơ thể mình và uống một chút rượu sake để làm nóng. Du khách sẽ trở thành người hùng của lễ hội nếu khỏa thân hoàn toàn, được gọi là Shinto.

Những tiếng hô “Wasshoi! Wasshoi” vang lên khi lễ hội bắt đầu, những “đấu sĩ sumo” chiến đấu, nuôi hy vọng giành được cây gậy may mắn trong cuộc chiến diễn ra cam go, khốc liệt. Khi cuộc chiến kết thúc, những người xung quanh cố gắng chạm vào người đó dể mang lại chút may mắn đang lan tỏa. Mọi người trở về lều để nghỉ ngơi và chữa trị vết thương nhỏ bởi tuy tranh giành của nhau nhưng người Nhật vẫn luôn giữ đúng thái độ nền nã, tôn trọng đối thủ.

Lễ hội Hadaka Matsuri tượng trưng cho sức mạnh, tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiến cường của con người và đất nước Nhật Bản,thể hiện sức sống của những nét văn hóa truyền thống của một quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.

Nếu muốn có cơ hội tham gia vào các lễ hội dị thường khác lạ chỉ có ở Nhật Bản này thì hãy đăng ký tour du lịch Nhật Bản. Đây cũng dịp để du khách được khám phá nét văn hóa phong phú của xứ Phù Tang, cũng như thả hồn mình vào những cảnh săc thiên nhiên tươi đẹp tại Nhật Bản!