Tìm hiểu trang phục Hàn Quốc từng mốc lịch sử

Trang phục hanbok là trang phục truyền thống nổi tiếng của Hàn Quốc. Để có thể trở thành trang phục truyền thống hoàn thiện tôn được nét đẹp thanh tao, dịu dàng của người phụ nữ. Bộ hanbok đã phải qua nhiều thời kỳ với nhiều cải tiến, cách tân để từ bộ trang phục thô sơ trở thành một trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Hãy cùng Air Go quay về từng thời kỳ của Hàn Quốc để tìm hiểu chi tiết trang phục Hàn Quốc theo thời gian đã thay đổi như thế nào để hiểu hơn về văn hóa trang phục của người Hàn trước khi đi tour du lịch Hàn Quốc nhé!

1. Hanbok là gì?

Mỗi dân tộc trên thế giới đều sở hữu những nét văn hóa riêng biệt. Và trang phục truyền thống là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự khác biệt này. Bởi nó không chỉ đơn thuần là một bộ quần áo mà còn là phương tiện gián tiếp biểu hiện văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ, lối sống, thuần phong mỹ tục của dân tộc đó.

Tìm hiểu về nguồn gốc của Hanbok Hàn Quốc
Tìm hiểu về nguồn gốc của Hanbok Hàn Quốc

Hanbok hay Hàn Phục là bộ trang phục truyền thống và cũng là niềm kiêu hãnh to lớn của đất nước Hàn Quốc. Trải qua lịch sử tồn tại lâu đời gắn liền với nhiều cột mốc quan trọng, Hanbok vì thế mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong lòng mỗi người dân xứ sở kim chi và là biểu tượng cho những giá trị văn hóa tiêu biểu trong xã hội Hàn Quốc.

2. Lịch sử hình thành Hanbok

Theo các nhà khảo cổ học, Hanbok đã bắt đầu xuất hiện từ những năm trước Công nguyên tại khu mộ của người Hung Nô (Mông Cổ). Hanbok được truyền bá qua nhiều vùng đất nên có sự hòa quyện với những nét văn hóa khác nhau. Những năm 57 trước Công nguyên, giới quý tộc và quan chức tại Hàn thường mặc áo choàng Gwanbok được may từ lụa Trung Quốc, còn phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân thì mặc áo khoác dài ngang hông, váy phủ kín chân với kiểu dáng và màu sắc đơn giản. Dưới thời đại Koryeo, áo Jeogori được may ngắn tới eo, phía trên có nơ thắt bằng vải dài, tay áo hơi cong, váy ngắn hơn một chút. Thời Choson, áo Jeogori ngắn và ôm sát cơ thể hơn kiểu áo thời Koryeo. Đến triều đại vua Joseon, mẫu áo này quá ngắn nên được bổ sung thêm áo Heoritti – một lớp áo lót mỏng mặc bên trong.

Ngày nay Hanbok chủ yếu được mọi người mặc nhiều vào những dịp đặc biệt như tết, lễ hội, ngày mừng thọ, sinh nhật, ngày giỗ, lễ cưới hay những sự kiện trọng đại khác. Trong quá khứ, Hanbok không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho truyền thống của dân tộc mà còn là phương tiện thể hiện sự đẳng cấp của người mặc trong xã hội với những quy tắc khắt khe về họa tiết, hoa văn, màu sắc và ý nghĩa của nó. Trong lịch sử, Hàn Quốc có hai loại Hàn phục dành riêng cho giai cấp quý tộc và dân thường. Chỉ có giới thượng lưu trong xã hội xưa mới có thể mặc Hanbok được may theo kiểu cách nước ngoài và dệt từ cây gai hay một loại vải lụa cao cấp – giúp người mặc cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu. Trong khi đó, dân thường chỉ được phép mặc Hanbok làm từ vải bông thông thường.

3. Đặc điểm của bộ trang phục Hanbok

Thoạt đầu mới nhìn qua, chắc hẳn chúng ta sẽ cảm thấy bộ trang phục Hanbok có vẻ khá cứng nhắc và nặng nề với phần váy xòe to phủ kín chân mang lại cảm giác khó chịu, bí bách cho người mặc. Vậy điều này có đúng không? Cùng Air Go khám phá một số đặc điểm thú vị về bộ trang phục Hanbok này nhé!

3.1 Kết cấu và kiểu dáng Hanbok

Hanbok dành cho nữ giới bao gồm áo Jeogori (áo khoác ngắn), váy Chima (phần váy xòe kín chân có thắt eo cao), Sokchima (lớp váy lót mỏng ở bên trong). Ngoài ra còn có thêm dây thắt lưng Otgoreum. Hanbok dành cho nam giới có vẻ đơn giản hơn với áo Jeogori và quần Baji rộng dài. Tùy từng mùa và từng vùng khác nhau mà người Hàn sẽ mặc Hanbok có lót thêm lớp vải lông giữ ấm hoặc khoác thêm một lớp áo khoác bên ngoài.

3.2 Chất liệu

Hanbok mặc hằng ngày sẽ được may bằng sợi gai và sợi lanh
Hanbok mặc hằng ngày sẽ được may bằng sợi gai và sợi lanh

Trong quá khứ, người Hàn chỉ dùng lụa để may những bộ Hanbok làm lễ phục mặc trong các dịp đặc biệt. Hanbok mặc hằng ngày sẽ được may bằng sợi gai và sợi lanh. Phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc xưa sẽ mặc Hanbok được may từ loại vải cao cấp, mềm mượt và nhẹ nhàng. Tầng lớp dân thường chỉ được sử dụng vải sợi bông. Áo Jeogori và quần Baji cũng được may từ những loại vải khác nhau. Khi bắt đầu có sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây, các loại vải dùng để may Hanbok ngày càng đa dạng hơn. Tùy theo từng điều kiện thời tiết mà người Hàn sẽ sử dụng chất liệu khác nhau giúp người mặc cảm thấy thoải mái. Vải sợi gai, vải xô là lựa chọn cho những ngày hè oi ả, trong khi mùa xuân và mùa thu thì mọi người lại dùng tơ lụa. Để tránh cái lạnh giá của mùa đông, Hanbok thường được may thêm một lớp vải bông giữ ấm.

3.3 Màu sắc

Vào ngày thường, hầu hết mọi người chỉ mặc hanbok màu trắng. Theo quy định, màu vàng thẫm là màu dành riêng cho hoàng đế, ngoài ra nhũ vàng và những họa tiết thêu cũng chỉ được sử dụng cho trang phục hoàng gia. Tầng lớp thượng lưu trong xã hội thích mặc những bộ Hanbok có màu sắc sặc sỡ. Người trung niên thường lựa chọn những bộ Hanbok mang sắc thái trang nghiêm, trong khi trẻ em lại mặc những bộ Hanbok có màu sắc tươi sáng như đỏ tươi, hồng, vàng, xanh,…

Ngoài ra, người Hàn thường phối màu cho áo Jeogori và váy Chima hay quần Baji dựa theo thuyết âm dương ngũ hành của phương Đông. Gam màu đặc trưng là xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen tương ứng với năm yếu tố là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thông thường màu sắc của áo Jeogori sẽ hợp với màu của váy Chima hoặc nhạt hơn.

3.4 Họa tiết

Những hoa văn, họa tiết được thể hiện trên trang phục Hanbok thường chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc. Do đó bộ quốc phục này còn là phương tiện thể hiện quyền lực, địa vị xã hội cũng như những mong muốn của người mặc. Những họa tiết động vật thường rất được người Hàn ưa chuộng. Các họa tiết như rồng, rùa, phượng hoàng,… là biểu hiện cho sự may mắn và những điều tốt lành hay bươm bướm với ý nghĩa trường thọ.

Các họa tiết về thực vật cũng được người Hàn sử dụng khéo léo để truyền tải những ý nghĩa riêng. Hoa cúc là biểu hiện cho sự trường thọ, hoa lan đại diện cho tình bạn tốt đẹp, hoa sen với ý nghĩa chỉ sự thanh khiết, hoa mai biểu trưng cho tinh thần dũng cảm, cây tre ám chỉ lòng trung thành hay hoa mẫu đơn là biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Ngoài ra, những họa tiết về thiên nhiên như núi, nước, tảng đá cũng được sử dụng nhiều với ý nghĩa chỉ sự bất biến của cuộc đời. Trong khi đó, họa tiết về mây tượng trưng cho khát khao của con người về hạnh phúc, hoài bão và sự vĩnh cửu.

4. Các phụ kiện đi cùng khi mặc Hanbok

Ngay sau đây là một số loại phụ kiện thường được người Hàn sử dụng khi mặc bộ trang phục Hanbok truyền thống. Cùng Top Ten Travel khám phá ngay nhé bạn ơi!

4.1 Băng trang trí tóc Daenggi

Daenggi là một dải ruy băng dài bằng vải, thêu họa tiết nổi bật, được sử dụng để cột và trang trí cho mái tóc của người con gái. Tùy vào phong cách thiết kế của từng bộ Hanbok và địa vị xã hội của người mang mà ruy băng sẽ mang những họa tiết và màu sắc khác nhau.

Băng trang trí tóc Daenggi
Băng trang trí tóc Daenggi

4.2 Norigae

Đây là loại phụ kiện được sử dụng phổ biến từ giới quý tộc cho đến thường dân khi kết hợp với Hanbok. Norigae có hình dạng tua rua được người Hàn đeo ở thắt lưng váy Chima hoặc ở phía ngoài áo choàng. Tùy vào màu sắc, chất liệu và thiết kế, Norigae cũng sẽ thể hiện địa vị riêng của người mặc.

4.3 Cài tóc Dwikkoji

Cài tóc Dwikkoji là một loại phụ kiện phổ biến dưới thời vua Joseon, được phụ nữ Hàn Quốc gắn vào bím tóc tạo sự nổi bật cho mái tóc.

4.4 Mũ Samo

Là một loại mũ thường được giới quan chức thời xưa Hàn Quốc đội cùng khi mặc áo choàng Dalleyong.

5. Trang phục Hàn Quốc qua từng thời kỳ lịch sử

5.1 Hanbok thời kỳ Tam Quốc (năm 57 trước CN – năm 668)

Thời kỳ này Hanbok dành cho tầng lớp quý tộc và dành cho thường dân có sự khác biệt rõ rệt.

Hanbok thời kỳ Tam Quốc
Hanbok thời kỳ Tam Quốc
  • Những người phụ nữ quý tộc mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân. Trong khi đó, đàn ông quý tộc mặc quần rộng, bó lại ở mắt cá chân cùng với áo chẽn có thắt lưng ở eo. Chiếc áo choàng bằng tơ lụa Trung Quốc chỉ dành riêng cho quan lại hay những người trong hoàng tộc.
  • Tầng lớp dân thường và tầng lớp thấp thì trang phục sẽ đơn giản không cầu kỳ. Phụ nữ sẽ mặc áo màu xám còn đàn ông thì chỉ được mặc áo dài đến hông, màu sắc trang phục thường tối màu.

5.2 Hanbok thời Tân La thống nhất (năm 668 – năm 935)

Hanbok thời kì này có màu sắc đẹp mắt nhờ kỹ thuật nhuộm tốt. Trang phục cổ trang Hàn Quốc gồm: 1 chiếc váy dài mặc bên ngoài, một chiếc áo ngắn và chiếc khăn quàng xếp nếp khoác trên vai xỏa dài xuống. Chất liệu vải là một trong những yếu tố thể hiện cho sự xa hoa của tầng lớp quý tộc hay thường dân. Giới quý tộc thường mặc áo có ống tây rộng và quần rộng, còn thường dân mặc ống tay rộng và quần ống hẹp.

Thời Tân La
Thời Tân La

Bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của những chiếc Hanbok thời kỳ Tân la thống nhất qua các đồ tạo tác mộ cổ ở Yeonggang và Hwangseong-dong ở Gyeongju hay các bức họa từ thời Đường của Trung Quốc. 

5.3 Hanbok thời đại Koryeo (năm 918 – năm 1392)

Về hình thức cơ bản trang phục có phần ảnh hưởng bởi Hanbok mông cổ. Váy chima được mặc ngắn hơn, áo jeogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ thay cho thắt lưng; ống tay được cắt lượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Nguyên nhân của những thay đổi này xuất phát từ hiệp ước hòa bình giữa triều đại Koryeo với Mông Cổ. Khi công chúa Mông cổ về làm dâu một gia đình hoàng gia của Koryeo.

Thời đại Koryeo
Thời đại Koryeo

Trang phục truyền thống mặc hàng ngày của tầng lớp quý tộc và thường dân có kiểu dáng giống nhau nếu phân biêt thì sẽ dựa vào chất liệu. 

5.4 Hanbok thời đại Choson/Joseon (năm 1392 – năm 1910)

Ở thời đại này, chiều dài của jeogori trở nên dài hơn và vái trở nên rộng hơn kèm theo thắt lưng.  Hanbok cả nam và nữ thời kỳ này đều dài đến thắt lưng, chúng sẽ ngắn theo thời gian. Chính vì vậy vào cuối thời Choson, áo jeogori của phụ nữ được thiết kế ngắn hơn, để vừa vặn với cơ thể. Do sự thay đổi của chiều dài áo jeogori nên váy được thiết kế dài và rộng hơn trước, hình dáng váy dần chuyển sang hình dạng tròn trịa như quả chuông và được người ta thiết kế thêm một loại áo lót mỏng để mặc trong gọi là heoritti.

Kiểu cách của Hanbok thời kỳ này cũng khá đa dạng. Giới thượng lưu mặc những bộ đồ sặc sỡ, màu sáng dành cho trẻ em còn người trung niên mặc những gam màu dịu. Thêm vào đó, để thể hiện sự lịch sự, khi ra ngoài đàn ông thường mặc thêm áo durumagi dài tới đầu gối.

Hanbok thời đại Choson/Joseon
Hanbok thời đại Choson/Joseon

Trong khi đó, dân thường chỉ được mặc trang phục màu trắng, những dịp đặc biệt thì được phép mặc quần áo màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, màu xám hoặc màu than. Và chỉ được phép làm bằng chất liệu cotton đơn thuần. Kiểu dáng Hanbok thời kỳ này là tiền để cho ra những bộ thiết kế hanbok đẹp, hiện đại, phù hợp với thời đại hơn.

5.5 Hanbok thời hiện đại

Hanbok thời hiện đại
Hanbok thời hiện đại

Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể mặc Hanbok mà không cần để ý đến địa vị xã hội. Về kiểu dáng, Hanbok đã được cách tân đơn giản và gọn nhẹ để phù hợp với thời đại. Dù có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung nó vẫn giữ được những đặc trưng cơ của trang phục truyền thống. Để thích nghi với khí hậu ở Hàn mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh giá, người ta đã thiết kế trang phục hanbok với đa dạng các chất liệu như vải bông, lụa, vải xô,… để làm cho người mặc thoải mái mà không mất đi chất riêng của bộ trang phục. 

6. Cách mặc áo Hanbok Hàn Quốc

  • Diện sẵn một bộ đồ đơn giản

Khi mặc Hanbok Hàn Quốc sẽ phải mặc rất nhiều lớp áo bên trong, so với khí hậu ở Việt Nam thì sẽ không được thoải mái, vì vậy để giảm bớt lượng vải giúp các bạn mát mẻ hơn khi mặc trang phục Hàn Quốc truyền thống thì bạn chỉ cần mặc sẵn áo đơn giản, có chất liệu mát mẻ nhất. Không nên mặc áo có cổ nhé nếu không khi mặc hanbok sẽ phải bẻ cổ áo ngược vào bên trong, như vậy sẽ có chút khó chịu khi mặc lâu. Ngoài ra, bạn có thể mặc quần hay váy đều được nhé.

  • Mặc váy Chima + đeo phụ kiện Norigae

Váy Chima có phần đặc biệt hơn so với những chiếc váy thông thường. Đây thực chất là một tấm vải cứng có độ dài trung bình tầm 2m, do chất liệu cứng và dài như vậy nên khi mặc sẽ tạo ra độ phồng to. 

Mặc váy Chima + đeo phụ kiện Norigae
Mặc váy Chima + đeo phụ kiện Norigae

Bước đầu tiên bạn phải mặc làm sao để dây cột của chiếc váy nằm ở phía sau lưng. Sau đó bạn vòng dây áo qua bên trái qua tay áo bên phải, bên còn lại bạn sẽ quan sát lương để hướng ra phía trước. Sau khi bạn đã thấy 2 dây áo đều đã nằm ở trước ngực, bạn mới gắn thêm dây Norigae vào trong dây áo để cột nơ cổ định lại ở trước ngực. 

  • Mặc áo Jeogori

Jeogori cũng giống như áo bình thường bạn chỉ cần mặc khoác lên là được nhé

  • Thắt nơ Otgoreum
Thắt nơ Otgoreum
Thắt nơ Otgoreum

Đây là bước có lẽ sẽ làm khó cho những bạn không làm quen, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc nhé, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn thắt phía dưới.

  • Cột tóc Daenggi và cài Hanbok

Để tăng thêm điểm nhấn bạn có thể đeo thêm một số phụ kiện như cột tóc Daenggi đảm bảo sẽ khiến bạn trở nên nữ tính, thanh tao hơn bao giờ hết hoặc có thể cài thêm hanbok để tạo điểm nhấn nhá cho trang phục và có những bức ảnh đẹp với hanbok Hàn Quốc nhé!

Trang phục truyền thống Hàn Quốc có nét đẹp và đặc trưng của Hàn Quốc.  Dù qua từng thời kỳ đã có nhiều cách tân mới trong thiết kế trang phục Hàn Quốc để phù hợp với hiện đại nhưng nó vẫn giữ được chất riêng của một trang phục truyền thống. Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nguồn gốc của Hanbok – trang phục truyền thống của Hàn Quốc mà Air Go muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu có cơ hội đi tour du lịch Hàn Quốc khám phá đất nước xinh đẹp mộng mơ, bạn nhất định phải mặc thử bộ trang phục độc đáo này nhé!