Nhật Bản là quốc gia có nền văn minh hiện đại. Tuy nhiên, đất nước này vẫn gìn giữ nét truyền thống là có “nhà vua và ngai vàng”. Đây tưởng chừng chỉ có trong sách truyện, phim ảnh và thời xưa. Thế nhưng, nó vẫn còn hiện hữu tại xứ sở Phù Tang này. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lí do vì sao, đất nước Nhật Bản hiện nay vẫn còn có vua? Vua của Nhật Bản có vai trò như thế nào trong bộ máy chính trị tại Nhật nhé.
1. Lịch sử Nhật Bản
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử lâu đời trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Xứ sở hoa anh đào cũng đã trải qua nhiều các thời kỳ như: Cổ đại, Trung cổ và cả thời kỳ phong kiến giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Sau đó là các thời kỳ về hiện đại hóa như: Edo, hiện đại (thời kì trước chiến tranh thế giới: Thời kì Minh Trị,..).
Dù trải qua rất nhiều thời kì nhưng Thiên hoàng (nhà vua), luôn đóng vai trò cao nhất trong bộ máy nhà nước xứ sở Mặt Trời mọc.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì lần lượt có các thời kì như: Showa, Heisei và Reiwa. Thời kì Reiwa được bắt đầu từ năm 2019 đến nay.
2. Chế độ chính trị tại đất nước Nhật Bản
Nếu như chúng ta khi xem tivi, đều thấy thủ tướng của Nhật Bản là người, luôn có mặt đứng đầu trong mọi sự kiện chính trị và giải quyết các vấn đề của đất nước.
Điều này khiến bạn thấy rằng: Ở Nhật, người nắm nhiều quyền hành nhất chính là thủ tướng. Vậy thì vua làm nhiệm vụ gì?
Các bạn ạ: Nền chính trị tại Nhật, được thành lập dựa trên nền tảng của thể chế quân chủ lập hiến và Cộng hòa đại nghị.
Thủ tướng và các thành viên của nghị viện, sẽ đảm nhiệm quyền lực nhà nước.
Còn nhà vua (Thiên Hoàng) chỉ là biểu tượng của quốc gia, là sự thống nhất dân tộc và hiến pháp Nhật Bản. Mặc dù Thiên Hoàng, tham gia vào tất cả các nghi lễ quốc gia. Nhưng Thiên Hoàng, lại không giữ bất cứ quyền lực chính trị nào.

Thời Mạc phủ Tokugawa, Thiên Hoàng còn không có cơm ăn vì quá nghèo. Mang tiếng là vua một nước, nhưng phải mang triều phục của mình đi cầm cố.
Triều phục của nhà vua chỉ chuộc lại, khi có người triệu kiến nhà vua. Đến khi xong việc, lại gửi đến tiệm cầm đồ. Vì thế, đôi khi làm vua cũng không phải là điều may mắn vì: Có thể bị truất ngôi, bị giam lỏng, thậm chí là bị giết,…
Chỉ đến khi Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến, tức là sau cải cách Minh Trị. Đến năm 1945 theo Hiến pháp Nhật Bản, lúc này Thiên Hoàng (nhà vua) mới thực sự có uy quyền như: Tuyên chiến với nước khác, giải tán nghị viện, nhà vua có thể là Thống soái tối cao của quân đội Nhật, chiếu chỉ của vua chính là luật pháp…
Cho đến nay, Nhật Bản là quốc gia quân chủ duy nhất trên toàn thế giới mà hoàng đế lại chính là nguyên thủ quốc gia. Hay nói cách khác: Nhật Bản là đế chế duy nhất còn xót lại trên thế giới hiện nay.
Tất nhiên, khi Thiên Hoàng đã giữ vai trò là biểu tượng của quốc gia, là sự đồng lòng dân tộc, là sự thống nhất. Thì Hoàng tộc sẽ được sinh sống trong hoàng cung và có một cuộc sống giàu sang, sung túc hơn.
3. Hiện tại ai là Thiên hoàng của xứ phù tang?
3.1 Các thành viên hiện tại trong hoàng thất Nhật Bản

Các thành viên của Hoàng thất bao gồm: Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Thái hoàng Thái hậu, Thái tử, Thái tôn, Thân vương, Nội Thân vương, Thiên Hoàng và Nữ Thiên Hoàng, Hoàng nữ, Hoàng nam.
Hiện tại Hoàng thất Nhật Bản có 18 người, được chia ra thành nhiều cung: Minh Nhân viện, Nội đình (nơi ở của Thiên hoàng và Hoàng hậu hiện tại), Thu Tiểu cung, Kính cung, Thường Lục cung, Tam Lạp cung, Cao Viên cung
Cho đến trước ngày 30/4/2019 là thời kỳ của Thiên Hoàng của Nhật là Akihito – niên hiệu quốc gia là Bình Thành (8/1/1989-30/4/2019).

Ngày 1/5/2019, Thiên Hoàng của Nhật là Naruhito là con trai của Akihito với niên hiệu mới là Lệnh Hòa (Reiwa – 令和)
3.2 Các hoạt động mà thiên hoàng Naruhito đã làm sau khi đăng quang
- 26/12/2019, Thiên Hoàng Naruhito cùng Hoàng hậu Masako đi thăm nơi bị thiệt hại do bão Hagibis tại tỉnh Miyagi và Fukushima.
- 16/9/2020 Thiên Hoàng Naruhito bổ nhiệm Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide làm Thủ tướng.
- Ngoài ra còn có các hoạt động của Thiên hoàng và Hoàng hậu thể hiện sự quan tâm đến tình hình dịch bệnh Covid, sức khỏe người già và trẻ em,…
4. Tại sao Nhật Bản còn hoàng đế?
Nhật hoàng đóng vai trò là hoàng đế – người đứng đầu trong chế độ quân chủ lập hiến tại Nhật. Nhật hoàng được coi là biểu tượng và là truyền thống lâu đời của Nhật Bản, là tượng trưng cho sự thống nhất của toàn dân tộc. Đó chính là lý do hiện nay Nhật Bản vẫn còn vua – Thiên hoàng trong bộ máy nhà nước của mình.
Thế nhưng Thiên hoàng không trực tiếp can thiệp vào nền chính trị Nhật Bản bởi nhiều điều trong Luật pháp Nhật Bản có quy định.
5. Người Nhật nghĩ như thế nào về Nhật hoàng?
5.1 Người Nhật có thái độ tôn kinh Thiên hoàng
Từ lâu, Nhật hoàng đã có một vị trí trong lòng người dân Nhật Bản. Dù vậy cũng có những người tỏ ra không quan tâm lắm. Khi nhắc về Thiên hoàng thì tùy người sẽ có 2 loại:
- Có lòng kính trọng mạnh mẽ với Thiên Hoàng
- Không quan tâm lắm đến Thiên hoàng
Tuy nhiên, người Nhật không ai gọi Thiên Hoàng bằng tên vì gọi tên thật của Thiên Hoàng là vô lễ. Muốn gọi Thiên hoàng thì thường sẽ gọi là “Điện Hạ”.
Chỉ sau khi băng hà thì Thiên Hoàng mới được gọi kèm với niên đại như: Thiên Hoàng Showa (Chiêu Hòa), Thiên Hoàng Taisho (Đại Chính), Thiên Hoàng Meiji (Minh Trị).
Một điều cuối cùng thể hiện sự vô cùng tôn kính đối với Thiên hoàng của người dân Nhật Bản là sinh nhật Thiên hoàng là một ngày nghỉ quốc gia ở Nhật. Như hiện tại vào sinh nhật Thiên hoàng Naruhito 23 tháng 2 hàng năm người dân Nhật Bản sẽ được nghỉ.
5.2 Nhật hoàng sau khi thoái vị thì làm gì

Vì lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản mà Thiên hoàng còn sống thoái vị để nhường ngôi cho con nên các hoạt động của Thiên hoàng sau khi thoái vị sẽ khó có thể hình dung.
Tuy nhiên theo tuyên bố thì các hoạt động của cựu Nhật hoàng sẽ mang tính riêng tư để không can thiệp vào triều đại của tân Nhật hoàng. Sau khi thoái vị, Nhật hoàng Akihito sẽ tham gia các hoạt động như đi thăm bảo tàng, xem hòa nhạc hay tiếp tục nghiên cứu loài cá bống mà ông yêu thích. Có lẽ, Thiên hoàng sẽ tận hưởng tuổi già bên gia đình hoàng tộc của mình.