Nghệ thuật thiết kế bao bì giữa hiện đại và truyền thống ở Nhật

Nghệ thuật thiết kế bao bì giữa hiện đại và truyền thống ở Nhật

Thiết kế từ đơn giản đến bắt mắt của bao bì được ứng dụng ở Nhật Bản khiến chúng trở nên vô cùng hài hòa và tạo nét đặc sắc riêng trong từng sản phẩm.

Cách đóng gói hàng ở Nhật không chỉ đơn thuần là giữ gìn hàng hóa mà còn thể hiện sự tinh tế và độc đáo, chúng mang đến sự tiện lợi đi kèm với chất lượng bên trong khiến du khách cảm thấy bất ngờ và thích thú.

Cách đóng gói thể hiện sự tiện lợi
Cách đóng gói thể hiện sự tiện lợi

Dưới đây là những đặc trưng trong nghệ thuật thiết kế bao bì của người Nhật.

1. Các sản phẩm thể hiện tính chân thực

Kích thước sản phẩm bên trong hoàn toàn trùng khớp với bao bì.
Kích thước sản phẩm bên trong hoàn toàn trùng khớp với bao bì.

Bạn bè quốc tế khi sử dụng những sản phẩm “made-in-Japan” đều lấy làm bất ngờ và thán phục vì độ chân thật đến hoàn hảo của bao bì hàng hóa xứ Nhật: hình minh họa thế nào thì sản phẩm được đóng gói bên trong cũng như vậy, từ vẻ ngoài cho đến kích thước.

2. Nghệ thuật của sự hài hòa

Người Nhật thể hiện phong cách sống, văn hóa và nghệ thuật qua những thiết kế bao bì thu hút và phù hợp với thị hiếu của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội.

Sản phẩm dành cho trẻ em, giới trẻ thường có thiết kế rực rỡ, nhiều màu sắc theo kiểu kawaii (dễ thương, đáng yêu) hay in hình các nhân vật trong thế giới 2D như anime và manga.

Bao bì đồ ăn vặt của trẻ em với màu sắc rực rỡ và hình ảnh vui nhộn.
Bao bì đồ ăn vặt của trẻ em với màu sắc rực rỡ và hình ảnh vui nhộn.

Tương phản với thiết kế màu sắc, nổi bật là những thiết kế đầy thanh lịch và tinh tế theo phong cách Nhật Bản truyền thống. Chúng được đặc trưng bởi bảng màu cổ điển, kiểu dáng truyền thống, kết hợp cùng họa tiết Nhật Bản như Seigaiha (sóng biển), hoa anh đào, cá koi…

Thiết kế truyền thống theo phong cách tối giản.
Thiết kế truyền thống theo phong cách tối giản.

Vẻ đẹp văn hóa đan xen giữa truyền thống và hiện đại thể hiện rất rõ trong các xu hướng thiết kế bao bì phong phú của xứ Nhật.

Bao bì với hoa văn và cách gói truyền thống.
Bao bì với hoa văn và cách gói truyền thống.

3. Độc đáo, mới lạ và tiện lợi

Hàng hóa, sản phẩm của nước Nhật thoạt nhìn đôi khi có vẻ khó hiểu hoặc kỳ lạ vì có những thiết kế trông khá dư thừa. Tuy nhiên, khi ứng dụng trong thực tế, chúng lại mang đến sự tiện lợi đầy bất ngờ và không kém phần thú vị.

Như phần đáy của mỳ ly Nhật luôn tặng kèm một miếng dán trong suốt hình chữ nhật. Miếng dán này giúp bạn cố định nắp hộp mì trong lúc ủ mì. Ngoài ra còn có những hộp mì xào tiện lợi có lỗ thoát nước ở góc cho phép bạn dễ dàng đổ nước nóng ra ngoài khi mỳ chín, sau đó trộn các gói gia vị vào và thưởng thức.

Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ
Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ

Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ, giúp kiểm soát tốt lượng sốt khi đổ ra. Còn các gói sốt trong sản phẩm ăn liền luôn có thiết kế mở độc đáo với lằn ranh ở giữa, khi gập đôi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng. Các sản phẩm thường có gói đựng sốt 2 trong 1 để giúp người dùng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong việc chế biến sốt ăn kèm.

Nắp sữa chua chống dính.
Nắp sữa chua chống dính.

Nước Nhật cũng nổi tiếng khi sở hữu những nắp hộp sữa chua chống dính, không bị trường hợp sữa chua dính trên nắp giấy bạc như chúng ta thường thấy. Công ty Meiji đã ứng dụng một công nghệ chống dính vào sản phẩm của họ, đó là phủ thêm một lớp mỏng sáp nano kị nước, hoạt động tương tự tính chất của lá sen, trên nắp vỏ hộp sữa chua.

Hộp sữa được thiết kế có một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng hộp để người khiếm thị có thể phân biệt sữa với các đồ uống khác khi sờ vào.
Hộp sữa được thiết kế có một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng hộp để người khiếm thị có thể phân biệt sữa với các đồ uống khác khi sờ vào.

4. Thân thiện với môi trường

Ngày nay, xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và người Nhật đã đưa bao bì “xanh” lên tầm cao mới khi sử dụng các loại giấy truyền thống như washi cùng giấy kraft để sáng tạo nên nhiều mẫu mã đẹp mắt.

Tận dụng bao bì để xếp Origami.
Tận dụng bao bì để xếp Origami.

Thực phẩm ăn liền như Onigiri (cơm nắm) cũng dùng giấy để gói tại các cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven và FamilyMart. KitKat hay các sản phẩm bánh kẹo cũng thay bằng bao bì giấy, những bao bì này được nhiều người tận dụng để theo đuổi nghệ thuật gấp giấy Origami hay nghệ thuật cắt giấy Kirigami.

Tác phẩm cắt giấy của nghệ sĩ Harukiru tận dụng vỏ hộp bánh.
Tác phẩm cắt giấy của nghệ sĩ Harukiru tận dụng vỏ hộp bánh.

5. Giải thưởng Thiết kế bao bì Nhật Bản

Giải thưởng Thiết kế bao bì Nhật Bản (Japan Package Design Awards) được tổ chức 2 năm một lần thu hút nhiều tên tuổi mới cũng như các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Sony, Pola, Coca-Cola,… tham gia. Cùng chiêm ngưỡng những thiết kế bao bì độc đáo tại giải thưởng này!

Japan Package Design Awards 2015
Japan Package Design Awards 2015
Japan Package Design Awards 2017
Japan Package Design Awards 2017
Japan Package Design Awards 2019
Japan Package Design Awards 2019

Đề cử ẩm thực Italy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể

Đề cử ẩm thực Italy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ Italy đã quyết định đề xuất đưa ẩm thực Italy vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO đại diện của nhân loại và quá trình đánh giá sẽ được hoàn thành chậm nhất vào tháng 12/2025. Quyết định trên được đưa ra theo đề xuất của Bộ trưởng Nông nghiệp và Chủ quyền Lương thực Francesco Lollobrigida và Bộ trưởng Văn hóa Gennaro Sangiuliano của Italy. Giáo sư Pier Luigi Petrillo thuộc ĐH LUISS Guido Carli (Rome, Italy) đã được tin tưởng trở thành tác giả cho hồ sơ đề cử này.

Italy đang đề cử nền ẩm thực nước này ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.
Italy đang đề cử nền ẩm thực nước này ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.

Từ mì ống được làm thủ công theo công thức gia đình, pizza nướng củi trong các nhà hàng lâu đời cho đến kem gelato trái cây và cà phê thơm ngon, ẩm thực Italy là một trong những nền ẩm thực được yêu thích nhất thế giới và có thể sớm được công nhận và bảo vệ như một di sản thế giới. 

Hồ sơ đề cử nhấn mạnh tầm quan trọng của ẩm thực Italy trong lĩnh vực văn hóa xã hội, đồng thời nhấn mạnh tác động của nó trong việc định hình văn hóa và truyền thống của đất nước.

Pizza - biểu tượng của ẩm thực Italy.
Pizza – biểu tượng của ẩm thực Italy.

Tổ chức UNESCO đang xem xét hồ sơ và cân nhắc đề xuất của Chính phủ Italy. Dự kiến quyết định chính thức được công bố vào tháng 12/2025. Trước đó, vào năm 2017, nghệ thuật làm bánh pizza Napoli của miền Nam Italy đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể với sự ủng hộ và công nhận của hơn hai triệu người. Cho đến nay, Italy được coi là quốc gia sở hữu nhiều di sản thế giới nhất, với tổng cộng 58 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Với 53 di sản văn hóa thế giới và 5 di sản thiên nhiên. Số lượng di sản của Italy nhiều do đây là nơi bắt nguồn của Đế chế La Mã hùng mạnh, cũng như phong trào văn hóa Phục Hưng.

Di sản nổi tiếng nhất của Italy là tháp nghiêng Pisa (được công nhận năm 1987) – tháp chuông bên cạnh nhà thờ Pisa, trong quảng trường Piazza dei Miracoli (Quảng trường Màu nhiệm).

Các mái vòm của Bologna được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể ở Italy năm 2021
Các mái vòm của Bologna được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể ở Italy năm 2021

Hai di sản mới được công nhận gần đây nhất – năm 2021 – là các mái vòm của Bologna (The Porticoes of Bologna) và những bức tranh tường thế kỷ 14 ở Padua.

5 phong tục cầu may đầu năm mới của người Nhật Bản

5 phong tục cầu may đầu năm mới của người Nhật Bản

Vào những đầu năm mới, người Nhật thường chào đón năm mới bằng những hoạt động như thưởng thức mì soba, tham gia sự kiện đếm ngược chào đón năm mới…, những điều này không chỉ khép kín trong lĩnh vực tâm linh mà còn thể hiện văn hóa lâu đời ở Nhật Bản, bạn đang dự định ghé thăm Nhật Bản đừng quên tìm hiểu những nền văn hóa đặc sắc ở Nhật Bản nhé, Dưới đây là 4 phong tục cầu may cháo đón năm mới phổ biến tại ”xứ sở mặt trời mọc”.

1. Treo cờ hình cá chép

Từ giữa tháng 4 đến những ngày đầu tháng 5 hàng năm, người dân xứ mặt trời mọc thường treo những lá cờ hình chú cá chép trước nhà. Đây là một biểu tượng may mắn, gắn liền với điển tích “cá chép hóa rồng”, thể hiện mong ước con cái của họ sau này sẽ bay cao, xa và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Cờ cá chép thể hiện ước mong thành công như cá chép hóa rồng
Cờ cá chép thể hiện ước mong thành công như cá chép hóa rồng

Cờ cá chép thông thường có màu đen, đỏ và xanh. Màu đen an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình, đại diện cho người bố. Màu đỏ ấm áp tượng trưng cho người mẹ. Còn màu xanh là màu của chồi non đầy nhựa sống tượng trưng cho con cái. 3 con cá chép đại diện cho một gia đình yên ấm, hòa thuận.

2. Thưởng thức Toshikoshi-soba (Mì trường thọ) 

Mì Soba sốt cà chua thịt gà được chế biến với công thức bổ dưỡng và thơm ngon.
Mì Soba sốt cà chua thịt gà được chế biến với công thức bổ dưỡng và thơm ngon.

Mì đón năm mới – Toshikoshisoba là tên của loại mì được ăn vào đêm giao thừa 31/12 để gửi gắm những ước vọng cho một năm mới bình an. Tại vùng Kanto, mì được ăn kèm với tempura, tại vùng Kansai mì được ăn kèm với cá trích nishin. Tuỳ vào mỗi vùng mà người ta sẽ ăn kèm mì soba với một món khác nhau. Đây là phong tục có từ thời Edo, so với những loại mì khác thì mì soba dễ cắt hơn, chính vì thế việc ăn mì soba vào năm mới mang ý nghĩa cắt đứt tai ương của một năm đã qua. 

3. Tham gia sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới

Sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới được tổ chức vào 1.1 hàng năm
Sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới được tổ chức vào 1.1 hàng năm

Tại Nhật Bản, những sự kiện đếm ngược được tổ chức tại các công viên chủ đề, hay tại buổi trình diễn Live của các nghệ sĩ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Sự kiện đếm ngược tại công viên Disney Land ở Tokyo hay sự kiện đếm ngược tại công viên Universal ở Osaka cực kỳ được yêu thích. Một điều đặc biệt là vào ngày đầu năm mới 1/1, tại các thành phố lớn xe điện sẽ hoạt động suốt 24 giờ.

4. Trứng Kurotamago

Trứng Kurotamago có màu đen và hương vị đặc trưng.
Trứng Kurotamago có màu đen và hương vị đặc trưng.

Đây là món trứng đen (trứng trường thọ) nổi tiếng của người Nhật. Vốn là những quả trứng gà bình thường, sau khi luộc trong các hồ nước nóng tự nhiên ở vùng núi lửa Hakone sẽ hóa đen. Lý do là lưu huỳnh trong nước đã làm đổi màu vỏ trứng và tạo nên một mùi vị đặc biệt khi thưởng thức. Người Nhật tin rằng nếu ăn một quả trứng đen, bạn sẽ kéo dài tuổi thọ thêm 7 năm.

5. Tặng búp bê Daruma cho người thân, bạn bè

Búp bê Daruma được nhận xét là có vẻ ngoài giống vị Bồ Đề Lạt Ma. Đây là món quà để tặng bạn bè, người thân trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi có dự định mới nhằm đem đến những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tặng búp bê Daruma cho người thân nhằm mang đến lời chúc tốt đẹp
Tặng búp bê Daruma cho người thân nhằm mang đến lời chúc tốt đẹp

Búp bê được bán nhưng không có mắt. Khi đem về nhà, người mua sẽ vẽ một mắt rồi nói lên tâm nguyện của mình. Khi điều ước trở thành hiện thực sẽ vẽ mắt còn lại. Trong rất nhiều màu sắc, búp bê Daruma có màu đỏ truyền thống vẫn thường được người Nhật Bản lựa chọn nhiều nhất.

Nhật Bản được biết đến với nền văn hóa đặc sắc được gìn giữ và kế truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài những phong tục cầu may phổ biển ở trên du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động khác khi ghé thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi ghé đến ”xứ sở mặt trời mọc”, thời điểm vào tháng 4 đến tháng 5 mua hoa anh đào nở rộ khắp các nẻo đường du khách có thể thưởng thức sắc hoa thơ mộng tại đây.

Kim Choo Kueh Chang văn hóa ẩm thực cần được bảo tồn ở Singapore

Kim Choo Kueh Chang văn hóa ẩm thực cần được bảo tồn ở Singapore

Sự quyến rũ của hương vị xưa, nét truyền thống được gìn giữ và trân quý ở các cơ sở ẩm thực cổ truyền tại Singapore luôn hấp dẫn thực khách ghé thưởng thức. Những món bánh truyền thống tại Kim Choo Kueh Chang mang hơi thở của văn hóa Peranakan xưa cũ giữa lòng đảo quốc hiện đại.

Cửa hàng Kim Choo Kueh Chang ở Singapore
Cửa hàng Kim Choo Kueh Chang ở Singapore

Văn hóa Peranakan là sự kết hợp giữa thẩm mỹ, di sản và giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó chủ đạo là Malaysia, Singapore. Nó tạo nên vẻ đẹp lôi cuốn, đầy màu sắc với những họa tiết trang trí tinh xảo.

1. Gìn giữ nét văn hóa ẩm thực truyền thống ở Singapore

Nếu có dịp ghé thăm trải nghiệm ẩm thực ở Singapore bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Peranakan. Theo tiếng Malaysia, Peranakan có nghĩa là “được sinh ra tại địa phương” hay “con lai”. Nhiều thế kỷ trước, các thương nhân người Trung Quốc đến Singapore buôn bán, nhập cư. Tại đây, họ kết hôn với những cô gái người Malaysia bản địa. Hậu duệ của họ được gọi là người Peranakan.

Cho đến hôm nay, người Peranakan vẫn được coi là một phần quan trọng của cộng đồng văn hóa Singapore. Người nam Peranakan là Babas, còn người nữ được gọi là Nyonya.

Người Peranakan vẫn được coi là một phần quan trọng của cộng đồng văn hóa Singapore.
Người Peranakan vẫn được coi là một phần quan trọng của cộng đồng văn hóa Singapore.

Ẩm thực Peranakan được ví như khởi đầu của cả nền văn hóa, với sự kết hợp đa dạng về sắc tộc. Các Nyonya thường sử dụng phương pháp nấu ăn của Trung Quốc kết hợp với nguyên liệu vùng nhiệt đới địa phương.

Không giống như những món ăn đơn giản tìm thấy ở các khu bán hàng rong phổ biến tại Singapore, ẩm thực Peranakan thường được chế biến công phu và tốn nhiều công sức chuẩn bị.

Vào đầu những năm 1940, Madam Lee Kim Choo mở một tiệm bánh nhỏ dưới cây đa ở ngã ba đường Joo Chiat Place và Everitt. Cửa hàng nổi tiếng với món bánh ú nếp Nyonya (hay nyonya chang), bánh ú nếp nhân thịt truyền thống (bak chang) cùng rất nhiều loại bánh quy và đồ ăn nhẹ khác.

Gần 80 năm kể từ ngày phục vụ những khách hàng đầu tiên, món bánh ú nếp Nyonya đã trở thành một phần di sản của văn hóa Peranakan tại Singapore. Minh chứng cho chất lượng sản phẩm và những giá trị mà Kim Choo Kueh Chang mang lại, nhãn hàng đã được đánh dấu là MWP (Made With Passion). Sáng kiến này nhằm tôn vinh doanh nghiệp nội địa Singapore có sản phẩm đặc biệt, mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.

Món bánh ú nếp Nyonya của cửa hàng đã trở thành một phần di sản của văn hóa Peranakan tại Singapore.
Món bánh ú nếp Nyonya của cửa hàng đã trở thành một phần di sản của văn hóa Peranakan tại Singapore.

Công thức làm bánh của Kim Choo Kueh Chang từ những năm 40 thế kỷ trước được xem là kho báu của người Peranakan.

Ngày nay, dù đã trải qua 3 thế hệ, công thức làm bánh vẫn được trân trọng giữ gìn. Bên cạnh các loại hiện đại, họ vẫn giữ nguyên phiên bản truyền thống của món bánh ú nếp Nyonya, không để bị ảnh hưởng bởi xu hướng ẩm thực hiện đại.

Với sứ mệnh bảo tồn văn hóa và hoạt động tích cực, Kim Choo Kueh Chang quản lý Trung tâm Du khách Singapore ở khu vực Katong & Joo Chiat, thị trấn Di sản đầu tiên của Singapore. Sứ mệnh của trung tâm là chia sẻ văn hóa Peranakan và di sản ẩm thực phong phú với những ai muốn tìm hiểu về nền văn hóa này. Vì vậy, du khách đến tiệm có thể trải nghiệm những chuyến du lịch khám phá văn hóa Singapore.

Bánh ú nếp Nyonya đã trở thành món chính trong nét văn hóa đa dạng của Singapore từ năm 1945. Món ăn đơn giản nhưng được tạo ra từ nguyên liệu chọn lọc, hương vị đa dạng và ấn tượng.

Quan trọng hơn cả, món ăn lưu giữ nét truyền thống, không thay đổi theo thời gian và khó trộn lẫn giữa vô vàn hương vị hiện đại khác.

Hương vị bánh đặc biệt nhất Singapore

Kim Choo Kueh Chang sở hữu 2 căn nhà phố ở Joo Chiat Place. Một trong số đó có nhà bếp rộng lớn, nơi bánh được sản xuất trực tiếp. Căn còn lại là khu bán lẻ shophouse trưng bày đủ loại với hình dạng, kích cỡ, màu sắc. Không gian nơi đây hoài cổ và mang màu sắc rực rỡ theo phong cách Peranakan.

Ở Kim Choo Kueh Chang, du khách có thể tìm thấy hương vị đa dạng từ bánh ú nếp Nyonya (với thịt gà hoặc heo và bí đao), bánh ú nếp nhân thịt truyền thống (với trứng muối, nấm, hạt dẻ, lòng đỏ trứng muối, thịt heo) đến bánh ú nếp mặn truyền thống XO (gồm nấm, hạt dẻ, sò điệp, hàu, tôm và thịt heo).

Du khách có thể tìm thấy hương vị đa dạng từ bánh ú nếp Nyonya, bánh ú nếp mặn truyền thống...
Du khách có thể tìm thấy hương vị đa dạng từ bánh ú nếp Nyonya, bánh ú nếp mặn truyền thống…

Ngoài ra, cửa hàng cũng có bánh ú nếp đậu Quảng Đông, bánh ú nếp chay, Kee Chang và bánh ú nếp mini. Giá bánh thường tăng lên trong Lễ hội Thuyền rồng.

Nhiều thực khách nhận xét Kim Choo là một trong những thương hiệu bánh tốt nhất ở Singapore. Bánh ú nếp ở đây có mùi thơm dễ chịu và kết cấu mềm, dai vừa đủ. Nhân thịt heo nạc thái hạt lựu có hương vị hấp dẫn bậc nhất.

Về kích cỡ, đa số bánh khá nhỏ, vừa đủ để thực khách thưởng thức nhiều chiếc mà không sợ bỏ lỡ một hương vị hấp dẫn nào.Những cửa hàng lâu đời như Kim Choo Kueh Chang đang từng ngày góp phần giữ gìn văn hóa qua nhiều loại bánh ú nếp, bánh kueh và bánh ngọt truyền thống. Họ có thể phát triển theo thời đại bằng cách nhượng quyền, mở những cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, cửa hàng ấn tượng này vẫn sản xuất bánh ú nếp thủ công với chất lượng và giá cả hợp lý.

Thịt ngựa sống - Món ăn yêu thích của người Nhật

Thịt ngựa sống – Món ăn yêu thích của người Nhật

Với khách nước ngoài, basashi thuộc top những món ăn kinh dị thế nhưng món ăn này lại nổi tiếng ở Nhật và được nhiều người ưa chuông bởi cách chế biến vô cùng đặc biệt. 

Basashi – thịt ngựa sống là một món ăn truyền thống của người Nhật, và khi nhắc tới basashi không thể quên tỉnh Kumamoto thuộc vùng Kyushu, miền nam nước này. Nơi được xem là quê hương của món thịt ngựa sống để tận hưởng hương vị chuẩn nhất.

Ở Nhật đồ sống rất phổ biến, nhưng thịt ngựa không phải ai cũng từng thử. Tuy có mùi vị không ngon bằng thịt bò hay thịt heo, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó lại cao hơn hẳn. 

thịt ngựa sống là một món ăn truyền thống của người Nhật
Thịt ngựa sống là một món ăn truyền thống của người Nhật

1. Nguồn gốc của món thịt ngựa – Basashi Nhật Bản

Nguồn gốc món ăn liên quan tới Kato Kiyomasa, vị lãnh chúa nổi tiếng nhất vùng đã xây nên lâu đài Kumamoto. Đài NHKtừng phỏng vấn Yasuka Kurahashi, chủ của Aoyagi, một nhà hàng ở Kumanoto. Yasuka cho biết lý giải được nói tới nhiều nhất là do thiếu thực phẩm trong chiến tranh khiến lãnh chúa Kiyomasa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ăn thịt chính những con ngựa của ông. Một lý do khác cũng được chỉ ra là để nâng cấp giao thông, những con ngựa không dùng tới nhưng chúng được nuôi rất nhiều trong nông trại nên người dân Kumanoto nghĩ cách phải xử lý. Có thể vì thế mà về sau Kumanoto trở thành một nơi rất nổi tiếng với đặc sản thịt ngựa sống – basashi. Người Nhật còn gọi basashi là sakura niku vì màu của thịt giống như màu hoa anh đào.

2. Thịt ngựa sống – Nâng tầm ẩm thực Nhật Bản

Đối với nhiều quốc gia, ngựa là một loài động vật làm bạn với con người thay vì là thức ăn. Thế nên, họ rất ngạc nhiên khi biết được người Nhật rất thích thịt ngựa, đặc biệt là ăn sống. Thịt ngựa là một loại thịt đỏ, thường được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước Trung Á, Mông Cổ và Nhật Bản. Mặc dù ngựa không thường được nhìn thấy nhiều ở quần đảo Nhật Bản, nhưng nó lại là một món ngon truyền thống ở đất nước mặt trời mọc, đặc biệt là ở Nagano, Fukushima, Hokkaido, ở Kumamoto người ta còn sử dụng thịt ngựa trong các nghi lễ đặc biệt. 

Ở các cửa hiệu tại Nhật Bản, thịt ngựa thường được chia làm ba loại: nhiều mỡ, nhiều nạc, trung hòa cả nạc và mỡ. Basashi được bảo quản lạnh và đều không tẩm ướp nhằm giữ trọn hương vị tự nhiên. Yukke thể hiện rõ nhất độ tươi ngon của thịt sống, kết hợp với độ ngậy từ trứng và cân bằng với hành. Trứng được bảo quản lạnh nên khi trộn cùng thịt sẽ tạo ra món ăn mát. Một số nơi món này còn được phục vụ kiểu yakiniku (thịt nướng), hoặc baniku, cũng có nghĩa thịt ngựa trong tiếng Nhật. Một số người có ý kiến là vị của thịt ngựa sống khá giống thịt bò sống tuy nhiên mềm và dễ nhai hơn. Ngoài ra, người Nhật còn sáng tạo thêm các món tráng miệng lạ làm từ basashi như kem. 

Các món ăn được chế biến từ thịt ngựa ở nhà hàng Umasakura
Các món ăn được chế biến từ thịt ngựa ở nhà hàng Umasakura

Du khách có thể lựa chọn nhà hàng Umasakura tại tỉnh miền Nam Kumamoto để thưởng thức món thịt ngựa sống với phần menu đa dạng lựa chọn như sushi, pizza. Ngoài ra, quán cũng phục vụ thêm các món sushi thịt ngựa ăn với rong và nhím biển. Việc kết hợp giữa hương vị tươi, thuần của thịt sống cùng độ mặn từ rong, nhím biển đem đến “trải nghiệm thật khó quên”.

Khách Việt lần đầu ăn thịt ngựa sống ở Kumanoto, vùng Kyushu, Nhật Bản.
Khách Việt lần đầu ăn thịt ngựa sống ở Kumanoto, vùng Kyushu, Nhật Bản.

Sao Mai, đang học thạc sĩ tại Đại học Waseda (Tokyo), có cơ hội thưởng thức thịt ngựa sống (basashi), cô gọi 4 món gồm yukke (thịt ngựa sống ăn kèm trứng sống, hành), sashimi thịt ngựa, nikuzushi (sushi thịt) và pizza thịt ngựa kèm nước uống. Tổng chi phí cho bữa ăn khoảng 10.000 yen một người (1,8 triệu đồng). Mai cho biết trước đây mình chỉ ăn sushi cá và đây là lần đầu tiên thưởng thức món ăn này “Miếng thịt có độ dai vừa phải, dù không mềm như thịt bò. Tuy nhiên, cắn một miếng, bạn sẽ thấy nó như đang tan trong miệng”, cô nói. Nếu xét về độ dai, thịt ngựa sống dai hơn thịt bò nhưng lại mềm hơn cá. 

Basashi ở Kumamoto luôn đi kèm với các loại hành lá, hành, gừng xắt nhỏ và một miếng chanh để vắt ăn kèm.
Basashi ở Kumamoto luôn đi kèm với các loại hành lá, hành, gừng xắt nhỏ và một miếng chanh để vắt ăn kèm.

Nếu bạn lo lắng về vi khuẩn hay các sinh vật ký sinh thì phần thịt đã được bảo quản ở nhiệt độ – 20 độ C trong 48 tiếng trước khi đem ra ăn. Thịt ngựa giàu protein, sắt, kẽm và ít chất béo nên được đánh giá tốt hơn so với thịt bò và lợn. Trong mắt người Nhật, tuy thịt ngựa không phải là loại thịt ngon nhất nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ, vì thế nó rất được ưa chuộng. Kumamoto được xem là nơi khai sinh ra các món ăn từ thịt ngựa, nó còn được xem là đặc sản địa phương nức tiếng. Tại đây, các nhà hàng thịt ngựa có ở khắp nơi với rất nhiều món ngon đặc sắc.

Ngựa được nuôi dưỡng để lấy làm thịt ở Nhật Bản thường trải qua một quá trình vỗ béo đặc biệt. Nó có kết cấu mềm, màu đỏ và trắng xen kẽ trông như một bông hoa anh đào đang nở, vì thế còn được gọi là “thịt sakura”.

Sashimi thịt ngựa
Sashimi thịt ngựa

Thịt ngựa rất giàu collagen, ít béo, ít cholesterol, chứa nhiều axit amin và vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Nó tác dụng bồi bổ thể lực rất tốt, giúp chữa cao huyết áp, giảm xơ cứng động mạch.

Tình yêu mà người Nhật dành cho thịt ngựa rất lớn, ngoài việc tự cung tự cấp, họ còn nhập khẩu rất nhiều từ nước ngoài. Loại thịt này được người Nhật Bản ở mọi lứa tuổi yêu thích, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon phù hợp cho từng độ tuổi. Thậm chí ở Kumamoto, người ta còn đưa thịt ngựa vào thực đơn của các trường tiểu học.

Ở Nhật Bản, ngoài Kumanoto, các tỉnh Nagano, Oita hay vùng Tohoku cũng là những nơi nổi tiếng về đặc sản thịt ngựa sống. Trong đó, Kumamoto là nơi tiêu thụ thịt ngựa nhiều nhất Nhật Bản, và chủ yếu nhập khẩu từ Canada. Hiện nay, một số nhà hàng cải biên basashi giúp các thực khách nước ngoài thưởng thức dễ dàng hơn, nếu quá kinh hãi việc ăn thịt sống. Tuy vậy, một khi đã có dịp tới tỉnh Kumamoto, du khách không thể không “liều mình” ăn thử đặc sản này và biết đâu lại say mê nó hơn các món ăn Nhật khác. 

15 nghi thức ăn uống kỳ lạ trên thế giới có thể bạn chưa biết

15 nghi thức ăn uống kỳ lạ trên thế giới có thể bạn chưa biết

Nghi thức ăn uống là một cách tuyệt vời để thể hiện tính cách của bạn. Tùy văn hóa, mà mỗi nơi sẽ có những nguyên tắc thưởng thức món ăn khác nhau. Điều này cũng là cách tuyệt vời để bạn thể hiện tính cách của mình. Thế nhưng những điều được xem là bình thường đối với đất nước của bạn lại có thể là điều cấm kỵ đối với các quốc gia khác. Do đó, việc biết các tục lệ này trước khi đặt chân đến vùng đất mới, sẽ giúp du khách có trải nghiệm trọn vẹn hơn. Cùng điểm qua các nghi thức ăn uống của các quốc gia sẽ hữu ích đối với chuyến du lịch của bạn đấy nhé.!

1. Không bao giờ ăn hết thức ăn trên bàn ăn (Trung Quốc)

Ăn hết thức ăn trên bàn ăn (Trung Quốc) chứng tỏ gia chủ không phục vụ đủ thức ăn
Ăn hết thức ăn trên bàn ăn (Trung Quốc) chứng tỏ gia chủ không phục vụ đủ thức ăn

Ở Việt Nam, thức ăn phải được ăn sạch sẽ và tránh để thừa lại điều này được xem là lãng phí thức ăn trong khi nhiều người trên thế giới còn đang vật lộn với đói nghèo. Tuy nhiên, trong văn hóa Trung Quốc, một chiếc đĩa trống trơn thể hiện người ăn vẫn còn đói và chủ nhà đã không phục vụ đủ thức ăn. Ngoài ra, việc ăn sạch thức ăn còn được coi là thô lỗ.

2. Cắm đũa thẳng đứng lên bác cơm là điều tối kỵ (Nhật Bản)

Cắm đũa thẳng đứng lên bác cơm là điều không thể chấp nhận ở Nhật Bản
Cắm đũa thẳng đứng lên bác cơm là điều không thể chấp nhận ở Nhật Bản

Trong bữa ăn ở Nhật Bản điều bạn nên làm là để đũa song song với các cạnh bàn và đặt ngay trước mặt. Bạn cần tuân thủ rằng không bao giờ cắm đũa lên bát cơm điều này chỉ thể hiện ở các đám tang ở Nhật Bản, chỉ trong bát cơm của người đã qua đời mới được đặt thẳng đứng đũa. Vì vậy, nếu bạn làm điều đó trong khi thưởng thức một bữa ăn trong nhà của một ai đó ở Nhật Bản.

3. Sử dụng tay phải để ăn (Ấn Độ)

Sử dụng tay để ăn cơm giúp thưởng thức món ăn ngon hơn
Sử dụng tay để ăn cơm giúp thưởng thức món ăn ngon hơn

Theo người đạo Hindu, 5 ngón tay tượng trưng cho 5 yếu tố là nước, không khí, lửa, đất và không gian. Ngoài ra, họ quan niệm đồ ăn có được là do đấng tối cao ban cho, phải đón lấy bằng tay trần và sử dụng bằng tay phải một cách thành kính. Theo người dân Ấn Độ, tục lệ ăn bằng tay tạo sự kết nối sâu sắc với thức ăn, giúp thưởng thức món ăn ngon hơn. 

4. Ăn phát ra tiếng (Nhật Bản)

Húp mì xì xụp (Nhật Bản) được xem là thể hiện món mì ngon
Húp mì xì xụp (Nhật Bản) được xem là thể hiện món mì ngon

Việc húp mì xì xụp ở một số nền văn hóa của quốc gia khác được xem là điều thô lỗ. Thế nhưng, ở Nhật Bản điều này lại ngược lại, chúng được thể hiện khá phố biến với tinh thần yêu món ăn của các đầu bếp làm ra rằng chúng rất ngon. Tuy nhiên, văn hóa này cũng gây tranh cãi đối với một số du khách quốc tế. Họ coi húp mì xù xụp là hành vi quấy rầy khi ăn mì.

5. Cấm cụng ly (Hungary) 

Khi nói “cheer”, hầu hết mọi người đều sẽ cụng ly với nhau và sau đó mới bắt đầu thưởng thức đồ uống. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở Hungary, đừng làm như vậy. Hành động này không chỉ bị đánh giá là thô lỗ mà thậm chí bị người lớn tuổi chỉ trích.

Hành động cụng ly bị đánh giá là thô lỗ
Hành động cụng ly bị đánh giá là thô lỗ

Lý do sau phong tục này liên quan đến hoạt động chính trị. Vào năm 1848, chính phủ Áo đã đàn áp cuộc nổi dậy của Hungary, người lãnh đạo Áo đã cụng ly ăn mừng. Hành động này nhắc nhở người dân Hungary về vụ việc đó.

6. Không được từ chối uống rượu (Nga)

Từ chối uống rượu (Nga) được xem là không tôn trọng họ
Từ chối uống rượu (Nga) được xem là không tôn trọng họ

Điều này hoàn toàn đúng ở Nga và ai đó mời bạn uống. Ly rượu thể hiện tình bạn và sự tin tưởng, và nếu bạn từ chối thì đó là một sự giả dối. Ngoài ra, vodka phần lớn sẽ không cho thêm bất kỳ đá, vì thêm đá sẽ ảnh hưởng đến độ tinh khiết của đồ uống. Nếu bia được trộn với vodka thì đây lại là điều tốt vì nó giống như “yorsh” của người Nga.

7. Không lật cá (Hong Kong, Trung Quốc)

Lật cá khi ăn được xem là điều xui xẻo đối với ngư dân
Lật cá khi ăn được xem là điều xui xẻo đối với ngư dân

Lật cá ở Hong Kong còn được gọi là “dao yue”. Theo người Hong Kong, lật cá ngụ ý cho việc thuyền của ngư dân sẽ lật nhào. Do đó, hành động này được coi là đem đến điều xui xẻo. Người dân Hong Kong sẽ ăn thịt cá từ một bên, sau đó gỡ bỏ xương sống và tiếp tục ăn nốt phần thịt còn lại. 

8. Hạn chế gọi cappuccino sau bữa trưa (Italy)

Ở Italy, người dân địa phương không gọi đồ uống này sau bữa trưa. Nguồn gốc của thói quen này là do cappuccino có sữa, người Italy cho rằng nó có thể gây rối loạn tiêu hóa khi thưởng thức sau buổi trưa. Thời gian lý tưởng để thưởng thức đồ uống này tại Italy là vào buổi sáng.

9. Sử dụng dĩa đúng cách 

Mỗi thức ăn sẽ có nĩa chuyên dụng khác nhau
Mỗi thức ăn sẽ có nĩa chuyên dụng khác nhau

Món ăn Thái Lan nổi tiếng thế giới vừa rẻ vừa ngon. Tuy nhiên, cách ăn uống của người Thái hay một số nước châu Á sẽ gây khó khăn đối với người phương Tây. Trong bữa ăn, bạn sẽ được cung cấp đũa để ăn kèm với muỗng và nĩa. Bạn cần cầm nĩa trong tay trái và thìa ở bên phải, nhưng bạn sẽ không dùng nĩa để ăn. Nĩa chỉ được sử dụng để gắp đồ, đưa vào bát và sau đó sẽ dùng thìa để ăn.

10. Đừng yêu cầu chia hóa đơn (Pháp, Hy Lạp) 

Bạn có thể trả tiền cho bữa ăn gặp mặt lần sau thay vì chia
Bạn có thể trả tiền cho bữa ăn gặp mặt lần sau thay vì chia

Chia tiền có thể khá phổ biến ở một số nền văn hóa, nhưng điều này bị coi là thô lỗ, bất lịch sự ở Pháp và Hy Lạp. Bạn có thể thanh toán toàn bộ hóa đơn hoặc để người khác thanh toán và trả tiền cho bữa gặp mặt lần sau.

11. Cách uống cà phê cầu kỳ

Hầu hết chúng ta đều bắt đầu một ngày với một tách cà phê. Tuy nhiên, trong nền văn hóa Bedouin của Jordan, cà phê có vị trí rất quan trọng, đồng thời đi kèm với rất nhiều quy tắc.

Cà phê được phục vụ riêng cho nam giới và nữ giới ở vị trí tách biệt. Tiếp theo, mỗi khách sẽ thưởng thức một ít cà phê trong một chiếc cốc nhỏ và sau khi uống xong bạn sẽ trả lại cốc để tính tiền. Cà phê được phục vụ từ phải sang trái và mỗi người có thể uống tối đa ba ly.

12. Sử dụng thể token thông minh

Sử dụng thể token thông minh
Sử dụng thể token thông minh

Trong một nhà hàng bít tết Brazil, khách hàng đến ăn phải sử dụng một mã thông báo để đặt hàng. Nếu người bồi bàn mang đến những món bạn muốn ăn thì bạn phải giữ mã thông báo của bạn trên bàn với mặt màu xanh lá cây. Nếu bạn không muốn nhiều thức ăn hơn thì hãy đổi thành mặt màu đỏ. Vì thịt có thể được phục vụ liên tục, bạn cần đặt mã thông báo của mình một cách khôn ngoan.

13. Nâng ly rượu bằng cả hai tay khi người lớn tuổi mời rượu

Người Hàn Quốc rất tôn trọng người lớn tuổi. Và, khi được mời rượu, họ nhấc ly lên và nhận lấy bằng hai tay. Vì vậy, nếu bạn muốn giành được hảo cảm của người Hàn Quốc, hãy nhớ quy tắc trên. Ngoài ra, người Hàn Quốc có thói quen chờ người lớn tuổi nhất trên bàn bắt đầu ăn trước. Bạn thậm chí phải duy trì tốc độ ăn từ tốn với họ.

14. Đừng tự rót đầy ly của bạn (Ai Cập)

Trên bàn ăn, người Ai Cập không tự rót nước đầy cốc. Thay vào đó, họ nhờ người ngồi bên cạnh rót giúp. Ngoài ra, thực khách chỉ nên bắt đầu bữa ăn sau khi người chủ nhà nói “Sahtain”, tức là mời dùng bữa. Nếu được một gia đình Ai Cập mời dùng bữa, hãy nhớ mang theo hộp chocolate hoặc bánh ngọt như một cách đáp lễ ấm áp.

15. Xử lý dao muỗng cẩn thận

Có thể bạn không để ý khi dao thìa nĩa chạm vào cốc khi khuấy nước trong cốc. Tuy nhiên, điều này không được đánh giá cao trong văn hóa của người Anh và Mỹ. Hơn nữa, sau khi bạn đã khuấy xong, bạn không thể để thìa vào trong tách trà. Bạn phải đặt nó trở lại chiếc đĩa và nằm hướng với tay cầm của chiếc cốc.

10 loại đồ uống kinh dị trên thế giới không phải ai cũng dám thử

10 loại đồ uống kinh dị trên thế giới không phải ai cũng dám thử

Mặc dù có mùi nồng nặc và khó thưởng thức nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng sử dụng và trở thành thức uống yêu thích của nhiều người.

1. Rượu ngâm chuột

Rượu ngâm chuột
Rượu ngâm chuột

Một loại đồ uống kỳ lạ được làm bằng cách ngâm rượu gạo với chuột và để lên men trong khoảng một năm. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi sản xuất thức uống đặc sản này, rượu ngâm chuột được cho là loại thuốc bổ cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng đó là một phương thuốc chữa bệnh hen suyễn và một số bệnh về gan, mặc dù chưa có nghiên cứu nào xác nhận những thông tin này.

2. Trà xanh được bón từ phân gấu

Trà xanh được bón từ phân gấu
Trà xanh được bón từ phân gấu

Loại trà xanh này sản xuất ở vùng núi Tứ Xuyên, Trung Quốc và được bón bằng hàng tấn phân từ những con gấu trúc sống tại trung tâm nhân giống gần đó.

Chuyên gia về động vật hoang dã An Yanshi thích kiểu bón phân này vì nó giàu chất xơ và chất dinh dưỡng từ tre, thức ăn chính của gấu. Hệ tiêu hóa kém của loài gấu này khiến phân chứa nhiều vitamin và khoáng chất vì cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 30% lượng chúng ăn vào.

3. Ow Urine Soda – Ấn Độ

Nước ngọt có chứa nước tiểu bò
Nước ngọt có chứa nước tiểu bò

Đây là một loại nước ngọt có chứa nước tiểu bò. Điều này không có gì lạ trong văn hóa Ấn Độ giáo vì họ đã sử dụng nguyên liệu này như một phương thuốc truyền thống trong nhiều thế kỷ do tính chất thiêng liêng của loài bò.

4. Nhau thai heo 

Placenta 10000 - Nhật Bản
Placenta 10000 – Nhật Bản

Placenta 10000 – Con số này xuất phát từ 10.000 mg nhau thai heo và giống như thạch. Nó được bán vì các đặc tính phục hồi và liên quan đến sắc đẹp.

5. Nước mắt cá ngừ – Hàn Quốc

Nước mắt cá ngừ - Hàn Quốc
Nước mắt cá ngừ – Hàn Quốc

Thức uống này có chứa soju (rượu gạo) và thấu kính mắt cá ngừ sống nghiền, đặc như thạch, có tác dụng chống lão hóa và chống nếp nhăn do chứa vitamin E cùng các chất dinh dưỡng khác như collagen và gelatin

6. Rượu ngẩu pín của hải cẩu – Trung Quốc

Loại thức uống này có tên gọi là Three Penis Liquor có chứa ngẩu pín của hải cẩu, hươu và chó Quảng Đông ủ trong rượu gạo. Nó có vị của giấm cay và nước ép mận.

7. Rượu Hải Âu – Vòng Bắc Cực

Người Inuit sáng tạo ra ý tưởng để con chim lên men dưới ánh nắng mặt trời bên trong một chai nước. Hương vị nó rất đặc biệt, có 1 chút cảm giác hơi nôn nao.

8. Coffee chồn

Coffee chồn
Coffee chồn

Cà phê chồn được sản xuất bằng phân chồn, những con chồn ăn quả cà phê, sau đó xử lý trong dạ dày của chúng bằng các enzym tiêu hóa rồi thải qua ngoài. Đây là phần quan trọng nhất vì các enzym này làm thay đổi cấu trúc của protein trong hạt cà phê, loại bỏ một phần độ chua làm cho hương vị của tách cà phê trở nên vừa vặn hơn rất nhiều.

9. Bia Stag Semen – New Zealand

Bia Stag Semen - New Zealand
Bia Stag Semen – New Zealand

Bia Stag Semen được chiết xuất từ tinh dịch hươu. Loại bia đen này được phục vụ bằng cách bơm tay để giữ được chất kem đặc biệt khi pha chế. Trước đó, quán bar này còn phục vụ nước táo chứa tinh dịch ngựa vào năm 2011.

10. Bia tinh hoàn cá voi xông khói – Iceland

Bia tinh hoàn cá voi xông khói - Iceland
Bia tinh hoàn cá voi xông khói – Iceland

Ra đời từ thời Trung cổ của Iceland, loại bia này được sử dụng trong lễ hội Thorri hằng năm của người dân địa phương nhằm tôn vinh các vị thần cổ đại như Odin và Thor từ Vallhalla. Nó được làm từ tinh hoàn cá voi khổng lồ và sau đó được hun khói trong thời gian dài với phân cừu khô.

Bật mí 7 loại mì được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản

Bật mí 7 loại mì được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến với nền văn hóa ẩm thực đa dạng, các món ăn được chế biến đơn giản nhưng lại mang hương vị riêng biệt. Nếu có cơ hội ghé thăm Nhật Bản bạn không thể bỏ qua 7 loại mì đặc sản của quốc gia này nhé.!

Mì Nhật Bản là cả một thế giới ẩm thực phong phú và đa dạng khiến nhiều người thích thú tìm hiểu. Với mỗi phong cách chế biến, mì sẽ mang những tên gọi khác nhau. Điều này đôi khi khiến cho thực khách không khỏi bối rối khi lựa chọn loại mì để thưởng thức. Hãy cùng tìm hiểu 7 loại mì Nhật phổ biến ở đất nước mặt trời mọc và cách “nhận diện” ẩm thực Nhật Bản chuẩn xác qua bài viết này nhé!

1. Ramen

Loại mì được giới thiệu đầu tiên trong danh sách này phải nhắc đến là mì ramen. Ramen là món mì nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc được thực khách trên toàn thế giới yêu thích và quan tâm tìm hiểu. Mì ramen bắt đầu phổ biến kể từ năm 1910 khi nhà hàng Rairaten bắt đầu bán món này cho tầng lớp lao động. Kể từ đó, có nhiều phiên bản ramen khác nhau được tạo ra ở những vùng khác nhau tùy vào khẩu vị địa phương. Ramen được làm từ lúa mì, trông khá giống với mì Ramyeon ở Hàn Quốc. Bạn có thể nhận biết Ramen thông qua một số đặc điểm nhận dạng như sợi mì khá mảnh, có độ xoăn nhẹ, màu vàng, hơi dai. Người Nhật thường dùng món mì Ramen này kèm với súp hoặc nước lèo nóng.

Mì Ramen Nhật Bản
Mì Ramen Nhật Bản

2. Udon

Theo nhiều tài liệu, loại mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa và được du nhập vào xứ sở hoa anh đào từ những năm thế kỷ VIII. Đây là loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong số các loại mì phổ biến ở Nhật Bản. Sợi mì Udon thông thường có màu trắng, đường kính khoảng 1cm, được dùng kèm với các loại nước dùng nấu từ các loại thịt. Mọi người thường ăn mì udon với nước dùng là nước tương có màu đậm trong khi phía đông Nhật Bản ưa chuộng màu nước tương nhạt hơn. Những topping thường được ăn kèm cả hai vùng thường có như kamaboko (chả cá Nhật Bản), tempura (rau củ hoặc hải sản chiên giòn) và hành lá.

Mì Udon Nhật Bản
Mì Udon Nhật Bản

Giống như ramen, udon cũng có nhiều phiên bản khác nhau nhưng bạn không nên bỏ qua nơi thưởng thức udon ngon nhất ở Kagawa, vốn được mệnh danh là “tỉnh Udon”. Sanuki udon là tên gọi ở đây với sự tăng độ dày và dai.  

3. Soba

Mì kiều mạch có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Chúng có chứa Vitamin B và ít chất béo, rất phù hợp cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Vẻ ngoài của mì khá giống với miến hay mì làm từ gạo lứt, có màu xám hoặc nâu đậm, sợi mảnh và dai là những đặc điểm giúp bạn nhận dạng được Soba. Đây cũng là món ăn truyền thống được ưa chuộng ở Nhật Bản, mọi người hay ăn toshikoshi soba như một phong tục truyền thống.Sợi mì soba hơi giòn nên khi bạn cắn vào sẽ rất dễ đứt. Điều này tượng trưng cho việc cắt đứt những điều không may năm cũ trước khi bước qua một năm mới.

Mì Soba Nhật Bản
Mì Soba Nhật Bản

Soba cũng có nhiều vị khác nhau như “cha soba” (vị trà xanh), “hegi soba” (vị rong biển), “jinenjo soba” (vị khoai mỡ).

Bạn có thể thưởng thức soba cả khi nóng và lạnh. Với soba lạnh, một trong những món soba nổi tiếng nhất là “wanko soba” đến từ Iwate. Bạn sẽ được đưa một khay với nhiều chén mì soba lạnh nhỏ và thử thách là bạn phải hoàn thành càng nhiều càng tốt. Thông thường, phụ nữ sẽ có thể ăn 40 chén, trong khi đàn ông có thể lên tới 70 chén.

4. Hiyashi Chuka

Hiyashi Chuka
Hiyashi Chuka

Nhật Bản vào mùa hè cực kỳ nóng ẩm. Nếu bạn sẽ tìm đến những biện pháp tránh nóng, bạn có thể thử “hiyashi chuka”, một loại mì lạnh Trung Hoa được ăn cùng với sốt miso mè mặn. Một số người cho rằng món mì này xuất phát từ một nhà hàng ở Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản bởi hương vị mới lạ, màu sắc bắt mắt đã thu hút dân bản địa và du khách ghé đến ưa chuộng. 

5. Somen

Somen
Somen

Bên cạnh mì hiyashi chuka, một loại mì khác thơm ngon không kém đó chính là “somen”. Món mì này chỉ dành cho những người giàu có vào những dịp đặc biệt trong thời kỳ Kamakura (1185 – 1333). Những ngôi chùa Phật giáo bắt đầu phục vụ món này như một bữa ăn nhẹ suốt thời kỳ Muromachi (1336 – 1573). Điều này đã giúp cho tầng lớp lao động được tiếp xúc với món ăn này và trở thành món mì mùa hè của Nhật Bản ngày nay.

Mì somen thường được đựng trong tô với nước lạnh và những viên đá để duy trì kết cấu mịn và mượt của chúng. Chúng cũng được phủ một lớp dầu mỏng. Khi ăn, bạn nhúng mì vào nước tương và húp.

Để tăng thêm yếu tố vui nhộn, người Nhật đã tạo ra “nagashi somen”. Mì somen được đặt vào một ống tre và chạy dọc theo nước lạnh. Bạn phải dùng đũa để bắt lấy những sợi mì ngay khi bạn vừa thấy chúng.

Okinawa sẽ hơi khác với phần còn lại của Nhật Bản với việc thưởng thức somen ấm. Nếu có bạn dịp đến đây, bạn có thể thử “somen champuru”, phần mì somen xào với đậu phụ và rau củ được cắt vừa miệng.

6. Shirataki

Shirataki
Shirataki

Shirataki là các loại mì Nhật Bản được sử dụng phổ biến, được làm từ bột Konjac (củ khoai nưa). Củ khoai nưa trong suốt, khi ăn hơi dai giống thạch rau câu vì vậy sử dụng bột khoai nưa làm nên sợi mì Shirataki cũng trong suốt đẹp mắt, cuốn hút người ăn. Người Nhật thường dùng loại mì này dùng ăn kèm với các món lẩu nổi tiếng như Sukiyaki, Oden,…

7. Yakisoba

Ít ai biết được rằng Yakisoba được chế biến bằng sợi mì Ramen chiên kèm với thịt lợn, các loại rau (thường là bắp cải, hành tây, cà rốt), xốt Yakisoba, gia vị (muối, tiêu xay). Ngoài ra, chế biến mì Yakisoba, người Nhật còn sử dụng thêm một số loại nguyên liệu khác như bột rong biển, gừng ngâm, vảy cá, mayonnaise.

Yakisoba
Yakisoba

Trên đây là một số đặc điểm nhận dạng 7 loại mì Nhật Bản phổ biến. Hi vọng, thông qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu biết thêm về mì, văn hóa ăn mì nói riêng và ẩm thực Nhật Bản nói chung. Mì là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Nhật Bản và có đa dạng các loại khác nhau, cách ăn khác nhau tùy từng vùng miền và mùa. Nếu có dịp đến Nhật Bản, việc tìm hiểu đất nước xinh đẹp này có thể là từ các món mì trứ danh của đất nước mặt trời mọc. 

Trải nghiệm không khí sôi động tại chợ cá Tsukij Nhật Bản

Trải nghiệm không khí sôi động tại chợ cá Tsukij Nhật Bản

Đến với Nhật Bản, ngoài việc tham quan những địa điểm tham quan nổi tiếng, tìm hiểu về văn hóa của người Nhật cũng như các địa điểm du lịch thú vị thì tham quan những nét văn hóa địa phương và nền ẩm thực cũng được nhiều người lựa chọn. Với những du khách đến Tokyo không thể bỏ qua khu chợ cá Tsukiji vô cùng nổi tiếng và được đánh giá là khu chợ hải sản lớn nhất trên thế giới.

Chợ cá Tsukiji ở Tokyo, Nhật Bản là chợ bán buôn hải sản lớn dành cho những ai yêu mến ẩm thực Nhật Bản. Nay người ta đã chuyển đến chợ Toyosu mới nhưng khu chợ nhộn nhịp bên ngoài Tsukiji vẫn còn và là điểm nhấn cho những người yêu thích sushi. Du khách có thể tìm món sashimi tươi ngon trong số hơn 300 cửa hàng và nhà hàng. Tuy nhiên các nhà hàng này thường đóng cửa vào chủ nhật và thứ tư.

Chợ cá Tsukiji Nhật Bản
Chợ cá Tsukiji Nhật Bản

Nền ẩm thực truyền thống của người Nhật rất đặc sắc và có những hương vị đặc trưng riêng. Khi đến Nhật bản, tham quan chợ Tsukiji là nơi được nhiều người lựa chọn. Đây là khu chợ cá nổi tiếng và cũng là khu ẩm thực địa phương với những món ăn vô cùng hấp dẫn, thơm ngon. Hãy cùng tìm hiểu khu chợ địa phương này để lựa chọn cho mình một địa điểm mua cá tươi ngon nhé!.

1. Giới thiệu chợ cá Tsukiji

Khu chợ cá nổi tiếng tại Nhật Bản với đa dạng món ăn
Khu chợ cá nổi tiếng tại Nhật Bản với đa dạng món ăn

Khu chợ này được xây dựng năm 1935 nằm tại quận Tsukiji thuộc thành phố Chuo của Tokyo, có diện tích lên đến 285.000m2. Nơi đây được chia ra làm hai không gian riêng biệt là chợ trong và chợ ngoài, với khoảng 400 cửa hàng bán đồ dùng và thực phẩm tươi sống, bao gồm cả hàu khổng lồ, số lượng thủy hải sản giao dịch trong 1 ngày lên đến 1.799 tấn và doanh thu của khu chợ mỗi ngày là 1.5 tỷ yên. Khu chợ bên trong là nơi buôn bán các loại hải sản và diễn ra những cuộc đấu giá thú vị. Đây còn là nơi bày bán các loại hải sản tươi sống với giá sỉ. Khu chợ ngoài là nơi tập trung những cửa hàng, nhà hàng sushi lớn nhỏ với những món ăn thơm ngon, hấp dẫn thực khách.

Khu chợ bắt đầu buôn bán từ sớm khoảng 5 giờ sáng và đóng cửa vào khoảng trưa hoặc đầu giờ chiều. Điều tốt nhất bạn nên làm là đến đó sớm để tránh phải xếp hàng và thưởng thức bữa sáng sớm. 

2. Tham quan khu chợ Tskiji

Đây là địa điểm được nhiều khách du lịch biết đến, luôn tấp nập và sầm uất. Ngoài những loại thủy hải sản tươi sống thì khu chợ cá này còn có những món ăn được chế biến sẵn đa dạng. Những ai là tín đồ của hải sản chắc chắn không thể bỏ qua khu chợ cá nổi tiếng này. Có rất nhiều nhà hàng ở khu vực bên ngoài của chợ cá, sử dụng những loại hải sản tươi sống để chế biến nên những món sushi, sashimi hấp dẫn. 

Chợ sẽ bắt đầu hoạt động từ lúc 5 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều
Chợ sẽ bắt đầu hoạt động từ lúc 5 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều

Bên cạnh đó còn có nhiều quán ăn với các món nổi tiếng như Horumon don là món ăn được chế biến từ nội tạng cá, nhím biển tươi, món lươn nướng đặc trưng trong ẩm thực Nhật Bản, món chả cá bọc ngô nướng vô cùng thơm ngon cùng nhiều món ăn khác với mức giá khá rẻ mà du khách có thể thưởng thức được tại chợ cá này.

Mỗi mùa hè ở Nhật Bản, người dân nơi đây thường tổ chức lễ hội mùa hè tại một công viên hoặc ngôi đền nhỏ. Mọi người mặc yukata, một loại kimono mùa hè của Nhật Bản. Những đứa trẻ nhỏ mặc quần áo đặc biệt và chơi trống Nhật Bản, khiến trải nghiệm giống như một sự kiện cộng đồng hơn là chỉ một chợ cá thông thường.

Lễ hội diễn ra vào tháng 7-8 hàng năm và thường được tổ chức vào cuối tuần. Khi đến chợ, du khách có thể thư giãn dưới ánh nắng mặt trời và ngồi cùng bạn bè, gia đình trên những chiếc ghế xung quanh trống Nhật Bản thưởng thức đồ ăn và thức uống. Một số thực phẩm lễ hội nổi tiếng có thể kể đến như takoyaki, soratsuki,…

3. Lưu ý khi tham quan chợ cá Tsukiji

3.1. Trời mưa dễ trơn trượt

Nên mang giày để tránh trơn trượt khi di chuyển vào chợ
Nên mang giày để tránh trơn trượt khi di chuyển vào chợ

Khi tham quan khu chợ cá này sẽ không tránh khỏi tình trạng nước và ẩm ướt của khu chợ. Vì vậy khi lựa chọn khu chợ này tham quan, mọi người nên lựa chọn các trang phục phù hợp cũng như những đôi giày không bị trơn trượt khi đi trong chợ cá.

3.2. Thời gian chợ hoạt động

Khu chợ cá này cũng có một khoảng thời gian hoạt động riêng mà du khách nếu muốn tham quan, tìm hiểu về khu chợ cá nổi tiếng này thì cần phải nắm rõ thời gian mở cửa. Chợ sẽ bắt đầu hoạt động từ lúc 5 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều. Đối với khách du lịch, chợ sẽ tiếp đón từ sau 9 giờ sáng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phiên đấu giá cá ngừ có thể đến chợ vào lúc 5 giờ 25 đến 6 giờ 15 sáng.

Chợ Tsukiji là khu chợ cá nổi tiếng tại Nhật Bản về quy mô cũng như diện tích. Đây cũng là chợ cá lớn nhất trên thế giới, luôn đông đúc, tấp nập mỗi ngày với những hoạt động mua bán, trao đổi và đấu giá diễn ra hàng ngày. 

Đến với chợ Tsukiji, du khách có cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu lịch sử, cách cắt và nấu cá cũng như thử nhiều loại thức ăn. Và hơn hết, đó là một trải nghiệm rất phổ biến và là cơ hội để hòa mình và hòa nhập với nền văn hóa của Nhật Bản.

Top 7 lễ hội cổ truyền đặc sắc tại đài loan

Top 7 lễ hội cổ truyền đặc sắc tại đài loan

Đài Loan xinh đẹp và đậm sắc thái với những phong tục tập quán dung dị, vui tươi, khá gần gũi với nền văn hóa Việt Nam. Cũng bởi vậy, nơi đây từ lâu đã là điểm đến ưa thích của phần lớn du khách Việt. Thống kê từ Cục Du lịch Đài Loan về lượng khách du lịch Đông Nam Á (từ năm 2016 đến năm 2020) cho thấy, Việt Nam xếp ở vị trí số 3 (hơn 1,6 triệu lượt), sau Singapore (hơn 1,7 triệu lượt) và Malaysia (hơn 2,1 triệu lượt).

Tuy nhiên, điểm thu hút của xứ Đài không chỉ ở các danh thắng cảnh hay ẩm thực. Loạt lễ hội truyền thống trải dài suốt cả năm, được người dân bảo tồn và lưu giữ trọn vẹn cũng là lý do nhiều du khách chọn nơi đây là điểm đặt chân.

1. Tết đầu năm

Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người Đài Loan
Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của người Đài Loan

Tết Nguyên đán còn gọi là Lễ hội mùa xuân, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5 tháng đầu tiên theo âm lịch của Đài Loan, và là ngày lễ quan trọng nhất trong năm.

Cũng giống như ở Việt Nam, người dân xứ Đài coi Tết là dịp sum họp bên gia đình, cùng dọn dẹp nhà cửa, sau đó quây quần bên nhau trong bữa tối đón giao thừa. Ngày đầu năm, người lớn sẽ tặng các thành viên nhỏ tuổi phong bao màu đỏ có tiền mặt, thay cho lời chúc bình an và may mắn.

Ngày Tết của người Đài Loan không thể thiếu các món ăn: Cải bẹ xanh cọng to tượng trưng cho sự trường thọ; hẹ trắng nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài; cá tượng trưng cho sự dư dả; củ cải trắng tượng trưng cho khởi đầu may mắn; bánh tổ tượng trưng cho thăng tiến…

2. Lễ hội lồng đèn

Lễ hội đèn lồng tại Đài Loan
Lễ hội đèn lồng tại Đài Loan

Lễ hội lồng đèn (Taiwan Lantern Festival) là một trong các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm, kéo dài từ Tết Nguyên đán đến Tết Nguyên tiêu tại Đài Loan. Mỗi năm, lễ hội này sẽ chọn một thành phố để dựng đèn chính. Thành phố được chọn sẽ được đầu tư mời các chuyên gia nghệ thuật, kiến trúc đến thiết kế, dựng đèn theo từng chủ đề và phân khu của năm đó.

Lễ hội sẽ được chia làm nhiều khu vực đèn chính (có biểu diễn đèn theo khung giờ) và khu vực đèn phụ được trang trí hoành tráng và tinh tế. Bởi vậy, du khách đến Đài Loan vào dịp này được thỏa sức check-in “sống ảo”.

 

3. Lễ hội pháo hoa tổ ong Diêm Thủy

Lễ hội pháo hoa Diêm Thủy tại Đài Loan
Lễ hội pháo hoa Diêm Thủy tại Đài Loan

Lễ hội pháo hoa tổ ong Diêm Thủy là lễ hội dân gian lớn thứ 3 thế giới, đồng thời là một trong những lễ hội tôn giáo tiêu biểu của Đài Loan. Cái tên pháo hoa tổ ong xuất phát từ hình ảnh hàng trăm nghìn tia pháo hoa cùng lúc phát nổ bắn tung mọi hướng, tạo ra tiếng xòe xòe, ù ù như đàn ong bay ra khỏi tổ.

Lễ hội pháo hoa nổi tiếng có truyền thống hơn 130 năm tuổi này thường diễn ra từ sáng ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Người ta tin rằng càng nhiều tia lửa pháo hoa chạm vào người, những khó khăn xui xẻo sẽ tan biến và nhận càng nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Du khách tới đây vào lễ hội này cần trang bị đồ bảo vệ cơ thể gồm áo khoác dày, quần dài, găng tay, giày ủng, mũ bảo hiểm và kính mắt.

4. Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng
Lễ hội thuyền rồng

Cùng với Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, Lễ hội thuyền rồng nằm trong Tết Đoan ngọ là một trong 3 ngày lễ truyền thống lớn hàng năm của Đài Loan. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Khuất Nguyên – nhà thơ sống trong thời Chiến Quốc.

Phong tục phổ biến nhất trong lễ hội là tổ chức các cuộc đua thuyền rồng và ăn bánh ú (zongzi) với 2 loại: Bánh ú nhân mặn và bánh ú tro nhân ngọt. Ngoài ra, tục làm túi thơm, dựng trứng đứng cũng phổ biến trong dịp này.

Theo đó, các cuộc đua thuyền không chỉ xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe và an lành, mà còn là dịp tìm kiếm tài năng môn thể thao này để tham dự các cuộc đua quốc tế. Trước đây, chỉ người bản địa mới có thể tham gia, nhưng ngày nay khách du lịch cũng có cơ hội trực tiếp lái thuyền đua với các đội người bản địa.

 

5. Lễ Vu Lan

Lễ Trung Nguyên
Lễ Trung Nguyên

Lễ Trung Nguyên ở Đài Loan là ngày lễ Vu Lan, báo hiếu ở Việt Nam, tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Theo quan niệm truyền thống Đài Loan, bắt đầu từ 1/7 âm lịch, Quỷ Môn Quan sẽ mở ra và đến 29/7 mới đóng lại. Trong thời gian đó, để cầu nhiều phúc về nhà, tai qua nạn khỏi, cả nhà bình an, người Đài Loan tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ ở khắp nơi.

Một trong những sự kiện Tết Trung Nguyên nổi bật được tổ chức tại thành phố Cơ Long, phía bắc Đài Loan là “hội Trung Nguyên Kê Long”. Theo đó, vào buổi chiều ngày 14/7 âm lịch, các dòng họ và tổ chức cộng đồng sẽ quy tụ, thành một đoàn lớn, kéo theo xe diễu hành. Trong quá trình di chuyển, khoảng 20 cô gái trẻ ăn mặc như những tiên nữ tặng hoa sen giấy đầy màu sắc cho người xem.

6. Cuộc thi leo cột

Cuộc thi leo cột - Tưởng nhớ những người qua đời ở Đài Loan
Cuộc thi leo cột – Tưởng nhớ những người qua đời ở Đài Loan

Cuộc thi leo cột hay Grappling with the Ghosts được tổ chức trong tháng 7 âm lịch. Ở Đài Loan, cuộc thi chỉ diễn ra ở Đầu Thành, Nghi Lan (đông bắc Đài Loan) và Hằng Xuân, Bình Đông (nam Đài Loan). Trong 2 địa phương này, Đầu Thành có lễ kỷ niệm lớn hơn.

Nguồn gốc của lễ hội này là việc nhiều người di cư đến Nghi Lan từ các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đã chết bởi thiên tai, tai nạn và bệnh tật. Những người còn lại lo rằng không ai còn sống để cúng bái, nên đã tổ chức lễ leo cột để tưởng nhớ người qua đời.

Vì Đầu Thành là thành phố đầu tiên được phát triển ở khu vực Nghi Lan, nên người dân của 8 quận lớn trực thuộc đã cùng nhau tổ chức cuộc thi leo cột quy mô lớn vào ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch – ngày mà cánh cổng thế giới âm đóng lại.

 

7. Tết thịt nướng

Tết trung thu ở Đài Loan
Tết trung thu ở Đài Loan

Ở Việt Nam, nếu Trung thu được coi là Tết thiếu nhi, thì tại Đài Loan, đây là ngày lễ quan trọng và là kỳ nghỉ quốc gia. Trong dịp này, mọi người quây quần bên gia đình hoặc tụ họp với những người bạn thân thiết.

Ghé Đài Loan đúng Tết Trung thu, du khách rất khó bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ cầm đèn lồng chạy trên đường phố, mà thay vào đó sẽ ngửi thấy mùi thịt nướng phảng phất khắp không gian. Những năm gần đây, người dân xứ Đài hình thành truyền thống tụ họp bên bếp lửa nướng thịt vào ngày này.

Trong quan niệm của những người Đài, việc nướng thịt đem đến không khí ấm áp, tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm của cả gia đình. Chính vì thế, Tết Trung thu Đài Loan còn có một tên gọi khác là Tết thịt nướng. Ngày này, người ta cũng ưa chuộng sử dụng bánh nghìn lớp nhân ngọt, khác với bánh nướng, bánh dẻo như Việt Nam.

Văn hóa Đài Loan luôn được chú trọng cả về con người lối sống mà còn được thế hiện qua các lễ hội truyền thống, mang đến nền văn hóa đặc sắc hòa lẫn với nền văn hóa hiện đại có lẽ vì lý do này mà Đài Loan luôn thu hút được nhiều du khách quốc tế ghé thăm vào những dịp lễ tết. Nếu bạn đang có dự định du lịch Đài Loan trong năm nay thì không thể bỏ lỡ các hoạt động văn hóa vô cùng đặc đáo nơi đây.