Du khách Trung Quốc đến Đài Loan bị cách ly hơn 30%

Du khách Trung Quốc đến Đài Loan bị cách ly hơn 30%

Nhiều hành khách từ đại lục tới Đài Loan có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Nhiều khách từ Trung Quốc đến Đài Loan mắc Covid-19.
Nhiều khách từ Trung Quốc đến Đài Loan mắc Covid-19.

 

Theo Forbes, 27,8% trong số 524 hành khách đến sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan) từ Trung Quốc đại lục có kết quả dương tính với Covid-19. Do đó, ngày 1/1 hành khách Trung Quốc sẽ phải xét nghiệm PCR (dựa trên nước bot) khi du lịch Đài Loan. 

Hành khách có kết quả xét nghiệm dương tính được yêu cầu cách ly 5 ngày nếu họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Những người có triệu chứng nặng hơn sẽ phải gọi đến đường dây nóng 1922 để được chuyển tới bệnh viện. Chính sách này được áp dụng cho du khách từ 4 thành phố ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô và Hạ Môn.

Chuang Jen-hsiang, phát ngôn viên của Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC), cho biết khách từ đại lục cần hiểu rõ chính sách này khi quyết định bước lên máy bay.

CECC có kế hoạch phân tích bộ gen trên các mẫu được lấy từ khoảng 20 khách đến từ Trung Quốc dương tính với Covid-19 mỗi ngày. Qua đó, họ có thể hiểu rõ hơn về những biến thể Covid-19 đang “hoành hành” ở 4 thành phố này.

Chính sách kiểm dịch mới ở Đài Loan chủ yếu nhắm vào đối tượng người ở Đài Loan trở về và người Trung Quốc đến Đài Loan công tác, học tập hoặc thăm gia đình. Hiện tại, khách du lịch Trung Quốc vẫn bị cấm đến Đài Loan. Chính sách này có thể kết thúc vào 31/1 tùy theo tình hình.

Từ tuần trước, Trung Quốc đã thông báo tiếp tục duyệt hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông để công dân nước này có thể du lịch từ 8/1. Cũng từ 8/1, Trung Quốc sẽ dỡ bỏ nhiều hạn chế và cho khách nước ngoài nhập cảnh.

Trước dịch, khách Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho du lịch toàn cầu. Tuy nhiên, lúc này, việc nới lỏng chính sách kiểm dịch của Trung Quốc khiến nhiều nước lo lắng. Mỹ, Pháp, Ấn Độ là 3 trong số các quốc gia đã đưa ra yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với du khách Trung Quốc ngay khi nước này tuyên bố mở cửa.

Trung Quốc ngừng cách ly tập trung du khách nhập cảnh

Trung Quốc ngừng cách ly tập trung du khách nhập cảnh

Ngày 26/12, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 của Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định mới về việc tối ưu hóa công tác quản lý đối với người nhập cảnh Trung Quốc.

Những người nhập cảnh Trung Quốc có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành có thể đến Trung Quốc và điền kết quả vào phiếu khai báo sức khỏe hải quan, không cần xin mã sức khỏe tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc tại các nước.

Những trường hợp nếu có kết quả dương tính cần đợi đến khi có kết quả âm tính mới đến Trung Quốc.

Người dân Thượng Hải đi chợ Giáng sinh, ngày 24-12. Có không ít người không đeo khẩu trang
Người dân Thượng Hải đi chợ Giáng sinh, ngày 24-12. Có không ít người không đeo khẩu trang

Nhà chức trách cũng hủy bỏ yêu cầu xét nghiệm axit nucleic và cách ly tập trung đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Trung Quốc từ ngày 8/1/2023.

Chính phủ nước này cho biết chính sách mới này là một phần trong kế hoạch kiểm soát bệnh dịch mới của Trung Quốc. Trong đó, Covid-19 được hạ xuống “bệnh dịch Cấp độ B”, cùng mức với các bệnh ít nghiêm trọng hơn, như bệnh sốt Dengue. Sự thay đổi này “phù hợp với đặc tính và mức độ nguy hiểm hiện tại của bệnh này”, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết.

Cũng theo NHC, “chủng Omicron ít nguy hiểm chết người hơn đã trở thành chủng SARS-Cov-2 phổ biến, và chỉ một lượng nhỏ phát triển thành viêm phổi”.

Chính sách cách ly đối với hành khách quốc tế đến Trung Quốc được áp dụng từ 2020 và thay đổi trong suốt hai năm qua. Chính sách gần nhất – sẽ kết thúc vào ngày 8/1/2023 – Yêu cầu người đến từ khu vực ngoài nội địa Trung Quốc và Macao cách ly 5 ngày tại khách sạn và 3 ngày tự cách ly tại nhà. 

Theo Hãng tin Reuters, điều kiện cách ly ở khách sạn không đồng đều, hạn chế thị thực và giá chuyến bay cao do các tuyến quốc tế giảm mạnh dẫn đến làn sóng di cư ồ ạt của người nước ngoài khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây.

Nhưng đầu năm nay, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế về thị thực, cho phép người thân trực tiếp của công dân Trung Quốc xin thị thực đoàn tụ gia đình. Trung Quốc cũng ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo thế giới đến thăm kể từ Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2.

Hành khách nhập cảnh Trung Quốc từ 8/1/2023 sẽ không cần cách ly.
Hành khách nhập cảnh Trung Quốc từ 8/1/2023 sẽ không cần cách ly.

Du khách vẫn sẽ phải xét nghiệm Covid-19 trước khi đến Trung Quốc, nhưng không cần nộp kết quả cho đại sứ quán Trung Quốc hay lãnh sự để lấy mã. Từ 8/1/2023, du khách có thể xét nghiệm và trình kết quả khi lên máy bay.

NHC cũng cam kết sẽ mở cửa cho du lịch quốc tế đối với công dân Trung Quốc một cách trật tự, tùy thuộc vào tình hình Covid-19 trên toàn cầu cũng như khả năng đáp ứng của các dịch vụ trong nước. 

Trung Quốc đã dần nới lỏng các hạn chế sau khi đóng cửa biên giới với gần như toàn bộ hành khách từ tháng 3/2020, khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới.

Sau gần ba năm phong tỏa, cách ly và xét nghiệm diện rộng, Trung Quốc đã đột ngột từ bỏ chính sách “zero Covid” trước ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và xã hội.

Cùng lúc, quốc gia này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm vô tiền khoáng hậu, khiến các bệnh viện quá tải và dược phẩm trở nên khan hiếm. Từ khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nới lỏng các hạn chế Covid-19, không có số liệu rõ ràng về mức độ lây nhiễm ở cấp quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều thành phố và tỉnh cho biết đã có hàng chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Sự thay đổi đột ngột trong chính sách đã khiến nhiều người tích trữ thuốc hạ sốt và trị cảm cúm, cũng như các hàng dài xuất hiện ở các bệnh viện tại Bắc Kinh.

Có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chuyển hướng chú ý đến tăng trưởng vào năm sau, và nới lỏng hạn chế để có thể thúc đẩy kinh tế.

Hiện tại, Trung Quốc tập trung vào việc chuẩn bị các nguồn lực y tế phù hợp, theo thông cáo của NHC. Các thành phố lớn và vừa cần chuyển các trung tâm cách ly thành bệnh viện với đủ lực lượng y tế. NHC cũng không loại trừ trường hợp cần các biện pháp giới hạn tạm thời và cục bộ trong thời gian tới.

Du khách Việt được cấp visa Quan Hồng khi du lịch Đài Loan

Du khách Việt được cấp visa Quan Hồng khi du lịch Đài Loan

Sau 22/11, du khách có thể nhập cảnh bằng visa Quan Hồng thông qua 121 công ty lữ hành tại Việt Nam được chỉ định.

Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam ra thông báo về việc cấp lại visa Quan Hồng cho khách Việt sau thời gian gián đoạn vì Covid-19. Hiện các công ty lữ hành bắt đầu được phép nộp hồ sơ xin loại visa này, nhưng ngày nhập cảnh Đài Loan sớm nhất là sau 22/11.

Hoa Liên, huyện miền núi hút khách nhờ cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Đài Loan
Hoa Liên, huyện miền núi hút khách nhờ cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Đài Loan

 

Theo đó, khách Việt đến Đài Loan sẽ dùng một trong ba loại visa: visa giấy, e-visa và Quan Hồng. Hai loại visa đầu dành cho khách đi tự túc hay theo tour, đi đơn lẻ hoặc theo đoàn. Visa Quan Hồng dành riêng cho khách đoàn, đi du lịch theo tour của các công ty lữ hành Việt Nam được Cục Du lịch Đài Loan chỉ định. Có 121 công ty được nộp hồ sơ xin visa này.

Visa Quan Hồng Đài Loan
Visa Quan Hồng Đài Loan

 

Ưu điểm visa Quan Hồng là thủ tục đơn giản hơn so với hai loại visa còn lại. Người nộp hồ sơ không cần giấy tờ chứng minh tài chính hay việc làm và được cấp miễn phí. Nhờ vậy, giá tour đi theo dạng Quan Hồng sẽ giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho tour Đài Loan với các thị trường du lịch khác.

Theo quy định mới nhất được chính quyền hòn đảo ban hành, nếu doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có ba thành viên (đi theo dạng Quan Hồng) tách đoàn thì công ty đó bị đình chỉ gửi hồ sơ xin visa trong hai tháng. Nếu số thành viên tách đoàn lên đến 6 người, doanh nghiệp này sẽ bị xóa khỏi danh sách những đơn vị được chỉ định cấp Quan Hồng.

Visa Quan Hồng từng bị dừng tháng 12/2018 sau khi 152 du khách Việt biến mất tại Đài Loan và được cấp lại tháng 3/2019.

Đài Loan mở cửa du lịch từ 13/10. Du khách từ 2 tuổi trở lên được phát bốn bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 khi nhập cảnh. Họ phải làm xét nghiệm vào ngày đầu tiên hoặc thứ hai. Không còn phải kiểm dịch bắt buộc nhưng khách vẫn phải tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 7 ngày. Họ cũng phải test nhanh hai ngày một lần và được phép ra ngoài sau khi âm tính.

Hướng dẫn xin visa khi đi du lịch Đài Loan

Hướng dẫn xin visa khi đi du lịch Đài Loan

Đài Loan (Trung Quốc) chính thức mở cửa du lịch từ 13/10. Theo hướng dẫn của Văn phòng kinh tế Đài Bắc, du khách dễ dàng tự làm thủ tục xin visa mà không cần qua dịch vụ.

Từ 13/10, Đài Loan chính thức mở lại thụ lý visa cho công dân các nước không thuộc diện miễn visa với mục đích du lịch và gặp gỡ xã giao thông thường.

Theo đó, người nước ngoài đủ điều kiện sẽ được nhập cảnh Đài Loan bằng visa tại cửa khẩu (visa on arrival), visa điện tử (e-visa) hay giấy phép nhập cảnh trên hệ thống xét duyệt trước trên mạng cho công dân các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam).

Dưới đây là quy trình xin visa tự túc theo hướng dẫn của Văn phòng kinh tế Đài Bắc du khách có thể tham khảo.

Du lịch Đài Loan
Du lịch Đài Loan

1. Chuẩn bị giấy tờ gì?

Xin visa khi đi du lịch Đài Loan
Xin visa khi đi du lịch Đài Loan

 

Hộ chiếu: Chấp nhận bản gốc và bản sao còn thời hạn từ 6 tháng trở lên.

Tờ khai xin cấp visa: Du khách điền thông tin tờ khai trực tuyến, sau đó in ra bản cứng, ký tên và dán ảnh.

Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp hiện tại: Hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Nộp bản photocopy các giấy tờ này, bản gốc kèm theo để đối chiếu.

Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm nên có tối thiểu 100 triệu đồng hoặc 5.000 USD và có kỳ hạn 3 tháng. Sổ có thể mở ngay tại thời điểm nộp.

Bản gốc đơn xin nghỉ phép có dấu và chữ ký xác nhận của công ty.

Giấy xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi, xác nhận đặt phòng khách sạn. Các trường hợp chưa thanh toán vẫn được chấp nhận.

Thông tin lịch trình: Thời gian lưu trú, địa chỉ khách sạn, các điểm du lịch sẽ đến.

2. Nộp hồ sơ

Du khách nộp hồ sơ tại Văn phòng kinh tế văn hóa Đài Bắc ở TP.HCM hoặc Hà Nội.

Khi đến văn phòng, du khách sẽ được hướng dẫn lấy số, xếp hàng và đợi tới lượt nộp hồ sơ. Sau đó, du khách nộp toàn bộ hồ sơ cho nhân viên văn phòng. Kiểm tra hồ sơ xong, nhân viên sẽ hỏi du khách một vài câu hỏi xác minh thông tin. Du khách cần trả lời trung thực, trùng khớp với thông tin khai trong hồ sơ.

Lệ phí xin visa thông thường là 50 USD, thời gian xét duyệt 5 ngày. Lệ phí xin visa nhanh là 75 USD, thời gian xét duyệt trong 2 ngày.

Giấy phép nhập cảnh Đài Loan có hiệu lực 90 ngày, trong thời gian này có thể sử dụng để nhập cảnh nhiều lần. Thời gian lưu trú mỗi lần là 14 ngày kể từ ngày thứ 2 sau khi nhập cảnh.

Nếu sở hữu một trong những giấy tờ sau, du khách sẽ được xem xét miễn visa nhập cảnh vào Đài Loan trong 14 ngày. Thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến, du khách mang quốc tịch Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Campuchia và Lào có thể xin cấp Giấy phép nhập cảnh (Travel Authorization Certificate).

2.1 Điều kiện cơ bản:

Hộ chiếu còn hạn từ 6 tháng, tính từ ngày nhập cảnh Đài Loan.

Vé máy bay, tàu khứ hồi hoặc vé máy bay, tàu cho điểm đến tiếp theo.

Chưa từng được tuyển dụng đến Đài Loan lao động.

2.2 Điều kiện đặc biệt:

Có visa còn hạn hoặc hết hạn trong vòng 10 năm của Mỹ, Canada, Anh, Hàn Quốc hoặc Schengen (bao gồm cả thẻ cư trú dài hạn và vĩnh viễn).

Hiện có visa hoặc thẻ cư trú do Đài Loan cấp trong vòng 10 năm qua và không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, visa có kí hiệu FL (visa lao động), X (visa khác), P; with Special Permission from MOFA (visa du lịch “Chuyên án Quan Hồng”) hoặc thẻ cư trú dành cho lao động đều không được áp dụng.

Hiện có visa điện tử của Australia và New Zealand còn hiệu lực.

Hiện có visa Nhật Bản còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 10 năm. Khi nhập cảnh Đài Loan phải xuất trình được dấu nhập – xuất cảnh vào Nhật hoặc phải trình được vé máy bay (tàu) của chặng kế tiếp vào Nhật.

Những ngôi làng đặc biệt ở Trung Quốc

Những ngôi làng đặc biệt ở Trung Quốc luôn thu hút được rất đông du khách, bởi  kiến ​​trúc cổ xưa và những cảnh quan duyên dáng và những điều bí ẩn cất giấu ở nơi đó.

 

Làng chài nổi (Phúc Kiến)

Trên vùng biển phía đông nam tỉnh Phúc Kiến có một dãy nhà nổi, trải dài hàng trăm km2. Đây là ngôi làng nổi trên biển lớn nhất Trung Quốc với hơn 10.000 cư dân. Mọi sinh hoạt của người dân diễn ra ngay trên mặt biển. Cư dân của làng sinh sống hoàn toàn phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản.

Ngôi làng trên vách đá (Quý Châu)

Ga xe lửa gần ngôi làng này nhất là nhà ga Mao Thảo Bình, chỉ cách đó 1,2 km. Ngôi làng không phải là quá xa và giao thông đến đây thực sự khá thuận lợi.

Tuy nhiên, giữa làng và nhà ga có một hẻm núi tên là Wu Meng, dân làng thường gọi là đường gãy. Hẻm núi có các cạnh thẳng đứng gần 90 độ vì thế để đến nhà ga, người dân phải ngồi trên một cái “cáp treo” tự chế và mất ít nhất 2 giờ để vượt qua địa hình đầy thách thức này.

Ngôi làng nằm trên một tảng đá (Vân Nam)

Ở tỉnh Vân Nam, thành phố Lệ Giang, có một ngôi làng gồm 108 gia đình sinh sống trên một tảng đá hình nấm khổng lồ. Nằm sâu trong khe núi bên sông Kim Sa, làng đá Bảo Sơn được xây dựng vào đầu triều đại nhà Tống.

Vị trí được chọn để chống lại sự xâm lăng của bọn cướp, và điều này đã vượt thử thách của thời gian qua hơn 1000 năm tồn tại, ngôi làng đã chống lại mọi nỗ lực xâm lược. Bạn chỉ có thể tiến vào ngôi làng bằng cách đi qua hai cổng đá. Thiết kế của mỗi ngôi nhà được căn cứ theo địa hình của tảng đá và kết quả là một tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục.

Làng trong hang (Quý Châu)

Làng Đông Miêu Trại ở tỉnh Quý Châu được cho là cộng đồng cư trú trong hang động cuối cùng ở châu Á. Ngôi làng có dân số 73 người từ 18 gia đình sống trong một hang động rộng 100m và sâu 200m. Người ta tin rằng, tổ tiên của dân làng này đã di chuyển đến đó để tránh bị bọn cướp tấn công.

Làng tròn (Giang Tây)

Làng Jujing là một ngôi làng có kiến ​​trúc theo phong cách Hui điển hình nằm ở tỉnh Giang Tây. Ngôi làng được thiết kế và xây dựng bởi bậc thầy phong thủy nổi tiếng He Pu trong thời kỳ đầu của nhà Tống.

Làng Jujing được gọi là ngôi làng tròn nhất ở Trung Quốc. Có rất nhiều di tích văn hóa đặc trưng tại đây, bao gồm một tấm ván ngang được khắc bởi Hoàng đế Minh Tư Tông của triều đại nhà Minh (1627-44).

Làng Giả Lai Trại (Cam Túc)

Ngôi làng này nằm ở tỉnh Cam Túc, huyện Vĩnh Xương. Các cư dân có ngoại hình rất khác lạ với mũi to, làn da săn chắc màu đỏ và đôi mắt trũng sâu màu xanh lá. Có một quân đoàn La Mã chiến đấu ở Trung Á trong triều đại Đông Hán (năm 53 trước Công nguyên) đã biến mất một cách bí ẩn.

Các học giả người Anh đã suy đoán rằng, quân đoàn La Mã này có thể đã được đưa đến thành phố này. DNA của 93 dân làng đã được phân tích và 91 trong số những người được thử nghiệm cho thấy hồ sơ DNA của họ giống hệt với người Tây Á.

Ngôi làng hóa thạch (Vân Nam)

Làng hóa thạch nằm ở tỉnh Vân Nam rất ấn tượng đối với các du khách. Theo các chuyên gia khảo cổ học, những ngôi nhà trong làng được xây dựng bằng một loại hóa thạch từ xa xưa.

Ngôi làng ngầm (Đảo Hải Nam)

Dưới vùng biển gồ ghề gần đảo Hải Nam là phần còn lại của 72 ngôi làng đã được phát hiện dưới đáy đại dương. Người ta tin rằng các ngôi làng đã bị phá hủy bởi một trận động đất lớn hiếm hoi từ hơn 300 năm trước.

Những ngôi làng chìm này là tàn tích ngầm duy nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Ở độ sâu khoảng 9m, nhiều ngôi nhà và sân trong vẫn được bảo tồn rất tốt.

Làng sấm sét (Nam Xương)

Ở vùng nội địa miền núi xinh đẹp của thành phố Nam Xương có một ngôi làng nhỏ xa xôi được gọi là “làng Sấm”, nơi mà mọi người tránh xa như bệnh dịch hạch. Làng bị bao vây bởi sét đánh quanh năm. Hàng chục dân làng đã bị sét đánh và 4 người chết trong 20 năm qua.

 

“Vương quốc băng tuyết” ở Trung Quốc

Nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, mùa đông tại đây có thể nói là lạnh nhất trong số các thành phố lớn của Trung Quốc, lúc lạnh nhất có thể xuống đến -40°C. Chính vì lý do đó, Cáp Nhĩ Tân có biệt danh là “Thành phố băng” và tập trung phát triển du lịch cùng những hoạt động giải trí mùa đông.

Nơi đây nổi tiếng bởi lịch sử và sự giao lưu văn hóa Đông – Tây rất đa dạng, phong phú. Khung cảnh thiên nhiên ở đây được trời phú cho cũng vô cùng độc đáo. Những kiến trúc của Nga xuất hiện ở khắp nơi khiến nó được mệnh danh là “Moscow của Trung Hoa”.

Lễ hội băng tuyết quốc tế là một sự kiện diễn ra thường niên vào mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc và hiện đây là lễ hội băng lớn nhất thế giới. Đến với lễ hội, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng một vương quốc băng mô phỏng các cung điện và các địa danh từ khắp nơi trên thế giới.

Những tảng băng lấy từ bề mặt sông Tùng Hoa được những công nhân Trung Quốc cắt ra thành từng khối bằng cưa. Nhiều loại cưa khác nhau được các nghệ nhân điêu khắc băng sử dụng để tạc nên những tác phẩm khổng lồ như trong hình, toàn bộ đều bằng băng.

Nhiều nghệ nhân đã phải thiết kế và làm việc ngày đêm để kịp khai mạc lễ hội. Nước khử cũng được sử dụng để tạo ra những khối băng trong suốt như thủy tinh, làm cho những công trình điêu khắc đẹp hơn. Hầu hết những người thợ cắt đều là nông dân từ những ngôi làng gần đó, họ bắt đầu làm vi

Tất cả các cấu trúc được khắc ra từ đá, khi ánh sáng chiếu vào vừa phải, nó sẽ biến thành những màu sắc huyền ảo của thạch anh tím, thạch anh, hổ phách, ngọc lục bảo và ngọc lam.ệc trước khi mặt trời mọc, và kiếm được khoảng 35 đô la Mỹ mỗi ngày.

Thành phố sẽ biến thành một vùng đất kỳ ảo đầy màu sắc vào ban đêm, với màn pháo hoa đánh dấu sự bắt đầu của lễ kỷ niệm kéo dài một tháng (bắt đầu vào ngày 5/1 hằng năm).

Vương quốc đầy màu sắc huyền diệu này tự hào có ba công viên chủ đề ánh sáng neon được tạo ra từ băng. Được điêu khắc từ 110.000 mét khối băng, 120.000 mét khối tuyết, trải dài hơn 600.000 mét vuông và bao gồm hơn 100 địa danh.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức lễ hội cùng với các môn thể thao, nghệ thuật và giải trí liên quan đến đá khác cho đến đầu tháng 3.

petrotimes.vn

HAI LỄ HỘI HOA RỰC RỠ SẮC MÀU Ở TRUNG QUỐC

Trung Quốc có sức cuốn hút khách du lịch thập phương bởi các lễ hội đặc sắc diễn ra trong suốt 12 tháng. Và một trong những lễ hội đã thu hút được nhiều người đến chiêm ngưỡng và tham gia đó là những lễ hội hoa rực rỡ sắc màu.

LỄ HỘI HOA MẪU ĐƠN Ở LẠC DƯƠNG

Hoa Mẫu Đơn là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa đất nước Trung Quốc và nó còn được biết đến là “vua của các loài hoa ở đây”. Với tư cách là một loài hoa mang nhiều biểu trưng, hoa mẫu đơn đại diện cho tình bạn, may mắn và vẻ đẹp nữ tính trong văn hóa Trung Hoa. Theo ghi chép, hoa Mẫu Đơn đã có mặt ở Trung Quốc hơn 2000 năm qua.

Xuyến suốt trong lịch sử Trung Hoa, Lạc Dương được biết đến là nơi trồng ra được hoa Mẫu Đơn đẹp nhất và được phong cho chức danh “Thiên hạ đệ nhất hoa”. Ban đầu, hoa Mẫu Đơn được trồng để làm thuốc, tuy nhiên, vào triều đại nhà Tùy (581 – 618), chúng được trồng lần đầu tiên làm cây vườn, sau đó có một ý nghĩ nảy ra rằng nên trồng chúng làm cây cảnh. Vào triều đại nhà Đường, hoa Mẫu Đơn đã trở nên rất thịnh hành trong các vườn thượng uyển và được triều đình bảo vệ nghiêm ngặt. Sau đó, vào thời nhà Tống, hoa đã nở rộ xuyên suốt Trung Hoa và thủ đô của nhà Tống tại Lạc Dương đã trở thành trung tâm của hoa Mẫu Đơn. Vào năm 1982, Lạc dương đã lấy hoa Mẫu Đơn làm biểu tượng của thành phố và cùng thời điểm đó, họ đã ra quyết định tổ chức lễ hội hoa Mẫu Đơn vào tháng tư hàng năm.

Không chỉ tại tỉnh Lạc Dương và một số tỉnh khác của Trung Quốc có khí hậu ôn hòa, ngay cả thời tiết khắc nghiệt của vùng đất Tây Tạng hoa Mẫu Đơn vẫn bung nở khoe hương sắc.

Hiện nay, tại Lạc Dương có tới hơn 20.000 hecta đất dùng để trồng hoa Mẫu Đơn, mỗi hecta có 1.200 chủng loại khác nhau. Hoa Mẫu Đơn được trồng không chỉ phục vụ nhu cầu trang trí, làm đẹp mà bộ phận rễ và hạt còn dùng để làm thuốc giảm đau, hạ sốt, an thần,… Từ những cánh đồng hoa Mẫu Đơn đã mang lại giá trị sản lượng xấp xỉ 1 tỷ NDT, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn như xuất khẩu đi thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Ý…với khoảng 100 triệu cây. Thế nên, nhiều năm qua, hoa Mẫu Đơn được người dân Lạc Dương yêu quý và phát triển vì sắc đẹp và nguồn lợi do nó mang lại. Từ năm 1983, thành phố đã tổ chức Lễ hội hoa Mẫu Đơn và được duy trì hàng năm. Đến năm 2010, hoạt động này được tổ chức theo quy mô và tầm cỡ cấp quốc gia, là lễ hội cho nhân dân cả nước và thế giới được thỏa thích chiêm ngưỡng Quốc hoa Mẫu đơn.

Đệ nhất vườn hoa Mẫu Đơn tại Lạc Dương phải kể đến là Vườn Mẫu đơn Thần Châu, nằm đối diện chùa Bạch Mã – ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc, được xây dựng từ năm 68. Nơi đây trên 40 hecta là 1.021 loại mẫu đơn thuần chủng, lai tạo hoặc được du nhập từ nhiều nơi trên thế giới. Với điều kiện chăm sóc đặc biệt, hoa ở đây có thể duy trì đến 40 ngày nở. Góp hương sắc trong vườn hoa Mẫu Đơn là loại Mẫu Đơn Thái Dương, khi nở bán kính bông có thể lên đến 30 cm, hoặc chủng hoa thập cẩm có từ 7 – 8 gam màu thật đặc sắc. Du khách đến vườn vào những ngày tháng 4 và tháng 5 sẽ không khỏi ngạc nhiên và cảm kích trước vẻ đẹp thuần khiết và cao sang của loài hoa này.

Còn nếu du khách đến Lạc Dương vào mùa lễ hội hoa Mẫu Đơn (thường diễn ra từ ngày 5/4 đến ngày 5/5 hàng năm) thì nhất định đôi chân du khách sẽ bị dòng người yêu hoa từ khắp nơi đổ về đây lôi cuốn đến công viên Vương Thành. Công viên được xây dựng từ năm 1955, đến nay là công viên lớn nhất thành phố, là nơi vinh dự được chọn để tổ chức lễ hội hoa đầu tiên của thành phố từ năm 1983 và trở thành truyền thống hàng năm cho đến nay. Trong công viên có đến hàng trăm loại hoa đua nhau khoe sắc mỗi độ xuân về hè sang, thế nhưng dường như mọi loại hoa đều phải kính nhường trước hương sắc của Mẫu Đơn. Bởi tháng 4 – tháng nở rộ của loài hoa này, thời tiết vẫn còn đang giá rét, băng tuyết vẫn còn bao lấy thân cây, nhánh cây thế mà ẩn trong đó là một đốm lửa e lệ nhưng cũng rừng rực hương sắc hoa Mẫu Đơn – vua của các loài hoa, biểu tượng và niềm tự hào không chỉ của Lạc Dương mà còn của cả nhân dân Trung Quốc.

Lạc Dương vào những ngày hoa Mẫu Đơn nở rộ, cả thành phố như lung linh và đẹp rực rỡ đến lạ kỳ. “Ngày ngắm hoa, đêm ngắm đèn” đã trở thành tục lệ thường niên của người dân nơi đây mỗi khi hè về. Những đêm thanh tháng 4, 5 còn chút gió lạnh, những chiếc lồng đèn đỏ được người dân treo trước nhà hòa cùng sắc mẫu đơn rực rỡ bỗng như sưởi ấm không gian và lòng người. Thật dễ tạo cảm xúc như đang thưởng thức thú vui tao nhã và quyền quý của các vua chúa thời xưa, một cảm giác than thản, an nhàn trong nhịp sống hiện đại ngày nay, quả thật không còn gì thú vị bằng.

Lễ hội còn là dịp trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh, hội họa, thư pháp hoặc sản phẩm mỹ nghệ lấy cảm hứng từ hoa Mẫu Đơn. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng những thảm hoa khoe sắc rực rỡ, mà còn có dịp thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động. Đặc biệt, các sản phẩm làm từ hoa Mẫu Đơn như trà, bánh kẹo, tinh dầu… và đồ lưu niệm vô cùng phong phú.

Bên cạnh ngắm hoa và tham gia Lễ hội hoa Mẫu Đơn, khi đến Lạc Dương, du khách còn được thưởng thức đặc sản ẩm thực nổi tiếng nhất ở đây, đó là món “Lạc dương thủy tịch”.

Do là một trong 4 cố đô nổi tiếng của Trung Quốc, nên khi đến thành phố Lạc Dương, ngoài việc thưởng thức hoa Mẫu Đơn, du khách còn có thể tham quan nhiều địa danh nổi tiếng khác như Long Môn động, chùa Bạch Mã, tháp Tề Vân…

LỄ HỘI HOA Ở CÔN MINH

Được mệnh danh là thành phố Hoa, Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam trong những ngày đầu năm luôn tất bật chuẩn bị cho các lễ hội sẽ diễn ra. Thời điểm mùa xuân về cũng là mùa đẹp nhất trong năm của thành phố xinh đẹp này. Không khí se se lạnh với làn mua bụi lất phất khiến không gian trở nên lãng đãng và thơ mộng hơn.

Đường phố, con ngõ nhỏ, khắp nơi đều tràn ngập hoa. Những vỉa hè nở hoa, từ những bờ rào, cho đến con đường phân cách làn đường hay suốt dọc con phố đều ngập tràn hoa với màu sắc sặc sỡ. Các vườn hoa được trồng khắp nơi với những trang trại rộng lớn, Côn Minh trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất trong cả nước.

Và còn cả hàng ngàn những gốc anh đào được trồng khắp các phố vào mùa nở hoa. Đó là một cảnh tượng ngoạn mục chỉ xuất hiện một năm một lần vào dịp xuân về, thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm. Anh đào rộn rã khoe sắc khắp nơi khiến người ta thêm yêu đời, yêu người. Những cành hoa anh đào xà thấp, nặng trĩu những bông hoa màu hồng hồng rung rinh Hoa xuân nở, người đi trong vườn hoa xuân cũng mang đủ tâm trạng. Và chẳng ai có thể hờ hững trước cảnh sắc thơ mộng, hữu tình này.

Có thể nói, đã nhiều năm nay, hoa trở thành ngành công nghiệp chủ chốt và góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch ở Côn Minh. Vào những ngày đầu năm, đủ các loại hoa với đủ các màu sắc sẽ khiến cho bạn khó lòng có thể rời bước.

Nhiều năm liền thành phố đã tổ chức lễ hội hoa Côn Minh nhằm quảng bá nét văn hóa đặc trưng của Côn Minh với thế giới.

Mùa lễ hội hoa diễn ra hàng năm ở Trung Quốc với các hoạt động sôi nổi cùng với vẻ đẹp mê hồn của sắc hoa… chắc chắn sẽ làm cho du khách mê đắm và ngây ngất. Nhanh chóng đặt cho mình một tour du lịch Trung Quốc để hòa mình vào không gian mang đậm chất thơ và chất tình của những lễ hội hoa này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ và thú vị!

 

“NGẤT NGÂY” VỚI HƯƠNG VỊ CỦA 11 MÓN LẨU Ở TRUNG QUỐC

Nền ẩm thực Trung Quốc vô cùng đa dạng, phong phú. Đặc biệt, vùng đất này có những món lẩu tuyệt ngon khiến người ta phải luôn xuýt xoa khen ngợi.

LẨU SHABU BẮC KINH (LẨU NHÚNG)

Lẩu Shabu Bắc Kinh hay còn có tên gọi là “lẩu nhúng Bắc Kinh”. Món lẩu này có nguyên liệu chính là thịt dê. Đặc điểm của lẩu nhúng chính là nước dùng của nó. Nước dùng của món Lẩu Shabu Bắc Kinh được chế biến rất cầu kỳ với 10 loại nguyên liệu khác nhau như dầu ớt, bột ngọt, dầu mè, giấm, nước tương, rau hẹ, hạt tiêu, gừng, hành… và nhiều nguyên liệu khác. Nồi nước dùng phải luôn sôi sùng sục để người ăn thoải mái nhúng thịt dê, hải sản, xách bò và nhiều loại rau ăn kèm.

Với người dân phương Bắc Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh rất ưa chuộng món này, nhất là khi trời chuyển sang đông. Món ăn kèm khoái khẩu nhất cho lẩu nhúng này chính là những đĩa tỏi ngâm. Vị chua của giấm, nồng của tỏi sẽ tăng thêm vị ngon miệng cho người ăn.

LẨU CỪU BẮC KINH

Vốn là món ăn của người Mãn Châu, lẩu cừu thành danh kể từ “Thiên tẩu yến” – đại tiệc với hơn 1500 món lẩu – được tổ chức dưới thời hai vị hoàng đế Khang Hy và Càn Long rồi dần dần phổ biến trong cả nước.

Nước dùng được ninh từ xương cừu với tỏi, cần tây, hạt tiêu, ớt xanh, hành tây thái lát, đủ cả chua cay mặn ngọt nhưng nổi bật nhất vẫn là vị ngậy béo. Những lát thịt cừu mỡ nạc đầy đủ được thái to bản mà mỏng dính, đều tăm tắp mười miếng như một, nhúng qua vào nước lẩu sao cho chỉ vừa chín tới, ăn kèm với các loại rau, trứng bắc thảo, hải sản, chan thêm một muỗng nước xốt đậu, chỉ một gắp thôi cũng đủ tỉnh cả người.

Lẩu cừu rất được ưa chuộng vào mùa đông, đặc biệt là trong dịp năm mới, gần như trên bàn tiệc của gia đình nào ở Bắc Kinh cũng đều xuất hiện món ăn này.

LẨU CAY TỨ XUYÊN

Tứ Xuyên là quê nhà của món lẩu cùng tên rất được lòng thực khách. Món ăn dân gian này bắt nguồn tại các bến cảng vùng Trường Giang vào đầu triều Thanh. Nó nhanh chóng được các thuyền viên yêu thích bởi sự tiện lợi, dễ làm và khả năng làm ấm cơ thể hiệu quả.

Nồi lẩu Tứ Xuyên thường được phục vụ trong loại nồi hai ngăn. Một ngăn có chứa nhiều gia vị cay nóng, ngăn còn lại thì không cay để phù hợp với khẩu vị của khách và trung hòa bớt vị cay. Tuy nhiên cũng có những nồi lẩu có đến 9 ngăn.

Tuy lẩu Tứ Xuyên cay là thế nhưng lại không hề gây nhiệt cơ thể bởi được chế biến với 89 nguyên liệu khác nhau, giúp người ăn cảm thấy vị cay nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.

LẨU BAO TỬ CAY TRÙNG KHÁNH

Trùng Khánh được phong tặng là “thủ đô lẩu” của Trung Quốc, bởi trong Tam Đô Phú của văn nhân Tả Tư thời Tây Tấn đã thấy ghi chép về lẩu Trùng Khánh, đây cũng là văn bản cổ xưa nhất còn lại tới ngày nay có nhắc tới món ăn này.

Thuở ban đầu, lẩu bao tử chỉ phổ biến trong giới thợ thuyền công nhân bến tàu, nước lẩu mặn mòi cay xè sóng sánh đựng trong nồi sắt, đồ nhúng chỉ có nội tạng bò là thứ rẻ tiền nhất thời bấy giờ. Đến những năm 30 của thế kỷ trước, món lẩu mới bắt đầu xâm nhập vào các nhà hàng trong nội thành Trùng Khánh. Phục vụ cho tầng lớp trung lưu trở lên nên nồi sắt được đổi thành nồi đồng, thực khách được tự mình gia giảm hương vị cho nước lẩu và tự chọn đồ nhúng ăn kèm.

Dù đối tượng thực khách là ai, điểm nhấn quan trọng nhất của món lẩu Trùng Khánh vẫn là nước dùng ninh từ xương bò hoặc xương gà, mỡ bò, gia vị là rất nhiều dầu ớt và hạt tiêu Tứ Xuyên. Nước chấm dùng kèm được pha chế rất độc đáo từ dầu vừng, giấm, nước dùng từ nồi lẩu, tỏi, rau mùi, dầu hào, nước tương, bột ngọt và muối theo một tỉ lệ thích hợp.

LẨU HOA CÚC TÔ HÀNG

Món lẩu hoa cúc nổi tiếng của Tổ Hàng là món ăn do đích thân Từ Hy thái hậu nghĩ ra. Món lẩu này được làm từ hoa cúc đã rửa sạch, phơi ráo rồi hầm với nước dùng gà hoặc xương heo. Các nguyên liệu ăn kèm cũng rất đa dạng với các loại cá thái lát, thịt gà và rau.

Trong Đông y, hoa cúc có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, chống lão hóa, thải độc, giải nhiệt, giảm huyết áp… nên món lẩu này rất tốt cho sức khỏe.

LẨU HẢI SẢN QUẢNG ĐÔNG

Với các thực khách thích hải sản, có thể thử qua món Lẩu hải sản Quảng Đông nổi tiếng một vùng. Món lẩu hải sản của người Quảng Đông rất chăm chút phần nguyên liệu, nồi lẩu bắt buộc phải có nhiều loại hải sản đa dạng như thịt bò, mực, bạch tuộc, xách bò, hải sâm…

Khi ăn, các loại hải sản sẽ được nhúng chín trong phần nước dùng thanh ngọt, sau đó để riêng vào chén của mỗi người rồi mới tiếp tục bỏ các phần nguyên liệu thịt gà, thịt bò vào nồi lẩu. Sau khi dùng xong phần thịt mới thêm vào các loại rau cải, nấm để ăn sau cùng. Món lẩu này rất được yêu thích mỗi khi mùa đông về. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các thực khách.

LẨU CHÁO QUẢNG CHÂU

Người Trung Quốc có câu: “Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”, cho thấy vị thế của phong cách Quảng Châu trong nền ẩm thực Trung Quốc. Và nếu du khách ghé thăm Quảng Châu mà chưa ăn lẩu cháo thì coi như du khách chưa thật sự đặt chân đến vùng đất này.

Món ăn này không cầu kỳ như lẩu nhưng cũng không quá đơn giản như cháo. Nước dùng được ninh từ xương gà, gừng tươi phối hợp cùng nhiều loại gia vị, điểm đặc sắc nằm ở thứ gạo thơm được cho thêm vào, tạo nên màu trắng đục và vị sánh ngọt cho nước lẩu. Chưa cần đụng đũa, chỉ hít hà mùi hương thôi bạn cũng có thể nhận ra đây là món ăn Trung Quốc 100%, bởi lẩu cháo được gia giảm bằng những nguyên liệu nấu ăn đặc trưng của xứ sở này như nấm đông cô, táo tàu, ý dĩ, thảo quả, hải sâm, ngân nhĩ, sâm non… Đồ nhúng thường có thịt gà, hải sản và các loại rau. Lẩu cháo không bao giờ có vị cay, độ mặn ở mức vừa phải nên hương vị khá tinh tế.

LẨU KHÔ HỒ NAM

Lẩu cũng có thể ăn khô, không cần nước dùng? Nghe dù lạ nhưng đây lại là một món ăn cực bổ dưỡng và ngon miệng, lại rất dễ thực hiện. Nguyên liệu làm lẩu khô có thể là vịt, cá, thỏ… Những món này sau khi sơ chế được ướp thêm các loại phụ liệu như gừng lát, rau mùi… rồi dùng rượu trắng xào sơ qua, sau đó bỏ vào chút dầu ớt, đun khoảng 15 phút là trở thành nồi lẩu khô có mùi vị đặc biệt. Đây là món ăn độc đáo của vùng Hồ Nam.

LẨU BÒ BÉO SƠN ĐÔNG

Sơn Đông là 1 trong 8 trường phái ẩm thực lớn nhất Trung Quốc, được ví như một chàng trai khỏe mạnh, với đặc trưng là hương vị nồng nàn, nặng mùi hành tỏi, màu sắc tươi và đậm. Lẩu bò béo Sơn Đông hội tụ đủ tất cả những yếu tố trên. Thịt được lấy từ những con bò thảo nguyên Mông Cổ béo mập, vừa mềm vừa mịn, đưa vào miệng như tan luôn trên đầu lưỡi. Nước dùng được ninh từ xương bò với hơn 30 loại gia vị đặc sắc, nếm thử rồi sẽ thấy vị ngọt từ xương ngon từ thịt đọng mãi trong khoang miệng.

Gọi là lẩu bò béo nhưng món ăn này lại không gây ra cảm giác ngán ngấy, thực khách càng ăn càng thấy ngon rồi no nê lúc nào không biết.

LẨU VỊT NẤU BIA

Đây là món lẩu mới và rất được ưa chuộng những năm gần đây tại Trung Quốc. Món ăn được bắt nguồn do một vị khách trong một lần bất cẩn đã trót đổ bia vào trong nổi lẩu, nhưng sự tình cờ đó lại khiến mùi vị nước dùng thơm ngon hơn. Cũng từ đó đã có khá nhiều nhà hàng thử nghiệm chế biến nước dùng lẩu từ bia.

Món vịt nấu lẩu bỏ hết phần nội tạng, chỉ lấy phần thịt, đầu, chân rồi nấu chín với các loại gia vị gừng, ớt, tiêu… Phần bia chỉ bỏ vào sau khi nước lẩu đã sôi, đun riu riu khoảng 10 phút là có thể dùng.

LẨU RAU NẤM VÂN NAM

Lẩu rau nấm là điển hình của phong vị Vân Nam, miền đất cận nhiệt đới xanh tươi dồi dào rau củ hoa nấm. “Ngôi sao” của món ăn này là các loại rau và nấm, nào là cải ngọt, cải cúc, cải thảo, mộc nhĩ, nấm hương, nấm kim châm, nấm matsutake, nấm gan bò, nấm măng… nhúng cùng với thịt bò thái mỏng, thịt lợn, thịt gà, fillet cá và đậu phụ.

Hương vị rất gần gũi với các món lẩu ở Việt Nam, vậy nên không có gì khó hiểu khi các nhà hàng lẩu nấm Côn Minh (tên thủ phủ tỉnh Vân Nam) liên tục mọc lên ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo thực khách.

Những món lẩu của Trung Quốc thật chất phải không các du khách? Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong tour du lịch Trung Quốc để có cơ hội thưởng thức những món lẩu trứ danh này nhé! Chắc chắn hương vị của chúng sẽ khiến du khách phải “ngây ngất”!

 

VẺ ĐẸP TIỀM ẨN CỦA 9 SA MẠC RỘNG LỚN Ở TRUNG QUỐC

Nhắc đến sa mạc, hẳn du khách có thể tưởng tượng ngay tới cái nóng khô rát hay những cồn cát trắng bao phủ. Tuy nhiên, sa mạc cũng có vẻ đẹp tiềm ẩn. Những sa mạc rộng lớn ở Trung Quốc chính là nơi tuyệt vời để du khách khám phá vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử ấy.

Sa mạc là một vùng hầu như không có mưa. Đó là nơi khô cằn, không phù hợp với sự sống, nhưng nó là một bức tranh tuyệt đẹp được “mẹ thiên nhiên” ban cho. Dưới đây là 9 sa mạc đẹp nhất ở Trung Quốc:

SA MẠC GOBI

Có thể nói, sa mạc Gobi là điểm tham quan tuyệt đẹp và nên đến nhất khi du lịch Mông Cổ, Trung Quốc. Trước đây, sa mạc Gobi được mệnh danh là “vùng đất khó sống nhất hành tinh” với những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc lên đến 140km/h và nạn thổ phỉ kinh hoàng nhất trong lịch sử. Thế nhưng sự xuất hiện của hồ Bán Nguyệt cùng những công trình kiến trúc do thương nhân Trung Hoa và Ả Rập để lại đã biến nơi đây trở thành ốc đảo tuyệt vời nhất trái đất.

Người ta gọi Gobi là một sa mạc lạnh, vì vào mùa đông ở đây thường xuất hiện sương giá và đôi khi có tuyết rơi trắng xóa bao phủ trên đồi cát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang vắng và yên bình. 

Đồi cát biết hát và hồ nước trăng khuyết là những nét đặc biệt để nói về vùng sa mạc này. Nơi đây có thể được gọi là thiên đường giữa sa mạc với một hồ nước bán nguyệt được bao quanh bởi những đụn cát cao và mịn màng. Nhìn từ trên cao, hồ nước như mặt trăng khuyết tuyệt đẹp rơi xuống giữa sa mạc. Những âm thanh kỳ lạ sẽ được tạo ra từ đụn cát biết hát này như những bản nhạc mỗi khi có người di chuyển hoặc trượt trên bề mặt của cát.

SA MẠC GURBANTUNGGUT

Gurbantunggut là sa mạc cố định và bán cố định lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích 48.800 km2. Nằm ở phía Bắc Tân Cương, nó chiếm một phần lớn của lưu vực Dzungarian. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho sa mạc Gurbantunggut trở nên màu mỡ hơn những sa mạc khác.

Điểm thu hút và nổi bật của sa mạc Gurbantunggut chính là những cồn cát tự nhiên cao từ 300 – 600 m so với mực nước biển, kết hợp với các dãy núi đá bao quanh khiến khung cảnh nơi đây trong vô cùng hùng vĩ và tráng lệ.

SA MẠC TAKLAMAKAN

Nằm trong lòng chảo Tarim thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, Taklamakan có diện tích 270.000 km², là sa mạc lớn thứ 15 trên thế giới. Ở rìa phía Bắc và phía Nam của sa mạc này là 2 nhánh của con đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm ra để tránh vùng đất hoang khô cằn.

Với cái tên mang nghĩa “đi vào và ngươi sẽ không bao giờ trở ra”, khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt với sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. Taklamakan là mô hình của sa mạc lạnh, nơi duy nhất có sự trộn lẫn giữa cát và tuyết, nhiệt độ đôi khi xuống dưới -20°C trong mùa đông. Dù vậy, con người cũng đã chinh phục nơi này từ xa xưa và gây dựng nên thành thị thịnh vượng trong các ốc đảo cùng địa danh “Con đường tơ lụa” nổi tiếng. Con đường này có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với Trung Quốc, là cửa ngõ giao thông quan trọng cho những giao thương với vùng Tây Á.

Đến Taklamakan, du khách sẽ tìm thấy nhiều di sản khảo cổ, xác ướp cho thấy một thời quá khứ vàng son ở nơi này cùng cảnh quan thiên nhiên hoang dại, khoáng đạt sẽ chinh phục bất cứ ai.

SA MẠC TENGGER

Sa mạc Tengger ở khu tự trị Nội Mông rộng 42.700 km2. Sa mạc này được ví như một đại dương cát khổng lồ. Du khách có thể vừa cưỡi lạc đà đi lang thang xung quanh vùng sa mạc vừa ngắm nhìn hơn 400 hồ nước, đồng cỏ, ốc đảo, và những ngôi làng nhỏ xinh. Nếu muốn mạo hiểm hơn, du khách có thể sử dụng một chiếc xe jeep để di chuyển trên các cồn cát tới thăm các ngôi mộ hoàng gia Tây Hạ.

SA MẠC BADAIN JARAN

Badain Jaran hay Ba Đan Cát Lâm là sa mạc lớn thứ 4 trên thế giới, trải dài từ tỉnh Cam Túc tới Khu tự trị Ninh Hạ Hồi, Khu tự trị Nội Mông. Sa mạc này có diện tích 47.000 km2 và khoảng 10.000 km2 trong đó không hề có dấu chân người.

Badain Jaran được tạo nên từ nhiều đụn cát tĩnh cao nhất thế giới, ước chừng lên tới 500 m. Dù rất khô cằn, sa mạc cũng có khoảng 140 hồ là nơi trú ngụ của nhiều loại cây cỏ, chim chóc và cá. Bởi vậy, nơi đây cũng được xem là sa mạc có nhiều sự sống nhất trên thế giới. Một điều đặc biệt là Badain Jaran còn có những hồ nước mặn, vốn dĩ không thường có ở các sa mạc.

Được xem là một trong những sa mạc có cảnh quan đẹp nhất Trung Quốc, Badain Jaran thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan. Thời điểm du lịch tới đây tốt nhất là vào 10 ngày cuối tháng 9 khi mà thời tiết không quá nóng vào ban ngày và quá lạnh vào ban đêm.

SA MẠC KUBUQI

Sa mạc Kubuqi là sa mạc lớn thứ 7 ở Trung Quốc. Sa mạc này nằm trên cao nguyên Ordos ở khu tự trị Nội Mông và có diện tích 18.600 km2. Từ những năm 1980 và 1990, gió trên sa mạc thổi rất nhiều vào mùa xuân và mùa đông, đưa bão cát thậm chí đến Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, cách sa mạc 800 km.

Tuy nhiên, dự án phục hồi hệ sinh thái của chính phủ đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của sa mạc này. Đất đai cằn cỗi đã được cải tạo để trồng trọt và chăn nuôi. Ngành công nghiệp điện cũng phát triển để tạo ra điện cho người dân vùng sa mạc. Các hoạt động kinh doanh cũng mở rộng hơn giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương. Dự án Công viên Sinh thái Hồ Bảy ở Sa mạc Kubuqi đã bắt đầu được khởi công và dự định sẽ tạo ra một khu du lịch sinh thái sa mạc đẳng cấp thế giới.

SA MẠC SINGING

Sa mạc Singing hay còn gọi là “đụn cát hát” ở Cam Túc. Các đụn cát ở sa mạc này tạo ra những âm thanh “trầm hoặc bổng” như đang hát. Âm thanh này được phát ra thường xuyên bởi tiếng gió thổi tác động vào cát từ đụn này qua các đụn khác.

SA MẠC SHAPOTOU

Nằm ở khu tự trị Ninh Hạ, bờ Bắc của sông Hoàng Hà, Shapotou còn được mệnh danh là thủ đô của cát. Mỗi năm, hàng nghìn lượt du khách đến đây để chiêm ngưỡng cánh đồng cát tự nhiên lớn nhất Trung Quốc, cảm nhận cái nóng bốc lửa trên những đụn cát cao trên 100 m, bề rộng 2.000 m với nhiệt độ 60 độ C và lắng nghe những âm thanh trầm bổng của những cơn gió thổi qua các đụn cát.

Sa mạc này nằm giáp ranh với sa mạc Tengger về hướng Nam. Nó là nơi đặt Trạm nghiên cứu thí nghiệm Shapotou Desert nổi tiếng nhất thế giới.

SA MẠC SAIHANBA

Sa mạc Saihanba nằm ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, nơi cách thủ đô Bắc Kinh chừng 400 km về phía Bắc. Nơi này từng là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho gia đình Hoàng tộc vào thời kỳ phong kiến, nhưng đến khoảng cuối thời nhà Thanh, nó đã trở thành sa mạc do nạn chặt phá rừng nghiêm trọng.

Sự phát triển mở rộng của sa mạc Saihanba đã dẫn tới nhiều vấn đề về môi trường, ảnh hưởng tới những thành phố lân cận, trong đó có cả thủ đô Bắc Kinh.

Vào năm 1962, hơn 300 cán bộ ngành lâm nghiệp được cử tới Saihanba. Tại đây, họ được giao nhiệm vụ trồng cây ngay trên vùng đất sa mạc. Các cán bộ phải dựng lều trại ngay trên vùng đất khô cằn, tự trồng lương thực. Suốt gần 6 thập kỷ, nhiều thế hệ cán bộ lâm nghiệp khắc phục khó khăn, giữ vững niềm tin có thể trồng cây trên sa mạc. Và giờ đây, thành quả đã tới khi sa mạc khô cằn ngày nào trở thành thảm rừng rộng 7400 ha. Diện tích rừng phủ khắp khu vực rộng lớn này tới 80%.

Những nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương tại sa mạc Saihanba đã được ghi nhận. Năm 2017, họ vinh dự nhận giải thưởng Trái đất do Liên Hợp Quốc trao tặng.

Du khách hãy đồng hành cùng chúng tôi trong tour du lịch Trung Quốc ngay từ bây giờ để bắt đầu hành trình khám phá 9 sa mạc đẹp tuyệt vời như chúng tôi đã vừa giới thiệu trên đây nhé! Chắc chắn du khách sẽ không phải hối tiếc về điều này. Chúc du khách có một hành trình du lịch thật thú vị và đầy ý nghĩa!

 

ĐỒNG TRỊ – VỊ VUA NHU NHƯỢC NHẤT NHÀ THANH, TRUNG QUỐC

Triều đại Nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa có hơn 10 vị Hoàng đế, nhưng có lẽ Đồng Trị là vị vua bạc mệnh nhất, và có lẽ cũng là người nhu nhược và bất hạnh nhất. Nhiều nhà sử học cho rằng, sở dĩ vua Đồng Trị bạc mệnh và nhu nhược như vậy vì “trót” làm con của một người đàn bà quá mạnh mẽ và quyền lực, ấy là Từ Hy Thái Hậu.

Thanh Mục Tông (1856 – 1875), Hãn hiệu: Bố Luân Trát Tát Khắc Hãn, Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế, là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1861 đến năm 1875, khoảng 14 năm. Trong thời gian trị vì, ông có hai niên hiệu là Kỳ Tường Đế (tháng 8 – tháng 12 năm 1861) và Đồng Trị Đế (1862 – 1875). 

Vài nét về tiểu sử

Đồng Trị Đế tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là Hoàng trưởng tử, cũng là Hoàng tử duy nhất của Hàm Phong Đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị  (sau này chính là Từ Hy Thái hậu).

Năm Hàm Phong thứ 9 (1859), liên quân Anh – Pháp tiến vào Bắc Kinh, Hàm Phong Đế chạy lên Cung điện Nhiệt Hà, giao việc nước cho người em là Cung Thân vương Dịch Hân.

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861) tại Nhiệt Hà, Hoàng tử Tải Thuần 5 tuổi được vua cha phong làm Hoàng thái tử, đồng thời di chiếu lại cho 8 vị đại thần làm phụ chính hỗ trợ cho Tiểu Hoàng đế, bao gồm Di Thân vương Tải Viên, Trịnh Thân vương Đoan Hoa, Hộ bộ Thượng thư Túc Thuận, Ngạch phụ Cảnh Thọ, Binh bộ Thượng thư Mục Ấm, Lại bộ Tả Thị lang Khuông Nguyên, Lễ bộ Hữu thị lang Đỗ Hàn, Thái bộc Thiếu Khanh tự Tiêu Hữu Doanh. Đương thời gọi Cố mệnh Bát đại thần. Điều này có nghĩa thực quyền sẽ nằm trong tay 8 vị đại thần.

Từ việc học hành đã bị mẹ nhồi nhét ngay từ khi còn nhỏ

Ngay từ khi còn nhỏ, Đồng Trị đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc của những bậc tiền bối do đích thân Từ Hy tuyển chọn. Tưởng đâu sự bồi đắp kỹ càng này sẽ cho ra một nhân tài về sau, song mọi chuyện hoàn toàn ngược lại. Bị nhồi nhét đủ các loại kinh thư, tư tưởng về các bậc thánh hiền, bài học trị dân trị nước đến đạo làm người cộng thêm sức ép từ việc học cũng như kỳ vọng cao của người mẹ tham vọng, Đồng Trị đã chẳng còn hứng thú, thậm chí còn sợ hãi và chán nản với việc học hành.

Theo nhật ký ghi lại của Ông Đồng Hòa, con trai một vị sư phó của Đồng Trị thì “Hoàng đế không thể đọc nổi một bản tấu chương dù đã 16 tuổi”. Quá thất vọng với việc học hành của con trai, Từ Hy ngày càng thúc ép nhiều hơn, hy vọng con sẽ có những bước cải tiến. Song tình hình ngày càng xấu đi. Đồng Trị chẳng lo học hành, tu dưỡng mà lại chú tâm vào việc chơi bời, hưởng thụ, kể cả sau khi lên ngôi và trị vì trong 12 năm, vẫn tỏ ra là một vị Hoàng đế thiếu năng lực.

Đến chuyện trăm năm cũng không được như ý

Năm 1872, Đồng Trị tròn 17 tuổi. Lưỡng cung Thái hậu (Thái hậu Từ An, đích mẫu của Hoàng đế Đồng Trị và Thái hậu Từ Hy) tuyển chọn phi tần cho hậu cung.

Trong số các cô gái được chọn, có 2 người được cho là mang đủ tư chất của bậc mẫu nghi thiên hạ là A Lỗ Đặc thị, con gái của Hàn lâm viện Thị giảng Sùng Khởi và Phú Sát thị, con gái của Viên ngoại lang Phụng Tú.

Vì Từ Hy sẵn có ác cảm với ông ngoại của A Lỗ Đặc thị. Ngoài ra, cô gái này còn có tuổi Dần, mà Từ Hy thì tuổi Mùi, sợ rằng sẽ xung khắc (cọp ăn thịt dê) nên lấy cớ nàng là người Mông Cổ, từ thời Ung Chính Đế không có tiền lệ sắc phong nữ Mông Cổ làm Hậu. Và do đó, Từ Hy tiến cử Phú Sát thị, cho rằng lập Hậu nên chọn con nhà danh môn đoan trang thùy mị. Con nhà khoa bảng tuy thông minh xuất chúng nhưng có nguy cơ can dự triều chính.

Tuy nhiên, mẹ của A Lỗ Đặc thị, Ái Tân Giác La thị là biểu tỷ của Từ An Thái hậu. Từ An Thái hậu muốn cháu mình được phong Hậu nên đề bạt trước Đồng Trị. Từ nhỏ Đồng Trị được Từ An cưng chiều nên có phần quý đích mẫu hơn mẹ đẻ và luôn có tư tưởng chống đối với Từ Hy. Vì thế, mặc cho Từ Hy phản đối, Đồng Trị vẫn phong A Lỗ Đặc thị làm Chính cung Hoàng hậu, còn Phú Sát thị làm Chính tam phẩm Huệ phi.

Chính quyết định này đã khiến cho họ bước vào một cuộc hôn nhân bất hạnh và Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị cũng trở thành một trong số các vị Hoàng hậu bất hạnh bậc nhất triều Thanh. Tuy làm Hoàng hậu, nhưng hầu như A Lỗ Đặc thị chẳng thể tự quyết điều gì. Bất kỳ việc lớn nhỏ trong triều đều phải được Từ Hy cho phép. Nàng còn nhiều lần bị mẹ chồng vời vào cung, nhẹ thì trách mắng, nặng hơn nữa thì phạt đánh, thậm chí. Thậm chí, Từ Hy còn ra lệnh cấm không cho phép Hoàng hậu A Lỗ Đắc được gần gũi chăn gối Đồng Trị, đồng thời buộc ông phải thường xuyên gần gũi với Huệ phi, người con gái được Từ Hy lựa chọn.

Luôn muốn thoát khỏi sự kiểm soát ngặt nghèo của mẹ nhưng bất thành

Lập Phú Sát thị làm Huệ phi cũng chỉ để làm vui lòng mẹ, chứ bản thân vua Đồng Trị luôn xa lánh Huệ phi và chỉ độc sủng một mình Hoàng hậu. Ngoài ra, Đồng Trị cũng không muốn gần gũi nàng vì cho rằng nàng là “tai mắt” của Thái hậu, chỉ luôn muốn kiểm soát mình. Chính điều này khiến cho Từ Hy Thái hậu nổi giận, cấm Đế – Hậu được ở cùng nhau, đồng thời sai thái giám trong cung theo dõi nhất cử nhất động của ông.

Đồng Trị giận mẹ can thiệp chuyện hậu cung nên quyết định trùng tu Cung điện Mùa hè, vốn bị liên quân Anh – Pháp phá hủy trong Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, để dâng lên Lưỡng cung Thái hậu, nhằm đẩy Từ Hy ra khỏi Tử Cấm Thành để sống cuộc đời tự do. Tuy nhiên, việc thi công cung điện gặp trở ngại do quốc khố khánh kiệt sau nhiều binh biến. Đồng Trị thậm chí còn phải kêu gọi bá quan văn võ góp tiền túi, đồng thời mỗi tháng đích thân vi hành giám sát thi công trong nhiều ngày để thỏa thích vui chơi ngoài kinh thành, thoát khỏi tầm kiểm soát của Từ Hy.

Với sự can thiệp quá sâu vào chuyện triều chính của mẹ mình, Hoàng đế Đồng Trị cảm thấy bất lực trong việc điều hành quốc gia theo ý mình, nên ban đêm thường cùng các hoạn quan lẻn ra khỏi kinh thành, lui tới chốn thanh lâu, bầu bạn cùng các kỹ nữ để giải sầu. Sử nhà Thanh còn chép rõ, có nhiều lần Đồng Trị đi chơi qua đêm không kịp về buổi chầu sớm. Từ Hy Thái hậu trách mắng nhưng chỉ hai hôm sau, mọi chuyện lại “đâu vào đấy”.

Do ăn chơi sa đọa Đồng Trị nhanh chóng suy sụp. Mới 20 tuổi nhưng sức khỏe Đồng Trị đã rất suy nhược, phần dưới cơ thể liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, tặc lưỡi rồi tiếp tục với những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng của mình.

Cho tới ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh và phát bệnh lạ. Ban đầu cơ thể chỉ hơi cảm thấy mệt mỏi, khó ở, tuy nhiên, sang ngày hôm sau, bệnh tình ngày một nặng thêm, nằm liệt trên giường không dậy nổi. 

Chứng kiến Hoàng hậu bị lĩnh cái tát trời giáng, Hoàng đế ngất xỉu, vài ngày sau thì qua đời

Trong một lần đến thăm chồng đau ốm, Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị có khóc lóc và than vãn rằng nàng không “vừa mắt” Thái hậu, thường bị Thái hậu Từ Hy trách mắng và nổi giận vô cớ. Do đó, nàng còn mong Hoàng đế mau tĩnh dưỡng để chóng khỏi bệnh, nắm quyền triều chính, không để Thái hậu chuyên quyền lấn át. Chẳng may vào đúng lúc này, Từ Hy vừa đến, nghe thấy vậy cho rằng Hoàng hậu buông lời gièm pha nên đã tát Hoàng hậu quỵ ngã. Cũng có văn bản nói Từ Hy sai cung nữ vả vào miệng Hoàng hậu, còn phạt lôi xuống đánh 10 trượng khiến Đồng Trị kinh hãi đến mức ngất xỉu.

Dù biết Từ Hy Thái hậu là người nắm quyền bính trong tay và thường không hài lòng với Hoàng hậu, thường cho vời Hoàng hậu vào cung trách mắng, nhưng việc một vị Hoàng hậu – bậc mẫu nghi của thiên hạ lại bị Thái hậu cho cung nữ đánh đập ngay trước mặt Hoàng đế lẫn bá quan văn võ như vậy quả là điều chưa từng thấy. Đây được coi là điều hết sức hoang đường, giống như giọt nước làm tràn ly, khiến cho Hoàng đế đang đau ốm càng thêm uất ức và gián tiếp dẫn đến cái chết của ông vài ngày sau mà các thái y loan tin là do bị đậu mùa.

Cái chết khi còn quá trẻ, mới 19 tuổi của Hoàng đế Đồng Trị khiến hậu thế nổ ra một cuộc tranh cãi dữ dội. Nhiều người cho rằng ông chết là do quá uất ức với người mẹ chuyên quyền, ngang ngược. Có người lại cho rằng ông chết vì bệnh giang mai trở nặng, không có thuốc chữa. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của y học hiện đại, bệnh giang mai khó mà gây ra một cái chết đột ngột đến vậy, và giả thuyết về bệnh đậu mùa có vẻ hợp lý hơn.Cũng lại có tin đồn khác cho rằng Đồng Trị chết sớm là do Từ Hy cố tình hại, sai thái y chữa trị không đúng cách. Đồng Trị bị giang mai nhưng thái y nghe lệnh Thái hậu, cho uống thuốc trị bệnh đậu mùa. Đồng Trị đã hét lên trước mặt Từ Hy: “Trẫm không bị đậu mùa, người muốn hại Trẫm tới chỗ chết!”

Bệnh nặng lại không có người chăm sóc, chỉ chịu được hơn một ngày sau đó, vào ngày 05/12/1874, Đồng Trị đã chết trong sự đau đớn và uất hận khi mới tròn 20 tuổi.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy đồng hành cùng chúng tôi trong tour du lịch Trung Quốc nhé!