Phong tục kỳ lạ trong ngày cưới tại Thái Lan

Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại của đời người, tuy nhiên ở Thái Lan đám cưới ngoài việc tổ chức hoành tráng cho những người còn sống, cho cặp đôi được rạng rỡ thì đám cưới cần phải có nghi lễ mời thần linh, tổ tiên về tham dự. 

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Thái Lan, đám cưới được xem là nghi lễ trọng đại do đó thường được tổ chức rất linh đinh, không chỉ để thể hiện sự giàu có của gia chủ mà chúng còn liên quan đến thần linh, tổ tiên của gia đình. 

con gái sẽ phải sang làng khác để tìm bạn đời của mình
Con gái sẽ phải sang làng khác để tìm bạn đời của mình

1. Song qiao

Những người khi yêu nhau sẽ không được phép nói chuyện tình cảm trong chính ngôi nhà của mình bởi họ cho rằng thần linh sẽ không thích nghe và nhìn thấy những hành vi thân mật của các cặp đôi đang yêu nhau.

Người dân tộc Moxuyn yêu nhau thường do các cô gái chủ động. Các cô gái khi đến tuổi trưởng thành thường sẽ phải chủ động ra khỏi nhà để tìm kiếm bạn đời nếu không sẽ làm phật ý cha mẹ. Đối với người nam cũng vậy họ cũng sẽ đi tìm bạn đời của mình và sẽ không quen những cô gái cùng lớn lên trong ngôi làng vì họ cho rằng việc quen những người khá quen thuộc sẽ không còn ý nghĩa gì mà thay vào đó là đi đến nơi khác để tìm vợ.

Nghi thức tổ chức hôn lễ của vô cùng đơn giản: với sinh lễ và bữa tiệc cùng gia đình và láng giềng cô dâu. Sau khi đám cưới kết thúc, chàng trai sẽ về nhà vợ để sống trong chính ngôi nhà mà hai người tự xây nên.

Các cặp đôi thường chung sống hòa thuận và rất tin vào tình yêu chung thủy, họ cũng quan niệm rằng chỉ có một bầu trời thì cũng chỉ có một vợ một chồng” nên rất ít có tình trạng ly hôn xảy ra.

2. Hoạt động cướp vợ

Nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để hỏi cưới
Nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để hỏi cưới

Người dân tộc Alu ở Thái Lan có tục lệ cướp vợ. Tuy nhiên, để có thể cướp được vợ thành công, 2 bên gia đình sẽ lên kịch bản sẵn với nhau nếu được nhà gái chấp thuận. Thông thường, thời gian đẹp để hai bên gia đình tổ chức lễ là sau mùa thu hoạch. Trước đó, các cặp đôi sẽ trải qua lễ đính hôn và trao cho nhau những món đồ theo tập tục của dân tộc.

Lễ cướp dâu vẫn diễn ra mặc dù 2 bên đã đồng ý Trong đêm thành hôn, chàng trai sẽ lẻn vào phòng cô gái và “cướp vợ”. Cô gái nhận ra bạn trai của mình nhưng vẫn giả vờ la hét, chống cự. Khi ấy, cả gia đình bên gái đều biết nhưng giả vờ không nghe thấy tiếng và vẫn tiếp tục ngủ. Lúc con gái bị cướp đi sẽ đến thông báo cho trưởng làng.

Lễ cưới được tổ chức dưới sự chứng kiến của mọi người Trưởng làng sẽ cùng những người già làng khác đến nhà trai hỏi cho rõ đầu đuôi câu chuyên. Lúc này, hai bên sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định định giá cô dâu. Mặc dù đã được quyết định sẵn từ trước đó nhưng hai bên sẽ kì kèo bớt thêm vài đồng vì sợ nhà trai sẽ phá sản sau khi cưới vợ cho con trai. Đến sáng hôm sau, gia đình 2 bên sẽ mở nhạc tưng bừng, đồng thời giết mổ lơn, bò để mời mọi người đến chung vui.

3. Lễ xua đuổi ma quỷ

Những cô gái trẻ thuộc dân tộc Yco khi chính thức bước bào nhà chú rể sẽ thực hiện một nghi lễ với mục đích xua đuổi tà ma bám theo. Khi thực hiện nghi lễ này, cô dâu sẽ chấp nhận cho người khác đạp lên người vài cái. Theo người dân địa phương quan niệm, cách làm này sẽ xua đuổi được tà ma trên người cô dâu. Sau đó, cô dâu sẽ được thay một bộ quần áo mới do chú rể chuẩn bị sẵn.

Trong lễ cưới, cô dâu không được nói chuyện với quan khách Mặc dù ở nhà chú rể nhưng cô dâu sẽ không được nói chuyện. Đến sáng hôm sau, gia đình chú rể sẽ tổ chức cỗ để mời mọi người chung vui. Tuy nhiên, cô dâu tuyệt đối không được nói chuyện với quan khách. Mãi cho đến ngày thứ 3, cuộc sống vợ chồng mới chính thức được bắt đầu. Lúc này, cô dâu mới được xem là vợ chú rể và hai vợ chồng sinh hoạt bình thường.

4. Nam đi tu, nữ cắt tóc

Các chàng trai khi trưởng thành phải đi tu mới dễ dàng kết hôn
Các chàng trai khi trưởng thành phải đi tu mới dễ dàng kết hôn

Con trai Thái Lan khi bắt đầu tuổi thành niên sẽ buộc phải đi tu trong một thời gian bởi họ cho rằng nếu không cả cuộc đời chàng trai sẽ không được ai yêu thương.

Đối với con gái cũng vậy đến khi trưởng thành phải tiến hành cắt tóc, như vậy mới thuận lợi trong việc cưới chồng. Các cô gái cho rằng những chàng trai từng làm hòa thượng sẽ có đạo đức tốt và là bạn đời lý tưởng. Chỉ cần sau khi hoàn tục thì họ sẽ có thể tiến hành kết hôn.

Con trai Thái Lan khi bắt đầu tuổi thành niên sẽ buộc phải đi tu trong một thời gian bởi họ cho rằng nếu không cả cuộc đời chàng trai sẽ không được ai yêu thương.

Đối với con gái cũng vậy đến khi trưởng thành phải tiến hành cắt tóc, như vậy mới thuận lợi trong việc cưới chồng. Các cô gái cho rằng những chàng trai từng làm hòa thượng sẽ có đạo đức tốt và là bạn đời lý tưởng. Chỉ cần sau khi hoàn tục thì họ sẽ có thể tiến hành kết hôn.

5. Cúng ma

Người dân tộc Lạp Ngõa thường tổ chức hôn lễ trong 3 ngày. Trong đó, lễ cúng ma được tổ chức trong ngày đầu tiên. Lúc này, những thanh niên trẻ tuổi trong làng sẽ giúp chú rể dựng ngôi nhà bên cạnh làng. Ngôi nhà này sẽ là phòng cưới và là nơi diễn ra cúng bái cho các cặp vợ chồng.

Vợ chồng muốn cưới nhau phải trải qua lễ hội cúng ma Theo tục lệ của người dân tộc này, mọi cỗ bàn được nấu ngày đầu tiên bắt buộc phải ăn hết, không được lấy phần đem về nhà. Đến ngày thứ 2, nhà trai sẽ đem thịt lợn sang nhà gái để thăm họ hàng nhà cô dâu. Nhà gái sẽ dùng thịt lợn này để đãi nhà trai.

Vợ chồng tuân thủ đúng luật lệ sẽ hạnh phúc, sinh nhiều con cái Riêng ngày cuối cùng, nhà gái sẽ đem thịt lợn qua nhà trai và được nhà trai đãi ngược lại. Mặc dù lễ cưới diễn ra rất lâu, trong khoảng thời gian dài nhưng người dân Lạp Ngõa vẫn tuân thủ với mong muốn vợ chồng hạnh phúc, sinh được nhiều con cái. Khi nào cô dâu có bầu mới được về nhà chồng sống. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về tục cưới xin kỳ lạ, độc đáo của người dân tộc Thái Lan.