“Công cha như núi Thái Sơn” là hình ảnh đẹp đẽ trong ca dao, là bài học bao đời cho mỗi người từ lúc lọt lòng. Và hôm nay, với tour du lịch Trung Quốc của Viet Viet Tourism, một lần nữa du khách sẽ được hiểu thêm về ngọn núi lịch sử này. Một Thái Sơn huyền bí hiện ra trong mây, sừng sững trong hoàng hôn Sơn Đông miền Đông Trung Quốc là điểm dừng chân không thể thiếu với khách du lịch khi đến với đất nước này.
“Thái Sơn” cũng có nghĩa là Phật, từ đó không những đẹp hoành tráng ở thế núi mà nó còn nổi danh ở ý nghĩa sâu sắc trong đạo giáo. Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông, vắt qua hai thành phố là Thái An và Tế Nam, với tổng diện tích 426km2. Thái Sơn còn có tên gọi là Đại Sơn hay Đại Tông, đến thời Xuân Thu mới bắt đầu gọi là Thái Sơn. Đây được xem là ngọn núi thiêng nhất trong năm ngọn núi linh thiêng (Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn) của Trung Quốc.
Trong quần thể núi Thái Sơn có nhiều đỉnh như: Đỉnh ngọc Hoàng, Đỉnh Thiên Trụ, Đỉnh Nhật Quang, Đỉnh Nguyệt Quang. Trong đó, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ và đỉnh Ngọc Hoàng. Hai đỉnh này có độ cao 1.545 mét so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều cây tùng, cây bách và các thắng cảnh thiên nhiên.
Vào thời kỳ đồ đá cách đây 5-40 vạn năm, đã có người sống trên đỉnh núi này. Cách đây 500 năm, sườn phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.
Trên đỉnh có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác. Trên toàn bộ đỉnh núi có 20 quần thể kiến trúc, hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa, nhiều bút tích của các văn nhân. Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đâu Mẩu, lầu Xích Thiên… đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật.
Núi Thái Sơn còn có một đặc điểm thiên nhiên nổi bật đó là thông cổ thụ và đá. Hiện nay, nơi đây có hơn 10.000 cây cổ thụ có tuổi trên trăm năm và hơn 3.300 cây có tuổi từ 330 năm đến 1.000 năm, hoặc còn nhiều hơn, đặc biệt cây Ngân Hạnh có niên đại 2000 năm tuổi được mệnh danh là “hóa thạch sống” cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn. Cùng với cây cổ thụ là những dòng suối không lớn nhưng nước trong vắt, tinh khiết và mát rượi. Có những thác nước đổ từ trên cao làm du khách sững sờ, thích thú. Nhưng nổi bật nhất vẫn là đá với đủ dáng, đủ kiểu, vách đá phẳng, dựng đứng.
Theo truyền thuyết, trong thời phong kiến của Trung Hoa đã có 72 vị vua tới đây tế lễ trời – đất và du ngoạn, chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Những cuộc thưởng lãm đó diễn ra từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế, Xuân Thu – Chiến Quốc cho tới nhà Tần, nhà Hán rồi cuối cùng là 12 vị vua nhà Thanh. Rồi các bậc tao nhân mặc khách cũng tới đây với nỗi niềm say mê, hâm mộ… Những áng thơ văn, những lời hay ý đẹp của họ được tạc lên các vách đá cho tới nay vẫn còn được lưu mãi với thời gian. Khổng Tử trong một lần du ngoạn Thái Sơn đã viết lên bức tường đá trên núi dòng chữ: “Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ”…; và nhà văn Đỗ Phủ cũng ghi lại câu thơ: “Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiêu”… Nơi đây còn có bộ kinh Kim Cương của đạo Phật được ghi lên trên vách đá ở sườn Đông trên đường mòn chính lên núi. Đây là tác phẩm lớn nhất trên vách đá có đề ngày tháng được khắc với 2.799 chữ phủ kín 2.064 m2 mặt đá.
Với sự hùng vĩ và phong cảnh thiên nhiên ban tặng, núi Thái Sơn không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tác cho hàng nghìn bài thơ, khúc ca, hàng nghìn tác phẩm hội họa mà ngọn núi này còn là địa điểm được rất nhiều nhà làm phim lựa chọn để quay các cảnh quay cần có sự hiện diện của thiên nhiên hùng vĩ. Trong đó có thể nhắc đến những bộ phim nổi tiếng như Tây Du Ký, Thần Điêu Đại Hiệp hay Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2009.
Để cảm nhận được vẻ đẹp và sự hùng vĩ của núi Thái Sơn thì cần phải leo lên đỉnh núi. Với 6.600 bậc đá dẫn từ chân núi lên, núi Trên núi Thái Sơn ngoài phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp còn có ba đạo thờ cùng tồn tại đó là Đạo Lão, Đạo Phật và đạo Khổng. Ba dòng đạo này chính là ba cột trụ của tôn giáo Trung Hoa, và cùng tồn tại trên núi Thái Sơn điều này càng tạo ra sự khác biệt cho ngọn núi này. Dưới chân núi Thái Sơn còn có một đền thờ, đây chính là nơi các vị Hoàng Đế đến và tiến hành lễ tế trời. Đền được xây dựng dưới triều đại nhà Tần và nhà Hán, theo thời gian dần dần được biến đổi và sửa chữa qua nhiều triều đại cho đến kiến trúc ngày nay. Đền có diện tích 96.400m2, được bao bọc bởi tường cao màu vàng với hai mái chìa nghiêng và các khung cửa tò vò…
Mặc dù là một di sản thiên nhiên song núi Thái Sơn lại gắn liền với đời sống tâm linh và nhiều nét văn hóa, lịch sử của Trung quốc nên đã được Unesco xếp vào danh sách Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1987. Thái Sơn là một chứng minh rõ nét cho sự kỳ diệu của tạo hóa. Nếu du khách muốn được một lần đặt chân đến nơi đây thì hãy liên hệ với Viet Viet Tourism và đặt ngay cho mình một tour Trung Quốc nhé!