Lễ hội thả đèn trời là một trong những sự kiện lớn bậc nhất của đất nước Thái Lan. Đây cũng là dịp thu hút hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham gia, Có khoảng 63.000 du khách sẽ đến Chiang Mai trong ba ngày diễn ra lễ hội Loy Krathong và Yi Peng, từ 7 đến 9/11.
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội đèn trời Yi Peng

Lễ hội thả đèn
Lễ hội Yi Peng (thiên đăng) và Loy Krathong (hoa đăng) là những sự kiện lớn tại Thái Lan, được trông chờ thu hút lượng lớn khách du lịch. Sự kiện này nổi tiếng và quan trọng hàng đầu đất nước, chỉ xếp sau mỗi lễ hội Té nước Songkran diễn ra vào dịp tháng 4.
Yi Peng là lễ hội của người Lan phía bắc Thái Lan, được tổ chức cùng thời điểm với Loy Krathong (ngày chính thức là 8/11). Điều khác nhau giữa hai lễ này là Yi Peng là thả đèn lồng lên trời, còn Krathong là thả đèn hoa sen trên mặt nước. Việc thả hoa đăng thể hiện mong muốn mang những điều rủi ro đi thật xa, đón phước lành tới.
Thánh địa” của lễ hội Yi Peng là cố đô Chiang Mai, nơi được tổ chức long trọng, hoành tráng nhất nước. Do đó, vào dịp này, phần lớn khách quốc tế sẽ đổ về Chiang Mai để thả đèn trời. Lễ hội Loy Krathong được tổ chức long trọng khắp nước, và có ba địa điểm thường hút khách dịp này là Bangkok, Pattaya và Phuket, ngoài Chiang Mai.
Loy Krathong nghĩa là “thân cây chuối nổi”. Theo truyền thống, người Thái sẽ thả trôi krathong trên sông. Ngày nay, vật liệu để làm đèn hoa đăng hay thiên đăng nhanh chóng.
2. Lễ hội thả đèn trời Chiang Mai diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội thả đèn
Lễ hội thả đèn trời diễn ra theo lịch Lanna của người Thái Lan. Hằng năm, sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày rằm của tháng 12 âm lịch. Do đó, lịch tổ chức lễ hội sẽ không cố định.
Năm 2022, lễ hội đèn lồng Yi Peng ở Chiang Mai được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 11, trong khoảng 7h – 21h30.
3. Trải nghiệm lễ hội thả đèn Yi Peng Chiang Mai ở đâu?
Vào dịp lễ hội, tất cả các con đường, ngõ phố, nhà cửa tại Chiang Mai đều trang hoàng vô cùng rực rỡ. Chính vì vậy mà sẽ có vô số địa điểm đẹp để xem lễ hội thả đèn trời. Hãy lưu ý là có những điểm tham gia miễn phí và trả phí, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước nhé.
Nếu bạn muốn trải nghiệm và tận hưởng lễ hội như người dân địa phương thì có thể lựa chọn các địa điểm như: sông Ping, Tượng đài Ba Vua và Cổng Thapae.
3.1 Sông Ping
Hầu như tất cả người dân tại Chiang Mai đều đến sông Ping để thả đèn lồng nổi Krathong nhằm tỏ lòng biết ơn đối với Nữ thần Nước, Ganga và cầu nguyện cho tương lai tươi đẹp.
3.2 Tượng đài Ba Vua
Đây là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của lễ hội. Đến đây, bạn có thể xem được lễ Thắp nến và những nghi thức thờ cúng Phật giáo đặc trưng của người Thái.
3.3 Cổng Thapae
Nơi diễn ra nhiều cuộc diễn hành của lễ hội Yi Peng Chiang Mai.
Nếu bạn muốn tham gia thả đèn trời và có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn hàng nghìn chiếc đèn rợp kín trời các địa điểm như Lễ hội đèn lồng trên bầu trời CAD Yipeng Khomloy và Yee Peng Lanna International là những gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Vấn đề môi trường sau khi thả đèn hoa đăng được các nhà chức trách quan tâm. Người dân chuyển sang làm những chiếc đèn có thành phần thân thiện với môi trường để tránh gây ô nhiễm. Sau khi lễ hội kết thúc, chính quyền và các tình nguyện viên thường tổ chức hoạt động vớt đèn để ngăn việc chúng có thể gây ảnh hưởng tới tuyến đường thủy. Năm nay, chính quyền kêu gọi mỗi gia đình chỉ thả chung một đèn hoa đăng, để hạn chế việc ảnh hưởng môi trường.
4. Tham gia lễ hội hoa đăng Yi Peng cần lưu ý điều gì?
Khi tham gia lễ hội hoa đăng, để được chiêm ngưỡng trọn vẹn lễ hội và đảm bảo an toàn nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên đi sớm trước thời điểm diễn ra lễ hội để có thể chọn địa điểm ngắm đèn lồng gần và đẹp nhất.
- Ăn mặc kín đáo, lịch sự khi tham gia lễ hội thả hoa đăng.
- Mua vé tham gia lễ hội từ chính ban tổ chức để đảm bảo an toàn, tránh bị lừa đảo.
- Đặc biệt, nên mua vé máy bay sớm trước khoảng 2 – 3 tháng để tiết kiệm chi phí di chuyển.