Trong tour du lịch Nhật Bản, du khách sẽ được bắt gặp hình ảnh của những loại đèn lồng truyền thống Tourou. Ở xứ sở Phù Tang, việc các loại đèn lồng để chiếu sáng được sử dụng rộng rãi và duy trì những giá trị truyền thống cho đến tận ngày nay. Vào các dịp lễ hội hàng năm, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng rất nhiều nơi ở Nhật Bản làm các đèn lồng bằng giấy, thắp sáng và thả trôi trên sông.
Việc sử dụng các loại đèn lồng chiếu sáng được du nhập từ Trung Quốc rồi chúng dần trở nên phổ biến tại Nhật được sử dụng rộng rãi và vẫn còn được duy trì giá trị truyền thống cho đến ngày nay.
Đèn lồng được gọi chung là Tourou, không chỉ được sử dụng để chiếu sáng rộng rãi, mà còn được sử dụng để thả trôi sông trong trong phong tục tourou nagash, được diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội Bon.
Hiện nay, có 4 loại đèn lồng truyền thống đặc trưng được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản:
1. Đèn lồng Andon
Đây là loại đèn khá hiện đại, đa dạng về hình dáng như hình hộp, hình chóp. Đèn lồng Andon phổ biến từ thời Edo và vẫn được sử dụng đến ngày nay, thường thấy trong nội thất của các khách sạn, nhà hàng, các khu vườn.
Andon được làm từ một khung tre hoặc kim loại bọc bởi giấy Nhật. Bên trong cái khung là lửa cháy bằng dầu đựng trong bát sứ hoặc đá. Tấm giấy vừa giúp lan tỏa ánh sáng, vừa giúp cản gió.
2. Đèn lồng Bonborin
Bonborin là một loại đèn lồng giấy cổ, có hình lục giác và thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi dẫn đến các nơi linh thiêng như cổng đền, cổng chùa. Đây cũng là một loại đèn thắp sáng phổ biến trong kiến trúc phong kiến xưa, và xuất hiện nhiều trong các set búp bê hina. Bonbori có thể được treo lên dây hoặc dựng làm cột đèn.
3. Đèn lồng Chouchin
Chouchin là một loại đèn đơn giản hơn, cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay gọi là đèn lồng đỏ. Chúng thường được treo ở các ngôi chùa, trong các dịp lễ hội hoặc trước cửa các quán bar, nhà hàng,…
Chouchin được sử dụng trong đời sống thường nhật chứ không chỉ trong các dịp lễ hội, và bên trong chúng là bóng đèn điện chứ không phải đèn dầu hay nến.
4. Đèn lồng đá Ishitourou
Đèn lồng đá ishidourou là loại đèn đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Đầu tiên chúng được đặt trong các ngôi chùa thờ Phật, nhưng rồi dần dần cũng có mặt ở các ngôi đền Thần đạo, hoặc trong vườn và nhà của những người giàu có.
Loại thứ nhất là loại cột đứng có tên là Daitourou, được đặt rất nhiều trong các khu vườn, đền chùa. Có rất nhiều kiểu dáng, từ loại lỗ tròn cho đến lỗ vuông, từ loại cao dạng cột đến dạng thấp bè bè. Các cấu trúc, kiểu dáng của chúng cũng dần được cách điệu, làm đẹp và trông khác biệt hơn rất nhiều so với đèn đá ở Trung Quốc. Ngày nay chúng chủ yếu được dùng để trang trí và được thắp sáng trong các dịp lễ truyền thống.
Loại thứ hai gọi là Tsuridourou, một loại đèn biến thể từ ishidourou nhưng có thể treo được. Loại đèn đá treo này được thấy nhiều ở các ngôi chùa.
Trên đây là 4 loại đèn lồng truyền thống được sử dụng rộng rãi ở xứ sở mặt trời mọc. Đèn lồng truyền thống Tourou góp phần tạo nên nền văn hóa đặc sắc của Nhật Bản. Nếu du khách yêu thích nền văn hóa của đất nước xinh đẹp này thì hãy nhanh chóng đăng ký và tham gia tour du lịch Nhật Bản cùng chúng tôi nhé!