Đất nước Mặt trời mọc khi vào xuân lại khoác lên mình vẻ đẹp đáng kinh ngạc, và một trong những cách để tận hưởng bầu không khí tưng bừng của mùa xuân là tham dự lễ hội truyền thống của các đền thờ Thần đạo trên khắp đất nước. Cùng khám phá 5 lễ hội mùa xuân ở Nhật Bản vô cùng đặc sắc và ý nghĩa.
1. Lễ hội lửa Tejikara (tỉnh Gifu)
- Thời gian: Thứ Bảy tuần thứ hai của tháng 4 (08/04/2023)
- Địa điểm: đền Tejikarao, thành phố Gifu, tỉnh Gifu

Đây là lễ hội được cho là có lịch sử hơn 300 năm, do đền Tejikara ở thành phố Gifu tổ chức, diễn ra vào ngày thứ Bảy thứ hai của tháng 4. Đúng như tên gọi, trong lễ hội, những tia lửa thực sự rơi xuống từ bầu trời.
Khi màn đêm buông xuống, những thác tia lửa từ độ cao 20m đổ xuống làm biến đổi khuôn viên đền thờ Tejikara. Những tia lửa này rơi xuống một ngôi đền di động được nâng bởi một nhóm đàn ông cởi trần đến thắt lưng. Bên trong ngôi đền có chứa thuốc súng, các tia lửa bắt vào lại bắn thêm lửa lên không trung. Trong suốt thời gian đó, những người đàn ông nhảy múa xung quanh, rung chuông và đốt pháo.
2. Lễ hội Kumano Hongu Taisha (tỉnh Wakayama)
- Thời gian: Giữa tháng 4 (13-15/4/2023)
- Địa điểm: đền thờ Kumano Hongu Taisha, thị trấn Hongu, tỉnh Wakayama
Lễ hội được tổ chức vào chủ nhật thứ hai của tháng 5 tại Đền Kishu Tosho-gu do Yorinobu Tokugawa xây dựng để tưởng nhớ người cha quá cố của mình. Tại lễ hội Waka-Matsuri, những người đàn ông mặc trang phục truyền thống rước kiệu bước xuống 108 bậc đá từ đền Kishu Tosho-gu. Chiếc kiệu sẽ được diễu hành trên một số con đường chính và dọc bãi biển.

Với tuyến đường hành hương Kumano Kodo cổ xưa, khu vực Kumano với đền thờ Kumano Hongu nằm ở trung tâm là những nơi linh thiêng nhất Nhật Bản. Vào ngày bắt đầu lễ hội 13/04, những người đàn ông cùng con trai nhỏ sẽ thanh tẩy bản thân trong vùng nước linh thiêng của suối nước nóng Yunomine trước khi đi bộ qua khu vực Dainichi-goe của tuyến đường hành hương Kumano Kodo đến Oyunohara trong trang phục truyền thống. Những cậu bé được viết chữ “大 – đại” lên trán và bị cấm chạm đất nên sẽ được cha cõng trong suốt quãng đường. Vào ngày 15/04, các vị thần Kumano sẽ tụ họp và tạm trú trong một ngôi đền di động để trở về địa điểm giáng trần ban đầu của họ, Oyunohara. Ngôi đền được kiệu trên vai của 20 đến 30 người, được xoay tròn và tung lên không trung khi thực hiện các nghi thức thanh tẩy.

Tại Oyunohara, nhiều nghi lễ khác nhau diễn ra, bao gồm đốt lửa và tranh giành bánh gạo mochi. Các nhà tu khổ hạnh trên núi – Yamabushi cũng thực hiện nghi lễ đốt lửa.
Lễ hội Kumano Hongu Taisha mang đến bầu không khí thanh bình, những trải nghiệm tuyệt vời ở vùng núi yên tĩnh, tâm linh của Kumano.
3. Lễ hội Sanja mùa xuân Nhật Bản

Sanja Matsuri là một trong những lễ hội mùa xuân ở Nhật Bản mang đậm nét văn hóa truyền thống của xứ sở phù tang. Lễ hội được tổ chức tại thành phố Tokyo vào tuần thứ 3 của tháng 5 hàng năm nhằm để tưởng nhớ 3 vị thần đã lập ra đền Sensoji.Nghi thức của lễ hội được diễn ra khi hơn 100 chiếc kiệu mikoshi được mang xuống đường để diễu hành. Đây là nghi lễ rước kiệu truyền thống, mang các vị thần đến thăm địa phương và ban phát những điều tốt lành đến các giáo dân. Ý nghĩa của hoạt động tín ngưỡng này là cầu chúc cho các doanh nghiệp địa phương ngày càng thịnh vượng trong năm mới.
4. Lễ hội Sihakusai Dekayama (tỉnh Ishikawa)
- Thời gian: Đầu tháng 5 (3-5/5/2023)
- Địa điểm: đền Otokonushi, thành phố Nanao, tỉnh Ishikawa

Lễ hội Seihakusai Dekayama diễn ra ở thành phố Nanao và tập trung xung quanh đền Otokonushi. Cũng như lễ hội Inuyama, lễ hội Sihakusai Dekayama cũng tràn ngập những chiếc kiệu rước được gọi là “dekayama” có kích thước khổng lồ với chiều cao gần 12m và nặng 20 tấn. Các dekayama được làm thủ công mỗi năm, bên trên là những nhân vật có kích thước như người thật mô tả cảnh trong các vở kịch Kabuki nổi tiếng. Những chiếc kiệu khổng lồ sẽ được diễu hành xung quanh trung tâm thành phố Nanao theo điệu nhạc và nghi lễ.
5. Lễ hội hoa thục quỳ – Aoi Matsuri (Kyoto)
- Thời gian: Giữa tháng 5 (15/5/2023)
- Địa điểm: các đền thờ Kamigamo và Shimogamo, Kyoto
Lễ hội hoa thục quỳ – Aoi Matsuri (Kyoto)
Aoi Matsuri hay lễ hội hoa thục quỳ là một trong ba lễ hội lớn của Kyoto. Lễ rước từ Cung điện Hoàng gia đến đền Shimogamo và Kamigamo – hai trong số những ngôi đền quan trọng nhất của thành phố, được tổ chức hàng năm kể từ thời Heian vào thế kỷ thứ 8.
Hàng năm vào ngày 15/05, một đoàn tùy tùng gồm những người mặc trang phục thời Heian khởi hành từ địa điểm của Cung điện Hoàng gia cũ, dừng lại dọc đường tại hai ngôi đền để thực hiện các nghi lễ.
Trên thực tế, có hai đám rước, trong đó các sứ giả nam cùng với các quý tộc và binh lính của triều đình đi trước, sau đó là các công chúa, phụ nữ quý tộc, thị tùng và vu nữ miko.