Không ai có thể vượt qua được quy luật của cuộc sống, ai rồi cũng phải qua “Sinh lão bệnh tử”. Cái chết được coi là dấu mốc chấm dứt hành trình ở trần gian, để tiễn biệt người đã khuất ở mỗi quốc gia đều có hình thức tổ chức tang lễ khác nhau. Vậy dịch vụ tang lễ ở Hàn Quốc khác gì với Việt Nam. Ở bài viết này Air Go sẽ mang đến bạn thông tin về những nét đặc trưng và đặc thù của đám tang ở Hàn Quốc cũng như các nghi thức và thủ tục cần thiết giúp bạn hiểu hơn về văn hóa Hàn Quốc khi có cơ hội đi tour du lịch Hàn Quốc!

1. Tang lễ ở Hàn Quốc khác gì với tang lễ ở Việt Nam

Tang lễ được coi là không khí trang nghiêm, tổ chức tang lễ là nghi thức tưởng nhớ đến người đã khuất. Phần lớn, phong tục tang lễ của người Hàn Quốc từ xưa cũng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là buổi mà mọi người là người thân, bạn bè sẽ cùng nhau tưởng nhớ người đã khuất. Tang lễ ở mỗi quốc gia đều có văn hóa, hình thức tổ chức tang lễ khác nhau.

Tang lễ ở Hàn Quốc Khác khác gì so với tang lễ ở Việt Nam

Tang lễ ở Hàn Quốc Khác khác gì so với tang lễ ở Việt Nam

Chính vì vậy, có rất nhiều thủ tục nghi lễ rườm rà và cầu kỳ theo phong cách truyền thống có chút giống với Việt Nam thường diễn ra từ 2-3 ngày họ cũng đặt người vào trong quan tài ở Hàn Quốc gọi là Sangyeo (상여) được trang trí sặc sỡ màu sắc để đưa đến nơi chôn cất nghi thức đưa khá giống Việt Nam. Trong quá trình đưa người mất ở Việt Nam họ sẽ chỉ thổi kèn, thì ở Hàn Quốc họ sẽ hát bài hát “hò đưa tang” để cầu mong người mất về miền cực lạc. Ngoài ra, trong đám tang của người Hàn Quốc bạn sẽ cảm nhận được không khí không quá đau thương so với nhiều nước. 

Mặc dù, trong đám tang vẫn có tiếng khóc thê lương của người còn sống, cũng như sự ảm đạm và mất mát của người ở lại. Nhưng xét về hình thức, nghi thức tang lễ của họ mang không khí giống như là lễ hội hơn so với sự đau thương. 

2. Các nghi thức trong tang lễ của người Hàn Quốc

Tang lễ của người Hàn Quốc xưa mang đậm phong cách của Nho giáo còn ngày nay, do ảnh hưởng của thiên chúa giáo nên tang lễ cũng được tối giản rất nhiều phần. Trước kia trong tang lễ của người Hàn Quốc bắt buộc phải có các nghi thức như:

2.1 Lễ lâm chu

Tang lễ truyền thống của người Hàn Quốc

Tang lễ truyền thống của người Hàn Quốc

Đây là nghi lễ truyền thống của Hàn Quốc sử dụng sau khi người mất đã tắt thở. Họ sẽ dùng quần áo, đồ đạc để gọi hồn vía người mất về nếu như hồn không trở về thì người mất đó ra đi mãi mãi. Tuy nhiên đến bây giờ Hàn Quốc không còn được áp dụng nữa bởi đã có y học hiện đại kiểm tra và xác nhận.

2.2 Nghi thức tắm gội

Đây là hình thức khá giống với ở Việt Nam. Khi xác định được người thân qua đời, họ sẽ làm sạch thân thể giúp người thân của mình sau đó thay quần áo mới với mong muốn người thân của mình khi sang thế giới bên kia sẽ không còn vướng bận trần thế, được vui vẻ và có cuộc sống mới tốt hơn.

2.3 Lễ tắm gội

Là việc làm sạch thân thể cho người đã qua đời để họ đến với thế giới mới trong yên vui và giũ sạch mọi nỗi buồn lo cùng bụi trần.

2.4 Nghi thức phạm hàm

Nghi thức này tức là người thân sẽ dùng ít tiền và gạo để vào bên trong quan tài. Cụ thể là cho vào miệng của người đã chết trước khi đem đi hỏa táng

2.5 Lễ khâm niệm và nhập quan

Đây là nghi lễ đưa người đã khuất vào trong quan tài và sau đó làm lễ nhập niệm. Đây cũng chính là phút giây cuối cùng người thân được nhìn thấy họ. 

2.6 Nghi thức an táng

Là nghi thức đưa người đã khuất về với nơi an nghỉ cuối cùng. Ngày nay có hai hình thức chính là chôn cất và hỏa thiêu. Đây được xem là nghi thức chứa nhiều đau thương và là thời điểm chính thức đánh dấu sự ra đi vĩnh viễn của người đã chết.
Ngày nay, nghi lễ đám tang của người Hàn Quốc đã được tối giản đi khá nhiều so với trước kia nhưng vẫn giữ được những truyền thống vốn có từ xưa
 

3. Những lưu ý trong văn hóa tang lễ ở Hàn Quốc

3.1 Về trang phục

Trang phục trong tang lễ của người Hàn Quốc

Trang phục trong tang lễ của người Hàn Quốc

+ Về phía gia đình người mất:

Hầu hết, với người Hàn vào ngày tang lễ người thân sẽ mặc đồ màu đen. Nam giới sẽ mặc vest đen, kèm quần dài và tất đen. Đối với nữ sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc – Hanbok nhưng là màu đen.

Ngoài ra, đối với những người tham gia vào buổi đưa tang lễ, đối với nam sẽ thường sẽ đeo thêm băng tay. Với nữ sẽ đeo dải băng trắng trên tóc.

+ Về phía khách đến viếng:

Trong tang lễ, bất kể là khách đến viếng, ở Hàn họ thường mặc trang phục màu đen. Điều đặc biệt, trong đám tang không nên để lộ da trần. Đối với nữ giới mặc váy đen, nên sử dụng tất chân để che đi. Với nam, nên giày da và tránh đi dép lê tới dự đám tang.

3.2 Tiền phúng viếng

Nếu bạn tham dự một đám tang ở Hàn Quốc, cũng như ở Việt Nam, bạn nên mang theo tiền phúng viếng. Theo truyền thống, việc kính viếng với các số lẻ: 3, 5, 7 và 10 được coi là điềm lành (số 10 cũng nằm trong danh sách này vì 3 + 7 = 10). Tiền giấy của Hàn Quốc được tính bằng hàng chục nghìn, vì vậy hãy thêm 4 số không vào mỗi số.

Do lạm phát, gần đây việc kính viếng 5 hoặc 10, hay nói cách khác là 50,000 won hoặc 100,000 won được coi là tối thiểu. Nếu bạn không quá thân với gia đình của người quá cố, 50,000 won là hợp lí. Nếu bạn thân với gia đình người quá cố thì tiền phúng viếng nên là 100,000 won.

3.3 Thứ tự phúng viếng ở Hàn Quốc

Việc thứ tự thực hiện khi tham dự phúng viếng ở tang lễ của người Hàn Quốc có khác với Việt Nam vì thế bạn cần lưu ý chú nhé!

  • Ghi danh: Lúc tang gia bối rối, gia quyến không thể nhớ hết những ai đã tham dự lễ tang vì thế đây là bước quan trọng để gia quyến ghi nhớ
  • Thắp hương/dâng hoa: Bước này còn phụ thuộc vào gia quyến theo đạo gì, đối với đạo phật thường thắp hương, còn theo đạo Công Giáo hoặc đạo Tin Lành thì sẽ dâng hoa. Bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn một cành hoa để hướng về phía trước ảnh thờ sau đó cúi mặc niệm trong giây lát.
  • Vái lạy: Nếu dâng hoa thì bước này không cần, nhưng nếu thắp hương thì sau khi thắp xong thì bạn cần lùi lại 1 bước thực hiện vái lạy 2 lần( 2 tay phải gia lên ngang tầm mắt), sau đó đứng lên cúi người thêm 1 lần nữa. Khi lạy nam giới sẽ đặt tay phải lên trước tai trái, nữ giới sẽ ngược lại. 
  • Nói lời chia buồn: Sau khi thực hiện hình thức mặc niệm xong bạn sẽ xoay người về phía gia quyến của người đã mất đang đứng cạnh bàn thờ, cúi mặc niệm một lần nữa. Trong khi nói lời chia buồn và rời đi thì không nên thực hiện động tác bắt tay bởi đây được coi là biểu hiện cho sự vui mừng không thích hợp cho đám tang. 
  • Gửi tiền phúng viếng: Bước này cũng sẽ tùy từng nơi, có những nơi sẽ thực hiện sau khi vào viếng xong, có nơi lại thực hiện ở lúc ghi danh. Vì vậy bạn nên hỏi trước người phụ trách ở bàn ghi danh trước nhé!
  • Dùng bữa: Trong phong tục tang lễ của người Hàn Quốc, việc nán lại ít phút để dùng bữa cùng với gia đình người mất là sự thể hiện tôn trọng vì vậy dù có bận thế nào thì bạn đừng ngại bỏ ra từ 15-20 phút ở lại nhé.  Bữa cơm được gia đình chuẩn bị đơn giản gồm có thịt lợn luộc, kim chi, canh bò cay,..

Trước khi bạn ra về, nhân viên phụ trách tang lễ sẽ đưa bạn chiếc hộp hoặc chiếc túi đựng muối nhỏ, đây như là một món quà đáp lễ của gia đình. Túi muối này sẽ dùng trước lúc bạn bước vào nhà sẽ ném muối ra sau vai để xua đuổi linh hồn.

3.4 Phong bì đựng tiền rất quan trọng

Bạn nên cho tiền phúng viếng vào 1 phong bì và trên mặt trước của phong bì, bạn nên viết 1 trong số các từ sau 부의 (賻 儀), 부조 (謹 弔), 추모 (追慕), 추도 (追悼), 애도 (哀悼), 위령 (慰 靈). Đây là những từ khác nhau thể hiện chia buồn với gia quyến. Ở mặt sau của phong bì, bạn nên viết tên của mình, thường là theo chiều dọc. Một số cũng viết một tin nhắn ngắn hoặc một lời cầu nguyện cho những người đã khuất ở phía bên phải.

Phong bì đựng tiền

Phong bì đựng tiền

Theo truyền thống, người Hàn Quốc đưa tiền phúng viếng sau khi cúi đầu trước người chủ tang (người tổ chức tang lễ, thường là con trai đầu lòng). Nhưng gần đây, việc trao phong bì ở lối vào trở nên phổ biến hơn, sau khi đã viết tên của bạn vào sổ lưu bút.

3.5 Chơi bài trong tang lễ

Ở Hàn Quốc mọi người tại sảnh nhà tang lễ Hàn Quốc thường tụ tập chơi bài truyền thống Hwatu, mới nghe thì có thể sẽ khiến người khác cảm thấy thiếu sự tôn trọng người đã khuất. Tuy nhiên trong đám tang ở Hàn Quốc thường tổ chức kéo dài 2 đêm, 3 ngày, anh em, người thân đều phải thức không được đi ngủ vì thế thể lực sẽ kiệt sức, mệt mỏi. Việc chơi bài như là để cho mọi người lấy lại tinh thần hơn chỉ là việc giải trí. Thực ra ở Việt Nam nếu để ý bạn sẽ thấy cũng có đấy nhé.

Ngoài chơi bài, họ còn ngồi với nhau uống rượu Soju, đôi khi còn gặp phải vài vị khách ồn ào,.. Nghe có vẻ không hợp với quang cảnh tang thương, trang nghiêm của tang lễ. Cũng có nhiều ý kiến đưa ra tuy nhiên ở Hàn Quốc đây lại được coi là cách mà họ thể hiện tình cảm yêu mến người đã khuất, an ủi, giảm bớt sự trống vắng của những người ở lại.

4. Ý nghĩa vòng hoa trắng trong tang lễ

Trong lễ tang thường người đến tham dự sẽ gửi vòng tang màu trắng như một món quà để tạm biệt người quá cố. Vòng tang càng nhiều thì càng thể hiện được gia quyến người quá cố được nhiều người yêu mến.

Hoa tang lễ ở Hàn được cắm 3 tầng, càng về dưới thì số hoa càng nhiều. Tầng hoa đầu tiên tượng trưng cho địa phủ rộng lớn, bao la. Tầng thứ 2 tượng trưng cho trần gian, còn tầng thứ 3 tượng trưng cho thượng giới. Mang ý nghĩa một kiếp người ai rồi cũng phải trải qua sinh ra từ đất, sống ở tại trần gian rồi cuối cùng cũng trở về với đất, về trời.

Ở Việt nam thì việc viếng tặng vòng hoa khác so với ở Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc không phân biệt người mất là nhỏ hay lớn đều tặng vòng hoa màu trắng. Nhưng ở Việt Nam thì sẽ được chia thành nhiều màu để thể hiện số tuổi của người mất. Nếu người mất là người trẻ thì thường vòng hoa sẽ là màu trắng, người lớn tuổi có thể tiếng màu trắng, vàng, tím,..

5. Phong tục tang lễ xưa và nay ở Hàn Quốc

 

5.1 Phong tục tang lễ truyền thống

Trước kia ở Hàn Quốc, người chết cũng được chôn dưới đất không qua hỏa táng giống như ở Việt Nam. Người Hàn cũng có quan niệm về cõi âm, do đó mà những đồ tùy táng cũng mang trong mình những ý nghĩa nhất định. Quan tài được trang trí rực rỡ, trang trọng, người ta lắp nhiều vật bên ngoài quan tài ví dụ như các hình người, búp bê, ngựa, các động vật,… với mục đích cho người vừa qua đời khi đi qua thế giới bên kia được vui vẻ và không còn cô đơn. Bạn bè của người vừa qua đời đi một vòng quanh người chết lần.

Cuối sau đó mới đem quan tài đi chôn. Người Hàn Quốc khi chết đi cũng sử dụng xe tang để đưa tang, chiếc xe này được dùng chung cho cả cộng đồng. Trước khi đi chôn người ta để quan tài tại nhà trong vòng ba ngày. Người chết được chôn trên đồi núi, chứ không chôn ở dưới đồng bằng.

Ngày xưa người Triều Tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, do đó chữ hiếu là quan trọng nhất. Con trai nuôi tóc và không bao giờ cắt tóc, cạo râu, vì đó là những điều bố mẹ ban cho mình, nếu mà cắt đi bị coi là bất hiếu. Bố mẹ qua đời thì con trai xây một chiếc lều ngay bên cạnh mộ cha mẹ và sống một mình trong lều đó trong vòng ba năm, quản lý trông coi và tưởng nhớ cha mẹ mình, cúng giỗ cho cha mẹ. Nếu người con trai lập gia.

5.2 Phong tục tang lễ hiện đại

Theo thời gian, phong tục tang lễ của người Hàn Quốc đã thay đổi.

Tang lễ truyền thống của Hàn Quốc diễn ra tại nhà của người đã khuất. Tuy nhiên, đám tang hiện đại thường diễn ra trong bệnh viện. Điều này rất có thể được cho là do quá trình hiện đại hóa, hầu hết dân số Hàn Quốc thường không lui tới các ngôi làng truyền thống từng là địa điểm tổ chức tang lễ của Hàn Quốc. “Từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi.” Ở Hàn Quốc, khẩu hiệu nổi tiếng về nhà nước phúc lợi này có lợi cho hoạt động kinh doanh của các bệnh viện đa khoa lớn.

Không ít người Hàn Quốc được sinh ra trong các bệnh viện này, được điều trị ở đó cho tất cả các loại bệnh mà họ có thể mắc phải trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, và khi chết, họ nằm trong nhà tang lễ của họ. Điều khiến các bệnh viện lớn của Hàn Quốc khác biệt với các bệnh viện nước ngoài là họ cũng cung cấp dịch vụ tang lễ. Người  Hàn Quốc tổ chức tang lễ cho những người thân yêu của họ ở một trong ba nơi, theo thứ tự tần suất giảm dần – nhà tang lễ bệnh viện, nhà tang lễ chuyên dụng khác hoặc nhà riêng.

Càng tìm hiểu ta mới thấy nhiều nét khác lạ trong phong tục tang lễ của người Hàn Quốc so với ở Việt Nam. Air Go hy vọng, qua những điểm chia sẻ ở trên các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về phong tục tang lễ của họ nhé!