Vào mùa hè, Nhật Bản trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hẳn lên. Thời gian này liên tục diễn ra những lễ hội truyền thống quy mô lớn thu hút khách du lịch từ khắp vùng miền đến tham dự. Và nếu du khách tham gia tour du lịch Nhật Bản vào đầu tháng 8 sẽ có cơ hội được hòa mình vào lễ hội Kanto Matsuri. Lễ hội là lời cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu của 5 loại ngũ cốc trong đó có gạo, lúa mì, đậu, kê kê.
Cứ đến dịp tháng 7, tháng 8 hàng năm, cả dải đất xứ sở hoa anh đào lại sáng bừng ánh đèn lồng lung linh huyền ảo. Đó là khi mùa lễ hội Tanabata, hay lễ Thất tịch bắt đầu. Lễ hội này được tổ chức khắp nơi trên đất nước Nhật, với nhiều biến tấu khác nhau. Một trong những thành phố tưng bừng nhất là Akita, với phiên bản lễ hội Thất tịch mang tên Kanto Matsuri, tổ chức vào ngày 3 đến ngày 6 tháng 8 hàng năm.
Lễ hội này gắn liền với một truyền thuyết có nhiều dị bản: Ngưu Lang và Chức Nữ. Nhưng có phần khác với câu chuyện Việt Nam, câu chuyện phiên bản của Nhật kể về sự tích bảy nàng tiên đến tắm suối. Khi ấy, có một chàng trai chăn bò trẻ tuổi tinh quái tên là Ngưu Lang đã lấy trộm xiêm y của các nàng. Cô em út là Chức Nữ phải thay mặt các chị đi xin lại váy áo. Ngưu Lang liền tỏ tình cảm với nàng và hai người thành thân, sống hạnh phúc bên nhau.
Nhưng chuyện tình cảm chẳng kéo dài được bao lâu. Thiên Hậu biết rằng Ngưu Lang chỉ là một kẻ phàm trần mà đòi lấy tiên nữ nên đã nổi giận liền vạch một dòng sông Ngân (dải Ngân hà) trên bầu trời, chia cách họ mãi mãi. Vì thương cảm cho hai vợ chồng phải chia lìa, bầy quạ đen đã nối đuôi nhau, bắc thành cây cầu Ô Thước vào ngày mùng 7.7 âm lịch, đưa đôi vợ chồng về lại với nhau. Chính vì vậy, cứ đến dịp này, trời thường mưa lớn, như nước mắt đoàn viên của cặp uyên ương.
Kanto Matsuri là lễ hội dành cho các chàng trai Nhật Bản trổ tài. Điểm nhấn của lễ hội là những người tham gia phải giữ thăng bằng một chiếc gậy gọi là gậy Kanto có nhiều kích thước, phía trên gắn với những chiếc đèn lồng được thắp sáng rực rỡ. Chiếc gậy Kanto có kích thước lớn nhất đo được dài tới 12 mét và nặng 50kg, mang được tới 46 chiếc đèn lồng. Tất cả những cọc tre Kanto đều có đặc điểm chung là hình cây tuyết tùng hoặc hạt gạo của cây lúa.
Trong tiếng trống và sáo flute, những người tham gia hát khúc ca truyền thống Dokkoisho và những người trình diễn cố gắng giữ thăng bằng được cây gậy Kanto càng lâu càng tốt. Cây gậy ban đầu được giữ trên tay, rồi nâng lên vai và cuối cùng là trên đỉnh đầu. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhất và cũng là lúc các anh chàng được cổ vũ cuồng nhiệt nhất.
Sự kiện chính của lễ hội là màn diễu hành đêm, dọc theo con phố Chuo Dori ở trung tâm thành phố. Những người diễu hành chia thành từng nhóm, mang theo 250 cây gậy Kanto, làm cả đường phố rực sáng. Đỉnh điểm của màn diễu hành là sau khi người trưởng đoàn làm hiệu và tất cả những người trình diễn đồng loạt nâng Kanto lên đỉnh đầu, khiến những khán giả đường phố đều phải trầm trồ trước kỹ năng của họ. Lễ hội tiếp diễn với nhiều màn múa, hát, chơi trống taiko đặc trưng Nhật Bản. Những hoạt động này kéo dài gần hai giờ. Giống như hầu hết các sự kiện lớn ở Nhật Bản, trên đường phố lúc này khá đông đúc. Để quan sát lễ hội mọi ngươi thường ngồi trên vỉa hè, nhưng chỗ ngồi có thể phải trả rất cao, có khi khoảng 2000 yên.
Mỗi lần lễ hội được tổ chức, số lượng lớn những chiếc đèn lồng giấy thường bị phá hủy, do bị đập trúng với nhau hoặc bắt lửa từ nến. Tuy nhiên, trong số 10.000 hoặc hơn lồng đèn sử dụng được làm thủ công. Những chiếc trống sử dụng trong lễ hộ cũng đều là những chiếc trống cũ đã được sử dụng nhiều năm, vì họ có quan niệm những chiếc trống cũ sẽ có tiếng kêu hay hơn những chiếc trống mới. Hơn nữa, các phần gần 260 cây tre được sử dụng cho các Kanto, tiếng trống lớn để khơi dậy hứng thú và những chiếc áo khoác ngắn được mặc bởi người tham gia biểu diễn với thiết kế đơn giản và truyền thống màu xanh đậm khác biệt, đều là vật phẩm được làm bằng tay bởi các thợ thủ công. Sự chú ý với các phụ kiện như thế này cho phép bạn thực sự cảm thấy niềm tự hào của nghệ nhân đã đạt đến đỉnh cao của nghề thủ công vẫn giữ được những nét truyền thống cổ xưa.
Trong lễ hội có rất nhiều mặt hàng khác được bày bán trong các lễ hội. Lễ hội này không có bày bán bất kỳ những món đồ xa hoa hoặc đồ trang trí, nó được duy trì bằng việc sử dụng các mặt hàng đơn giản mà đã được liên tục lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Tất nhiên, như mọi lễ hội khác ở Nhật Bản, có rất nhiều các loại đồ ăn truyền thống được làm và bày bán bởi người địa phương. Một món ăn đặc biệt, du khách có thể bắt gặp ở Kantou Matsuri là bánh ngọt kiritanpo. Kiritanpo là một món ăn được làm từ gạo dẻo, tương miso ngọt và đường, được nặn thành hình trụ, xiên lại với nhau.
Người ta nói rằng nguồn gốc của Kanto Matsuri bắt nguồn từ truyền thống của “nemuri-nagashi”. Trong phong tục này, người ta đi bộ mang miếng tre cho Tanabata và sau đó quăng xuống sông cầu nguyện để được thoát khỏi cơn buồn ngủ do mệt mỏi trong cái nóng của mùa hè, cũng như khỏi bệnh tật và tai họa. Những truyền miệng này có từ những năm đầu thế kỷ thứ 18 và đến giớ vẫn được lưu truyền lại.
Ngày nay lễ hội không chỉ được tổ chức để cầu nguyện cho sức khỏe và sự bình an trong cuộc sống nó cũng thể hiện mong muốn cho vụ mùa bội thu. Lễ hội này được coi là một tài sản văn hóa dân gian phi vật thể cấp quốc gia, được chỉ định trong năm 1980 và bây giờ thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Du khách có mong muốn một chuyến du lịch khám phá đất nước xinh đẹp này không? Hãy tham gia tour du lịch Nhật Bản và cùng chúng tôi tham gia vào những lễ hội truyền thống đặc sắc ở nơi đây nhé!