Đôi guốc gỗ Geta truyền thống của Nhật Bản

Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản và bên cạnh đó, đôi guốc gỗ Geta là một phần trong bộ trang phục truyền thống của người Nhật. Trong tour du lịch Nhật Bản, du khách hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đôi guốc độc đáo này nhé!

Guốc gỗ Geta ra đời vào khoảng thế kỷ 18 tại thủ đô Tokyo (bấy giờ là thành phố Edo) với hình dáng ban đầu là một miếng gỗ bào nhẵn, dưới có hai miếng gỗ kê lên, và bên trên có quai để xỏ ngón.  

Được thiết kế với phần đế khá cao, mang được Geta không phải là điều dễ dàng đối với người ngoại quốc. Nhưng cũng chính đặc điểm này giúp cả nam và nữ đều cao hơn, dáng thanh tao hơn khi khoác Kimono trên người. Bên cạnh đó, chiều cao đế cũng là một lợi điểm, giúp người mang không bị ướt chân khi đi trên đường ngập nước hoặc tuyết. Chính từ thiết kế rất tiện lợi để thích nghi với môi trường sống nên cho đến ngày nay, Geta vẫn là một niềm tự hào lớn của người Nhật. Nếu du khách đến Nhật, mặc Kimono trên người để chụp ảnh kỷ niệm mà quên mang một đôi Geta thì đương nhiên bộ trang phục chưa hề hoàn hảo.

guoc Geta 2Guốc gỗ Geta có nhiều mẫu mã khác nhau: đế xuồng, đế hai răng, ba răng, hoặc chỉ có một miếng gỗ đỡ ở dưới giữa guốc, với độ cao thấp rất đa dạng, tạo nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Nhưng nhìn chung, giá trị khác nhau giữa các đôi guốc nằm ở chất liệu gỗ và dây quai tốt. 

Geta có 2 quai làm bằng vải tổng hoặc “hanao” (làm từ vải cotton, nhựa vinyl hoặc đá). Có thể thấy 2 quái dễ dàng. Dây quai có thể đơn sắc hoặc có hoa văn trang trí. Độ nhỏ to của dây quai sẽ cho người mang cảm giác thoải mái ở mức độ khác nhau. Quai guốc khi mang vào sẽ nằm kẹp giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ.

guoc geta 4

Phần guốc gỗ trước đây được làm nhẵn bóng và để màu tự nhiên, nhưng ngày nay người dân có thể thỏa mãn nhiều ý muốn hơn với phần gỗ được nhuộm màu hoặc trang trí sơn mài. 

Ngày xưa, người Nhật không đóng guốc, mà học đẽo guốc, tức dùng một khối gỗ nguyên và đục đẽo thành chiếc guốc để mang. Geta của nam giới thường có hình chữ nhật, góc vuông hoặc bầu, đế cao, tổng quan cứng chắc, mạnh mẽ. Ngược lại, Geta của nữ giới có đế thấp hơn, dáng hình bầu dục thể hiện sự dịu dàng, nữ tính.

Một điều thú vị là guốc geta đã đi vào các câu châm ngôn của Nhật. Chẳng hạn như “Bạn không thể biết được cho đến khi mang geta”. Câu này có nghĩa là “Bạn sẽ không thể nào biết được kết quả trước khi kết thúc trò chơi”. Không chỉ vậy, nhiều người Nhật còn tin rằng nếu chẳng may làm gãy guốc geta thì người đó sẽ gặp xui xẻo.

guoc go geta 3

Điều đặc trưng khi du khách mang guốc gỗ Geta đó là âm thanh lách cách phát ra khi đế guốc chạm với mặt đường, dù người Nhật thích sự im lặng nhưng âm thanh này là một niềm tự hào và không bị coi là phiền phức. Tuy nhiên hiện nay, cũng đã có nhiều mẫu Geta được đệm xốp tại phần đế chạm đất, vừa giúp guốc không dễ bị trơn vừa hạn chế âm thanh phát ra khi di chuyển. 

Nhìn ngang qua, ta có cảm giác những đôi Geta này rất khó mang, khó giữ đáng đẹp khi di chuyển. Nhưng du khách biết không? Geta đã góp một phần chức năng của mình vào dáng đi dịu dàng, chậm rãi của những người phụ nữ Nhật đấy! Và, một khi đã mang quen, thì việc giữ đôi chân trên guốc không khó đâu, du khách sẽ thấy nhiều người Nhật có thể chạy nhanh trên đôi Geta đấy!

Guốc không mang kèm với vớ. Người Nhật thường mang geta cùng với kimono hoặc có khi là cả Âu phục. Geta còn có một biến thể khác là “okobo” hay “kopori geta”. Guốc được làm từ một khối gỗ liễu. Okobo thường được mang bởi các “maiko” – những geisha tập sự trong thời gian học việc.

Người Nhật luôn không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm tiện dụng, mang đậm nét đặc trưng cho đất nước, cho dân tộc. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách hãy tìm kiếm cho mình một đôi Geta nhé! Đó là niềm tự hào của người Nhật trong suốt hơn 4 thế kỷ qua.

Bên cạnh những bộ kimono được thiết kế cầu kỳ thì những chiếc guốc mộc là một phần trong bộ trang phục truyền thống của người Nhật. Hãy cũng đại lý Air Asia tìm hiểu về các đôi guốc độc đáo này nhé!

Guốc mộc Nhật Bản được gọi là Geta. Nó là một loại guốc của Nhật được làm bằng gỗ. Nữ giới thường ưa chuộng loại guốc có đế hình ovan dài, còn nam giới chuộng guốc có đế hình chữ nhật. Geta có 2 quai làm bằng vải tong hoặc “hanao” (làm từ vải cotton, nhựa vinyl hoặc da). Có thể thay 2 quai dễ dàng.

Geta

Quai guốc khi mang vào sẽ nằm kẹp giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ. Guốc không mang kèm với vớ. Người Nhật thường mang geta cùng với kimono hoặc có khi là cả Âu phục. Geta còn có một biến thể khác là “okobo” hay “kopori geta”. Guốc được làm từ một khối gỗ liễu. Okobo thường được mang bởi các “maiko” – những geisha tập sự trong thời gian học việc.

Một điều thú vị là guốc geta đã đi vào các câu châm ngôn của Nhật. Chẳng hạn như “Bạn không thể biết được cho đến khi mang geta”. Câu này có nghĩa là “Bạn sẽ không thể nào biết được kết quả trước khi kết thúc trò chơi”. Không chỉ vậy, nhiều người Nhật còn tin rằng nếu chẳng may làm gãy guốc geta thì người đó sẽ gặp xui xẻo.

geta-cedar

Một đặc điểm riêng biệt mà bạn nên chú ý với các đôi guốc cổ là phần phía dưới đế gỗ. Phần phía dưới này có hai miếng gỗ nhỏ chống đỡ gọi là “teeth” hay “ha”. Thông thường sẽ có 2 ha. Bên cạnh đó, cũng có guốc 1 ha và 3 ha. Trong đó, guốc 3 ha là ít phổ biến hơn cả. Các ha được làm bằng cây bào đồng. Đôi khi dưới ha, người ta có dán thêm đế cao su. Khi mang guốc di chuyển sẽ tạo nên tiếng kêu lọc cọc. Người Nhật gọi tiếng kêu này là “karankoron”.