CÙNG THƯỞNG NGOẠN TRÊN 23 CÂY CẦU ẤN TƯỢNG NHẤT Ở TRUNG QUỐC

Tại đất nước Trung Quốc rộng lớn, rất nhiều cây cầu đẹp nổi tiếng gắn với đó là những câu chuyện đầy kịch tính. Từ cầu vòm đá, đến cầu treo đều có mặt ở nhiều thị trấn và và hấp dẫn khách du lịch thập phương.

CẦU AN BÌNH

Bắc ngang qua Jinjing và Nanan, phía tây thành phố Phúc Châu là cây cầu đá An Bình. Công trình này xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1138 tới năm 1115 trong triều đại Nam Tống. Cho đến nay, nó được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất thế giới. 

Cầu dài 2.070 m, gồm 331 nhịp dầm bằng đá hoa cương xếp theo hình chiếc thuyền, trong đó, nhịp dầm lớn nhất nặng tới 25 tấn. Dọc theo cầu có bốn trụ đá xây dựng thành bốn hình vuông và hai ngôi chùa hình tròn có cấu trúc đối xứng với nhau ở hai bên. Chùa được xây bằng gạch, nằm ở tầm cao khoảng 22 m nên có thể thấy ở tầm xa.

Trước đó, người ta từng dựng 5 ngôi đình làm nơi dừng chân trên cầu. Nhưng sau rồi chỉ còn một ngôi đình tồn tại đến ngày nay. Cửa sông Jinjing hiện đang bị lắng bùn ở khu vực này. Con sông chảy dưới thân cầu cũng bị thu hẹp dần. Hiện tại, cầu chủ yếu đi qua khu vực ao, hồ. Một đường cao tốc hiện đại chạy ngang qua sông Shijing vài trăm mét về phía nam của cầu.

CẦU TRIỆU CHÂU

Cây cầu Triệu Châu là cây cầu lâu đời nhất được biết đến ở Trung Quốc, với một lịch sử có niên đại từ thời nhà Tùy. Được xây dựng giữa những năm 595 tới 606, cây cầu đá này là một trong những cây cầu vòm lâu đời nhất trên thế giới. Cây cầu nằm ở quận Triệu, tỉnh Hà Bắc, và bắc ngang qua dòng sông Tiêu Thủy.

Cầu Triệu Châu dài 37,37 m, cộng thêm hai đầu cầu Nam – Bắc thì tổng chiều dài là 50,82 m, rộng 9 m, cao 7,23 m. Mặt cầu chia làm 3 làn đường. Làn ở giữa dành cho ngựa và xe, hai làn bên dành cho người đi bộ. 

Cầu Triệu Châu có vòm rất thoải và thanh nhã, giúp người và xe ngựa dễ dàng băng qua cầu, hình dáng cầu tựa như vầng trăng non nhô lên từ đám mây hoặc như một cầu vồng dài trên thác nước…, các hình điêu khắc rồng và thú trên cầu là rất sinh động và độc đáo.

CẦU QUẢNG TẾ

Cầu Quảng Tế còn gọi là cầu Tương Tử, là cây cầu lâu đời bắc ngang Hán Giang ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Ngoài giá trị lịch sử và nét cổ kính, cầu Quảng Tế còn có điểm đặc biệt: là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới có khả năng đóng mở. Một phần cầu được nâng đỡ bởi 18 chiếc thuyền, có thể di chuyển để tạo ra lối đi cho tàu bè qua lại. Lúc đầu, cây cầu vốn được nâng đỡ trên 86 chiếc thuyền lớn, với 24 đình nghỉ chân. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có phần giữa cầu mới có khả năng đóng mở.

Cầu Quảng Tế nằm ở vị trí tiếp giáp phía Đông Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây. Hán Giang cũng nắm vai trò điều khiển mạch nước phía Đông Quảng Đông. Cây cầu từng là nơi tụ họp náo nhiệt với rất nhiều người buôn bán trên cầu vào thời xưa. Ngày nay, cầu Quảng Tế đã được thay thế bằng một chiếc cầu hiện đại kiên cố. Nét ồn ào của những buổi họp chợ trên cầu không còn nữa, nhưng vẫn còn nhiều người gánh hàng rong và du khách tản bộ.

CẦU LÔ ĐỊNH

Cầu Lô Định là một cây cầu treo chuỗi ngoạn mục đi qua sông Đại Độ. Đây là cây cầu treo xích cổ nhất ở Trung Quốc và được xây dựng vào năm 1706, trong triều đại Nhà Thanh. Các chuỗi của cây cầu này dài hơn 400 feet và nặng gần 2 tấn. Cây cầu này trở nên nổi tiếng trong cuộc cách mạng của Trung Quốc khi Hồng quân vượt qua nó, không có tuyến đường nào khác, để thoát khỏi quân đội tiếp cận, một sự cố được một bài thơ được Mao Trạch Đông viết.

THẬP THẤT KHỔNG

Di Hòa Viên được xây dựng từ thời Nhà Thanh, là một công trình kiến trúc rất đẹp, thu khách khách du lịch Trung Quốc. Bên trong khuôn viên này có rất nhiều địa điểm đẹp để tham quan và một trong số đó là cây cầu đá 17 nhịp Thập Thất Khổng. Cây cầu này rộng tới 8 m, dài 150 m, có hình dáng cong cong như cầu vồng. Rất nhiều bức ảnh đã check-in tại Thập Thất Khổng.

CẦU LƯ CÂU

Cây cầu này nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, từng là một thị trấn nhỏ nhưng hiện nay đã được chính thức hợp nhất vào Bắc Kinh, tạo nên một điểm đến trong ngày tuyệt vời từ thành phố. Cầu Lư Câu nổi tiếng nhất là nơi mà Nhật Bản chính thức xâm chiếm Trung Quốc, đánh dấu sự bắt đầu tham gia của Trung Quốc vào Thế chiến II.

Cầu Lư Câu thực sự có một lịch sử hơn 800 năm và được xây dựng trong thời kỳ Bắc Kinh là một phần của Jin Kindom vào thế kỷ 12. Hai bên thành cầu được khắc bởi nhiều con sư tử, cây cầu có khả năng chịu đựng vật nặng hơn 400 tấn, làm cho nó trở thành cây cầu kiên cố nhất trong tất cả các cây cầu cổ ở Trung Quốc.

CẦU NGỌC TÂN

Cầu Ngọc Tân là một trong những điểm tham quan đẹp nhất ở thị trấn cổ Sa Khê, nằm ở quận Kiếm Xuyên, Vân Nam. Cây cầu này được xây dựng trong triều đại nhà Thanh, bị hư hại trong nhiều năm chiến tranh và hỗn loạn, đã được sửa chữa vào năm 1931.

Cây cầu được xây dựng theo hình thức “bán nguyệt” và mang tính thẩm mỹ cao, cầu vượt qua sông Hắc Hà. Nhìn từ bờ sông, cây cầu cắt một hình dáng hấp dẫn nổi bật trên những ngọn núi ở xa xa, và từ trên đỉnh cây cầu, chiêm ngưỡng cảnh quan của vùng nông thôn xung quanh thật ngoạn mục.

CẦU CẦU VỒNG

Cầu Cầu Vồng đã có hơn 800 tuổi, được xây dựng từ triều đại Nhà Tống. Với bốn trụ cầu nối với năm khẩu độ, Cầu Cầu vồng bắc qua dòng sông chảy qua thị trấn Thanh Hoa ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây.

Hai bên thành cầu được bao phủ với các hành lang có mái che, giúp khách bộ hành có thể nghỉ ngơi hoặc tránh nắng, tránh mưa. Cây cầu có tên là Cầu Vồng bởi khi dân làng Thanh Hoa đang cố gắng tìm ra một cái tên cho cây cầu mới hoàn thành của họ, cầu vồng đột nhiên xuất hiện trên bầu trời như một điềm tốt, từ đó cầu được gọi là Cầu Cầu vồng.

Không hề nguy nga tráng lệ như nhiều cây cầu khác, thế nhưng cầu Cầu Vồng đây được mệnh danh là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Cầu Cầu Vồng làm bằng đá và bị phủ bởi rất nhiều rêu xanh. Cầu cong vút như con tôm và trông rất cổ kính. Một bức ảnh vừa có núi trập trùng, vừa có sông nước lại mang hơi thở xa xưa chẳng phải rất tuyệt vời hay sao? Cây cầu nhỏ nhưng lại có khả năng tạo nên môt bức ảnh cực kỳ ấn tượng.

CẦU BÍCH THỦY

Cầu Bích Thủy là một cây cầu đá nhỏ ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, một thị trấn nhỏ được biết đến là nơi sinh của Khổng Tử. Cây cầu Bích Thủy được xây dựng trong thời Nhà Minh, và nằm bên trong ngôi đền Khổng Tử. Cây cầu đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 5.

Mặc dù Khúc Phụ là một thị trấn nhỏ, sự hiện diện của ngôi đền Khổng Tử khiến nó trở thành một nơi thu hút du khách nổi tiếng và cây cầu này cùng với dòng suối nhỏ chảy bên dưới là điểm nhấn của ngôi đền.

HỒNG KIỀU

Với kiến trúc có mái che, những bức phù điêu chạm khắc tinh xảo trên các mái cong vút một cách đầy kiêu hãnh. Hồng Kiều duyên dáng bên dòng sông Đà, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong bí quyết “Phượng Hoàng” đặc trưng từ cổ trấn mang lại nét quyến rũ đến khó tin cho Phượng Hoàng Cổ Trấn.

ĐOẠN KIỀU (CẦU ĐOẠN)

Cầu Đoạn là một trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ, Hàng Châu. Cầu có một vẻ đẹp “ăn ảnh” và là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để ngắm cảnh Tây Hồ. Vì thế, cầu luôn thu hút đông đảo du khách tham quan mỗi ngày.

Vào mùa đông, khi những bông tuyết trên mặt cầu bắt đầu tan chảy dưới ánh mặt trời thì dưới gầm cầu tuyết trắng vẫn còn phủ chặt. Người ta gọi cảnh đẹp đó là: “Tuyết tàn cầu Đoạn”.

Cầu Đoạn (theo tiếng Hán chữ “đoạn” ở đây có nghĩa là đứt, gãy; đoạn trong từ đoạn trường) vốn có tên là cầu Bảo Hựu, lại có tên khác là cầu Đoàn Gia (gia đình đoàn tụ) hay cầu Đoản (cầu ngắn). Cây cầu này gắn với một câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất của Trung Quốc là “Truyện Bạch Xà” mà tại Việt Nam chúng ta quen gọi là “Thanh Xà – Bạch Xà”. Tương truyền, Tây Hồ từng là nơi một con rắn trắng trú ngụ và tu luyện. Sau khi tu luyện thành tinh, rắn biến hình thành một cô gái xinh đẹp, tên gọi Bạch Nương Tử và nên duyên cùng chàng Hứa Tiên. Đoạn Kiều chính là nơi Bạch Nương Tử và Hứa Tiên gặp gỡ; sau đó cũng là nơi nàng trốn tránh sự truy giết của Pháp Hải hòa thượng”. Câu chuyện vui buồn gặp nhau rồi lại chia tay nhau tại cầu Đoạn của Bạch Nương và Hứa Tiên làm xúc động không biết bao nhiêu du khách, làm cho Tây Hồ càng quyến luyến lòng người.

Ngày nay, Đoạn Kiều là nơi hẹn hò của nhiều đôi tình nhân và những cặp vợ chồng mới cưới với mong muốn cầu phúc cho nhân duyên của mình. Nếu muốn tránh đám đông, hãy đến cầu vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn – khi cầu được chiếu sáng dưới ánh đèn lung linh.

Du khách hãy chụp ảnh từ ven bờ, trước khi bước sang cầu. Vào những ngày trời trong, cầu in bóng trên mặt nước Tây Hồ tĩnh lặng với những hàng liễu rũ thơ mộng. Cuối đông, tuyết bên đầu cầu đón nắng thường tan trước, để lại nửa kia vẫn chìm trong một màu trắng. Và khi soi bóng trên mặt nước, cầu hiện lên như một cây cầu gãy – nguồn gốc tên gọi Đoạn Kiều.

TRƯỜNG KIỀU (CẦU TRƯỜNG)

Nếu Đoạn Kiều là nơi Hứa Tiên gặp gỡ Bạch Nương Tử trong truyền thuyết Thanh Xà – Bạch Xà, thì Trường Kiều lại gợi nhắc chuyện tình Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài. Tương truyền, cây cầu Trường – có nghĩa “cây cầu dài” là nơi Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài nói lời từ biệt. Không nỡ lìa xa, hai người tiễn nhau qua lại trên cầu tới hàng trăm lần, khiến cây cầu vốn chỉ dài 15 m trở thành quãng đường dài hàng km. Vì thế có câu: “Trường kiều bất trường tình nghĩa trường. Đoạn kiều bất đoạn thốn trường đoạn.” Hàm ý nói rằng: “Cầu Trường không dài nhưng tình nghĩa dài. Cầu Đoạn không gãy mà khiến lòng người đau như đứt từng khúc ruột ”.

Cầu Trường này còn có một cái tên khác là Cầu Song Đầu (có thể hiểu nôm na là cây cầu mà hai người nhảy xuống tự sát). Người ta kể rằng vào một đêm trăng sáng giữa thế kỷ XII sau công nguyên, một đôi trai gái tên là Vương Sinh và Đào Nữ đã đến cây cầu này và cùng nhau nhảy xuống tự tử. Kể từ đó Song Đầu trở thành cái tên mà dân gian đặt cho cầu Trường.

CẦU TÌNH NHÂN

Ở Hoàng Sơn có thung lũng tình nhân rất nổi tiếng với cặp đôi uyên ương. Cầu Tình Nhân thuộc địa phận thành phố cũng lừng danh không kém bởi nó được xem như thử thách tình yêu dành cho các đôi trai gái. Đây là cây cầu treo dài hơn 300 m, nối liền hai ngọn núi. Phải là người gan dạ thì mới dám thử thách đi hết cây cầu bắc qua không trung này. Phong cảnh miền sơn cước ngút ngàn chắc chắn sẽ là ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

CẦU RỒNG

Cầu Rồng nằm ở làng Ngộ Long, được xây dựng từ thời nhà Minh và bắc qua dòng sông Ngộ Long. Giống như nhiều cây cầu Trung Quốc cổ đại, Cầu Rồng là một cây cầu bán nguyệt bằng đá, và được đặt trong bối cảnh đỉnh núi đá vôi tuyệt đẹp của Dương Sóc, Cầu Rồng thường được in trên bưu thiếp lưu niệm bán cho các du khách làm kỷ niệm.ật đỉnh cao từ hơn 1.300 năm trước đây.

CẦU TRÌNH DƯƠNG

Trình Dương là một cây cầu nổi tiếng được làm bằng gỗ nằm ở Quảng Tây. Cây cầu này đặc biệt ở chỗ có kiến trúc rất cổ kính mang đậm phong cách Trung Hoa. Bên trong cầu còn là nơi trú mưa, đặt các gian bán hàng của người dân.

CẦU TẨU HÔN

Cầu Tẩu Hôn là cây cầu duy nhất bắc qua hồ Lô Cô ở tỉnh Vân Nam. Khi nhìn từ trên xa, cây cầu với hình dáng uốn lượn mềm mại như dải lụa đào. Hai bên cầu còn là những bãi cỏ lau vàng ươm tạo nên khung cảnh thiên nhiên vô cùng lãng mạn. Đây là điểm hẹn yêu thích của các cặp tình nhân. Vào những dịp lễ hội, trai gái vẫn thường tụ tập ở đây để ca hát, thổ lộ tình cảm.

CẦU KIM CƯƠNG

Cây cầu này dài 144 m được làm bằng đá và nằm hoàn toàn dưới lòng sông. Mỗi lần bước qua cây đầu đá này, người ta lại có cảm giác đang dạo chơi trên các phím đàn. Du khách sẽ có cơ hội tạo “sốt” trên Facebook khi chụp ảnh tại cầu Kim Cương vừa cổ lại vừa đẹp này.

CẦU VÂN LONG

Cầu Vân Long với 7 nhịp, xây từ thời nhà Minh, là nơi nối tiếp nhiều thôn làng ở đây. Cầu xây với kiến trúc cổ độc đáo, có chòi nghỉ bên trên, là một trong những cây cầu đặc trưng của vùng sông nước Giang Nam, được nhiều người yêu thích.

SKYWALK TRƯƠNG GIA GIỚI

Trên đỉnh núi Thiên Môn nằm trong khuôn viên vườn quốc gia Trương Gia Giới ở độ cao hơn 1.400 m so với mực nước biển là con đường trong suốt làm bằng kính có thể nhìn thấy không gian phía dưới. Skywalk có chiều dài 430 m, chiều rộng 6 m và độ cao thẳng đứng 300 m tính từ chân cầu. Đây không chỉ là nơi thử thách lòng can đảm của du khách mà còn là địa điểm lý tưởng để có được bức ảnh độc đáo với núi rừng hùng vĩ và mây trắng mờ ảo.

THẠCH NGƯU TRẠI

Cây cầu kính thuộc công viên địa chất Thạch Ngưu Trại, Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, sử dụng chất liệu kính trong suốt đặc biệt, nối giữa hai dãy núi.

Với chiều dài 300 m, cây cầu kính xác lập kỷ lục dài nhất thế giới. Chất liệu kính trong suốt đặc biệt với độ dày lên tới 24 mm, cho phép người đi qua nhìn xuyên thấu xuống vực sâu phía dưới. Độ chịu lực của kính gấp 26 lần so với kính thông thường. Bên ngoài kính là lớp thép cứng, đảm bảo an toàn cho du khách.

Chống lớp kính bị trầy xước, khách qua cầu được phát cho những đôi giày đặc biệt. Dạo bước trên cầu, du khách được thả mình ngắm khung cảnh hùng vỹ của thiên nhiên xung quanh. Tuy nhiên, ở độ cao 180 m, phía dưới là vực sâu hút, vượt qua cầu trở thành thách thức lớn với nhiều người.

CẦU LANG NHA

Cầu Lang Nha là cây cầu đáy kính nằm ở núi Lang Nha, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Cầu cao 450 m, gồm một lối đi đến khu vực rộng hình tròn, cho vị trí quan sát toàn cảnh khu vực núi. Tổng diện tích bề mặt cây cầu là 466 m², có thể chịu được lực của 200 người một lúc.

Lang Nha là một ngọn núi hùng vĩ và có ý nghĩa văn hoá – lịch sử, nằm cách Bắc Kinh khoảng 290 km. Đây được cho là nơi diễn ra trận chiến của 5 người lính Trung Quốc, chiến đấu chống lại hàng chục lính Nhật trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ 2 (1937-1945).

Muốn đến chiếc cầu kính này, du khách có thể đi bộ qua những con đường ven núi hoặc đi cáp treo.

CẦU VÂN ĐÀI

Đây là cây cầu đặc biệt hình chữ U, chạy dài 260 m vòng quanh núi Vân Đài, tỉnh Hà Nam và nằm ở độ cao 180 m so với mặt đất. Cây cầu kính này được ghép bằng 3 lớp kính cường lực, mỗi lớp dày 2,54 cm, trong suốt.

Cầu thủy tinh này khai trương vào ngày 20/9/2015 bắc trên ngọn núi Vân Đài ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc trở thành cây cầu kính dài nhất thế giới vào thời điểm đó. Địa điểm này nhanh chóng trở thành nơi lý tưởng cho nhiều du khách trải nghiệm cảm giác mới. Đặc biệt trong những dịp lễ lớn của Trung Quốc cây cầu đã thu hút lượng khách “khủng”.

CẦU NAM PHỐ

Trong danh sách những cây cầu đẹp của Trung Quốc không thể không nhắc đến cầu Nam Phố ở thành phố Thượng Hải. Cầu Nam Phố là cầu dây văng dài thứ tư trên thế giới và đầu tiên ở Thượng Hải được hoàn thành vào năm 1991 với tổng chiều dài lên tới 8.346 m, cao 46 m. 

Cầu Nam Phố bắc ngang qua sông Hoàng Phố từng được Đặng Tiểu Bình lưu bút là “Nam Phố tại cẩu”. Xây dựng từ năm 1991 tới 1994, cây cầu này nối liền khu phố Đông lâu đời và khu phố Tây hiện đại mà trước năm 1990 cơ bản vẫn còn là vùng nông thôn. 

Cầu được chia thành 6 làn với tổng chiều rộng 30,35 m. Hai bên thành cầu có vỉa hè dành cho người đi bộ tham quan rộng 2 m. Du khách đến tham quan cũng có thể đi thang máy để tới phần cầu chính và thưởng ngoạn cảnh đẹp sông Hoàng Phố. Khi đứng trên Nam Phố, du khách cũng có thể cảm nhận được hơi thở của thành phố Thượng Hải về đêm, rực rỡ, lung linh với những sắc màu hiện đại. Du khách sẽ cảm nhận được sự chuyển động không ngừng của một thành phố trẻ hừng hực sức sống. Buổi tối những chiếc đèn lồng được thắp lên, những chiếc xe bán kẹo hồ lô thơm lừng, những nồi bánh bao nóng hổi bốc khói làm cho ai cũng có cảm giác thèm ăn.

Đi bộ trên Cầu Nam Phố, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới phim truyện cổ trang của Trung Hoa ngày xưa vào các ngày lễ hội, chắc chắn sẽ tạo những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.

Nếu có dịp tham gia tour du lịch Trung Quốc cùng chúng tôi, du khách đừng quên dành thời gian thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng cảnh đẹp tại 23 cây cầu như như giới thiệu trên đây nhé! Và cũng đừng quên lưu lại cho mình những tấm ảnh ấn tượng!