Dù là bất cứ nước nào đi nữa thì mỗi khi có quốc sự quan trọng và những nghi lễ đều cử quốc kỳ và diễn quốc ca của nước mình. Quốc kỳ chính là biểu tượng riêng cho một đất nước và ở Nhật Bản cũng vậy, họ cũng có quốc kỳ riêng với nền trắng, ở giữa là vòng tròn màu đỏ. Vậy ý nghĩa của nó là gì? Hãy tham gia tour du lịch Nhật Bản để cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng nhận ra lá quốc kỳ của người Nhật, đó là một lá cờ đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Ngày 27/2/1870, lá cờ quốc gia của Nhật Bản chính thức được gọi là Nisshoki, có nghĩa là ánh nắng mặt trời và cũng được gọi là Hinomaru trong đó có nghĩa là “vòng tròn của mặt trời”. Vòng tròn màu đỏ đó tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông và vì thế nên Nhật Bản thường được gọi là “đất nước mặt trời mọc.” Tuy nhiên nó lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.

Mặt trời đỏ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.

Theo như huyền sử Nhật Bản thì nữ thần Amaterasu đã tạo ra nước Nhật cách đây 2700 năm, người Nhật cũng tin rằng bà là tổ tiên của Thiên hoàng đầu tiên. Vậy nên các Thiên hoàng còn được gọi bởi cái tên “Thiên tử” (Con trời) và nước Nhật là xứ sở của mặt trời. Các thư tịch cổ ghi lại rằng lá cờ này lần đầu tiên được dùng bởi Thiên hoàng Văn Vũ khi ông dùng nó để biểu tượng cho mặt trời trong một công đường xử án năm 701. Lá cờ này cũng được dùng bởi các tướng quân Nhật trong thế kỷ 13 khi họ đương đầu với đội quân xâm lược đến từ Mông Cổ.

quoc ky nhat ban 3

Cờ Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng của mặt trời ít nhất từ thế kỷ thứ 7, mặc dù nguồn gốc chính xác của lá cờ không được biết rõ ràng, hầu hết các học giả tin rằng nó có liên quan đến tên gọi “Mặt trời mọc” của đất nước. Lá cờ hình mặt trời ban đầu được sử dụng bởi Shogun trong thế kỷ 13, khi người Nhật đã chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ. Hinomaru đã được chính thức công nhận vào năm 1870 như là một lá cờ thương gia, trở thành lá cờ quốc gia đầu tiên được thông qua tại Nhật Bản năm 1870-1885. Việc sử dụng lá cờ đã bị rất nhiều hạn chế trong thời gian chiếm đóng của Nhật Bản sau Thế chiến II cho đến năm 1947 khi những hạn chế đã bắt đầu được dỡ bỏ. Năm 1999, một điều luật đã được thông qua, các lá cờ Hinomaru của Nhật Bản chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia. Các biến thể khác của lá cờ Nhật Bản chủ yếu là bao gồm các tia sáng của mặt trời -đó là là cờ với mặt trời và 16 tia đỏ gọi là Jyūrokujō-Kyokujitsu-ki từng được quân đội Nhật Bản sử dụng, đặc biệt là Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Khi Hinomaru được giới thiệu lần đầu tiên, chính phủ yêu cầu các công dân chào đón vị hoàng đế với lá cờ. Một số người Nhật Bản bất bình về lá cờ và đã tổ chức thành một số cuộc biểu tình. Phải mất một thời gian dài sau đó thì lá cờ mới được chấp nhận trong nhân dân.

Hiện nay, theo các cuộc thăm dò từ phương tiện truyền thông chính thống, hầu hết người dân Nhật Bản đã cảm nhận lá cờ của Nhật Bản như là lá cờ quốc gia ngay cả trước khi thông qua Luật Về Quốc Kỳ và Quốc ca vào năm 1999. Mặc dù vậy, tranh cãi xung quanh việc sử dụng lá cờ trong sự kiện trường học hoặc các phương tiện truyền thông vẫn còn. Ví dụ, báo chí tự do như Asahi Shimbun và Mainichi Shimbun thường có bài viết quan trọng về lá cờ của Nhật Bản, phản ánh tính chính trị của họ.

quoc ky nhat ban 2

Quốc kỳ của Nhật Bản là một hình chữ nhật với một tỷ lệ 2:3, mặc dù tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10. Cờ Nhật Bản có nền là màu trắng với một hình tròn đỏ ở trung tâm. Vị trí của Nhật Bản ở phía đông của châu Á, từ hướng mặt trời mọc, đã khiến Nhật Bản có một tên gọi thân mật khác là “Đất nước Mặt trời mọc”. Ngoài ra, cụm từ “Nước Nhật Bản” cũng có nghĩa là nước Mặt trời mọc. Tên gọi này được phản ánh trong lá cờ của quốc gia, mặt trời được đại diện bằng hình tròn màu đỏ.

Về mặt thẩm mĩ, mẫu cờ này tương đối xấu: sắc đỏ và sắc trắng quá chênh lệch gây chướng thị giác, kết cấu họa tiết đơn điệu – có thể nói là thô. Tuy nhiên, chính vì sự đơn giản và ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong tục nên lá quốc kỳ này đã tồn tại lâu dài trong tâm trí người Nhật Bản.