Với hành trình du lịch Nhật Bản, du khách không chỉ được khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn có cơ hội tìm hiểu những văn hóa nghệ thuật độc đáo, trong đó phải kể đến nghệ thuật gấp giấy Origami. Du khách hãy tham gia tour Nhật Bản và cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm độc đáo của nghệ thuật đỉnh cao này nhé!
Từ một trang giấy vô hồn, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Thế giới đầy màu sắc của Origami cứ khiến cho người xem phải trầm trồ thán phục. Chữ “Origami” trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori” là gấp hay xếp và “kami” là giấy. Nghệ thuật gấp giấy origami ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 6, được truyền lại từ đời này qua đời khác, chủ yếu phổ biến trong tầng lớp samurai cầm quyền. Qua nhiều thế kỷ, origami chỉ là một loại hình thủ công đơn giản, được sử dụng chủ yếu để gấp những hình thù đặc sắc từ giấy, phục vụ cho lễ hội và tôn giáo.
Nghệ thuật origami ra đời với mục đích tôn vinh sự tài hoa, tinh tế của người Nhật. Chỉ bằng trí tưởng tượng và đôi bàn tay khéo léo, người nghệ nhân biến những mảnh giấy thành các mô hình đa dạng đủ thể loại. Điều đặc biệt ở nghệ thuật origami truyền thống là mỗi mô hình chỉ bắt nguồn từ một tờ giấy duy nhất. Kéo hay keo dán là điều cấm kị đối với môn nghệ thuật này.
Số lượng cách gấp cơ bản không quá nhiều, nhưng chúng có thể kết hợp với nhau theo rất nhiều cách để tạo nên các mô hình phức tạp, đa dạng và vô cùng sống động. Nó đã được phát triển thành một bộ môn nghệ thuật vào thế kỷ 20 bởi Akira Yoshizawa, một nghệ nhân gấp giấy nổi tiếng của Nhật Bản.
Quá trình phát triển của Origami gắn liền với quá trình ra đời của giấy viết. Vào thế kỉ VII, khi công nghệ sản xuất giấy của Trung Quốc đã được du nhập vào Nhật Bản, người Nhật đã cải tiến công nghệ và tạo ra những sản phẩm giấy chất lượng cao: gấp nhiều lần không rách, bền, đẹp… Đây chính là tiền đề để nghệ thuật xếp giấy Origami ra đời.
Năm 1980, ngày 11/11 được Nhật Bản chọn làm ngày của Origami, với bốn số một được tượng trưng là bốn góc của hình vuông.
Để tạo ra một tác phẩm Origami tuyệt đẹp, bên cạnh sự tỉ mỉ khéo léo của người thực hiện thì giấy chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tác phẩm. Có rất nhiều loại giấy để bạn chọn lựa khi thực hiện một tác phẩm Origami, tuy nhiên kami là loại giấy được nhiều người lựa chọn bởi đặt tính chuyên dụng của nó. Được sản xuất chuyên dùng cho Origami nên giấy kami rất mỏng, dai, dễ gấp và đặc biệt là dù có bị gấp đi gấp lại nhiều lần thì loại giấy này vẫn giữ được độ bền và dai. Giấy kami có một mặt trắng và một mặt in hình họa tiết. Kích cỡ gồm nhiều loại, loại phổ biến nhất có diện tích khoảng 15,2 cm2. Bạn cũng có thể lựa chọn nhiều loại giấy khác khi chơi Origami, tuy nhiên giá cả của nhiều mẫu giấy nhiều khi không quyết định giá trị của tác phẩm.
Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các qui tắc Origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
Origami kể từ khi xuất hiện đã trở thành một trò giải trí truyền thống của người dân Nhật Bản và dần phổ biến trên thế giới. Chỉ bằng một tờ giấy vuông nhỏ là ta có thể gấp thành nhiều hình dạng khác nhau như những con thú dễ thương hay những cây hoa xinh đẹp. Do vật liệu của môn này khá đơn giản nên nó dễ dàng được yêu thích ở bất cứ nơi đâu. Rất nhiều người dân Nhật Bản yêu thích trò chơi này ở nhà cũng như ở trường học.
Cũng như sushi, origami không chỉ là niềm tự hào của người Nhật, mà đã trở thành một môn nghệ thuật được nhiều người đam mê. Hiện nay, ở Nhật Bản có một số mẫu Origami phổ biến như:
Origatmi ghép (Modular Origami) là loại Origami truyền thống. Một mẫu vật sẽ được gấp thành nhiều bản giống nhau sau đó được ghép lại thành một mẫu vật lớn có cấu tạo phức tạp hơn. Ở loại Origami này, người gấp giấy không phải tuân thủ quy tắc chỉ được sử dụng duy nhất một tờ giấy. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ một quy tắc quan trọng khác, đó là không được sử dụng hồ dán hay băng keo. Thay vào đó, họ được phép sử dụng một vết cắt để ghép các mẫu vật nhỏ lại thành khối.
Origami cử động (Action Origami) là loại Origami tạo ra các mẫu vật có thể cử động được dưới sự điều khiển của con người. Ví dụ con ếch có thể bật về phía trước khi tác động lực vào phía chân của nó.
Origami trang sức (Jewelry Origami) tạo ra các mẫu vật có thể mang được trên người. Những mẫu origami trang sức đòi hỏi tính thẩm mỹ và độ bền rất cao
Origami trang trí thường là những chiếc nơ, bông hoa nhỏ xinh nhưng giúp không gian trở nên tươi mới và sinh động hơn.
Ngày nay, nghệ thuật Origami không chỉ dừng lại ở những tác phẩm giải trí mà đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: thời trang, kiến trúc… Tại Việt Nam chúng ta, nét văn hoá Origami cũng đã du nhập và trở thành một bộ môn nghệ thuật hấp dẫn giới trẻ. Cộng đồng những người biết và theo đuổi môn nghệ thuật này ngày càng lớn lên, có thể nói sức lan toả của những miếng giấy nhỏ bé này là không thể đong đếm được.
Cũng giống như nhiều môn nghệ thuật khác, Origami mang lại cho người chơi sự thư giãn, thích thú khi chiêm ngưỡng những tác phẩm. Và hơn hết, nghệ thuật Origami không quá cầu kì, chỉ cần một tờ giấy là chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo.
Chắc hẳn du khách sẽ rất thích thú với bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Vậy còn chần chờ gì nữa, du khách hãy tham gia tour du lịch Nhật Bản để có cơ hội tìm hiểu hiểu sâu hơn về Origami và tạo ra được những tác phẩm của riêng mình.