Sau 3 năm hạn chế vì đại dịch COVID-19, Tổng cục Du lịch Thái Lan dự kiến lễ hội Songkran năm nay sẽ quay trở lại với quy mô hoành tráng nhằm phục hồi thị trường du lịch. Ngày 26/3, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri dẫn nguồn tin từ TAT cho biết, các lễ hội lớn sẽ được tổ chức tại 5 vùng miền chính của đất nước.
Lễ hội té nước Songkran mừng năm mới của Thái Lan, ở Bangkok Thái Lan
TAT cũng tiến hành giai đoạn thứ 5 của chương trình “Rao Tiew Duay Kan” (Chúng ta du lịch cùng nhau) để thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói”.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan khẳng định, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã chỉ đạo ban hành các hướng dẫn thúc đẩy du lịch Thái Lan và tin tưởng rằng các biện pháp này sẽ giúp hồi phục nhanh chóng ngành du lịch nước nhà.
Tết Songkran là kỳ nghỉ năm mới cổ truyền của Thái Lan. Ngày chính Tết là ngày 13/4 hàng năm nhưng kỳ nghỉ thường kéo dài đến ngày 15/4. Năm mới chính thức của Thái Lan được tính bắt đầu từ ngày 13/4 hàng năm cho đến năm 1888 khi Xứ sở chùa vàng chuyển Tết Nguyên đán sang ngày 1/4. Bắt đầu từ năm 1940, Thái Lan chuyển sang tính ngày đầu năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch.
Lễ hội té nước này được tổ chức với ý nghĩa té nước để gột rửa những điều xui xẻo, trút bỏ muộn phiền và mệt mỏi trong năm cũ, đồng thời đem lại sự may mắn và hạnh phúc vào năm mới cho những người dân và du khách tham gia. Hình ảnh té nước làm nhau ướt sũng chính là biểu tượng của lễ Songkran ở Thái Lan. Ý nghĩa đằng sau của việc té nước chính là mong muốn gột rửa đi những phiền muộn và điều xấu của năm cũ, đồng thời chào đón năm mới bằng những điều tốt lành nhất.
Khách du lịch và người dân địa phương vui chơi trong kỳ nghỉ Tết Songkran ở Bangkok (Thái Lan), ngày 13/4/2022
Ngày xưa, nước được sử dụng trong dịp này có mùi thơm và chỉ té vào các thành viên trong gia đình, bạn bè thân hữu. Ngày nay, hoạt động té nước được mở rộng thành lễ hội dành cho du khách trong và ngoài nước. Do vậy khi lễ hội bắt đầu, mọi người có thể dùng nước để té nước vào nhau. Ngay cả những chú voi cũng hòa mình vào lễ hội này.
Bắt đầu từ năm 1940, Thái Lan chuyển sang tính ngày đầu Năm mới vào ngày 1/1 Dương lịch. Kể từ đầu năm đến ngày 18/3 vừa qua, Thái Lan đã đón 5,57 triệu lượt khách du lịch nước ngoài.
Đối với nhiều tín ngưỡng, văn hoá khác nhau trên thế giới, một số hàng ghế như hàng số 4, 13, 14 hoặc 17 có thể không xuất hiện trên máy bay.
Một số hãng hàng không trên thế giới như Ryanair, Air France, Singapore Airlines, Cathay Pacific, Qatar Airlines, Emirates, KLM, Iberia và Lufthansa đều bỏ qua hàng ghế số 13 trên một số máy bay, theo Euronews. Điều này liên quan đến “triskaidekaphobia”, hay chứng sợ số 13.
Một số hãng bay cũng bỏ qua hàng ghế số 13 trên máy bay
Sự mê tín văn hóa về con số tồn tại trong cả Cơ đốc giáo và thần thoại Bắc Âu. Trong Kitô giáo, Judas, kẻ phản Chúa, là vị khách thứ 13 trong Bữa tiệc ly.
Tương tự, trong thần thoại Bắc Âu, Loki là người thứ 13 đến dự lễ hội Valhalla. Vào những năm 1700, truyền thuyết về “13 người cùng bàn” lần đầu tiên xuất hiện. Truyền thuyết này cho rằng nếu 13 người ngồi cùng bàn thì một người sẽ chết trong năm đó.
Trong khi đó, số 17 cũng bị bỏ trên một số hãng bay. Theo quan niệm, số 17 không may mắn đối với một số người bởi vì số XVII của La Mã, khi đảo chữ VIXI có nghĩa là “cuộc đời tôi đã kết thúc” trong tiếng Latinh.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội năm 2017, hãng hàng không Đức Lufthansa cho biết: “Hàng ghế 13 và 17 bị thiếu vì đây bị cho là những con số không may mắn”.
Hãng hàng không giải thích chi tiết hơn trên trang web của mình: “Ở một số nền văn hóa, số 13 được coi là không may mắn. Đó là lý do tại sao không có hàng 13 trên máy bay, bởi chúng tôi tôn trọng niềm tin này. Sẽ không ai nghĩ rằng mình phải ngồi ở hàng ghế số 13 xui xẻo”.
Ở một số quốc gia như Italy và Brazil, con số xui xẻo điển hình là 17 chứ không phải 13.
Các tòa nhà ở Trung Quốc thường không có tầng 4, 14
Các hãng hàng không Trung Quốc bỏ hàng số 4 trên máy bay của họ, vì từ số 4 trong tiếng Trung tương tự như từ chết (tử). Do đó, các tòa nhà ở Trung Quốc thường đi thẳng từ tầng 3 đến tầng 5, không có tầng thứ 4 ở giữa. Số 14 cũng bị một số hãng hàng không Trung Quốc bỏ qua bởi lý do tương tự. Trong tiếng Quan Thoại, số 14 phát âm tương tự “đã chết”.
Không chỉ các hãng hàng không tránh số 13, một số khách sạn và tàu du lịch cũng không có boong hoặc tầng 13.
Tại Thụy Điển, thanh thiếu niên có thể lái bất kỳ chiếc xe nào ngay cả khi chưa đủ tuổi để thi bằng lái xe, thậm chí là những chiếc siêu xe đắt đỏ, miễn là tốc độ của nó không vượt quá một chiếc xe golf.
Luật pháp Thụy Điển cho phép trẻ em từ 15 tuổi trở lên lái xe mà không cần bằng lái xe, miễn là phương tiện đó đã được chuyển đổi để có tốc độ tối đa 30 km/h.
1. Không cần bằng lái ôtô
Ở tuổi 15, Evelina Christiansen đã sở hữu và được lái chiếc BMW sang trọng. Chiếc xe này không giống xe hơi thông thường, nó được gọi là A-traktor, hoặc người Thụy Điển thường gọi là “EPA” .
Điều này hoàn toàn hợp pháp ở đất nước Thụy Điển bởi ở đây có một quy định về việc cho phép trẻ em từ 15 tuổi trở lên lái xe mà không cần bằng lái xe, miễn là phương tiện đó đã được chuyển đổi để có tốc độ tối đa 30 km/h. Trong khi thanh thiếu niên ở những nước khác chỉ đi xe gắn máy dưới 50 cc cho đến khi có bằng lái ô tô.
Được gọi là “A-traktor”, những chiếc ôtô và xe tải kiểu này đã trở nên quá phổ biến trong những năm gần đây, đến nỗi các nhà chức trách lo ngại về sự gia tăng tai nạn đường bộ. Tuy nhiên, điều bắt buộc đối với các loại xe này là phải có cảnh báo hình tam giác ở phía sau để báo hiệu phương tiện đang di chuyển chậm và có móc kéo xe. Bên cạnh đó, hàng ghế sau cũng phải được tháo ra để xe chỉ có tài xế và chở thêm một hành khách.
Biển cảnh báo hình tam giác được gắn phía sau xe.
Trong khi thanh thiếu niên các nước khác phải lái xe moped hoặc scooter cho đến khi đủ tuổi có bằng lái xe, thanh niên Thụy Điển có thể sử dụng hầu hết mọi phương tiện, miễn là chúng có giới hạn tốc độ tối đa nhất định. Ngoài ra, để có thể tự lái xe thanh niên ở Thụy Điển chỉ cần bằng lái xe moped dành cho người từ 15 tuổi trở lên(không cần thi bằng lái) hoặc bằng lái máy kéo dành cho người từ 16 tuổi trở lên có thể thi bằng.
2. Nguồn gốc của A-traktor
Ban đầu, A-traktor chủ yếu phổ biến ở thanh thiếu niên nông thôn Thụy Điển. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người trẻ ở thành phố có A-traktor, khiến số phương tiện đăng ký tăng gấp đôi lên 50.000 chỉ sau 2,5 năm ở quốc gia có 10,3 triệu dân này. Những chiếc xe ôtô và xe tải kiểu này đã trở nên quá phổ biến trong những năm gần đây, đến nỗi các nhà chức trách lo ngại về sự gia tăng tai nạn đường bộ.
Năm 1930, chính phủ Thụy Điển cho phép nông dân chế tạo những chiếc ôtô đơn giản khi giá máy kéo nằm ngoài tầm với của họ
Tiền thân của A-traktor ngày nay bắt nguồn từ thời kỳ suy thoái những năm 1930, khi các vùng nông thôn Thụy Điển thiếu thiết bị nông nghiệp. Để khuyến khích chế tạo các phương tiện giá rẻ khi máy kéo vẫn còn nằm ngoài tầm với của nông dân, chính phủ đã cho phép họ chế tạo những chiếc ôtô đơn giản. Đối với nhiều thanh thiếu niên nông thôn, A-traktor tượng trưng cho ước mơ độc lập của họ.
Nhà nước Thụy Điển chính thức hóa việc sử dụng A-traktor bằng quy định năm 1963, quy định này đã được bảo vệ chặt chẽ trong nhiều thập kỷ ở vùng nông thôn Thụy Điển.
Mãi đến năm 2018, chính phủ mới đưa ra quy trình kiểm tra khả năng đi đường bắt buộc đối với các phương tiện A-traktor.
Khi lượng phương tiện đăng ký mới tăng từ năm 2020, các công ty bảo hiểm và cảnh sát Thụy Điển đã báo động về việc các vụ tai nạn liên quan đến A-traktor tăng hơn 5 lần trong 5 năm gần đây. Số trường hợp bị thương vượt quá 200 ca/năm và chỉ riêng năm 2022 có 4 người tử vong. Những chiếc xe ôtô và xe tải kiểu này đã trở nên quá phổ biến trong những năm gần đây, đến nỗi các nhà chức trách lo ngại về sự gia tăng tai nạn đường bộ cũng như trong việc kiểm soát sử dụng xe đúng quy định của thanh thiếu niên nước này.
Mới đây, cơ quan giao thông của Thụy Điển đề xuất rằng, giống như ôtô thông thường, việc thắt dây an toàn và sử dụng lốp xe mùa đông sẽ trở thành bắt buộc với phương tiện A-traktor.
Xứ sở mặt trời mọc là nước luôn được đề cao về những giá trị lễ nghi và các quy tắc ứng xử khắc khe, có phần lạnh lùng đã khiến người Nhật mang phong cách văn hóa trầm lặng điều này khiến nhiều du khách nước ngoài cảm thấy sốc.
Nhật Bản là một điểm đến được nhiều du khách quốc tế yêu thích.
Du lịch là ngành quan trọng và đóng góp khoảng 6-7% GDP cho nền kinh tế Nhật Bản. Bên cạnh đó nơi đây cũng có nhiều cảnh quang đẹp và nhiều công trình hiện đại thu hút du khách ghé thăm. Nếu bạn lần du lịch đến đất nước này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ bởi văn hóa lạnh lùng của người dân nơi đây. Cùng tìm hiều về những văn hóa Nhật Bản để tránh bị ‘’sốc văn hóa’’nếu bạn có kế hoạch du lịch Nhật Bản trong thời gian tới nhé.!
1. Văn hóa ‘’lạnh lùng, khó gần’’ của người Nhật
Theo một khảo sát báo cáo World Giving Index xếp hạng các quốc gia về mức độ từ thiện tại Nhật Bản được thực hiện vào hồi tháng 6/2021 cho thấy Nhật Bản đứng thứ 107 về quyên góp tiền và thứ 91 về hoạt động tình nguyện trọng tổng số 144 quốc gia được công bố bởi Quỹ Hỗ trợ Từ thiện (CAF). Nước này cũng đứng cuối bảng với 14% người tham gia khảo sát đồng ý giúp đỡ người lạ, thấp nhất trong số các nước phát triển.
Nhiều người Việt Nam bị sốc vì văn hóa tại Nhật Bản khác với Việt Nam
Ông Kanta Hara, nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ Confront World, chia sẻ: “Nói chính xác hơn rằng người Nhật muốn tránh dính líu đến người khác. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã được dạy rằng ‘đừng gây rắc rối cho người khác’. Xã hội Nhật đề cao việc cố gắng để tránh dính líu đến bất kỳ người lạ nào chứ đừng nói đến việc giúp đỡ họ”.
Kanta giải thích thêm rằng người Nhật xem khách nước ngoài là những “khách hàng đặc biệt” hay những “người ngoài cuộc tạm thời”. Họ có thể giúp đỡ nhưng lại sợ bản thân làm sai, gây rắc rối. Thế nên với họ, tốt hơn hết là né tránh. Và điều đó khiến số đông người nước ngoài hiểu lầm người Nhật không thiện cảm.
Theo Quỹ Hỗ trợ Từ thiện (CAF), người Nhật có thứ hạng thấp về chỉ số giúp đỡ người lạ
Tài khoản The Japan Reporter trên YouTube đã đưa ra lý do chính về tính cách lạnh lùng của người Nhật. Đó là vì những áp lực của xã hội.
Nhiều người Nhật phải sống dưới áp lực tiền bạc, con cái lẫn kỳ vọng của gia đình, khiến họ có cái nhìn bi quan về cuộc sống. Do sống trong một xã hội có nhiều quy tắc, nhiều người Nhật trở nên khép mình, trầm lặng và vô hình tạo ra tính cách lạnh lùng.
2. Thói quen tỉ mỉ và cẩn thận của người Nhật
Lối sống của người Nhật có phần khắc khe, khuôn mẫu và họ luôn đặt công việc lên hàng đầu. Điều này khiến nhiều người sốc về văn hóa Nhật Bản và đặt ra câu hỏi tại sao họ phải khổ như vậy. Thế nhưng nhờ vào đức tính này là bí quyết để họ có thể kiên cường sau những thảm họa về thiên tai, đứng vững và phát triển.
Các loại giấy tờ ở Nhật Bản cũng được thực hiện vô cùng phức tạp tỉ mỉ trong từng chữ, đặt biệt là trong kê khai bạn sẽ không được dùng bản chữ cái tiếng Anh mà phải tự điền bằng viết tay tiếng Nhật, và có con dấu kiểu Nhật, không sử dụng con dấu thông thường.
3. Những cú sốc văn hóa khác ở Nhật Bản
Việc sử dụng các loại máy móc tự động cũng gây ra nhiều thách thứcvới những du khách mới đến.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang khi ra đường
Nhà vệ sinh có cả tá nút bấm (xả, chế độ phun rửa, tăng giảm nhiệt độ thành bồn, nhiệt độ nước, gọi hỗ trợ khẩn cấp, thậm chí cả thổi gió sấy khô)
Xe điện, tàu điện luôn đúng giờ vì thế sẽ không có thói quen giờ cao su.
Việc không mang khẩu trang khi ra đường là điều bất lịch sự khi đến Nhật.
Người Nhật sẽ không mời bạn về nhà chơi hoặc không tới chơi nhà bạn hay nói chuyện thân mật mà chỉ xã giao.
Lễ hội búp bê Hinamatsuri là một trong những nét đặc trưng của quốc gia này. Đây là lễ hội đặc biệt dành cho các bé gái ở Nhật Bản được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Lúc này tiết trời Nhật Bản đang ở những ngày cuối đông sắp sang xuân, trời se lạnh, cũng là thời điểm bắt đầu mùa hoa anh đào nên nhiều khu vực còn gọi Hinamatsuri là lễ hội hoa anh đào (Momo no sekku).
Búp bê Hina độc đáo của Nhật
Nhật Bản một quốc gia phương Đông đa dạng về lễ hội và các lễ hội thường diễn ra quanh năm. Đặc biệt từ mùa xuân đến mùa hè là thời điểm Nhật Bản diễn ra rất nhiều lễ hội lớn trong năm. Không chỉ tổ chức các lễ hội dành cho người lớn, Nhật Bản còn có rất nhiều lễ hội dành riêng cho trẻ em. Không có ngày quốc tết thiếu nhi tại Nhật, mà nơi đây tổ chức 2 ngày lễ hội cho bé gái và bé trai khác nhau. Lễ thiếu nhi của các bé trai có tên là Kodomo no hi được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch, còn lễ thiếu nhi của các bé gái có tên là lễ hội búp bê Hinamatsuri. Người Nhật tin rằng những con búp bê quyền năng sẽ bảo vệ các bé khỏi những điều xấu xa đồng thời đem đến may mắn và sức khỏe.
1. Nguồn gốc của lễ hội búp bê Hinamatsuri
Từ xa xưa người Nhật đã có phong tục trầm mình trong nước để xua đuổi những điều xấu và không may mắn ra khỏi cơ thể, người Nhật xưa cho rằng búp bê hình người có quyền kiểm soát những linh hồn xấu xa, xui rủi trong cuộc sống. Vì vậy họ dùng người con búp bê đại điện và đem đi thả ở những con sông để cầu nguyện cho sự bình an, sức khỏe.
Lễ hội cầu may cho các bé khỏi những điều xấu xa đồng thời đem đến may mắn và sức khỏe.
Càng về sau lễ hội búp bê Hinamatsuri đã trở thành lễ hội để cầu bình an, sức khỏe cho các bé gái trong gia đình. Vào ngày này, các gia đình sẽ trang hoàng bộ sưu tập búp bê Hina trong nhà. Đối với các bé gái, Hinamatsuri là dịp để các em họp mặt bạn bè, cùng trang trí và chia sẻ bộ sưu tập búp bê của mình. Sau đó tham gia buổi tiệc nhỏ cùng nhau, dùng những món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe như cơm đậu đỏ Sekihan, bánh dày Hishi – mochi, rượu ngọt Shirozake và các loại bánh đầy màu sắc cũng như thực hiện các nghĩ lễ cầu phúc cho các bé gái.
Hinamatsuri cũng là dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. Theo văn hóa người Nhật, đây là một trong những lễ hội đầu tiên mà các bạn nhỏ nữ Nhật Bản sẽ lần đầu tiên được mặc trên mình trang phục truyền thống Kimono. Đây cũng được cho là một trong những lễ hội ý nghĩa nhất đối với nữ giới Nhật Bản.
Ở nhiều địa phương trên khắp đất nước, người Nhật cũng tổ chức những sự kiện lớn để kỷ niệm lễ hội này. Tại thị trấn Daigo tỉnh Ibaraki, du khách đến đây vào dịp lễ hội Hinamatsuri có thể chiêm ngưỡng hàng trăm con búp bê được trang trí vô cùng rực rỡ tại bậc thang của một ngôi đền có lịch sử 1300 năm và thưởng thức nhiều chương trình đặc sắc. Đây là một trong những nơi tổ chức lễ hội búp bê có quy mô lớn nhất Nhật Bản với khoảng 180 hộ dân cùng trang trí.
2. Búp bê Hina
Búp bê Hina trong tiếng Nhật có nghĩa là búp bê nhỏ, là một loại búp bê được đại diện cho sự xinh đẹp, sang trọng.
Búp Bê Hina được làm theo 2 kiểu khác nhau: Kiểu đầu tiên là trang phục được may dính liền với hình thân, kiểu số 2 quần áo sẽ được may riêng sau đó mới mặc vào hình thân. Búp bê Hina đều được may trang phục truyền thống là Kimono Nhật bản, kiểu tóc của búp bê nữ cũng được búi lên theo kiểu phụ nữ Nhật xưa.Vào thời phong kiến búp bê Hina là đại diện cho hoàng tộc bao gồm vua, hoàng hậu và những người thân cận.
Một bộ phải có ít nhất 15 con trong đó 1 cặp nam và nữ tượng trưng cho vua và hoàng hậu
Ngày nay, búp bê Hina có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, Hina truyền thống phải được làm bằng gỗ hoặc bằng vải độn rơm với trang phục gồm nhiều lớp cầu kỳ, tinh tế nhưng cũng không kém phần sang trọng. Mỗi con búp bê thường có ít nhất 15 con đại diện cho những nhân vật đa dạng, trong đó có ít nhất một búp bê cặp đại diện cho vua và hoàng hậu.
Hina được coi như một vật phù hộ may mắn và được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Ở những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hinamatsuri.
3. Món ăn ngày lễ hội búp bê Hinamatsuri
Những món ăn đặc biệt trong lễ hội Hinamatsuri.
Vào ngày lễ hội của mình, các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà thưởng thức các món ăn đặc sắc và chủ yếu là các món ngọt như: bánh kẹo, trái cây, xôi đỗ, các loại thạch,… Các món được chế biến từ các thực phẩm tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi bệnh tật.
4. Lễ hội diễn ra vào tháng 3
Các lễ hội tháng 3 ở Nhật rất đa dạng không chỉ riêng lễ hội búp bê Hinamatsuri. Có thể kể đến một vài lễ hội như sau: Lễ hội thanh minh kéo dài cả tuần cuối tháng 3, Lễ hội Omizutori, Lễ hội thả thuyền Awashima, Lễ hội hoa anh đào,…
Lễ hội Omizutori
Lễ hội búp bê Hinamatsuri bắt nguồn từ phong tục cổ xưa – hina nagashi (búp bê trôi sông). Theo truyền thuyết, vào ngày diễn ra lễ hội búp bê, giới quý tộc sẽ thả những con búp bê được làm bằng giấy và cây ra sông hoặc biển. Họ tin rằng, những con búp bê sẽ mang đi tai nạn, bệnh tật và hóa giải những điều ác cho con gái họ.
Lễ hội Hinamatsuri từ bao đời đã là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân xứ Phù Tang. Đó cũng chính là sự giao hòa giữa thiên nhiên tươi đẹp và ước vọng bình an của người Nhật Bản.
Massage truyền thống hay còn gọi là Nuat Thay của người Thái Lan là những kỹ thuật xoa bóp được lưu giữ và áp dụng từ 600 năm trước và chỉ dành cho Quý tộc, hoàng gia thời xưa. Nhưng hiện nay, massage truyền thống đã trở thành là trụ cột của ngành du lịch và thu hút du khách tham gia trải nghiệm liệu pháp này. Đối với những du khách du lịch Thái Lan lần đầu được trải nghiệm phương pháp massage truyền thống đều cảm thấy thú vị, với liệu pháp này giúp cho việc điều trị một số triệu chứng và giúp cơ thể thư giãn. Nguồn gốc của phương pháp trị liệu này bắt nguồn từ một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, Wat Phra Chetuphon Wimon Mangkhalaram, thường được gọi là Wat Pho.
Một bức tượng miêu tả tư thế tập luyện và trị liệu bằng massage truyền thống Thái
Nuat Thay là niềm tự hào của người Thái Lan và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2019. Phản ánh của phóng viên TTXVN tại địa bàn.
Hiện ở Wat Pho vẫn còn lưu giữ những bản khắc ghi lại các phương thuốc thảo dược và phương pháp điều trị bằng xoa bóp cũng như hàng chục bức tượng miêu tả các tư thế tập luyện và trị liệu bằng massage từ thời vua Rama I (1782-1809) và Rama III (1824-1851).
Trường Chetawan trực thuộc ngôi chùa nổi tiếng này cũng là ngôi trường đào tạo thực hành masage và y học cổ truyền Thái Lan đầu tiên được Bộ Giáo dục Thái Lan chính thức phê chuẩn vào năm 1955.
Ở tuổi ngoài 70, bà Sompit Pitasingha đã làm kỹ thuật viên và tham gia giảng dạy Nuad Thai tại trường Chetawan được 44 năm.
Liệu pháp này giúp cho việc điều trị một số triệu chứng và giúp cơ thể thư giãn
Giảng viên kỳ cựu này cho biết massage Thái sử dụng kỹ thuật ấn sâu nhằm mang lại hai tác dụng giúp cơ thể thoải mái và điều trị dấu hiệu nhức mỏi.
Sau khi massage xong, khách hàng sẽ thấy cơ thể thoải mái, giống như được nạp lại năng lượng. Trong lúc massage điều trị, khách hàng có thể sẽ thấy đau nhưng sau đó sẽ là cảm giác dễ chịu và thoải mái lan tỏa toàn bộ cơ thể.
Trải qua hàng chục năm hoạt động, trường đã đào tạo ra hàng nghìn kỹ thuật viên massage bản địa cùng các học viên đến từ hàng trăm nước trên thế giới.
Thầy Pitak Khlangkun, cũng là một giáo viên lâu năm của trường, cho biết: “Trước đây, học viên chủ yếu là người Thái Lan, nhưng gần đây nhiều người nước ngoài cũng đến học”.
Học viên nước ngoài tham gia khóa học Nuad Thai tại trường Chetawan trực thuộc chùa Wat Pho.
Với Namrata Bharadwaj đến từ Ấn Độ, khóa học ngắn ngày tại trường Chetawan cung cấp cho chị kiến thức cơ bản về massage Thái chuyên về trị liệu cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có thai.
Chị Namrata cho biết: “Tôi rất thích kỹ thuật massage Thái bởi nó mang tính trị liệu cao, tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, nó còn có thể giúp điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau cổ… rất tốt. Massage Thái cũng rất nổi tiếng ở Ấn Độ”.
Namrata cũng cho biết sau khóa học chị sẽ về quê nhà mở một tiệm massage và đây sẽ là tiệm massage Thái đầu tiên ở bang Assam quê hương chị.
Đối với nhiều người lao động Thái Lan, kỹ thuật viên massage là một nghề mang lại thu nhập cao và ổn định. Theo chia sẻ của thầy Pitak, một thợ massage lành nghề có thể kiếm được trung bình 700 baht/ngày (khoảng 20 USD/ngày) chưa kể tiền khách hàng thưởng thêm.
Đây là mức thu nhập trung bình khá đối với một lao động phổ thông ở Thái Lan. Tuy nhiên, để có được giấy phép hành nghề kỹ thuật viên massage, các học viên phải đáp ứng số giờ học tối thiểu theo quy định của Bộ Y tế Thái Lan. Ví dụ như tại trường Chetawan, các học viên theo học các khóa dài hạn (155 giờ) sẽ có thể nhận chứng chỉ để trở thành kỹ thuật viên massage.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều tiệm massage phải đóng cửa, nhiều kỹ thuật viên massage phải nghỉ việc và chuyển sang các công việc khác để kiếm sống.
Tuy nhiên, cùng với việc mở cửa du lịch trở lại từ giữa năm ngoái, Thái Lan đã tích cực thúc đẩy quảng bá Nuad Thai như một văn hoá độc đáo của đất nước.
Tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Thái Lan tháng 11 năm ngoái, Nuad Thai cũng được đưa vào Trung tâm báo chí phục vụ hàng nghìn phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp tại hội nghị. Với làn sóng du khách quốc tế đang ồ ạt trở lại nước này, ngành công nghiệp massage Thái Lan đang tràn đầy hy vọng sẽ sớm phục hồi.
Nhật Bản là một đất nước phát triển về công nghệ. Nhắc đến Nhật Bản ta có thể nghĩ đến kiến trúc Nhật Bản với nhiều nét độc đáo. Kiến trúc Nhật Bản là kiến trúc đặc sắc với nhiều ý tưởng thiết kế nội thất tiết kiệm không gian và nét riêng mộc mạc đến từ gỗ.
Không tính đến các nước Châu Âu, nếu chỉ xét trong các quốc gia Châu Á thì Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ. Không chỉ mạnh về làm đẹp mà Nhật Bản còn mạnh về kiến trúc. Những ngôi nhà theo kiến trúc Nhật Bản có nét mộc mạc nhưng bắt mắt, mang một phong cách riêng như chính nền văn hóa của nơi đây. Kiến trúc Nhật Bản là những ngôi nhà gỗ với thiết kế độc đáo. Không chỉ độc đáo bởi gỗ mà kiến trúc Nhật Bản còn có nhiều nét đặc trưng nổi bật. Dưới đây là những nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản.
Phong cách kiến trúc Nhật Bản
1. Kiến trúc Nhật Bản là gì?
Là những phong cách kiến trúc lâu đời của Nhật Bản, gắn liền với cuộc sống của người dân Nhật Bản đơn giản như nhà sàn, mái dốc , các vật liệu từ gỗ được tận dụng sử dụng trong những ngôi nhà, điểm đặc biệt trong các thiết kế của ngôi nhà Nhật Bản là không có vách tường, các buồng được ngăn cách nhau bằng cửa dạng lùa. Khi ngủ, người Nhật Bản sẽ nằm nệm hoặc dùng bàn dạng thấp.
2. Nguồn gốc của kiến trúc của Nhật Bản
Từ thời sơ khai, nhu cầu nhà ở và kiến trúc nhà cửa của người Nhật rất đơn giản. Sang thế kỷ thứ 6, có nhiều chùa chiền được xây dựng phức tạp hơn. Tới thời kỳ Minh Trị Duy Tân năm 1868, kiến trúc đã chia thành 2 phong cách riêng: kiến trúc hiện đại và kiến trúc quốc tế.
3. Đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản
3.1 Gỗ là nguyên liệu chính
Các vật liệu được sử dụng chủ yếu bằng gỗ
Tại Nhật Bản, các công trình đều sử dụng vật liệu chính là gỗ, tre và tuyết tùng là 2 vật liệu gỗ được sử dụng nhiều nhất. Đây là cách sử dụng vật liệu khá thông minh. Nhằm mục đích nhấn mạnh đến sự bền vững và tôn nghiêm dân tộc. Ngoài ra, người Nhật cũng sử dụng đá, bùn, đất sét,… để xây dựng những công trình kiến trúc mang phong cách cách tân, hiện đại.
3.2 Lối kiến trúc đơn giản
Từ lâu các công trình của Nhật Bản được xem là cực kỳ tối giản ngay cả trong cách ăn uống, trang phục và các công trình kiến trúc. Thay vì xây dựng những bức tường ngăn cách giữa các phòng người Nhật lại sử dụng cửa dạng lùa. Các nội thất trong nhà cũng cực kỳ gọn gàng và ngăn nắp.
3.3 Thiên nhiên hài hòa
Không gian luôn gắn liền với thiên nhiên
Bên cạnh lối kiến trúc đơn giản thì cây xanh cũng được người Nhật lựa chọn cho không gian sống của mình, thông thường họ sẽ dành một khoảng không gian để trồng cây mang đến cảm giác hài hòa giữa quan cảnh sân vườn và căn nhà mang cảm giác thoáng đãng và yên bình.
3.4 Màu sắc chủ đạo nhã nhặn
Màu sắc hài hòa tạo không gian yên bình
Các tông màu chủ đạo trong thiết kế kiến trúc ở Nhật Bản gồm có màu nâu trầm của gỗ, màu trắng kem, màu vàng nhạt,… Đây đều là những gam màu hết sức nhã nhặn.
4. Những lưu ý trong thiết kế xây dựng nhà phố ở Nhật Bản
Người Nhật là người yêu thiên nhiên, do đó, kiến trúc xây nhà của họ không tách rời không gian nội thất với ngoại thất. Nhà của người Nhật gắn liền giữa sân vườn và nội thất theo tính liên tục và giao hòa với nhau. Người Nhật đặc biệt chú ý đến tính phong thủy khi xây nhà và họ kiêng kị nhiều điều trong việc chọn lựa đất, nước, hướng nhà…
Do thiên tai thường xảy ra nên hầu hết các ngôi nhà có móng được đào sâu để giảm sốc và cột được làm bằng gỗ trên một nền đất phẳng hoặc nền gạch. Kiến trúc nhà ở của người Nhật Bản thường được thiết kế một mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà, tránh được ánh nắng của mùa hè nóng bức và tránh được mưa lớn. Mái nhà thường được làm dốc xuống phía dưới để nước mưa có thể thoát ra một cách dễ dàng, không bị đọng lại.
Nội thất bằng gỗ mang cảm giác sang trọng và hài hòa
Các khung cửa cũng được làm bằng gỗ, thay vì ngăn cách với nhau bằng tường thì người Nhật Bản sử dụng vách ngăn để ngăn cách các phòng. Những vách ngăn này được làm bằng gỗ và được trang trí bắt mắt. Thay vì sàn nhà nằm trực tiếp trên mặt đất chịu những tác động của hơi nước gây ẩm thấp và hư hỏng thì sàn nhà của người Nhật Bản thường được nâng lên khoảng vài chục centimet. Từ nhà bếp đến hành lang đều được xây dựng theo lối kiến trúc này.
Phòng khách của người Nhật Bản được thiết kế rộng rãi và thoáng mát, thay vì thiết kế bộ bàn ghế phòng khách của người Nhật có một bàn trà thấp, thay vì những chiếc ghế trên thảm tatami thì người Nhật Bản sử dụng trực tiếp trên tatami hoặc ngồi trên đệm phẳng được gọi là zabuton.
Nhiệt độ tại nước Nhật Bản thấp nên việc sử dụng gỗ trong không gian trong nhà giúp giữ ấm. Gỗ được ưa chuộng tại Nhật Bản, tuy nhiên, tại Việt Nam, nếu như thiết kế theo kiến trúc Nhật Bản, người Việt Nam thay vì sử dụng gỗ tự nhiên có thể thay thế bằng sàn gỗ để thích hợp với điều kiện khí hậu mưa ẩm tại Việt Nam. Gạch vân gỗ Italy sử dụng cho kiến trúc Nhật Bản tại Việt Nam sẽ hạn chế được sự thấm nước, ẩm mốc nhất là trong mùa xuân mưa nhiều.
Không chỉ là thiết kế sàn nhà, vách ngăn, mà đồ nội thất trong kiến trúc của người Nhật cũng ưa chuộng đồ nội thất gỗ. Nội thất trang trí trong kiến trúc kiểu Nhật dựa trên tiêu chí càng ít càng tốt, nghĩa là nội thất càng gọn gàng càng tốt, kết hợp với yếu tố về màu sắc và đường nét kiểu dáng đồ đạc đơn giản và tinh tế giúp tiết kiệm không gian. Từ bàn trà cho đến tủ đồ đều được thiết kế bằng gỗ. Cửa ra vào thay vì cửa mở như thường thì người Nhật thiết kế cửa kéo, cửa đẩy giúp tiết kiệm được không gian. Theo đó, cánh cửa tủ cũng được thiết kế tương tự như cửa ra vào.
Kiến trúc của người Nhật Bản ưa chuộng sự tiết kiệm không gian, bởi thế, thay vì một chiếc giường ngủ, người Nhật trải đệm lên sàn và nằm trực tiếp lên sàn, ban ngày sẽ trả lại không gian sinh hoạt. Để người Việt Nam có thể làm được điều đó, đòi hỏi gạch lát nền không chứa chì, kim loại nặng và những tạp chất độc hại để bảo vệ được sức khỏe cho người sử dụng.
Người Việt Nam cũng có thể thiết kế nhà ở theo kiến trúc Nhật bản, đưa kiến trúc độc đáo của người Nhật vào trong không gian, vừa tạo nên sự ấm cúng bởi màu gỗ, vừa tạo nên sự độc đáo và tiết kiệm diện tích trong không gian. Quý vị có thể sử dụng gạch vân gỗ Italy với công nghệ sản xuất của Châu Âu, thiết kế chân thực như gỗ tự nhiên cho kiến trúc thêm hoàn hảo, ấn tượng.
Kiến trúc Nhật Bản bao đời luôn gắn liền với hình ảnh tối giản, ấn tượng và mang đậm văn hoá dân tộc. Đây vẫn là phong cách kiến trúc độc đáo, tối ưu mọi diện tích, rất đáng để học hỏi.
Nghệ thuật tấu hài Rakugo của Nhật Bản ra đời từ thời Edo, đây là một nghệ thuật tấu hài cổ xưa rất được yêu thích tại Nhật Bản. Rakugo đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng tại Nhật.
. Một cuộc khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo.
Nghệ thuật hài độc thoại ở Nhật Bản
1. Rakugo hài độc thoại là gì?
“Rakugo – 落語” là một phần của “Yose – 寄席” – loại hình kịch nói tạp kỹ của Nhật Bản có từ thế kỷ thứ 16, nhưng tới thời kỳ Edo( thế kỷ 17-18) loại hình nghệ thuật này mới trở nên phổ biến và được truyền qua nhiều thế hệ. Khác với các loại hình khác cần nhiều người tương tác trên sân khấu cùng nhau để tạo nên câu chuyện, Rakugo chỉ cần một người sử dụng câu chuyện của mình để thu hút khán giả. Từ thầy giáo đến học trò như một môn nghệ thuật chuyên nghiệp.
2. Sức hút từ người kể chuyện hài độc thoại
Điều đặc biệt của loại hình nghệ thuật này là chỉ có một người kể chuyện hay còn gọi là lối “độc tấu diễn hài”, người biểu diễn sẽ ngồi trên một chiếc đệm, hướng mặt về phía khán giả, sử dụng đạo cụ đơn giản là một chiếc quạt giấy và một chiếc khăn tay để kể các câu chuyện theo phong cách hài hước và dí dỏm.
Thời Heian, mọi người thích chia sẻ những câu chuyện hài hước. Vào thời điểm đó, các nhà sư Phật giáo thích trích dẫn các tập truyện cụ thể để truyền tải những lời dạy của Đức Phật theo một cách thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.
Phải đến thời kỳ Edo, hình thức này được phát triển như một hình thức giải trí cho người dân bình thường trong Thời kỳ Edo (1603 – 1868). Lúc đầu, nhiều loại nghệ sĩ giải trí khác nhau sẽ biểu diễn những đoạn độc thoại hài hước, nhưng dần dần trên sân khấu không bao giờ có nhiều hơn một nghệ sĩ biểu diễn, chính họ đảm nhận vai trò của tất cả các nhân vật trong câu chuyện. Các chuyên gia này được gọi là Rakugoka.
Trên sân khấu có rất ít 2 người nghệ sĩ Rakugo trên cùng 1 sân khấu
Thử thách của các nghệ sĩ Rakugo là phải chuyển vai từ nhân vật này đến nhân vật khác, có thể là đang biểu diễn một phụ nữ chuyển sang trẻ con, võ sĩ hay một thương gia. Mỗi nhân vật đại diện cho những khía cạnh cường điệu của nhân cách con người mà qua đó chúng ta có thể nhận ra chính mình trong mỗi nhân vật. Những khía cạnh đó cũng chính là một phần của cuộc sống, nơi con người tìm thấy sự phản chiếu của chính mình.
Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể thưởng thức Rakugo rồi.
3. Duy trì nghệ thuật truyền thống
Nhà hát Shinjuku Suehirotei, được trang trí bằng tên của các nghệ sĩ biểu diễn
Đến nay, Rakugo vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật cổ điển tiêu biểu. Theo một khảo sát cho thấy 26,4% người Nhật đã tham dự buổi biểu diễn Rakugo, vượt qua các bộ môn khác như Kabuki, Nogaku và Buyo. Để làm được điều này là sự nỗ lực mang Rakugo đến với công chúng của các cấp chính quyền.
Nhiều trường học thường xuyên mời Rakugoka đến biểu diễn cho học sinh. Khoảng 62,1% người Nhật ở độ tuổi 20 chia sẻ rằng lần đầu tiên được xem biểu diễn Rakugo là ở trường học.
4. Một số gợi ý về địa điểm biểu diễn Rakugo
Các nhà hát truyền thống được gọi là Yose có các buổi biểu diễn gần như hàng ngày, vì vậy nếu tiếng Nhật của bạn đủ tốt hoặc đơn giản là bạn muốn trải nghiệm bầu không khí tại một buổi biểu diễn, bạn có thể mua vé: tại Tokyo có Suzumoto Engeijo ở Ueno, Engei Hall ở Asakusa và Engeijo ở Ikebukuro và ở Osaka, bạn có thể ghé thăm Tenma Tenjin Hanjotei. Với mức giá dao động quanh 2,500 yên là bạn có thể thưởng thức Rakugo rồi.
Phần biểu diễn của một Rakugoka tại Sanma Festival
4.1 Sân khấu biểu diễn Asakusa
1-43-12 Asakusa, quận Taito, Tokyo Ga gần nhất: ga Asakusa tuyến Tsukuba Express, ga Asakusa tuyến Tokyo Metro Ginza, ga Asakusa tuyến Tobu Isesaki, ga Asakusa tuyến Toei Asakusa
4.2 Shinjuku Suehirotei
Địa chỉ: 3-6-12 Shinjuku, quận Shinjuku Ga gần nhất: ga Tokyo Metro Shinjuku Sanchome
4.3 Sân khấu biểu diễn Suzuki
Địa chỉ: 2-7-12 Ueno, quận Taito Ga gần nhất: JR Ueno
Rakugo thật hay và thú vị, nếu có dịp tới Nhật Bản các bạn nhớ tới xem nhé. Rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản sẽ được khám phá trong các bài viết tiếp theo, các bạn hãy theo dõi thường xuyên để hiểu hơn về đất nước mặt trời mọc nhé, Kosei sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá Nhật Bản!
Văn hóa lâu đời của Italy không chỉ được thể hiện qua những danh lam thắng cảnh, những di tích cổ mà còn thể hiện qua đời sống hằng ngày. Trong đó phải nhắc đến hình thức bói toán đơn giản bằng củ hành tây để nhìn vào tương lai và dự đoán thời tiết. Nghi thức truyền thống này xuất phát từ thời Trung cổ, với nguyên liệu vô cùng đơn giản như hành tây và muối người dân Italy đã có thể dự báo được chính xác độ ẩm và nóng của thời tiết theo tuần. Truyền thống kỳ lạ này được truyền qua nhiều thế hệ.
Bên cạnh đó, hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chứa lưu huỳnh. Chúng có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư, giảm lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.
Mỗi lát cắt hành tây tượng trưng cho 12 tháng trong năm
1. Nguồn gốc
Thời gian của nghi lễ dự đoán bằng hành tây bắt nguồn từ đạo Công giáo và gắn liền với văn hóa Italy. Theo truyền thống Giáo hội Công giáo nước này, ngày 25/1 là ngày thánh Paul trở lại đạo. Vì vậy, nghi lễ nên được thực hiện vào đêm hôm trước vì ngày đó quan trọng.
Vào đêm ngày 24/1, thánh Paul đã nhận được những dấu hiệu mình theo đạo Thiên chúa. Đêm này cũng được chọn là thời điểm tốt nhất để tiên đoán củ hành vì người ta tin rằng nó có chứa một loại ma thuật nào đó. Các nhà thờ Công giáo không chính thức ủng hộ nghi lễ này. Khi cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện với Chúa chứ không phải hành tây.
2. Quy trình
Hàng năm vào tối 24/1 tại thị trấn Urbania, miền Trung Italy, một giáo viên địa phương tên là Emanuela Forlini cắt một củ hành vàng thành các phần tư. Sau đó, cô tách ra thành 12 lát để dự đoán thời tiết địa phương cho năm tới. Với mỗi lát tượng trưng cho một tháng, cô trưng bày 12 lát trên cái thớt trong nhà bếp.
Rắc lên mỗi miếng một ít muối, sau đó Forlini để tấm thớt trên bậu cửa sổ, hướng về phía đông và đi ngủ. Khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện vào ngày 25, với cuốn sổ và cây bút trên tay, cô ấy giải thích chi tiết từng lát cắt.
Forlini tìm kiếm các dấu hiệu được cho là do một vị thánh gửi đến trong phản ứng giữa muối với hành tây. Miếng hành tây còn ướt hay khô? Muối bị vón cục hay đã hòa tan? Những dự đoán của cô sẽ được đăng qua các tờ báo địa phương và trên truyền hình cho người dân Urbania và các tỉnh Pesaro và Urbino xung quanh. Nhiều người hồi hộp chờ đợi kết quả từ Forlini.
3. Truyền thống
Forlini đã thực hành nghi lễ này trong vòng 28 năm qua, tiếp nối truyền thống từ cha cô là Anselmo. Ông của cô là Domenico đã truyền cho cha cô trước đó. Cô đã trở thành chuyên gia dẫn đầu nghi lễ dự đoán thời tiết thông qua việc sử dụng hành tây ở Italy.
Cô Forlini chia sẻ: “Tôi thực hành nghi lễ này vì tình cảm dành cho cha tôi và ông tôi, những người đã thực hành truyền thống này. Đối với tôi, điều này một phần là duy trì truyền thống rất cổ xưa có từ thời Trung cổ và trên hết là vì truyền thống gia đình”.
4. Nhiều người sử dụng
Từ việc đọc chữ Rune và lá trà cho đến xem các vì sao, trong suốt lịch sử, con người luôn tìm kiếm những dấu hiệu của tương lai. Các phương thức bói toán có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh tôn giáo, kinh tế và môi trường.
Ở châu Âu thời Trung cổ, người ta đã sử dụng bất kỳ loại rau nào có sẵn để dự đoán thời tiết cho năm tới. Ở Italy, hành tây là một công cụ nổi tiếng để dự báo tương lai. Hành tây cũng là một loại cây trồng luôn sẵn có trong mỗi hộ gia đình nông dân.
Bên trong cung điện Ducale thế kỷ 15 của Urbania, được ủy quyền bởi công tước Montefeltro, có một cuốn sách mô tả đội quân của ông thắng trận vì ông đã sử dụng củ hành để dự đoán thời tiết xấu.
Mỗi năm, người dân Urbania và các tỉnh lân cận chờ đợi kết quả tiên đoán từ hành tây.
Phương pháp sử dụng hành tây cũng được nông dân sử dụng phổ biến. Nó được truyền qua nhiều thế hệ của những người làm nông nghiệp. Nhiều người sử dụng phương pháp để dự đoán thời tiết giúp mang lại mùa màng tươi tốt cho gia đình.
Theo Anna Damiani, một cư dân Urbania: “Ngày xưa trước khi có điện thoại thông minh và dự báo thời tiết khoa học, chúng tôi luôn tin tưởng vào những điều của tự nhiên. Nếu vào một ngày cụ thể nào đó trời đổ mưa thì đối với chúng tôi trời cũng sẽ mưa trong 40 ngày tới. Đó chỉ là một niềm tin. Đôi khi nó đúng và cũng có lúc nó sai”.
Phương pháp tiên đoán bằng hành tây được nhiều người ở Urbania sử dụng.
Một số nhà tiên tri hành tây còn lại của Italy nằm rải rác ở các khu vực miền Trung và miền Bắc của đất nước, chẳng hạn như thành phố ven biển Ancona và xa hơn về phía bắc ở Brescia, Parma và Trento. Dự đoán của họ cũng được đăng trên các tờ báo địa phương cũng như trên một chương trình tin tức truyền hình khu vực.
Theo Forlini, độ chính xác của các dự đoán không phải là điều quan trọng. Miễn là nó vẫn được duy trì. Tất cả chúng ta đều biết rằng đây không phải là một phương pháp khoa học. Để dự báo thời tiết, chúng ta cần có các nhà khí tượng học, vệ tinh và nhiều thứ mà thế giới hiện đại ngày nay mang lại. Đây chỉ là một truyền thống mang lại quá khứ đầy cảm xúc như các thế hệ trước đã làm.
Khi đến Nhật Bản du lịch, chắc hẳn không ít người sẽ gặp khó khăn trong việc tìm mua những chiếc bùa này. Do đó, bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau đây trước, điều này sẽ rất tiện lợi để bạn dễ dàng tìm mua được những chiếc bùa Omamori may mắn.
Omamori ở Nhật là bùa may mắn xua đuổi ma quỷ và cầu những điều tốt lành. Bạn có thể mang nó bên mình mọi lúc để bảo vệ bản thân khỏi những linh hồn xấu và để gặp nhiều may mắn.
1. Bùa Meotomamori
Bùa Meotomamori
Bùa may mắn này dành cho các cặp đôi yêu nhau hoặc đã kết hôn với hình 1 vợ và 1 chồng trong bộ trang phục kimono cầu kỳ với mong ước cuộc sống hôn nhân vẹn toàn, hạnh phúc. Giá: 1.200 yên. Được bán trong đền Kirishima Jingu nơi được coi là ngôi đền quyền lực quan trọng trên đảo Kyushu.
2. Bùa may mắn cho việc gia tăng tài sản
Bùa may mắn trong việc gia tăng tài sản
Bùa may mắn này có tên gọi trong tiếng Nhật là (Kinun Josho no Omamori) mang lại những lợi ích như tăng thu nhập, tiết kiệm và quản lý tài sản thành công. Một số người có thể nghĩ rằng “Mình mua bùa may mắn cho việc gia tăng tài sản mà tiền không tăng!” nhưng thực tế là nhiều trường hợp chỉ vì họ chi tiêu nhiều và các khoản thu nhập hoặc giá trị của các loại tài sản mà họ có đã tăng.
Nhiều vị thần liên quan đến tiền tài là những vị thần dũng cảm, giỏi võ nghệ, chẳng hạn như Taira no Masakado, một trong 3 vị thần báo thù vĩ đại của Nhật Bản. Vì vậy chúng được cho là mang lại những lời nguyền và tai họa cho chủ nhân của chiếc bùa hộ mệnh nếu như họ không thể hiện sự tôn trọng đối với chiếc bùa mà mình mang theo.
3. Bùa dành cho sản phụ
Bùa cầu cho mẹ tròn con vuông
Đối với những người phụ nữ mang thai thì không thể thiếu loại bùa giúp mẹ tròn con vuông cầu mong cho sản phụ sinh nở không gặp sự cố. Các ngôi đền Suitengu trên khắp đất nước được biết đến như những ngôi đền có phước lành và bạn có thể nhận được bùa cầu cho mẹ tròn con vuông ở đây.
4. Bùa may mắn cho thành tích học tập
Bùa may mắn trong học tập
Nếu bạn đang muốn cầu phước lành trong chuyện học hành thì hãy mua bùa Kouku Omamori. Bên cạnh cầu về đường học vấn thì những người trước khi đi du lịch xa cũng đến ngôi đền Hofu Tenmangu tâm linh để thỉnh về. Trên túi của chiếc bùa này có thêu hình máy bay, mang ý nghĩa sự tự do trên bầu trời.
5. Bùa may mắn trong tình yêu
Bùa may mắn trong tình yêu
Bùa hộ mệnh ở đây có tên là Numuzubi hay Enmusubi. Được bán tại ngôi đền nằm gần khu vực Asakusa, một nơi được biết đến với những con mèo vẩy tay may mắn. Những chiếc Omamori sẽ mang đến sự may mắn về số phận hoặc tình yêu cho người sở hữu nó. Những chiếc bùa có nhiều màu sắc, nổi bật lên trên là hình thêu 2 con mèo. Giá: 800 yên.
6. Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh
Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh
Bùa may mắn mang lại sự phát đạt trong kinh doanh (商売繁盛/Shobai Hanzo) phù hợp cho những người muốn trở thành nhà quản lý hoặc doanh nhân vì nó mang lại nhiều khách hàng đến và công việc kinh doanh sẽ phát triển vượt bậc. Việc có nhiều khách hàng và thăng tiến trong sự nghiệp cũng là một phần của bùa mang ý nghĩa kinh doanh thịnh vượng này.
Đền Otori Jinja ở Asakusa, Tokyo nổi tiếng là ngôi đền mang lại phước lành cho việc kinh doanh thịnh vượng và những người tìm mua đến từ khắp Nhật Bản để cầu nguyện cho công việc làm ăn phát đạt.
Bùa Omamori ở Otori Jinja là một chiếc cào nhiều màu sắc. Ở đây bạn có thể thấy nhiều loại cào khác nhau, từ loại nhỏ có thể trưng bày trên bàn làm việc đến loại lớn cao khoảng 1m.
7. Bùa cầu mong chuyện con cái
Bùa cầu mong chuyện con cái
Bùa cầu mong chuyện con cái (Kodakara Kigan) dành cho các cặp vợ chồng mong muốn có con. Những ngôi đền Suitengu nổi tiếng là nơi cầu mong về đường con cái. Những chú chó gắn liền với những chiếc bùa này vì theo truyền thống người ta nghĩ rằng chó thường đẻ nhiều con.
Với 7 chiếc bùa may mắn và rất dễ thương là “đặc sản”từ các đền thờ trên khắp Nhật Bản. Bằng cách có một tấm bùa hộ mệnh phù hợp với mong muốn chẳng hạn như cầu thành công, hôn nhân và xua đuổi ma quỷ, bạn có thể suy nghĩ tích cực về một tương lai không thể đoán trước. Nếu có cơ hội đến thăm các tỉnh này, bạn đừng quên ghé thăm các ngôi đền quyền lực trên và “tậu” cho mình 1 chiếc bùa hộ mệnh xinh xắn nhé!