Sự khác biệt về văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam

Sự khác biệt về văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam

Mặc dù cả hai nước Thái Lan và Việt Nam đều thuộc Đông Nam Á, thế nhưng bên cạnh những điểm chung về phong cảnh đất nước, vẻ đẹp trang phục và con người, thời tiết, khí hậu và tài nguyên thì đi kèm với đó là những văn hóa riêng biệt từng đất nước thu hút du khách ghé thăm mỗi năm. Liệu bạn đã biết được sự khác biệt đó chưa? Cùng Air Go khám phá những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa của người Thái Lan và Việt Nam trong bài biết dưới đây ngay nhé.!

1. Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam

Cả Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, thuộc khu vực Đông Nam Á có thời tiết, khí hậu và tài nguyên, điều kiện tự nhiên giống nhau chính vì thế khá giống nhau về các nguyên liệu, trái cây, lương thực và thực phẩm. 

Các món ăn được chế biến và khẩu vị khác biệt nhau nhưng đa số nguyên liệu chế biến có thể tương đồng nhau đến 90% như: gạo nếp, gạo tẻ, thịt heo, bò, gà hay hải sản tươi sống, gia vị tương đồng, vị chua của chanh, ngọt của đường, đắng tiêu, đậm đà của mắm và muối, trái cây cùng thuộc khí hậu nhiệt đới nên nhìn chung người Việt khá yêu thích đồ ăn Thái Lan và ngược lại. 

Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam
Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam

Ẩm thực ở cả 2 nước đều mang tính chất rõ rệt khác biệt của các vùng miền, mỗi miền của mỗi nước là một hương vị đặc trưng. Việt Nam mang âm hưởng văn hoá ẩm thực của 3 miền Bắc – Trung – Nam còn ở Thái Lan mang văn hoá của 4 vùng miền: miền Bắc, Đông Bắc, miền Nam và miền Trung. Qua các món ăn như: mì trộn Việt Nam – Pad Thai, bánh mì, súp cua, xôi,… là những món ăn thể hiện sự tương đồng trong nguyên liệu của hai màu ẩm thực Việt và Thái Lan.

Mỗi nước có một văn hoá khác nhau nên ẩm thực có một nét văn hoá riêng biệt, nên để nói nước nào hấp dẫn hơn thì chắc hẳn không một ai có thể đong đo cân đếm một cách chính xác được. 

2. Sự khác nhau giữa nền ẩm thực Việt Nam và Thái Lan

Bên cạnh những tương đồng với nhau trong ẩm thực về nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có văn hoá và phong tục tập quán khác nhau vì thế ẩm thực của mỗi nước cũng có nét đặc trưng riêng về cách chế biến, bày trí và thưởng thức cũng đều khác nhau.

2.1 Phong cách dùng bữa khác biệt trong mỗi bữa ăn 

Nếu ở Việt Nam mọi người chỉ sử dụng đũa là dụng cụ ăn uống chính và các loại thìa là phụ thêm thì ở Thái Lan lại ngược lại đũa chỉ được sử dụng cho các món mì và muỗng là dụng cụ chính trong bữa ăn. Người Thái thường sử dụng muỗng và nĩa bằng tay trái và chỉ những món không ăn cùng cơm thì mới được dùng nĩa như chẳng hạn các món ăn tráng miệng như trái cây, bánh ngọt,…

Ngoài ra, người Thái Lan còn ăn bốc bằng tay vào các dịp lễ truyền thống, đây cũng được xem là một nét văn hóa thú vị được du khách tò mò.

2.2 Gia vị khác nhau của hai đất nước

Khác biệt rõ rệt nhất thì chắc phải kể đến gia vị cho vào từng món, gia vị làm thay đổi vị mùi vị đặc trưng. Mỗi nước có cách kết hợp khẩu vị khác nhau sẽ cho ra mùi vị đặc trưng của từng món khác nhau.

Ẩm thực Thái Lan nổi tiếng với sự kết hợp của 4 vị cơ bản:

  • ngọt (ngọt đường hoặc trái cây)
  • cay ớt
  • chua chanh hoặc chua me
  • mặn (từ nước mắm, nước tương)

Hầu hết các món ăn Thái cố gắng kết hợp hầu hết, hoặc là tất cả các vị trên. Các món ăn Thái, để cho đủ vị, còn được gia thêm thảo mộc, gia vị và trái cây, gồm có: ớt sừng, riềng, tỏi, lá chanh Kafirr, húng Thái, chanh ta, sả, ngò rí, tiêu, nghệ và hành tím.

Ẩm thực Thái Lan gây được ấn tượng nhờ sự đa dạng về gia vị đặc biệt từ các loại thảo dược
Ẩm thực Thái Lan gây được ấn tượng nhờ sự đa dạng về gia vị đặc biệt từ các loại thảo dược

Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo kết hợp hài hoà trong từng món ăn. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc nhiệt đới nói trên nên hương vị ẩm thực Việt Nam được đánh giá là đậm đà, dễ thưởng thức cho cả bữa chính lẫn bữa phụ.

2.3 Lương thực chủ đạo 

Là một nước công nghiệp, Việt Nam có truyền thống dùng cơm gạo tẻ trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Thường mâm cơm của người Việt sẽ gồm: cơm trắng, thức ăn mặn (thịt kho, cá kho,…), đồ xào, cành và món tráng miệng là một khẩu phần lý tưởng cho cả gia đình, những món ăn nhẹ như: súp, mì,… có thể dụng cho các bữa phụ khác.

Ngược lại, Thái Lan lại lựa chọn nếp làm lương thực chính, dùng xôi thay thế cơm tẻ để ăn kèm với các món ăn đặc trưng của người Thái. Dễ thấy người Thái còn sử dụng cả gạo nếp làm xôi trong cả món ăn tráng miệng như: xôi xiêm (xôi sầu riêng), chè xôi xoài,… Ngoài ra, các món như mì, bánh mì cà ri,.. cũng là một trong những món mà người Thái lựa chọn là món chính trong ngày. 

3. Các nét văn hóa khác giữa Thái Lan và Việt Nam

3.1 Cách chào hỏi

Người Thái Lan thường chắp tay và cúi chào mọi người. Hành động này giống với việc cầu nguyện nhưng tuỳ từng cử chỉ, họ sẽ thể hiện sự tôn trọng từng nhóm đối tượng cụ thể.

Người Thái thường chắp tay khi chào
Người Thái thường chắp tay khi chào

Có ba cách thể hiện lời chào của người Thái. Khi gặp đồng nghiệp, bạn bè, họ thường chắp tay, ngón tay cái chạm vào cằm. Khi gặp người lớn tuổi, ngón tay cái chạm vào mũi. Và ngón tay cái chạm vào trán thể hiện sự kính trọng cao nhất, chẳng hạn dành cho nhà vua.

Cách chào hỏi của người Việt
Cách chào hỏi của người Việt

Mặc khác, trong cách chào hỏi của người Việt khi gặp nhau, người Việt có thói quen chào nhau: Thưa bác, Thưa ông bà, Chào cô, Chào cháu… Ngày xưa, đồng thời với lời chào là cái chắp tay hoặc cái xá, ngày nay, tân tiến hơn chỉ cần nghiêng mình, khẽ cúi đầu, bắt tay và nở một nụ cười…

3.2 Tôn giáo

Tôn giáo chủ yếu ở Thái Lan là Phật Giáo, người Thái tiếp thu Phật Giáo thông qua người Môn và Khmer từ khoảng thế kỉ thứ 6. Gần 94% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền, Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên và các vị thần tự nhiên; các niềm tin này đã được đưa vào vũ trụ luận Phật giáo. Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng.  

Ở Việt Nam cũng có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo được các tín đồ theo. Bên cạnh đó phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm.

Nhìn chung các tôn giáo ở cả hai nước đều chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái Tiểu thừa qua các nước Đông Nam Á.

3.3 Lễ hội

Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm. Ngày lễ này rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có tục té nước rất huyên náo. Tục té nước bắt nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và vẩy nước thơm lên tay người già. Một ít bột thơm cũng được dùng trong nghi thức tắm rửa hàng năm. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng nước được tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và một lượng lớn bột.

Lễ hội Songkran ở Thái Lan (ở trên) và Phật Đản ở Việt Nam (ở dưới)
Lễ hội Songkran ở Thái Lan (ở trên) và Phật Đản ở Việt Nam (ở dưới)

Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái. Dù rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn là một mỹ tục, mà “loi” có nghĩa là “thả trôi” và “krathong” nghĩa là một cái bè nhỏ, theo truyền thống được làm từ một khúc thân cây chuối, được trang trí bằng các lá chuối được xếp gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương…Việc thả đèn này là biểu tượng của việc để cho những hận thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt đầu bước tiếp cuộc đời họ một cách thanh sạch hơn.

Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân. Các lễ hội lớn được tổ chức hằng năm như hội Đền Hùng, Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Lễ hội Noel của người công giáo. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi.

3.4 Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của người Thái Lan
Trang phục truyền thống của người Thái Lan

Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai (tiếng Thái:ชุดไทย), có nghĩa đen là “trang phục Thái”. Nó có thể được mặc bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Chut thai cho phụ nữ thường bao gồm một pha nung hoặc chong kraben, áo cánh và sabai. Trang phục Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống bao gồm các loại và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng. 

Trang phục truyền thống người Việt Nam
Trang phục truyền thống người Việt Nam

Nhắc đến trang phục truyền thống của người Việt Nam thì chắc hẳn điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến sẽ là Áo dài. Áo dài được xem là trang phục truyền thống đồng thời cũng là quốc phục của nước ta. Áo dài được may dành cho cả nam lẫn nữ tuy nhiên hiện nay lại được biết đến chủ yếu là trang phục dành cho nữ.

3.5 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ ở Việt Nam và Thái Lan rất đa dạng. Tuy nhiên, ở Thái Lan tiếng Thái, trong lịch sử còn gọi là tiếng Xiêm, là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tiếng Thái là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Thái của ngữ hệ Tai-Kadai. Còn ở Việt Nam tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại đây. 

Bảng chữ cái tiếng Thái (ở trên) và tiếng Việt(ở dưới) (1)
Bảng chữ cái tiếng Thái (ở trên) và tiếng Việt(ở dưới) 

Quả nhiên nền văn hóa của cả hai nước Thái Lan và Việt Nam đã thu hút sự chú ý với du khách quốc tế đến khám phá,luôn được các du khách nước ngoài đánh giá cao, và không thể phân biệt được nước nào tốt hơn nước nào vì mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa khác nhau và phù hợp với từng người, văn hóa của một nước là sự thể hiện của bản sắc dân tộc, văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo của đất nước ấy, thông quan những món ăn là những thông điệp gửi đến các du khách nước bạn.

Tìm hiểu sâu sắc văn hoá Thái Lan và Việt Nam qua những chuyến du lịch, bạn có thể liên hệ Air Go để được chia sẻ các thông tin bổ ích về những chuyến du lịch Thái Lan để mỗi chuyến đi là một cuộc trải nghiệm, khám phá lý thú ở những vùng đất mới. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hình dung được những khác biệt về mặt văn hóa giữ Thái Lan và Việt Nam.

Trải nghiệm top 8 lễ hội ẩm thực mùa hè tưng bừng tại Pháp

Trải nghiệm top 8 lễ hội ẩm thực mùa hè tưng bừng tại Pháp

Bên cạnh những điểm đến lịch sử, xa hoa, cùng nhiều quan cảnh thiên nhiên thì các lễ hội ẩm thực cũng là một điểm nhấn cho khi du lịch châu Âu đặc biệt là nước Pháp xinh đẹp mà bạn có thể tham khảo cho chuyến du lịch, nơi mà các tín đồ ẩm thực không thể bỏ lỡ được tổ chức quanh năm, từ món trứng tráng, chiếc bánh xúc xích khổng lồ, cho đến ngày hội trái cây khắp nơi tràn ngập cam, chanh và dưa gang,…

8 lễ hội ẩm thực Pháp tuyệt vời cho tín đồ ăn uống trong năm 2023

1. Lễ hội trứng tráng khổng lồ của Bessières (8-10/4)

Món trứng tráng khổng lồ từ 15.000 quả trứng được làm bởi những người đầu bếp.
Món trứng tráng khổng lồ từ 15.000 quả trứng được làm bởi những người đầu bếp.

Đến với lễ hội trứng tráng du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy chiếc trứng ráng khổng lồ được làm từ 15.000 quả trứng hòa quyện cùng gia vị thơm lừng trong chiếc chảo dài 4 mét đặt trên lửa trại. Đây cũng là một trong những sự kiện lớn nhất của lễ hội ẩm thực Pháp F ête de l’Omelette Géante. Món trứng tráng ngon bất ngờ được phục vụ miễn phí cho 2.000 người tham dự lễ hội. 

2. Lễ hội ẩm thực quốc tế de la Soupe, Lille (ngày 1/5)

Du khách hòa mình vào lễ hội ẩm thực quốc tế de la Soupe, Lille cùng người dân bản địa
Du khách hòa mình vào lễ hội ẩm thực quốc tế de la Soupe, Lille cùng người dân bản địa.

Bạn muốn trổ tài ẩm thực của chính mình và muốn được nhiều người biết đến món ăn của đất nước mình, thì nơi đây chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Quartier Wazemmes ở Lille khu chợ cung cấp vô số món ăn từ khắp nơi trên thế giới với 60 quầy hàng khác nhau được diễn ra vào mùa xuân hằng năm. Cuộc thi nấu ăn diễn ra với giải thưởng danh giá “Chiếc muôi vàng” dành cho người chiến thắng. Hãy hòa mình cùng âm nhạc, và thưởng thức bia địa phương cùng các món ăn đa văn hóa.

3. Lễ hội dưa gang ở Provence (giữa tháng 7)

Du lịch Pháp vào mùa hè, du khách sẽ được thưởng thức vô số các loại trái cây mát lạnh, trong đó điển hình là dưa lưới Cavaillon. Loại dưa này đã được trồng trong thị trấn từ thế kỷ 15, cho đến nay có hẳn một lễ hội ẩm thực Pháp nổi tiếng là Féria du Melon để tôn vinh loại trái cây này.

Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động khác như tham quan trang trại, triển lãm, cuộc thi và đặc biệt là tận mắt chứng kiến màn đua ngựa Camargue quanh phố. 

4. Lễ hội hành tây Roscoff, Brittany (giữa tháng 8)

Tự hào có một mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng là hành tây. Thị trấn cảng xinh đẹp Roscoff trên bờ biển phía bắc của Brittany có hẳn một lễ hội ẩm thực hành tây diễn ra vào giữa tháng 8 hằng năm, bao gồm nhiều hoạt động như cuộc thi tết dây hành tây, thăm các trang trại, âm nhạc và khiêu vũ Breton. Không thể thiếu món đặc sản địa phương galette-saucisse, một loại xúc xích bọc trong bánh kếp kiều mạch ăn kèm với hành tây hầm.

5. Lễ hội quả sung ở Provence (25-27/8)

Vào mỗi mùa hè lễ hội ẩm thực của Pháp lại diễn ra, thời điểm mà loại sung bắt đầu vào vụ thu hoạch, lễ hội này còn được gọi là bữa tiệc lớn Fête de la Figue. Mỗi năm vườn cây ăn quả ở thị trấn Solliès-Pont thuộc thung lũng Gapeau của Var đạt sản lượng khoảng 2.500 tấn quả/năm và chiếm 75% tổng sản lượng sung của Pháp. 

Vị trí gần sông Gapeau đồng thời được che chở bởi ngọn núi Mont Coudon hùng vĩ tạo điều kiện thuận lợi cho cây sung phát triển mạnh mẽ.

Ban ngày, du khách có thể dạo qua nhiều quầy hàng bán sung tươi, chủ yếu là giống Violette, cũng như bánh tart, mứt, rượu sung,…bữa tối sự kiện chính sẽ khai mạc tại quảng trường rợp bóng cây ở trung tâm của thị trấn. 

6. Lễ hội hạt dẻ Collobrières ở Provence (15,11 và 29/10)

Nằm trong khu rừng sồi và hạt dẻ của Massif des Maures, vì vậy không khó hiểu khi thị trấn nhỏ Collobrières nổi tiếng với loại hạt này. Vào mỗi mùa thu hoạch hạt dẻ tức là 3 ngày Chủ nhật của tháng 10, thị trấn sẽ tổ chức lễ hội ẩm thực độc đáo của Pháp với các cuộc diễu hành, buổi hòa nhạc và chợ bán nhiều loại sản phẩm từ hạt dẻ từ bột hạt dẻ ngọt đến rượu ngâm.

Hạt dẻ rang bơ bốc khói nghi ngút thơm lừng trên bếp lửa..
Hạt dẻ rang bơ bốc khói nghi ngút thơm lừng trên bếp lửa.

Với hương thơm của hạt dẻ kết hợp với bơ khiến du khách không thể cưỡng lại được với hương vị thơm lừng, béo ngậy mỗi khi đi qua đường phố ở thị trấn Collobrières hay món hầm daube truyền thống được làm từ hạt dẻ và thịt lợn rừng ngậy béo.

7. Lễ hội ớt ở Xứ Basque, Nouvelle – Aquitaine (28-29/10)

Khí hậu ấm áp và ẩm tạo điều kiện cho những cây ớt đỏ phát triển mạnh chính là dãy núi Pyrenees, cách Saint-Jean-de-Luz không xa. Tại đây, có một lễ hội ẩm thực Pháp là Fête du Piment hàng năm đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch ớt, mang bầu không khí đầy sôi động của các buổi hòa nhạc, diễu hành và khiêu vũ xứ Basque. 

Quả ớt đỏ rực được người địa phương bày bán trong lễ hội.
Quả ớt đỏ rực được người địa phương bày bán trong lễ hội.

Đến đây du khách sẽ được tham gia các buổi nếm thử, hội thảo nấu ăn, tiệc rượu và tiệc chiêu đãi, với tất cả người dân địa phương đều mặc trang phục truyền thống của xứ Basque màu đỏ và trắng.

8. Lễ hội Gà tây của Licques (giữa tháng 12)

Du lịch Pháp hãy ghé đến thị trấn nhỏ Licques, chỉ cách Calais 30 phút đi vào đất liền, nơi đây nổi tiếng với các loại gia cầm đặc biệt là gà tây từ thế kỷ 17. Mỗi năm, người dân địa phương và 80 nhà sản xuất gia cầm tổ chức lễ hội ẩm thực hấp dẫn của Pháp để kỷ niệm lịch sử này. Sự kiện chính bắt đầu với nồi súp gà tây hầm la potée khổng lồ, tiếp theo là cuộc diễu hành các món đặc sản khác của vùng, mọi người dừng lại để thưởng thức rượu nghiền và cánh gà cay từ các quầy hàng dọc đường.

Le Train Bleu-nhà hàng biểu tượng của Paris

Le Train Bleu-nhà hàng biểu tượng của Paris

Le Train Bleu là một nhà hàng nổi tiếng thế giới nằm trong sảnh của nhà ga Gare de Lyon ở quận 12, một khu vực trung tâm của thủ đô Paris, Pháp. Với không gian trang trí rực rỡ, các món ăn lấy cảm hứng từ ẩm thực truyền thống Pháp và chất lượng dịch vụ hàng đầu, nhà hàng Le Train Bleu mang đến cho thực khách trải nghiệm ăn uống có một không hai khi ghé thăm Paris.

Le Train Bleu được xây dựng từ năm 1900, nhân dịp hội chợ thế giới được tổ chức tại Paris. Ban đầu, nhà hàng có tên gọi “Buffet de la Gare de Lyon”, là nơi giới thượng lưu và những người giàu có thưởng thức bữa ăn tự chọn trước khi bắt chuyến tàu đến French Riviera.

Nhà hàng hơn 120 tuổi như cung điện ở Paris
Nhà hàng hơn 120 tuổi như cung điện ở Paris

Nhà hàng được đổi tên thành Le Train Bleu vào năm 1963 theo tên chuyến tàu tốc hành sang trọng, nổi tiếng của Pháp, Calais – Mediterranee Express, từng có biệt danh là Le Train Bleu do có những toa màu xanh đậm. 

Nhà hàng Le Train Bleu được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Marius Toudoire, bao gồm nhiều phòng ăn. Mỗi phòng đều được trang trí lộng lẫy bằng đồ nội thất gỗ, da và đồng thau sang trọng, đèn chùm, các bức bích họa trên trần nhà cùng những tác phẩm điêu khắc mạ vàng. Không gian được trang hoàng lộng lẫy như một cung điện của Pháp.

Nhà hàng Le Train Bleu được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Marius Toudoire
Nhà hàng Le Train Bleu được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Marius Toudoire

27 nghệ sĩ người Pháp đã làm việc để trang trí các gian phòng của nhà hàng. 41 bức tranh tường và tranh trần tại đây mô tả các thành phố và phong cảnh mà du khách sẽ nhìn thấy trên những chuyến tàu rời Paris trên đường về phía nam đến Marseille, Monaco hoặc Nice.

Nhiều bức tranh trong số đó là tác phẩm tốt nhất của các họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ và trở thành đại diện tuyệt vời cho hội họa Pháp vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Với việc sở hữu những tác phẩm đầy giá trị như vậy, Le Train Bleu chẳng khác nào một bảo tàng xa hoa của những năm 1900.

Nhiều bức tranh trong số đó là tác phẩm tốt nhất của các họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ
Nhiều bức tranh trong số đó là tác phẩm tốt nhất của các họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ

Năm 1972, nhà hàng Le Train Bleu được xếp hạng là Di tích lịch sử của Pháp. Vào mùa hè năm 2014, nhà hàng đã được trùng tu và tân trang lại để khôi phục vẻ huy hoàng trước đây. Một số đồ đạc ban đầu đã bị mất nhưng tất cả tranh tường, trần nhà và tác phẩm điêu khắc đều được làm sạch, nội thất được mạ vàng, trang hoàng lại, nhà bếp được hiện đại hóa hoàn toàn cùng với những cải tiến, nâng cấp khác.

Trong những năm qua, những người nổi tiếng đổ xô đến Le Train Bleu. Coco Chanel, Brigitte Bardot, Jean Cocteau, Colette và Marcel Pagnol đều là những khách quen. Nhiều bộ phim đã được quay tại Le Train Bleu như Mr Bean’s Holiday, La Femme Nikita, Place Vendôme và Filles Uniques…

Ngày nay Le Train Bleu là một di tích lịch sử quốc gia và được coi là một trong những địa điểm từ những năm 1900 được bảo tồn tốt nhất của Paris. Nơi đây cũng được mệnh danh là nhà hàng tốt nhất trong lĩnh vực du lịch vận tải đường sắt.

Nhà hàng có sức chứa 250 chỗ
Nhà hàng có sức chứa 250 chỗ

Nhà hàng có sức chứa 250 chỗ, dưới sự chỉ đạo của bếp trưởng Jean Pierre Hocquet cùng đội ngũ 50 người, phục vụ các món ăn truyền thống của Pháp cho người sành ăn, kèm theo rượu vang hảo hạng từ hầm rượu danh tiếng.

Món ăn đa dạng hấp dẫn thực khách mang phong cách châu Âu
Món ăn đa dạng hấp dẫn thực khách mang phong cách châu Âu

Phong cách trang trí đã được bảo tồn hơn 100 năm với bầu không khí khác biệt mà những vị khách sẽ không nghĩ rằng sẽ được trải nghiệm ở một nhà ga xe lửa. Đây là nơi bạn có thể “quên đi sự hối hả và nhộn nhịp của thế giới hiện đại”, ngược thời gian về những năm 1900 và trải nghiệm ẩm thực và dịch vụ ấn tượng.

Bữa ăn hằng ngày của học sinh trên khắp thế giới có gì đặt biệt

Bữa ăn hằng ngày của học sinh trên khắp thế giới có gì đặt biệt

Mỗi quốc gia sẽ có khẩu phần ăn khác nhau để phù hợp với chế độ ăn uống và địa lý. Tuy nhiên, nhìn chung thì các bữa ăn đều hướng đến sự phát triển về mặt dinh dưỡng cho các học sinh. 

Nhiều nơi trên thế giới, bữa trưa trường học vẫn còn là điều xa xỉ và một số tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực để cung cấp miễn phí các bữa ăn đơn giản gồm thịt và rau cho học sinh. Ngược lại, ở nhiều nước phát triển thì bữa trưa học sinh được lên kế hoạch hàng tháng trời với những quy định chặt chẽ về dinh dưỡng.

Vậy học sinh đang có những bữa ăn trưa thế nào trên khắp thế giới? Hãy cùng khám phá một số thực đơn đáng chú ý dưới đây:

1. Bữa trưa trường học – Mỹ

Bữa trưa trường học ở Mỹ
Bữa trưa trường học ở Mỹ

Không giống như các quốc gia khác, học sinh Mỹ ở lại trường để ăn trưa. Đến hết tiết học sáng, các học sinh sẽ tập trung tại căng tin của trường để lấy khẩu phần ăn. Một khẩu phần đơn giản sẽ gồm bánh mì, đậu, khoai tây nghiền và sốt ăn kèm. Một số bang khác biệt như Hawaii thì học sinh có bữa ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon của địa phương, chẳng hạn như gà xào rau và bánh mì mới nướng tại chỗ.

2. Bữa trưa trường học – Pháp

Thông thường, thực đơn ăn trưa của học sinh Pháp được quản lý nhà ăn xây dựng trước 2 tháng và gửi đến chuyên gia dinh dưỡng thẩm định.

Chuyên gia có thể đề xuất thêm, bớt món ăn để cân bằng lượng tinh bột, đường, đạm và chất xơ trong mỗi suất ăn. Các món ăn phổ biến bao gồm rau diếp xoăn, cá ngừ nướng, salad, rau củ bỏ lò, bít tết, trứng ốp lết, thịt gà, bí xanh, cà rốt và cá hầm.

Thực đơn thứ 2 của một ngôi trường ở Pháp.
Thực đơn thứ 2 của một ngôi trường ở Pháp.

Học sinh nội trú tại trường học của Pháp thường có bữa trưa điển hình 4 món phong phú. Món khai vị thường là salad rau tươi, tiếp theo đó học sinh được bổ sung protein từ cá kèm với bông cải xanh. Tất nhiên không thể thiếu những món yêu thích của lũ trẻ như pho mát mềm, mứt hoa quả và bánh mì tươi.

3. Bữa trưa trường học – Italy

Thực đơn của một ngôi trường ở Italy
Thực đơn của một ngôi trường ở Italy

Học sinh Ý đến căng tin có khá nhiều lựa chọn cho bữa trưa nhưng luật ở đất nước mì ống này yêu cầu thực đơn phải đạt 70% hữu cơ. Tại Italy, món khai vị trong bữa trưa ở trường là salad, tiếp theo là cá với mì ống sốt cà chua và bánh mì. Nho sẽ được thêm vào như món tráng miệng. Đây là một bữa trưa lý tưởng cho cả người lớn.

4. Bữa trưa trường học – Hàn Quốc

Thực đơn của một ngôi trường ở Italy
Thực đơn của một ngôi trường ở Italy

Học sinh Hàn Quốc có lịch học dày đặc, sau buổi sáng các em ăn trưa rồi tiếp tục phụ đạo tới tận tối. Vì thế khẩu phần cơm trưa ở Hàn Quốc được ưu tiên dinh dưỡng cao. Trong ảnh khẩu phần ăn gồm cơm, canh, thực phẩm bổ sung và các loại thức ăn kèm như kimchi, rau trộn, cải muối.  

5. Bữa trưa trường học – Thái Lan

Thực đơn của một ngôi trường ở Thái Lan
Thực đơn của một ngôi trường ở Thái Lan

Theo Chương trình Lương thực Thế giới, học sinh Thái Lan có bữa trưa được đánh giá là có dinh dưỡng nhất ở châu Á. Học sinh nơi đây thường có bữa trưa cân bằng với gà nướng, cơm nếp và món nộm đu đủ xanh chua ngọt.

6. Bữa trưa trường học – Phần Lan

Thực đơn của một ngôi trường ở Phần Lan
Thực đơn của một ngôi trường ở Phần Lan

Phần Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp bữa trưa miễn phí cho mọi học sinh, và luật pháp yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn dinh dưỡng cao. Những món ăn truyền thống của người Phần Lan thường xuất hiện trong thực đơn như cháo đại mạch, súp hoa quả các loại, súp cá hồi, súp thịt, súp đậu, súp khoai tây và khoai lang, xúc xích và một số món ăn khác của Phần Lan.

7. Bữa trưa trường học – Ấn Độ

Thực đơn của một ngôi trường ở Ấn Độ
Thực đơn của một ngôi trường ở Ấn Độ

Tại Ấn Độ, nơi tất cả các học sinh trường Công lập được cung cấp các bữa ăn trưa miễn phí. Thực đơn ở mỗi khu vực có đặc điểm riêng như miền Bắc Ấn Độ có món parathas – bánh mì xốp dày dặn đi kèm với boondi raita. 

8. Bữa trưa trường học – Hy Lạp

Thực đơn của một ngôi trường ở Hy Lạp
Thực đơn của một ngôi trường ở Hy Lạp

Cơm trưa tại đây chủ yếu là những món ăn kiểu truyền thống. bình thường các học sinh sẽ có gà nướng, orzo, bánh lá nho nhồi, salad cà chua và dưa chuột. Món tráng miệng sẽ là sữa chua Hy Lạp ăn kèm với hạt lựu và cam.

9. Bữa trưa trường học – Na Uy

Các trường học ở Na Uy không có nhà ăn nên trẻ em mang theo bữa trưa nhẹ từ nhà, thực đơn bao gồm bánh sandwich với ganwurst – một loại xúc xích gan lợn trộn với các loại gia vị đậm đà như bạch đậu khấu, rau mùi và quả chùy. 

10. Bữa trưa trường học – Việt Nam

Bữa trưa trường học - Việt Nam
Bữa trưa trường học – Việt Nam

Bữa trưa  của học sinh Việt Nam tại các trường bán trú thườn được đảm bảo cung cấp tối thiểu 3 món ăn chính là món mặn, món canh và rau củ xào. Thực đơn được đổi mới mỗi ngày. Các em cũng có thể có phần tráng miệng thêm với trái cây như chuối, táo, lê, dưa hấu…

Mỳ đen jajangmyeon tượng trưng ngày Valentine đen ở Hàn Quốc

Mỳ đen jajangmyeon tượng trưng ngày Valentine đen ở Hàn Quốc

Ngày Valentine đen 14/4 là dịp lễ kỷ niệm thú vị dành cho người độc thân có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Đây là ngày lễ dành riêng cho người độc thân muốn tìm nửa kia của mình, vậy vào ngày này các bạn trẻ độc thân thường mặc trang phục đen theo đúng tinh thần Black Valentine, cùng ăn món mì đen Jajangmyeon.

1. Ngày 14/4 là ngày gì?

Valentine đen là ngày để người độc thân dành thời gian cho bản thân mình.
Valentine đen là ngày để người độc thân dành thời gian cho bản thân mình.

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày 14 tháng 4 được gọi là ngày Valentine Đen (Black Valentine) – một ngày kỷ niệm dành cho những người độc thân, những người vẫn còn đang tìm kiếm nửa kia cho cuộc đời mình. 

Tương tự như ngày Valentine Đỏ (ngày 14/2), hay Valentine Trắng (ngày 14/3) rất phổ biến, Valentine Đen tuy mang gam màu đen bí ẩn nhưng lại là ngày hội được rất nhiều người hưởng ứng, diễn ra vô cùng náo nhiệt ở Hàn Quốc. Vào ngày này, các nam thanh nữ tú còn đang độc thân sẽ tụ họp lại để cùng nhau vui chơi, ăn uống.

2. Nguồn gốc ngày Valentine đen 14/4

Nguồn gốc ngày Valentine đen 14/4 xuất phát từ Hàn Quốc. Vào ngày này, những người cô đơn, độc thân (FA) tại Hàn Quốc sẽ tụ họp với nhau, cùng mặc trang phục màu đen theo đúng tinh thần Black Valentine. 

Trong ngày 14/4, hội FA sẽ vừa thưởng thức món mì đen truyền thống (Jajangmyeon) vừa tâm sự, chia sẻ với nhau về chuyện tình cảm, với mong muốn sớm tìm được một nửa kia của mình. Đồng thời, hội FA cũng cho mọi người biết rằng họ đã và đang tận hưởng cuộc sống của người độc thân vô cùng vui vẻ, hạnh phúc.

Hiện nay, ngày 14/4 – Valentine đen không chỉ phổ biến ở Hàn Quốc mà còn được đông đảo bạn trẻ châu Á (trong đó có Việt Nam) biết đến và hưởng ứng nhiệt liệt. Thậm chí, ngay cả vào ngày Valentine đỏ 14/2 hay Valentine trắng 14/3, hội độc thân vẫn vui vẻ tụ tập mà chẳng cần phải chờ đến 14/4.

3. Ý nghĩa ngày Valentine đen 14/4

Ý nghĩa ngày Valentine đen 14/4 được xây dựng dựa trên yếu tố lãng mạn của hai ngày lễ tình nhân đỏ và trắng. Tuy nhiên, nếu hai ngày lễ tình yêu trên là dành cho những cặp đôi trao quà cho nhau thì Valentine đen 14/4 được sinh ra để tôn thờ chủ nghĩa độc thân.

Trái với cái tên u ám, đây là dịp để hội độc thân vui chơi, giải trí bên gia đình và bạn bè. Thay vì gặm nhấm nỗi buồn một mình như trong ngày Valentine đỏ hoặc Valentine trắng, bạn trẻ độc thân sẽ diện đồ đẹp, cùng hội bạn thân đi dạo phố, mua sắm và tự thưởng cho mình những món quà yêu thích.

Bạn có thể tự do thưởng cho mình một món quà yêu thích như bộ váy, đôi giày, thỏi son… hoặc bất kỳ thứ gì yêu thích; tự tới rạp chiếu phim và xem một bộ phim hay. Nếu dễ chạnh lòng, tốt nhất nên tránh các thể loại phim tình cảm lãng mạn.

Nếu muốn kiếm tìm một nửa của mình, hãy đăng ký tham gia vào các câu lạc bộ dành cho người độc thân. Có thể bạn sẽ tìm thấy ý trung nhân ở đó. Valentine đen cũng là dịp để bạn dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè bằng cách tự tay nấu những món ăn yêu thích và cùng những người thân yêu thưởng thức.

Valentine đen cũng là dịp để bạn dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè bằng cách tự tay nấu những món ăn yêu thích và cùng những người thân yêu thưởng thức. Valentine đen còn mang thêm một thông điệp, là lời nhắc nhở những ai đang cô đơn biết quý trọng bản thân cũng như lời chúc sớm tìm được người trong mộng. Ngày lễ tình yêu dù ở sắc màu nào cũng đều ngọt ngào với mọi người. 

4. Tại sao mỳ tương đen đại diện cho ngày Valentine đen 14/4?

Mỳ đen jajangmyeon là sự tổng hợp đa dạng của các nguyên liệu và màu sắc, tượng trưng cho những tầng cảm xúc của mỗi con người. Màu đen của sốt tương tượng trưng cho sự đồng cảm về tâm hồn của những người độc thân. Vì thế, món ăn như lời nhắn của dân FA dành cho nhau, rằng họ sẽ mau chóng tìm được một nửa thích hợp cho mình.

Ngày Valentine đen 14.4 mọi người thường cùng ăn món mì đen Jajangmyeon
Ngày Valentine đen 14.4 mọi người thường cùng ăn món mì đen Jajangmyeon

Từ đó, mỳ tương đen trở thành món ăn truyền thống cho ngày Black Day – Black Valentine, hay còn gọi là ngày độc thân của Hàn Quốc. Sinh viên các trường đại học ở Hàn còn dùng món mỳ này thay thế cho suất ăn trưa, với quan niệm rằng “năm sau sẽ khác”. Họ cũng thường mặc đồ đen, thưởng thức một tô jajangmyeon thật lớn để thể hiện sự đồng cảm giữa những “tâm hồn cô đơn”.

Dù lựa chọn làm gì trong ngày Valentine đen, ý nghĩa ngày 14/4 vẫn là ngày lễ để những người độc thân cảm nhận được sự hạnh phúc và trân trọng khoảng thời gian mà mình chưa thuộc về ai.

Nghệ thuật thiết kế bao bì giữa hiện đại và truyền thống ở Nhật

Nghệ thuật thiết kế bao bì giữa hiện đại và truyền thống ở Nhật

Thiết kế từ đơn giản đến bắt mắt của bao bì được ứng dụng ở Nhật Bản khiến chúng trở nên vô cùng hài hòa và tạo nét đặc sắc riêng trong từng sản phẩm.

Cách đóng gói hàng ở Nhật không chỉ đơn thuần là giữ gìn hàng hóa mà còn thể hiện sự tinh tế và độc đáo, chúng mang đến sự tiện lợi đi kèm với chất lượng bên trong khiến du khách cảm thấy bất ngờ và thích thú.

Cách đóng gói thể hiện sự tiện lợi
Cách đóng gói thể hiện sự tiện lợi

Dưới đây là những đặc trưng trong nghệ thuật thiết kế bao bì của người Nhật.

1. Các sản phẩm thể hiện tính chân thực

Kích thước sản phẩm bên trong hoàn toàn trùng khớp với bao bì.
Kích thước sản phẩm bên trong hoàn toàn trùng khớp với bao bì.

Bạn bè quốc tế khi sử dụng những sản phẩm “made-in-Japan” đều lấy làm bất ngờ và thán phục vì độ chân thật đến hoàn hảo của bao bì hàng hóa xứ Nhật: hình minh họa thế nào thì sản phẩm được đóng gói bên trong cũng như vậy, từ vẻ ngoài cho đến kích thước.

2. Nghệ thuật của sự hài hòa

Người Nhật thể hiện phong cách sống, văn hóa và nghệ thuật qua những thiết kế bao bì thu hút và phù hợp với thị hiếu của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội.

Sản phẩm dành cho trẻ em, giới trẻ thường có thiết kế rực rỡ, nhiều màu sắc theo kiểu kawaii (dễ thương, đáng yêu) hay in hình các nhân vật trong thế giới 2D như anime và manga.

Bao bì đồ ăn vặt của trẻ em với màu sắc rực rỡ và hình ảnh vui nhộn.
Bao bì đồ ăn vặt của trẻ em với màu sắc rực rỡ và hình ảnh vui nhộn.

Tương phản với thiết kế màu sắc, nổi bật là những thiết kế đầy thanh lịch và tinh tế theo phong cách Nhật Bản truyền thống. Chúng được đặc trưng bởi bảng màu cổ điển, kiểu dáng truyền thống, kết hợp cùng họa tiết Nhật Bản như Seigaiha (sóng biển), hoa anh đào, cá koi…

Thiết kế truyền thống theo phong cách tối giản.
Thiết kế truyền thống theo phong cách tối giản.

Vẻ đẹp văn hóa đan xen giữa truyền thống và hiện đại thể hiện rất rõ trong các xu hướng thiết kế bao bì phong phú của xứ Nhật.

Bao bì với hoa văn và cách gói truyền thống.
Bao bì với hoa văn và cách gói truyền thống.

3. Độc đáo, mới lạ và tiện lợi

Hàng hóa, sản phẩm của nước Nhật thoạt nhìn đôi khi có vẻ khó hiểu hoặc kỳ lạ vì có những thiết kế trông khá dư thừa. Tuy nhiên, khi ứng dụng trong thực tế, chúng lại mang đến sự tiện lợi đầy bất ngờ và không kém phần thú vị.

Như phần đáy của mỳ ly Nhật luôn tặng kèm một miếng dán trong suốt hình chữ nhật. Miếng dán này giúp bạn cố định nắp hộp mì trong lúc ủ mì. Ngoài ra còn có những hộp mì xào tiện lợi có lỗ thoát nước ở góc cho phép bạn dễ dàng đổ nước nóng ra ngoài khi mỳ chín, sau đó trộn các gói gia vị vào và thưởng thức.

Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ
Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ

Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ, giúp kiểm soát tốt lượng sốt khi đổ ra. Còn các gói sốt trong sản phẩm ăn liền luôn có thiết kế mở độc đáo với lằn ranh ở giữa, khi gập đôi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng. Các sản phẩm thường có gói đựng sốt 2 trong 1 để giúp người dùng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong việc chế biến sốt ăn kèm.

Nắp sữa chua chống dính.
Nắp sữa chua chống dính.

Nước Nhật cũng nổi tiếng khi sở hữu những nắp hộp sữa chua chống dính, không bị trường hợp sữa chua dính trên nắp giấy bạc như chúng ta thường thấy. Công ty Meiji đã ứng dụng một công nghệ chống dính vào sản phẩm của họ, đó là phủ thêm một lớp mỏng sáp nano kị nước, hoạt động tương tự tính chất của lá sen, trên nắp vỏ hộp sữa chua.

Hộp sữa được thiết kế có một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng hộp để người khiếm thị có thể phân biệt sữa với các đồ uống khác khi sờ vào.
Hộp sữa được thiết kế có một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng hộp để người khiếm thị có thể phân biệt sữa với các đồ uống khác khi sờ vào.

4. Thân thiện với môi trường

Ngày nay, xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và người Nhật đã đưa bao bì “xanh” lên tầm cao mới khi sử dụng các loại giấy truyền thống như washi cùng giấy kraft để sáng tạo nên nhiều mẫu mã đẹp mắt.

Tận dụng bao bì để xếp Origami.
Tận dụng bao bì để xếp Origami.

Thực phẩm ăn liền như Onigiri (cơm nắm) cũng dùng giấy để gói tại các cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven và FamilyMart. KitKat hay các sản phẩm bánh kẹo cũng thay bằng bao bì giấy, những bao bì này được nhiều người tận dụng để theo đuổi nghệ thuật gấp giấy Origami hay nghệ thuật cắt giấy Kirigami.

Tác phẩm cắt giấy của nghệ sĩ Harukiru tận dụng vỏ hộp bánh.
Tác phẩm cắt giấy của nghệ sĩ Harukiru tận dụng vỏ hộp bánh.

5. Giải thưởng Thiết kế bao bì Nhật Bản

Giải thưởng Thiết kế bao bì Nhật Bản (Japan Package Design Awards) được tổ chức 2 năm một lần thu hút nhiều tên tuổi mới cũng như các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Sony, Pola, Coca-Cola,… tham gia. Cùng chiêm ngưỡng những thiết kế bao bì độc đáo tại giải thưởng này!

Japan Package Design Awards 2015
Japan Package Design Awards 2015
Japan Package Design Awards 2017
Japan Package Design Awards 2017
Japan Package Design Awards 2019
Japan Package Design Awards 2019

Đề cử ẩm thực Italy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể

Đề cử ẩm thực Italy vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể

Chính phủ Italy đã quyết định đề xuất đưa ẩm thực Italy vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO đại diện của nhân loại và quá trình đánh giá sẽ được hoàn thành chậm nhất vào tháng 12/2025. Quyết định trên được đưa ra theo đề xuất của Bộ trưởng Nông nghiệp và Chủ quyền Lương thực Francesco Lollobrigida và Bộ trưởng Văn hóa Gennaro Sangiuliano của Italy. Giáo sư Pier Luigi Petrillo thuộc ĐH LUISS Guido Carli (Rome, Italy) đã được tin tưởng trở thành tác giả cho hồ sơ đề cử này.

Italy đang đề cử nền ẩm thực nước này ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.
Italy đang đề cử nền ẩm thực nước này ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO.

Từ mì ống được làm thủ công theo công thức gia đình, pizza nướng củi trong các nhà hàng lâu đời cho đến kem gelato trái cây và cà phê thơm ngon, ẩm thực Italy là một trong những nền ẩm thực được yêu thích nhất thế giới và có thể sớm được công nhận và bảo vệ như một di sản thế giới. 

Hồ sơ đề cử nhấn mạnh tầm quan trọng của ẩm thực Italy trong lĩnh vực văn hóa xã hội, đồng thời nhấn mạnh tác động của nó trong việc định hình văn hóa và truyền thống của đất nước.

Pizza - biểu tượng của ẩm thực Italy.
Pizza – biểu tượng của ẩm thực Italy.

Tổ chức UNESCO đang xem xét hồ sơ và cân nhắc đề xuất của Chính phủ Italy. Dự kiến quyết định chính thức được công bố vào tháng 12/2025. Trước đó, vào năm 2017, nghệ thuật làm bánh pizza Napoli của miền Nam Italy đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể với sự ủng hộ và công nhận của hơn hai triệu người. Cho đến nay, Italy được coi là quốc gia sở hữu nhiều di sản thế giới nhất, với tổng cộng 58 di sản thế giới được UNESCO công nhận. Với 53 di sản văn hóa thế giới và 5 di sản thiên nhiên. Số lượng di sản của Italy nhiều do đây là nơi bắt nguồn của Đế chế La Mã hùng mạnh, cũng như phong trào văn hóa Phục Hưng.

Di sản nổi tiếng nhất của Italy là tháp nghiêng Pisa (được công nhận năm 1987) – tháp chuông bên cạnh nhà thờ Pisa, trong quảng trường Piazza dei Miracoli (Quảng trường Màu nhiệm).

Các mái vòm của Bologna được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể ở Italy năm 2021
Các mái vòm của Bologna được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể ở Italy năm 2021

Hai di sản mới được công nhận gần đây nhất – năm 2021 – là các mái vòm của Bologna (The Porticoes of Bologna) và những bức tranh tường thế kỷ 14 ở Padua.

Công ty Nhật Bản ra mắt thực phẩm thay thế gan ngỗng béo

Công ty Nhật Bản ra mắt thực phẩm thay thế gan ngỗng béo

Đầu tháng 4 này, một công ty đóng gói thịt Nhật Bản NH Foods vừa cho ra mắt loại thực phẩm thay thế gan ngỗng béo (foie gras), với thành phần chủ yếu từ gan gà. Để bắt chước hương vị và kết cấu riêng biệt như bản gốc mà không dựa vào phương pháp chăn nuôi gia cầm vốn gây nhiều tranh cãi được sử dụng để sản xuất gan ngỗng, món ăn nổi tiếng của nước Pháp.

Ngoài gan gà, sản phẩm của NH Foods là sự kết hợp hài hòa các nguyên liệu như mỡ heo, lòng đỏ trứng… Đặc biệt, sản phẩm gan gà của NH Foods có giá thành chỉ bằng 1/3 so với món gan ngỗng thượng hạng của Pháp. Theo đó, mỗi phần gan gà 120 gram có giá 3.218 yen (24 USD), được tặng kèm một loại sốt dấm balsamic đặc biệt.

Một công ty thực phẩm Nhật Bản đã thay gan ngỗng đắt đỏ bằng gan ga.
Một công ty thực phẩm Nhật Bản đã thay gan ngỗng đắt đỏ bằng gan ga.

Trước mắt, sản phẩm sẽ được bán thí điểm trên một trang web của công ty Makuake. Vào tháng 6 tới đây, sản phẩm này sẽ chính thức có mặt trên trang thương mại điện tử của NH Foods. 

Ông Kenji Takasaki, trưởng bộ phận phát triển kinh doanh của công ty NH Foods tự hào cho biết “Đây là một sản phẩm mà ngay cả những người chưa từng nếm thử gan ngỗng cũng có thể thưởng thức được”. Gan ngỗng được coi là một trong những di sản văn hóa và ẩm thực của nước Pháp, làm từ gan ngỗng hay vịt. Để có được gan béo của ngỗng hay vịt, người nuôi vỗ béo để gan của chúng tăng lên gấp 10 lần so với kích thước bình thường và có nhiều mỡ hơn. Theo các nhà bảo vệ động vật, quá trình này có thể khiến những con vịt, ngỗng quá lớn, không thể đi lại hoặc thở được.

Vì thế, tuy là một di sản của ẩm thực Pháp, gan ngỗng béo (foie gras) bị các nhà bảo vệ động vật lên án dữ dội. Ở châu Âu, nhiều quốc gia khác trong đó có Anh, Phần Lan, Israel, Đức, Ý và Na Uy, cũng cấm sản xuất gan ngỗng hoặc vịt. 

Năm 2022, Hội đồng thành phố New York đã thông qua lệnh cấm phục vụ và kinh doanh gan ngỗng trong thành phố. Đây là một trong những thị trường tiêu thụ gan ngỗng lớn nhất của Mỹ.

5 phong tục cầu may đầu năm mới của người Nhật Bản

5 phong tục cầu may đầu năm mới của người Nhật Bản

Vào những đầu năm mới, người Nhật thường chào đón năm mới bằng những hoạt động như thưởng thức mì soba, tham gia sự kiện đếm ngược chào đón năm mới…, những điều này không chỉ khép kín trong lĩnh vực tâm linh mà còn thể hiện văn hóa lâu đời ở Nhật Bản, bạn đang dự định ghé thăm Nhật Bản đừng quên tìm hiểu những nền văn hóa đặc sắc ở Nhật Bản nhé, Dưới đây là 4 phong tục cầu may cháo đón năm mới phổ biến tại ”xứ sở mặt trời mọc”.

1. Treo cờ hình cá chép

Từ giữa tháng 4 đến những ngày đầu tháng 5 hàng năm, người dân xứ mặt trời mọc thường treo những lá cờ hình chú cá chép trước nhà. Đây là một biểu tượng may mắn, gắn liền với điển tích “cá chép hóa rồng”, thể hiện mong ước con cái của họ sau này sẽ bay cao, xa và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Cờ cá chép thể hiện ước mong thành công như cá chép hóa rồng
Cờ cá chép thể hiện ước mong thành công như cá chép hóa rồng

Cờ cá chép thông thường có màu đen, đỏ và xanh. Màu đen an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình, đại diện cho người bố. Màu đỏ ấm áp tượng trưng cho người mẹ. Còn màu xanh là màu của chồi non đầy nhựa sống tượng trưng cho con cái. 3 con cá chép đại diện cho một gia đình yên ấm, hòa thuận.

2. Thưởng thức Toshikoshi-soba (Mì trường thọ) 

Mì Soba sốt cà chua thịt gà được chế biến với công thức bổ dưỡng và thơm ngon.
Mì Soba sốt cà chua thịt gà được chế biến với công thức bổ dưỡng và thơm ngon.

Mì đón năm mới – Toshikoshisoba là tên của loại mì được ăn vào đêm giao thừa 31/12 để gửi gắm những ước vọng cho một năm mới bình an. Tại vùng Kanto, mì được ăn kèm với tempura, tại vùng Kansai mì được ăn kèm với cá trích nishin. Tuỳ vào mỗi vùng mà người ta sẽ ăn kèm mì soba với một món khác nhau. Đây là phong tục có từ thời Edo, so với những loại mì khác thì mì soba dễ cắt hơn, chính vì thế việc ăn mì soba vào năm mới mang ý nghĩa cắt đứt tai ương của một năm đã qua. 

3. Tham gia sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới

Sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới được tổ chức vào 1.1 hàng năm
Sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới được tổ chức vào 1.1 hàng năm

Tại Nhật Bản, những sự kiện đếm ngược được tổ chức tại các công viên chủ đề, hay tại buổi trình diễn Live của các nghệ sĩ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Sự kiện đếm ngược tại công viên Disney Land ở Tokyo hay sự kiện đếm ngược tại công viên Universal ở Osaka cực kỳ được yêu thích. Một điều đặc biệt là vào ngày đầu năm mới 1/1, tại các thành phố lớn xe điện sẽ hoạt động suốt 24 giờ.

4. Trứng Kurotamago

Trứng Kurotamago có màu đen và hương vị đặc trưng.
Trứng Kurotamago có màu đen và hương vị đặc trưng.

Đây là món trứng đen (trứng trường thọ) nổi tiếng của người Nhật. Vốn là những quả trứng gà bình thường, sau khi luộc trong các hồ nước nóng tự nhiên ở vùng núi lửa Hakone sẽ hóa đen. Lý do là lưu huỳnh trong nước đã làm đổi màu vỏ trứng và tạo nên một mùi vị đặc biệt khi thưởng thức. Người Nhật tin rằng nếu ăn một quả trứng đen, bạn sẽ kéo dài tuổi thọ thêm 7 năm.

5. Tặng búp bê Daruma cho người thân, bạn bè

Búp bê Daruma được nhận xét là có vẻ ngoài giống vị Bồ Đề Lạt Ma. Đây là món quà để tặng bạn bè, người thân trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi có dự định mới nhằm đem đến những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tặng búp bê Daruma cho người thân nhằm mang đến lời chúc tốt đẹp
Tặng búp bê Daruma cho người thân nhằm mang đến lời chúc tốt đẹp

Búp bê được bán nhưng không có mắt. Khi đem về nhà, người mua sẽ vẽ một mắt rồi nói lên tâm nguyện của mình. Khi điều ước trở thành hiện thực sẽ vẽ mắt còn lại. Trong rất nhiều màu sắc, búp bê Daruma có màu đỏ truyền thống vẫn thường được người Nhật Bản lựa chọn nhiều nhất.

Nhật Bản được biết đến với nền văn hóa đặc sắc được gìn giữ và kế truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài những phong tục cầu may phổ biển ở trên du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động khác khi ghé thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị khi ghé đến ”xứ sở mặt trời mọc”, thời điểm vào tháng 4 đến tháng 5 mua hoa anh đào nở rộ khắp các nẻo đường du khách có thể thưởng thức sắc hoa thơ mộng tại đây.

Trải nghiệm chợ ẩm thực mua món ăn bằng đồng xu cổ ở Hàn Quốc

Trải nghiệm chợ ẩm thực mua món ăn bằng đồng xu cổ ở Hàn Quốc

 Một trong những ngôi chợ mua sắm truyền thống ở Hàn Quốc được nhiều du khách ghé thăm phải nhắc đến chợ ẩm thực Tongin (Seoul, Hàn Quốc ), nơi du khách có thể trải nghiệm các hoạt động mua các món ăn bằng đồng xu cổ ở Hàn Quốc. Nhiều người lớn tuổi Hàn Quốc cũng tìm tới đây để ôn lại ký ức.

Đến Seoul (Hàn Quốc), ngoài tham quan những điểm du lịch quen thuộc, du khách đừng quên ghé thăm chợ ẩm thực Tongin để thưởng thức các món ngon truyền thống của xứ sở kim chi cũng như trải nghiệm có “một không hai” ở đây.

Khách đến chợ sẽ được trải nghiệm mua món ăn bằng đồng xu cổ của Hàn Quốc
Khách đến chợ sẽ được trải nghiệm mua món ăn bằng đồng xu cổ của Hàn Quốc

Chợ ẩm thực Tongin nằm gần cung điện Gyeongbokgung (Cảnh Phúc Cung). Điều đặc biệt nhất ở khu chợ này đó là du khách có thể mua đồng xu gọi là “Yeopjeon” – một loại đồng tiền cổ lưu hành trong thời đại Joseon và dùng nó để mua các món ăn tại cửa hàng trong chợ.

Đoàn khách Việt trải nghiệm đổi đồng won lấy đồng xu cổ để mua món ăn tại chợ ẩm thực Tongin
Đoàn khách Việt trải nghiệm đổi đồng won lấy đồng xu cổ để mua món ăn tại chợ ẩm thực Tongin

Để có thể thưởng thức các món ăn ở đây du khách cần đổi tiền từ 10.000 won để được 20 đồng xu cùng một chiếc khay đựng đồ ăn để tự đi chọn món. Khu chợ có khoảng 80 gian hàng với các món ăn truyền thống như: bánh gạo, thịt nướng canh rong biển, kim chi…

Những món ăn đặc trưng Hàn Quốc được các đầu bếp chế biến trước mặt khách
Những món ăn đặc trưng Hàn Quốc được các đầu bếp chế biến trước mặt khách

Trong khu chợ ẩm thực Tongin sẽ có các khu để bạn có thể thưởng thức món ăn vừa mới mua. Chị Hoàng Oanh (36 tuổi, du khách Việt) nhận xét: “Tôi có cảm giác như du hành về quá khứ của Hàn Quốc vậy. Ở đây có gà rán với nhiều biến tấu, miến trộn, nước uống đều rất ngon, giá hợp lý”.

Bên cạnh đó, cũng có một số món ăn được chế biến sẵn, đóng hộp
Bên cạnh đó, cũng có một số món ăn được chế biến sẵn, đóng hộp

Khách đến khu chợ này đa số là người dân địa phương, nhiều gia đình dẫn theo trẻ em tới để các em được trải nghiệm mới. Ngoài ra, nhiều ông bà cụ lớn tuổi cũng đến chợ để tìm lại ký ức xưa.

Khu chợ ẩm thực Tongin hoạt động từ 11 - 15 giờ, cuối tuần thì từ 11 - 16 giờ
Khu chợ ẩm thực Tongin hoạt động từ 11 – 15 giờ, cuối tuần thì từ 11 – 16 giờ

Du khách đến chợ ẩm thực Tongin có thể trải nghiệm mua đồ ăn bằng đồng xu cổ Hàn Quốc từ 11 – 15 giờ mỗi ngày, cuối tuần thì tới 16 giờ. Sau khung giờ trên, nếu không dùng hết đồng xu, bạn có thể đổi lại đồng won để tiếp tục đi chợ.

Người dân bản địa thường ghé khu chợ này cùng gia đình của họ
Người dân bản địa thường ghé khu chợ này cùng gia đình của họ

Tất cả các món ăn truyền thống của người Hàn Quốc đều có ở đây, bạn có thể ghé đến để thưởng thức ẩm thực cũng như trải nghiệm cảm giác như ‘du hành về quá khứ’ ở khu chợ ẩm thực nổi tiếng này.