Một số nước cho phép chuyển đổi visa sang hộ chiếu mới cấp dễ dàng, không mất phí. Kể từ 1/3, Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử (hộ chiếu sinh trắc học) cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Hộ chiếu và visa là 2 loại giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có khi người nước ngoài muốn nhập cảnh và được phép lưu trú tại một đất nước khác. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bạn phải chuyển visa sang hộ chiếu mới và bỏ hẳn hộ chiếu cũ.

1. Vì sao phải chuyển visa sang hộ chiếu mới?
Chuyển visa sang hộ chiếu mới được coi là thủ tục bắt buộc đối với người nước ngoài, được áp dụng trong trường hợp người ngoại quốc thay đổi hộ chiếu của mình trong thời gian đang tạm trú tại Việt Nam. Một số lý do trong quá trình tạm trú tại Việt Nam bạn bắt buộc phải đổi sang cuốn hộ chiếu mới:
- Hộ chiếu bị hết trang đóng visa
- Hộ chiếu bị mất, bị rách, hỏng
- Thời hạn còn lại của hộ chiếu quá ngắn
Và lẽ tất nhất khi bạn đã có cuốn hộ chiếu mới thì hộ chiếu cũ sẽ hết giá trị sử dụng, bị bấm lỗ hoặc cắt góc. Khi đó bạn không thể dùng hộ chiếu cũ để xuất cảnh khỏi Việt Nam được nữa. Lúc này, visa trong hộ chiếu cũ vẫn còn hạn thì bắt buộc phải chuyển visa sang hộ chiếu mới thì mới có hiệu lực sử dụng.
Theo nguyên tắc, khi mới chuyển đổi sang hộ chiếu mới, chủ hộ chiếu cần xin lại visa để có thể nhập cảnh vào các quốc gia khác.
Tuy nhiên, có một số quốc gia cho phép chuyển đổi visa sang hộ chiếu mới một cách đơn giản, miễn là trong thời hạn visa còn hiệu lực.
Với Anh, Canada, Mỹ và một số quốc gia thuộc khối Schengen (Đức, Pháp, Tây Ban Nha…), visa còn hiệu lực trên hộ chiếu cũ vẫn có giá trị sử dụng khi nhập cảnh với hộ chiếu mới. Để nhập cảnh tại các nước này, người nhập cảnh cần mang theo cả hộ chiếu cũ và hộ chiếu mới đến cửa khẩu mà không cần xin cấp lại visa. Lưu ý là mọi thông tin cá nhân trên 2 hộ chiếu này phải tương đồng.
Đối với Hàn Quốc và Australia, du khách có thể đăng ký thay đổi thông tin hộ chiếu mới tại trang web của cơ quan ngoại giao các nước với điều kiện visa vẫn còn hiệu lực. Thời gian chuyển đổi visa Australia sang hộ chiếu mới là 3 ngày.
Đối với việc chuyển đổi visa khi muốn nhập cảnh vào New Zealand, bạn cần điền thông tin cá nhân vào tờ khai, nộp những giấy tờ cần thiết có chứng thực và có thể cần đóng phí cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực New Zealand (VAC) tại địa phương.
2. Các thủ tục chuyển visa sang hộ chiếu mới
Sau khi nhận được hộ chiếu mới để chuyển visa từ cuốn hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới một cách hợp lệ người nước ngoài cần tiến hành thủ tục chuyển visa sang hộ chiếu mới theo trình tự được quy định như sau:
2.1 Chuẩn bị hồ sơ
Người nước ngoài dù đang tạm trú ở Việt Nam với mục đích công tác, du lịch, đầu tư, thăm thân khi muốn thực hiện thủ tục chuyển visa sang hộ chiếu mới đều cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ như:

Hộ chiếu người nước ngoài (cả cũ và mới)
Visa còn hạn đang sử dụng
Đơn xin chuyển đổi visa theo mẫu NA5
Trường hợp có người thân Việt Nam bảo lãnh: Mẫu NA5 cần có xác nhận của công an cấp xã, nơi người bảo lãnh thường trú.
Trường hợp khác: Mẫu NA5 cần có xác nhận của tổ chức, cơ quan bảo lãnh.
nước ngoài tại Việt Nam tiến hành nộp hồ sơ chuyển visa sang hộ chiếu mới tại một trong hai địa điểm:
Phòng quản lý xuất nhập cảnh, nơi cá nhân, tổ chức bảo lãnh thường trú có trụ sở.
Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam ở khu vực bạn đang tạm trú:
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. HCM
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ sẽ tiếp nhận và ghi biên nhận, hẹn ngày nhận kết quả. Trường hợp giấy tờ sai sót thì cán hộ sẽ hướng dẫn để bạn hoàn thiện hồ sơ sớm nhất.
2.2 Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ người nước ngoài hoặc người thân, doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam tiến hành nộp hồ sơ chuyển visa sang hộ chiếu mới tại một trong hai địa điểm:
Phòng quản lý xuất nhập cảnh, nơi cá nhân, tổ chức bảo lãnh thường trú có trụ sở.
Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam ở khu vực bạn đang tạm trú:
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. HCM
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ sẽ tiếp nhận và ghi biên nhận, hẹn ngày nhận kết quả. Trường hợp giấy tờ sai sót thì cán hộ sẽ hướng dẫn để bạn hoàn thiện hồ sơ sớm nhất.
2.3 Nhận kết quả
Sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, người nước ngoài hoặc đại điện doanh nghiệp bảo lãnh đến cơ quan thẩm quyền nhận kết quả. Thực hiện đóng lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Ưu thế của hộ chiếu gắn chip

So với mẫu hộ chiếu cũ được cấp từ ngày 1/7/2022, hộ chiếu gắn chip giống về mặt hình thức như kích thước hay màu sắc. Tuy nhiên hộ chiếu mới được in biểu tượng chip ở mặt bìa.
Điểm khác biệt và ưu việt của hộ chiếu gắn chip nằm ở con chip nhỏ được gắn ở bìa sau, lưu trữ mọi thông tin được mã hoá của người mang hộ chiếu, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin sinh trắc học như vân tay, mống mắt…
Với nhiều nước, hộ chiếu gắn chip của một số quốc gia còn có thể nhập cảnh qua khu vực riêng với quá trình nhanh gọn, tiết kiệm thời gian hơn.
Hiện nay, đã có hơn 150 quốc gia trên thế giới sử dụng hộ chiếu gắn chip với khoảng 400 triệu hộ chiếu loại này đang lưu hành.
Trên đây là thủ tục đổi hộ chiếu mới nhưng vẫn giữ được visa ở hộ chiếu cũ bạn cần nắm, rất đơn giản và dễ thực hiện phải không nào. Nếu làm hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi, các bước thực hiện cũng tương tự như trên.