Thông thường các quốc gia sẽ chọn một thành phố duy nhất làm thủ đô chính thức. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều quốc gia chia thành các thủ đô hành chính, lập pháp và tư pháp khác nhau. Dưới đây là 12 quốc gia có nhiều hơn một thủ đô có thể bạn chưa biết.
1. Hà Lan: Amsterdam và The Hague
Amsterdam một thành phố ở châu Âu thu hút nhiều khách du lịch nhất trên thế giới. Với vô số những con kênh chằng chịt trải qua thời kỳ lịch sử lâu đời.

Tuy nhiên, mặc dù hiến pháp của Hà Lan chỉ định Amsterdam là thủ đô của đất nước, mọi công việc quản lý đất nước lại thực sự diễn ra ở The Hague. Đây cũng là nơi đặt các cơ quan quản lý chính của đất nước như tòa án tối cao.
2. Nam Phi: Cape Town, Pretoria, Bloemfontein
Nam Phi là quốc gia duy nhất có ba thành phố thủ đô. Nằm giữa bờ biển và Núi Bàn, Cape Town từng là thủ phủ của Thuộc địa Cape của Anh và hiện là thủ đô lập pháp của đất nước. Pretoria là nơi có trụ sợ cơ quan hành chính quốc gia, được biết đến với mùa jacaranda vào tháng 9. Thủ đô thứ ba của Nam Phi là Bloemfontein, thành phố đóng vai trò là thủ đô tư pháp.
3. CH Czech: Praha, Brno
Với những ngọn tháp Gothic và những mái nhà kiểu Baroque đặc trưng, Praha là thủ đô nổi tiếng thế giới và biểu tượng của văn hóa cũng như lịch sử CH Czech. Lâu đài Praha rộng lớn là văn phòng chính thức của tổng thống nước này. Trong khi đó, tòa án tối cao của CH Czech nằm ở Brno, thủ đô thứ hai ít được biết đến.
4. Montenegro: Cetinje, Podgorica
Các tòa lâu đài cổ kính hay các viện bảo tàng lớn là minh chứng cho những năm tháng huy hoàng của thủ đô Cetinje, nơi đặt dinh thự của tổng thống Montenegro.
Tuy nhiên, giờ đây Cetinje chỉ còn là “Thủ đô của Hoàng gia cũ”, khi đánh mất đi sự nổi bật và thu hút của mình so với thành phố lớn hơn là Podgorica. Đến nay, Podgorica được coi là thủ đô chính thức của Montenegro.
5. Bờ Biển Ngà: Yamoussoukro, Abidjan
Thủ đô chính thức của Bờ Biển Ngà là Yamoussoukro, nơi được Tổng thống Félix Houphouët-Boigny (người lãnh đạo đất nước từ năm 1960 – 1993) tuyên bố trở thành thủ đô thứ hai của đất nước vào năm 1983. Trên thực tế, thủ đô ban đầu Abidjan là nơi đặt trụ sở của chính phủ, trung tâm thương mại, ngân hàng và cũng là thành phố lớn nhất cả nước.
6. Malaysia: Kuala Lumpur và Putrajaya
Thủ đô Kuala Lumpur nổi tiếng với nhiều du khách với biểu tượng tòa tháp đôi rực rỡ ánh đèn, những trung tâm mua sắm, các quán bar náo nhiệt trên tầng thượng suốt đêm. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của cơ quan lập pháp, cung điện của quốc vương.

Ngoài ra, vào năm 1995, chính phủ bắt đầu xây dựng Putrajaya làm nơi đặt trụ sở của chính phủ và cơ quan tư pháp.
7. Chile: Santiago và Valparaíso
Các cơ quan hành chính và tư pháp quốc gia của Chile tọa lạc tại thủ đô chính thức Santiago nơi ngắm tuyết rơi trên những ngọn núi xung quanh Santiago, thì những người đang làm việc trong các cơ quan lập pháp lại ngắm hoàng hôn Thái Bình Dương từ Valparaíso.
Tuy nhiên, kể từ năm 1990, cơ quan lập pháp quốc gia được thành lập và đóng trụ trở tại Valparaiso và thu hút du khách bởi trung tâm lịch sử được UNESCO miêu tả như “một viên ngọc quý”.
8. Bolivia: La Paz và Sucre
Được bao quanh bởi những đỉnh núi tuyết của dãy núi Andes, La Paz là thủ đô nổi tiếng của Bolivia. Thành phố cũng là thủ đô hành chính của đất nước. Nơi đây có các con phố trung tâm tấp nập với những chuyến xe điện chạy liên tục.
Thủ đô hiến pháp là thành phố Sucre, nơi trở nên hùng mạnh trong thời kỳ thuộc địa nhờ khai thác bạc. Đây cũng là nơi đặt trụ sở tối cao pháp viện của đất nước và cũng là thủ phủ của vùng Chuquisaca.