Là một trong những điểm du lịch lý tưởng của Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng, Bali mang vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên trù phú, cùng một nền văn hoá đặc sắc có dấu ấn tại các ngôi đền linh thiêng. Tại đây, hàng năm còn có rất nhiều lễ hội văn hóa nổi bật thu hút sự tò mò, cũng như hấp dẫn du khách.
Văn hoá Bali mang đậm màu sắc Hindu giáo, nếu ai đến đây sẽ không khỏi bất ngờ bởi điểm đặc sắc của Bali, một nền văn hoá vừa có sự kế thừa, vừa có sự sáng tạo riêng biệt so với các quốc gia trên thế giới. Tại Bali hằng năm có rất nhiều lễ hội hấp dẫn, được người dân bảo tồn từ xa xưa đến nay. Có thể kể đến 14 lễ hội văn hóa đặc sắc nhất sau đây:
1. Lễ hội Galungan
Galungan là một lễ hội tôn giáo quan trọng và lớn nhất được tổ chức hàng năm trên hòn đảo ngọc Bali. Lễ hội này kéo dài trong thời gian 10 ngày liên tục để người dân tỏ lòng tôn kính với tổ tiên cũng như các vị thần linh. Theo quan niệm có từ nhiều đời trước, người ta tin rằng trong thời gian lễ hội các vị thần cũng như những người đã khuất sẽ đến để cùng tham gia.
Lễ hội được trang trí rất đặc biệt bằng cách, lắp “Thầy Penjor” ở phía bên phải của lối vào từng nhà. “Thầy Penjor” là một cột tre cao, được trang trí sặc sỡ với lá dừa non, bánh ngọt, trái cây và hoa. Trong những ngày Galungan, du khách cũng sẽ nhìn thấy người Bali diện những bộ quần áo đẹp và trang sức lộng lẫy nhất.
Lễ hội Galungan là thời điểm để những người con xa xứ về lại quê hương. Họ viếng những phần mộ của tổ tiên, đến các ngôi đền để thực hiên nghi lễ cúng bái, thăm người thân, bạn bè và những người đã giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn.
2. Lễ hội Usaba Sambah
Hàng năm, cứ vào những ngày tháng 5, người dân Bali lại nô nức với lễ hội Usaba Sambah độc đáo. Lễ hội này diễn ra ở ngôi làng Tenganan đóng vai trò vô cùng quan trong trong đời sống văn hóa ở Bali. Trong dịp lễ hội, những người phụ nữ sẽ mặc những trang phục truyền thống rực rỡ nhất để tới tham dự. Những người phụ nữ đã có gia đình sẽ nhận nhiệm vụ đội các lễ vật gồm hoa quả tới nơi tổ chức lễ hội. Các thiếu nữ sẽ phải ngồi lên những chiếc xích đu có từ nhiều đời trước theo phong tục truyền thống.
Điều được nhiều người quan tâm nhất trong lễ hội Usaba Sambah là hoạt động của các chàng trai trẻ mặc sarong tham gia nghi lễ chiến đấu. Trong nghi lễ này, những đấu sĩ sẽ cầm lá dứa dại có gai và cố gắng để đối thủ. Theo những người tham gia lễ hội, đây là cách để họ thể hiện sự mạnh mẽ của mình trước những người phụ nữ tham gia lễ hội.
3. Biznet Bali International Triathlon
Đây là cuộc thi thể thao quốc tế kết hợp giữa 3 môn thi đấu khác nhau, được tổ chức tại Jimbaran vào tháng 6. Có hai hướng khác nhau: một là hướng Olympic với 1,5 Km bơi lội, đi xe đạp và 40 Km 10 Km chạy và hướng Sprint 500 m bơi lội, đi xe đạp và 20 Km 5 Km chạy.
4. Lễ hội Nyepi
Trong khi tại các quốc gia trên thế giới đang tưng bừng đón năm mới với những màn pháo hoa nhộn nhịp trong không khí tươi vui của năm mới. Thì tại Bali, lễ đón năm mới trong không khí tĩnh lặng, yên bình.
Đây là lễ hội bắt đầu năm mới của người Hindu (diễn ra vào tháng 7 hàng năm), người dân tiến hàng làm sạch các ngôi làng và chuẩn bị các món ăn ngon để quây quần bên gia đình. Melasti (3 ngày trước Nyepi), người dân Bali đi bộ diễu hành, và đưa các hình nộm của các vị thần từ các thánh đường ra sông để rửa sạch. Phụ nữ mang lễ vật hoa, trái cây và bánh ngọt, và những người đàn ông mang hình nộm vào cột tre để vào đền. Một ngày trước khi Nyepi là Tawur Agung Kesanga, với một buổi lễ hiến tế vào lúc 12:00 để bảo vệ con người chống lại tinh thần thế giới ngầm.
Buổi tối diễn ra lễ kỷ niệm với cuộc diễu hành của quái vật khổng lồ dữ tợn, tượng trưng cho linh hồn quỷ dữ (Ogoh-Ogoh) trên các đường phố cùng tiếng cồng chiêng và các nhạc cụ. Người Bali sẽ tiến hành nghi lễ theo kiểu tạo nên những tiếng ồn để dọa ma quỷ. Sau đó, những Ogog-Ogoh sẽ được tập trung lại và đốt. Sau những nghi thức đốt quỷ, người dân Bali thường trốn biệt trong nhà và ngày này được gọi là “ngày im lặng”. Đây là điều đặc biệt mà du khách có thể thấy được khi khám phá lễ hội Nyepi.
5. Lễ hội Omed-Omedan
Hàng năm, chỉ một ngày ngay sau ngày lễ hội Nyepi diễn ra, hàng nghìn người dân tại một làng thuộc thành phố Denpasar tụ họp với nhau trên các tuyến phố để tham gia lễ hội hôn Omed-Omedan. Vào ngày diễn ra lễ hội, hàng nghìn dân làng tụ họp với nhau trên các tuyến phố để tham gia nghi lễ hôn nhau. Người dân tin rằng nghi lễ sẽ đem lại sức khỏe và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, cũng như có sức mạnh bảo vệ làng khỏi những điềm xấu trong suốt năm mới.
Lễ hội hôn lấy may trở thành một nét đẹp truyền thống có từ lâu, khoảng 100 năm nay. Omed-Omedan thường dành cho những người chưa kết hôn, ở độ tuổi 17 – 30. Lễ hội bắt đầu bằng việc cầu nguyện, sau đó là hôn nhau và nhảy múa, khi các đôi đang hôn, người dân xung quanh sẽ té nước vào họ. Truyền thống này có nguồn gốc từ một trận chiến giữa lợn đực và lợn cái từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, người dân Denpasar tổ chức lễ hội còn mong muốn sự “đơm hoa kết trái” của các mối quan hệ khi những cặp trai gái lần đầu tiên được hôn nhau. Một người tham gia lễ hội cho biết, rất nhiều cặp đôi đã làm lễ cưới sau khi hôn nhau trong ngày hội truyền thống này.
6. Lễ hội Nghệ thuật Bali
Chính quyền Bali quả thực rất tích cực trong việc bảo tồn văn hóa của hòn đảo này. Một trong số đó là bằng cách tổ chức Lễ hội Nghệ thuật Bali (Bali Arts Festival) vào giữa tháng 6 đến tháng 7 hàng năm ở thành phố Denpasar.
Ở sự kiện này, các nghệ sĩ địa phương, quốc gia và quốc tế biểu diễn các bài hát và điệu múa truyền thống của Bali. Du khách sẽ được đón xem vô số màn trình diễn văn hóa trong lễ hội này. Điểm nổi bật của sự kiện này bao gồm: biểu diễn múa, diễu hành, triển lãm thủ công mỹ nghệ, các sự kiện văn hoá và quầy thực phẩm. Chắc chắn du khách sẽ tìm thấy rất nhiều điều thú vị ở lễ hội nghệ thuật này.
7. Lễ hội thả diều Bali
Nếu du khách là người yêu thích thả diều, đừng bỏ lỡ Lễ hội diều Bali (Bali Kites Festival) được tổ chức trong 4 ngày vào tháng 7 hàng năm, tại bãi biển Sanur. Đây cũng là một lễ hội tôn giáo quan trọng, thể hiện văn hoá nông nghiệp lúa nước đặc trưng của Indonesia. quy tụ đông đảo các nghệ nhân từ rất nhiều các câu lạc bộ diều quốc tế đến tham gia so tài và biểu diển. Hằng năm lễ hội này quy tụ đông đảo các nghệ nhân của các câu lạc bộ diều quốc tế quy tụ tham gia so tài, biểu diễn.
Ba loại diều truyền thống được thả trong lễ hội này là Bebean (diều hình cá), Janggan (diều hình chim) và Pecukan (diều hình chiếc lá). Mỗi đội thả diều bao gồm từ 10 người trở lên. Diều Bebean là loại diều lớn nhất, trong giống như một con cá miệng rộng và đuôi chẻ. Diều Janggan thì có một chiếc đuôi rộng bằng vải có thể dài đến 100m. Còn diều Pecukan là loại khó điều khiển nhất, nó có thể đâm xuống đất bất cứ lúc nào vì hình dạng không cân bằng của nó. Màu truyền thống của các con diều là màu đỏ, màu trắng và màu đen.
Mỗi loại diều có một nội dung thi đấu riêng, với sự tham gia của 10 đội thi tài đưa diều lên trời đẹp nhất với thời gian bay lượn lâu nhất. Đôi lúc diều rơi xuống các cánh đồng gần cạnh, và các thành viên đội thi phải nhanh chóng chạy đến cánh đồng trước khi nó rơi xuống nước. Ngoài ra còn có nội dung thi đấu dành cho các loại diều “Sáng tạo mới”, trên diều này có các hình ảnh 3 chiều tượng trưng cho các vị thần Hindu hoặc các nhà tài trợ. Các loại diều, truyền thống hay sáng tạo, đều được làm từ tre và vải bông.
Các dàn nhạc địa phương ở Indonesia sẽ chơi trong suốt mùa lễ hội diều quốc tế tại Bali. Bên cạnh các khán giả địa phương, lễ hội còn thu hút rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như người dân bản địa thả diều của mình trên bầu trời.
8. Lễ hội Spirit Bali
Đây là một lễ hội văn hóa nổi bật của Bali, mang ý nghĩa cầu mong cho sự hòa hợp giữa tự nhiên và con người. Sự kiện này được tổ chức tại một số công viên lớn.
Lễ hội kéo dài trong 1 tuần với một loạt các hoạt động như khiêu vũ, múa tuyền thống, âm nhạc thế giới, yoga, thiền đến hội thảo,… Ngoài ra, còn có triển lãm trưng bày thực phẩm, quần áo và thủ công. Các hoạt động diễn ra từ 8:00 đến 23:00 các ngày. Đây chính là sự kiện phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau và cũng là một phần thể hiện nét đẹp văn hóa của người dân Bali.
9. Lễ hội Nusa Dua
Đây là lễ hội diễn ra theo chủ đề tại Bali. Mỗi năm, lễ hội này sẽ trình diễn theo một chủ đề riêng cùng các hoạt động biểu diễn múa và diễu hành, triển lãm thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật, kịch và âm nhạc. Mục đích của lễ hội là để làm nổi bật truyền thống phong phú và văn hóa của Bali. Các lễ hội một tuần diễn ra ở Nusa Dua vào tháng 8 hoặc tháng 9.
10. Lễ hội ném lửa
Đây là một trong những lễ hội rùng mình nhất thế giới, và chắc chắn rằng bàn không hề muốn tham gia, Người dân thực hiện nghi lễ ở một ngôi đền tại Tuban trên đảo Bali Indonesia vào tháng 10. Họ tin rằng tàn lửa sẽ tiêu diệt cái ác, mang lại cuộc sống bình yên cho con người. Dân địa phương gọi nghi lễ này là “Mesabatan Api” nghĩa là cuộc chiến lửa. Mục đích của nghi lễ là giúp con người chống lại sự đeo bám của những thế lực xấu.
Trong lễ hội người ta đốt cháy vỏ những quả dừa khô sau đó đập chúng vào nhau để tạo ra tàn lửa. Tàn lửa văng khắp nơi sau những cú đập, tạo thành màn trình diễn độc đáo trong đêm tối. Đây là nghi lễ chính trong lễ hội thường niên mang tên Siat Geni.
11. Lễ hội Bull Races
Lễ hội đua trâu, bắt đầu khoảng 7:00 Chủ nhật hàng tuần giữa tháng 7 và tháng 10, được tổ chức tại Perancak, gần Negara ở Tây Bali. Sự kiện này bao gồm một cuộc diễu hành trâu và hội chợ thực phẩm.
12. Ubud Writers & Readers Festival
Lễ hội nhà văn và bạn đọc tại Upud, mỗi tháng 10 hàng năm, các nhà văn từ Bali và từ khắp nơi trên thế giới tụ hội ở Ubud cho lễ hội hàng năm này. Mỗi năm một chủ đề khác nhau và bao gồm các hội thảo, sự kiện đặc biệt, ra mắt cuốn sách và một chương trình dành cho trẻ em.
13. Lễ hội liên hoan nhạc Jazz
Lễ hội liên hoan nhạc Jazz thế giới (Bali International Jazz Festival) cho những người đam mê nhạc Jazz và biểu diễn đến từ Indonesia và trên thế giới. Diễn ra trong 3 ngày mỗi tháng 11 hàng năm.
14. Lễ hội Odalan
Đây là một nghi lễ Hindu được tổ chức để chào mừng lễ kỷ niệm của những ngôi đền Bali. Theo lịch truyền thống của họ, lễ hội được tổ chức sau một khoảng thời gian 6 tháng hoặc 210 ngày. Người ta tin rằng thần linh từ trời xuống để tham gia lễ hội này. Lễ hội nổi bật với các trò chơi như múa, thực phẩm cũng như nhiều hoạt động giải trí khác.
Chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng Bali lại là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện và lễ hội thú vị, góp phần làm nổi bật nền văn hoá Hindu. Hãy một lần du lịch Bali để khám phá những lễ hội đầy màu sắc này nhé!