Cho đến nay, phần lớn các yêu quái Nhật Bản được biết đến nhiều như Tengu, Kappa…, đều có gắn liền với truyền thuyết cổ có tên ‘Bách quỷ dạ hành’.
1. ‘Bách quỷ dạ hành’ là gì?
Bách quỷ dạ hành là truyền thuyết được truyền lại cho nhiều thế hệ người Nhật. Truyền thuyết này kể rằng vào một ngày âm lịch nhất định trong mỗi tháng (tháng 1 – 2: ngày Tý; tháng 3 – 4: ngày Ngọ; tháng 5 – 6: Ngày Tị; tháng 7 – 8: ngày Tuất; tháng 9 – 10: ngày Mùi; tháng 11 – 12: ngày Thìn) sẽ có một trăm con quỷ cùng tập hợp lại. Chúng lựa lúc đêm thanh vắng để mở một cuộc diễu hành nhằm hù dọa con người, sau đó chiếm lấy nỗi sợ hãi của họ để trở nên hùng mạnh hơn.
2. Khu phố Ichijo Dori ở Kyoto
Trong đó, phố Ichijo Dori ở Kyoto, Nhật Bản là một khu phố được nhắc đến tại đây bạn có thể tận mắt bắt gặp những Yokai đường đặt ở trước cổng của các cửa hàng hay một góc nhỏ. Có rất nhiều loại yokai trong truyền thuyết Nhật Bản, từ tốt cho đến xấu xa, có tinh nghịch hoặc có loại thân thiện với loài người. Chúng tạo nên một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú trong tĩn ngưỡng bản địa mỗi khi du lịch Nhật Bản.

Tất cả các chủng loại yokai được đặt trước mỗi cửa tiệm kinh doanh tại con phố này. Chúng là những bức tượng vô cùng đặc sắc được lấy cảm hứng từ những yêu quái gắn liền với cuộc sống địa phương. Các nhân vật yêu quái được kết hợp một cách sáng tạo để phù hợp với chủ đề của mỗi của hàng. Chẳng hạn như trước cửa hàng bán chăn đệm sẽ có một chú futon yokai trông giống như một tấm đệm đứng chào đón khách hàng, hay trước cửa hàng bánh mì là những con yêu quái đội bánh mì trên đầu…,

Khu phố này vốn là một địa điểm mua sắm truyền thống, chỉ tập trung những doanh nghiệp địa phương nhỏ, phục vụ cho khách hàng trong khu vực lân cận. Bởi vậy, những bức tượng yokai thú vị tại nơi đây đơn giản là cách mà người dân bản địa thổi làng gió của khía cạnh văn hóa dân gian Nhật Bản tưởng chừng đã bị lãng quên vào đời sống đương đại, từ đó được nhiều du khách tham quan ghé thăm khu phố Ichijo Dori.

Mặc dù, không phải lúc nào Ichijo Dori cũng được tranh trí bằng yêu quái nhưng lịch sử gắn liền với yêu quái của khu phố này đã có truyền thống từ lâu đời. Theo Biên niên sử Tsukumogami, vào thời Koho (964-968), cư dân dọc theo Ichijo Dori tiến hành nghi lễ Susuharai vào dịp cuối năm để dọn sạch những đồ vật đã bị hỏng hoặc không sử dụng nữa.
Những đồ vật vốn đã gắn bó và phục vụ chủ nhân trong nhiều năm nay bị vứt bỏ đã vô cùng buồn bã và tức giận. Chúng tập hợp lại và diễu hành từ đông sang tây dọc theo Ichijo Dori, tàn phá khắp khu phố để trả thù những người chủ cũ đã ném chúng đi. Sự kiện này được gọi là Hyakki Yagyo (Bách quỷ dạ hành).

Vào ngày diễn ra hiện tượng Bách quỷ dạ hành, người dân thường tránh ra đường vào ban đêm, họ tụng kinh và chờ đến khi trời sáng để lũ yêu quái biến mất. Thậm chí nhiều người còn nói, nếu con người vô tình nhìn thấy Bách quỷ dạ hành thì sẽ phải chết hoặc gặp tai họa. Tuy nhiên, một Âm Dương Sư có thể bảo vệ bạn khỏi những tai họa đó. Vào thời Heian, một trong những nhiệm vụ của Âm Dương Sư là tiên đoán thời gian và địa điểm tiếp theo diễn ra Bách quỷ dạ hành rồi cảnh báo và sơ tán mọi người khỏi khu vực đó.
Nhiều thế kỷ sau, chủ của các doanh nghiệp địa phương tại con phố mua sắm truyền thống này đã lấy cảm hứng từ câu chuyện Bách quỷ dạ hành để thu hút người mua sắm và cạnh tranh với các trung tâm mua sắm hiện đại.
Ngày nay, Cuộc diễu hành Đêm Yokai thường được tổ chức vào thứ bảy thứ ba của tháng 10 hằng năm nhằm tái hiện lại sự kiện Bách quỷ dạ hành. Người dân và du khách sẽ hóa trang thành các yokai trong tín ngưỡng Nhật Bản rồi diễu hành dọc theo con phố Ichijo Dori trong nền nhạc truyền thống.
Đây là một lễ hội đường phố mang không khí ma quái nhưng rất thú vị. Nếu đến thăm Kyoto vào dịp này thì đừng bỏ lỡ dịp hòa mình vào đoàn diễu hành của những yokai, bạn sẽ cảm thấy dường như mình đang lạc vào một thế giới linh hồn huyền bí.
3. Những yêu quái trong ‘Bách quỷ dạ hành’ gồm những loài nào?

Theo truyền thuyết kể rằng các thủ lĩnh của nhóm yêu quái này là Nurarihyon – một yêu quái có hình dạng ông già ốm yếu với cái đầu to quá khổ, thường mặc áo cà sa. Nhân vật này tuy ngày thường hay xuất hiện trong nhà người khác ăn cơm uống trà vô hại, nhưng lại có khả năng xuất quỷ nhập thần, mê hoặc con người và các sức mạnh siêu nhiên khác. Hắn khiến cả giới yêu quái phải nể sợ. Nurarihyon thường dẫn dắt quân đoàn quỷ đi thu thập nỗi sợ hãi của con người ở khắp nơi.
3.1 Tengu (thiên cẩu)

Một yêu quái nổi tiếng. Chúng thường sống chủ yếu ở những vùng rừng đồi núi, đôi khi được coi trọng như thần thánh. Nhiều người tin rằng Tengu là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh.
3.2 Tanuki (lửng chó Nhật Bản)

Tanuki xuất hiện nhiều trong văn học dân gian Nhật Bản, được cho là một loài yêu quái làm hại con người. Chúng là bậc thầy trong việc cải trang và thay đổi hình dạng, tuy nhiên dễ bị lừa gạt, còn đầu óc thì hay lơ đãng.
3.3 Kodama (mộc linh)

Linh hồn của các loài cây cổ thụ trong rừng. Ai chặt các cây này sẽ gặp tai ương khủng khiếp.
Inugami (Khuyển thần): Thần hộ mệnh có hình dạng con chó. Quan niệm xưa của người Nhật cho rằng có thể tạo ra Inugami bằng cách chôn một con chó xuống đất, nhưng chỉ lấp đất ngang đến cổ và đặt đồ ăn xung quanh để nó không với tới được. Vài ngày sau khi con chó chết, người chủ chỉ cần đến nói với nó rằng nỗi đau này không là gì so với ông ta. Vì con chó chết khi không được ăn nên nó trở thành Inugami với mong muốn được ăn. Lúc này đồ ăn bày xung quanh xác chết của nó sẽ trở thành đồ cúng tế để xoa dịu.
3.4 Jorougumo (Lạc Tân phụ)

Loài yêu quái nhện tinh biến hình thành phụ nữ để quyến rũ đàn ông. Ban ngày Jorougumo là mỹ nữ, nhưng đến đêm sẽ phun nhện con ra hút máu. Nạn nhân sau ba ngày sẽ bị nuốt luôn đầu vào giờ Tý.