7 bài học quý giá du khách sẽ được học khi du lịch Nhật Bản

Nhắc tới Nhật Bản, người ta thường nghĩ tới hoa Anh Đào, tới nền ẩm thực phong phú và sự tinh tế trong các món ăn, món bánh… Tuy nhiên, đất nước này còn được thế giới ngưỡng mộ không chỉ nhờ nền văn hóa đậm đà bản sắc riêng biệt mà còn nhờ nét đẹp vốn có trong con người Nhật. Vậy nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách sẽ được học những bài học quý giá nào?

Bài học đầu tiên: Trung thực

Du khách có biết ở Nhật Bản có những cả hàng thanh toán rất đặc biệt, đó là những cửa hàng không có người bán nên khách hàng mua gì sẽ tự thanh toán số tiền món hàng của mình bằng cách bỏ tiền trực tiếp vào? 

Ở Nhật Bản, du khách khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Tại sao? Các bác tài sẽ tự chở du khách thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

tinh trung thuc nguoi nhat

Những thắc mắc đại loại như thế này được giải thích từ tính trung thực của người Nhật. Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào mà người mua phải gửi giỏ, túi xách.

Ở Nhật Bản rất ít trộm cắp. Nếu du khách có lỡ để quên ví tiền, đồ đạc hay máy tính ở đâu đó thì gần như du khách sẽ tìm lại được chúng. Tương tự như vậy khi đến các nhà hàng hay những nơi buôn bán: siêu thị, shop, … du khách chỉ bắt gặp những người nhân viên thanh toán cho khách chứ không hề thấy bóng dáng của cảnh sát, bảo vệ hay là camera theo dõi… Mọi người đều có ý thức rất cao và trong tiếng Nhật thì cụm từ “ăn cắp” gần như không còn.

Bài học thứ 2: Tôn kính và coi trọng thứ bậc

van hoa ung xu nguoi nhat

Nếu xem các bộ phim hoặc gặp ở ngoài đời, du khách sẽ thấy người Nhật hay cúi đầu. Văn hóa cúi đầu của họ thể hiện sự tôn trọng và tôn kính người khác. Đối với họ, cúi đầu trước người khác không phải do mình nhỏ bé, mà đó là một trong những hành động thể hiện sự ham học hỏi và tỏ thái độ khiêm nhường.

Bài học thứ 3: Không ồn nơi công cộng

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

ben trong tau dien ngam o nhat

Khi ở trên tàu điện, người Nhật rất trật tự, thường thì người ta được khuyến khích nên để điện thoại ở chế độ rung và vặn nhỏ tai phone khi nghe nhạc để tránh gây tiếng ồn.

Bài học thứ 4: Tính nhân bản

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

bai hoc quy gia khi du lich nhat ban

Du khách có biết tại sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Bài học thứ 5: Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

van hoa xep hang o nhat

Ngoài ra, văn hóa xếp hàng cũng thể hiện được sự tôn trọng bình đẳng của người Nhật. Nếp văn hóa này đã được ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân xứ sở Hoa Anh Đào ngay từ khi còn nhỏ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật Bản, du khách thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng. Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Bài học thứ 6: Ý thức của hoạt động tập thể

y thuc cua hoat dong tap the

Người Nhật luôn có ý thức tinh thần tập thể cao và luôn tôn trọng ý kiến đám đông. Họ không bao giờ áp đặt ý kiến cá nhân lên tập thể mà họ luôn luôn lắng nghe để mang lại hiệu quả cao nhất. Người Nhật luôn nói “chúng tôi” thay vì “tôi”, điều này đề cao tinh thần tập thể và để nhắc nhở rằng mình luôn ở trong một tập thể, phải đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu.

Bài học thứ 7: Nội trợ là một nghề

Cùng nằm trong khu vực châu Á nên phong tục của Nhật Bản ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và có sự du nhập của văn hóa các nước láng giềng đặc biệt là Trung Quốc. Trong đó phải kể đến những đặc trưng tiêu biểu của thời phong kiến như tư tưởng trọng nam khinh nữ. Thời xưa phụ nữ Nhật Bản không được coi trọng thậm chí những phụ nữ nào có tư tưởng tự do sẽ bị coi là khó lấy chồng và bị kì thị. Tuy nhiên ngày nay thì khác, phụ nữ Nhật Bản đã có quyền khẳng định mình hơn.

noi tro la mot nghe

Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, họ vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Nếu thực sự là một người yêu thích những nét văn hóa của xứ sở Hoa Anh Đào, còn chần chừ gì nữa mà du khách không đăng ký tham gia tour du lịch Nhật Bản. Chắc chắn du khách sẽ nhận được những bài học quý giá!